2 xác định trị giá hải quan của hàng hóa

46 5 0
2  xác định trị giá hải quan của hàng hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiệp vụ hải quan về xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu, trường đại học kinh tế quốc dân, môn học nghiệp vụ hải quan Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hoặc theo các cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết. Khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa, công ty cổ phần phải tiến hành khai trị giá hải quan đối với những hàng hóa đó, Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 06 phương pháp xác định trị giá hải quan sau đây: 1. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu; 2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt; 3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự; 4. Phương pháp trị giá khấu trừ; 5. Phương pháp trị giá tính toán; 6. Phương pháp suy luận. Tức là, phương pháp trị giá giao dịch là phương pháp đầu tiên công ty có thể xem xét áp dụng nếu đáp ứng đủ điều kiện. Khi không đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, công ty sẽ tuần tự áp dụng các phương pháp còn lại theo thứ tự trên và dừng ngay ở phương pháp nào xác định được trị giá hải quan của lô hàng.

MỤC TIÊU + Trong chương này trình bày các phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định của GATT/WTO; + Giới thiệu về tờ khai trị giá tính thuế đang sử dụng tại Việt Nam NỘI DUNG 1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế 2/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng giống hệt 3 /Phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng tương tự 4/ Phương pháp trị giá khấu trừ 5/ Phương pháp trị giá tính toán 6/ Phương pháp suy luận VĂN BẢN PHÁP LÝ  Điều 7 và 8 của Hiệp định gia trị GATT  Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007  Bộ Tài chính, Thông tư 39/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế 1.1 Khái niệm trị giá giao dịch/ Trị giá tính thuế/Trị giá hải quan: Là giá cả thực tế đã hoặc sẽ phải trả cho hàng hoá khi hàng hóa đó được bán theo nghiệp vụ xuất khẩu đến nước của người nhập nhập và được điều chỉnh phù hợp với các quy định của điều 8 Hiệp định giá trị GATT Giá thực tế đã thanh toán là tổng số tiền người mua (người nhập khẩu) đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho người bán (người xuất khẩu) về số lượng hàng hoá đã nhập khẩu Việc thanh toán này có thể do người nhập khẩu chuyển trả trực tiếp cho người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu chuyển trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người xuất khẩu 1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế 1.2 Công thức xác định trị giá tính thuế: Trị giá tính thuế = Trị giá giao dịch = Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán +_ Các khoản phải điều chỉnh 1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế a/ Giá thức tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán: + Giá thực tế đã thanh toán bao gồm: - Tiền đặt cọc - Tiền trả trước cho lô hàng - Tiền ứng trước cho lô hàng + Giá thực tế sẽ phải thanh toán: bao gồm khoản thanh toán ghi trên hóa đơn thương mại hay không ghi cụ thể trên hóa đơn thương mại nhưng người mua phải trả cho người bán theo thỏa thuận mua bán giữa hai bên Các khoản thanh toán gián tiếp: khoản tiền người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách bù trừ nợ Các khoản chiết khấu: Theo cấp độ thương mại, chiết khấu theo số lượng , và chiết khấu thanh toán 1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế b/ Các khoản điều chỉnh cộng ( + ) : + Nguyên tắc điều chỉnh cộng  Các khoản này do người mua gánh chịu và chưa nằm trong giá ghi trên hoá đơn thương mại Trường hợp lô hàng nhập khẩu có khoản phải cộng nhưng không có số liệu khách quan để xác định được giá trị tính thuế thì không được chấp nhận và phải chuyển sang phương pháp xác định trị giá tính thuế tiếp theo  Khoản phải cộng phải liên quan trực tiếp đến hàng hoá nhập khẩu Các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế: a) Các chi phí dưới đây do người mua hàng hoá phải chịu nhưng chưa được tính vào trị giá giao dịch: - Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới; - Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu; - Chi phí đóng gói, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công b) Trị giá của hàng hoá, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho người bán để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam - Nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành hàng hoá, các phụ tùng và các chi tiết tương tự được đưa vào hàng hoá nhập khẩu - Các công cụ, khuôn mẫu, khuôn rập và các chi tiết tương tự được sử dụng để sản xuất hàng hoá nhập khẩu - Nguyên liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu; - Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ phác hoạ được thực hiện ở nước ngoài và cần thiết trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu 1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế c) Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu mà người mua phải trả như điều kiện của việc mua bán hàng hoá nhập khẩu; d) Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu; đ) Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liên quan đến việc vận chuyển hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập; e) Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu nhập

Ngày đăng: 23/03/2024, 02:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan