Tiểu luận Triết học Nhóm 1: Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái (word)

19 3 0
Tiểu luận Triết học Nhóm 1: Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái (word)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Triết học: Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái Môn Triết Học cho học viên cao học, nghiên cứu sinh, đào tạo sau Đại học. Giảng viên hướng dẫn : TS. BÙI XUÂN DŨNG Học viên thực hiện : LÊ MINH CHÁNH Lớp : XDC19B Mshv : 1980803 TP. HCM 14 02 2020 MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ 4 1.1. Tóm tắt tiểu sử 4 1.2. Các tác phẩm tiêu biểu 4 2. CÁCH HIỂU VỀ NỘI DUNG CÂU NÓI 5 2.1. Khoa học là gì ? 5 2.2. Tri thức là gì ? 6 2.3. Triết học là gì ? 6 2.4. Sự thông thái là gì ? 6 2.5. Kết luận (cách hiểu về nội dung câu nói từ ý nghĩa các cụm từ trên) 6 3. NỘI DUNG ĐƯỢC HIỂU TRONG TRIẾT HỌC CỦA CÂU NÓI 7 3.1. Mối quan hệ và điểm khác biệt giữa triết học và khoa học 7 3.1.1. Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của triết học 8 3.1.2. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học 10 3.1.2.1. Thế giới quan và phương pháp luận 10 3.1.2.2. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học 11 3.1.3. Điểm khác biệt giữa khoa học và triết học 13 3.1.4. Kết luận (các hiểu nội dung câu nói trong trong triết học) 14 4. VẬN DỤNG Ý NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VÀ KINH NGHIỆM. 14 4.1. Thứ nhất, triết học cung cấp cho con người năng lực tư duy trừu tượng trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới. 14 4.1.1. Ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm 15 4.2. Thứ hai, triết học là khoa học cung cấp nội dung những tri thức triết học; nhờ đó, tư duy con người có thể tạo ra một trí tưởng tượng tích cực trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới. 16 4.3.1. Ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm 16 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………17 LỜI MỞ ĐẦU “Khoa học cho chúng ta tri thức nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái”. Câu nói rất hay của tác giả William James Durant, một nhà triết gia lỗi lạc. Căn cứ tính tất yếu của vấn đề, ý nghĩa từ câu nói và yêu cầu tiểu luận. Tôi xin phép được tìm hiểu và làm rõ ý nghĩa của câu nói trên lần lượt qua các mục sau: Thứ nhất: Cách hiểu về nội dung trong câu nói. Thứ hai: Nội dung được hiểu trong triết học của câu nói. Thứ ba: Vận dụng ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm. Thông qua ba mục chính trên, có thể chưa khai thác hết ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải đến mọi người, nhưng cũng phần nào cho chúng ta hiểu được về khoa học, tri thức, triết học và sự phát triển và của ứng dụng của nó trong đời sống xã hội nói chung, con người nói riêng, và góp phần sự phát triển của thế giới. Trong bài tiểu luận này, nếu có những điều sai xót, hoặc không đầy đủ về nội dung, mong rằng Thầy Cô và các Bạn cùng đóng góp và hiệu chỉnh cho phù hợp. Trân trọng 1. Giới thiệu tác giả 1.1. Tóm tắt tiểu sử William James Durant (5111885 – 7111981). Sinh tại North Adams, Massachusetts, cha mẹ ông là người Canada gốc Pháp đã di cư từ Québec đến Mỹ. Là một nhà sử học, triết học và tác gia Hoa Kỳ. Năm 1900, Will học trường dòng Tên trung học Saint Peter và sau đó là Trường cao đẳng Saint Peter tại thành phố Jersey, New Jersey. Năm 1905, ông trở thành một nhà xã hội. Ông tốt nghiệp năm 1907 và làm việc như một nhà báo cho tờ New York Evening Journal của Arthur Brisbane. Năm 1907, ông bắt đầu dạy tiếng La tinh, tiếng Pháp, tiếng Anh và hình học tại Trường Seton Hall, ở Nam Orange, New Jersey. Vào năm 1911, ông rời khỏi Trường dòng và trở thành một giáo viên và người đại diện học sinh tại trường Ferrer Modern, một trường thử nghiệm phương pháp giáo dục tự do. Năm 1913, ông rời bỏ công việc giáo viên. Để kiếm sống, ông bắt đầu thuyết giảng trong một nhà thờ Presbyterian Năm 1917, Ông nhận bằng tiến sỹ. Ông cũng làm trợ giáo tại Đại học Columbia. 1.2. Các tác phẩm tiêu biểu Durant, Will (1926). The Story of Philosophy. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York. Durant, Will (1927). Transition. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York. Durant, Will (1930) The Case for India. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York. Durant, Will, Durant, Ariel (1965). The Age of Voltaire. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York. Durant, Will, Durant, Ariel (1975). The Age of Napoleon. Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York. Những bộ óc và ý tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại (2002) và Những anh hùng của lịch sử: Lịch sử tóm tắt văn minh từ thời cổ đại đến cận hiện đại (2001). 2. Cách hiểu về nội dung câu nói Để hiểu được nội dung câu nói trên của tác giả, chúng ta cần lần lượt làm rõ ý nghĩa các cụm từ sau đây. 2.1. Khoa học là gì ? Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Ví dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận. Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. 2.2. Tri thức là gì ? Tri thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành. Nó có thể ẩn tàng, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng; nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống. Mặc dù có nhiều lý thuyết về tri thức, nhưng hiện không có một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi người chấp nhận. 2.3. Triết học là gì ? Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận. 2.4. Sự thông thái là gì ? Là thuật ngữ chỉ sự am hiểu sâu rộng các kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Ví dụ: Chúng ta vẫn thương được nghe nhắc đến các nhà thông thái nổi tiếng, đây chính là những người uyên bác, sâu sắc, có tầm hiểu biết chuyên sâu, rộng rãi 2.5. Kết luận (cách hiểu về nội dung câu nói từ ý nghĩa các cụm từ trên) Vế thứ nhất trong câu nói “Khoa học cho chúng ta tri thức”, vì khoa học là quá trình nghiên cứu khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Nhờ vậy chúng ta mới có sự hiểu biết thực tế, có tri thức qua sự trải nghiệm về một đối tượng được chứng minh qua quá trình thực hành nghiên cứu và khám phá. Nhưng khoa học lại không giải quyết được các vấn đề chung và cơ bản của con người và thế giới quan. Mà chỉ tập trung nghiên cứu cụ thể vào một vào một sự vật hoặc một hiện tượng. Vế thứ hai trong cấu nói “chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái”, vì triết học nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan. Đồng thời cách thức mà triết học giải quyết những vấn đề, đó là ở tính phê phán, tiếp cận có hệ thống chung nhất. Nhờ vậy ta mới có thể am hiểu sâu rộng các kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội bằng sự thông thái mà chúng ta có được qua học tập và nghiên cứu. 3. Nội dung được hiểu trong triết học của câu nói 3.1. Mối quan hệ và điểm khác biệt giữa triết học và khoa học Mối quan hệ giữa triết học và khoa học không phải là vấn đề mới. Trải qua một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, mối quan hệ ấy đã trở thành một trong những “vấn đề triết học” được bàn luận sâu rộng với nhiều quan điểm khác nhau. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học là mối quan hệ hai chiều, nghĩa là, triết học và các khoa học đều có tác động biện chứng lẫn nhau. Nếu như sự tác động của triết học đến nhau khoa học có thể chia thành những giai đoạn và mỗi giai đoạn có những hình thức nhất định, thì ngược lại, sự tác động của khoa học đến sự phát triển của triết học không phải khi nào cũng rõ ràng và có khuynh hướng rõ rệt. Từ chỗ lúc đầu là một sự hòa trộn đan xen giữa tri thức khoa học và triết học, dần dần là sự tách ra của khoa học và sau đó, khoa học bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của triết học. 3.1.1. Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của triết học Trước khi triết học và khoa học xuất hiện, thế giới xung quanh được phản ánh trong ý thức nguyên thủy của loài người dưới hình thức thần thoại. Triết học và thần thoại ra đời như một nỗ lực nhằm giải thích thế giới. Thực chất triết học cũng tìm cách trả lời cho các vấn đề mà trước đó đã được đặt ra trong thần thoại, nhưng bằng một phương thức khác. Triết học là sự phân tích lý luận các vấn đề ấy dựa trên lôgíc, các tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Về mặt lịch sử, sự ra đời của triết học trùng hợp với sự xuất hiện những mầm mống đầu tiên của tri thức khoa học, với sự hình thành nhu cầu nghiên cứu lý luận. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Hy Lạp cổ đại. Triết học Hy Lạp cổ đại khi mới hình thành không độc lập với các tri thức khoa học, mà thực chất là đồng nhất với chúng để hình thành nên môn khoa học tổng hợp. Kể từ thời kỳ Phục hưng trở đi, ảnh hưởng của khoa học đến triết học càng ngày càng rõ rệt. Theo dõi sự phát triển của khoa học trong thời kỳ này, chúng ta thấy rằng quá trình phân ngành diễn ra nhanh chóng: Cơ học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, địa lý, thiên văn học,... lần lượt trở thành các khoa học độc lập. Mỗi một khoa học tự xác định cho mình đối tượng nghiên cứu riêng. Giới tự nhiên được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau và trở thành đối tượng của những nghiên cứu độc lập. Mặt khác, trong các khoa học tự nhiên thời bấy giờ, chỉ có cơ học là môn khoa học được coi là đạt đến mức độ hoàn thiện nhất định và vì thế, tư duy cơ học máy móc cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến triết học. Chúng ta có thể nói rằng, trong thời kỳ Phục hưng và cận đại, khoa học tự nhiên đã có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của triết học. Mỗi bước tiến mới của khoa học đều bằng cách này hay cách khác tác động lên xu hướng phát triển và tư duy của triết học. Tác động của khoa học lên sự phát triển của triết học không phải là trực tiếp và theo đường thẳng, mà là gián tiếp tạo ra bầu không khí tinh thần cho phép hình thành một kiểu tư duy, một cái nhìn tương ứng với trạng thái đạt được của khoa học về thế giới. Thông qua những tri thức và phát minh khoa học, các khái niệm, các phạm trù triết học có thêm những nội dung mới. Chẳng hạn, thuyết nhật tâm của Copernicus khẳng định rằng, trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ, thì rõ ràng nó đã giáng một đòn chí mạng vào Kitô giáo, mở đầu cho thời kỳ mới của khoa học tách khỏi tôn giáo và thần học. Thuyết tiến hóa của Darwin đưa đến kết luận rằng, các loài động vật, thực vật không phải ngẫu nhiên, được sự sáng tạo bởi những lực lượng thần thánh siêu tự nhiên, mà là kết quả của một quá trình hoàn toàn do các lực lượng tự nhiên chi phối. Kết luận đó là một quan điểm của triết học duy vật. Thuyết tương đối của Einstein một phát minh vạch thời đại. Tư tưởng về sự thống nhất giữa vật chất với không gian và thời gian làm cho làm cho thuyết tương đối mang ý nghĩa duy vật sâu sắc. Sự phát triển của khoa học tự nhiên nhất định sẽ đưa đến những kết luận triết học chung như là một sự tổng kết lý luận. Những kết luận triết học rút ra từ các phát minh của khoa học tự nhiên thường do chính các nhà khoa học tự nhiên thực hiện. Ảnh hưởng của khoa học đến sự phát triển của triết học có thể đưa đến những kết luận tích cực, nhưng cũng có thể đưa đến những kết luận tiêu cực, phản khoa học. Những phát minh khoa học những năm cuối thế kỷ XIX về sóng, về phóng xạ, về điện tử... đã khiến không ít nhà khoa học hoài nghi về khái niệm “vật chất” nền tảng của chủ nghĩa duy vật; rằng, cần từ bỏ chủ nghĩa duy vật và thay thế chủ nghĩa duy vật bằng “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”. Kết luận triết học được các nhà khoa học rút ra từ những kết quả của mình đa phần mang tính tự phát. Chỉ khi được xem xét trên một nền tảng thế giới quan nhất định, chúng mới thực sự trở thành định hướng tích cực cho sự phát triển khoa học. 3.1.2. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học 3.1.2.1. Thế giới quan và phương pháp luận Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, tư tưởng khái quát của con người về thế giới (bao gồm cả con người trong thế giới đó), về mối quan hệ giữa con người với thế giới. Thế giới quan phản ánh hiện thực bên ngoài gián tiếp qua các nhu cầu, lợi ích, các lý tưởng mang tính cá nhân hay xã hội. Những quan điểm, tư tưởng khi trở thành niềm tin của con người, sẽ tích cực tham gia vào định hướng thái độ của con người đối với các hiện tượng, các sự kiện quan trọng trong hiện thực và trong đời sống, xác định “chỗ đứng của con người trong thế giới”. Đối với triết học, những quan điểm tư tưởng ấy còn giúp hình thành nên các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo con người trong các hoạt động của mình để đạt được mục đích; hay nói cách khác, là chúng thực hiện chức năng phương pháp luận. Phương pháp luận triết học, do xuất phát từ những quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới, con người và xã hội, nên cũng là phương pháp luận chung nhất. Nó nêu lên những điều kiện chung cần thiết để giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ cụ thể, chứ không phải trực tiếp giải quyết chúng. 3.1.2.2. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học Chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung của triết học đối với khoa học, được hầu hết các nhà khoa học thừa nhận. Chức năng thế giới quan phương pháp luận của triết học đối với các khoa học trước hết là ở vai trò nhận thức của nó, làm gia tăng tri thức mới. Sự phân tích, lý giải triết học đối với các dữ liệu khoa học cũng chính là sự nghiên cứu các hiện tượng ở mức độ khái quát chung và sâu sắc hơn. Hàng loạt các phạm trù nền tảng của nhận thức được hình thành và phát triển như là các phạm trù của triết học và các khoa học, ví dụ như các phạm trù “vật chất”, “không gian”, “thời gian”, “vận động”, “nguyên nhân”, “lượng”, “chất”,... Triết học không đi sâu giải quyết các vấn đề khoa học cụ thể, mà đi sâu giải quyết các vấn đề thuộc về lý luận nhận thức phổ quát. Phát triển song hành cùng các khoa học cụ thể, triết học vạch ra lôgíc của các quá trình nhận thức, trở thành phương pháp luận của nhận thức khoa học. Chức năng thế giới quan phương pháp luận của triết học đối với các khoa học là ở sự tổng kết các thành tựu đã đạt được của khoa học và làm sáng tỏ các nguyên lý chung của chúng. Triết học là công cụ tổng hợp tri thức. Thực tế cho thấy trong sự phát triển của tri thức hiện đại cùng với xu hướng xuất hiện chuyên ngành mới, chuyên sâu là xu hướng ngược lại: Xu hướng liên ngành kết hợp nhiều khoa học thành một hệ thống thống nhất. Tính chất tổng hợp, liên ngành của khoa học hiện đại không chỉ thể hiện ở sự kết hợp của các ngành khoa học truyền thống thành các khoa học mới như lý hóa, hóa lý, sinh hóa, sinh tâm lý, sinh vật lý, địa vật lý..., mà còn là sự xích lại gần nhau của các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Cuối cùng, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và vai trò ngày càng tăng của nó trong đời sống xã hội, mối liên hệ hữu cơ của nó với các nhân tố, điều kiện phát triển xã hội và con người khiến cho vấn đề quản lý khoa học và định hướng giá trị của nó trở nên cần thiết hơn. Quản lý và định hướng giá trị khoa học ở đây không phải là quản lý sự sáng tạo khoa học, mà là quản lý các thiết chế khoa học, kế hoạch chương trình phát triển khoa học; ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống. Việc quản lý và định hướng ấy chắc chắn không thể không liên quan đến một thế giới quan nói chung, đến những quan điểm triết học nhất định. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học có một quá trình phát triển lâu dài. Mối quan hệ ấy không đơn giản, bất biến, mà phức tạp, thay đổi và trở thành một trong những “vấn đề triết học”, nghĩa là xung quanh nó luôn tồn tại những quan điểm khác nhau. Có thể thấy hai quan điểm nổi bật. Quan điểm thứ nhất, tuyệt đối hóa vai trò của triết học, hạ thấp, coi thường vai trò của các khoa học. Quan điểm thứ hai, tuyệt đối hóa vai trò của các khoa học, hạ thấp hoặc gạt bỏ vai trò của triết học. Cả hai quan điểm này thực chất là cực đoan, chúng chỉ phản ánh và tuyệt đối hóa một xu hướng nhất định đã có trong lịch sử triết học và khoa học mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Có thể nói, cách tiếp cận như vậy về mối quan hệ giữa triết học và khoa học là biểu hiện của lối tư duy siêu hình – lối tư duy, mà xét trong những điều kiện nhất định có thể được coi là chính đáng, cần thiết, nhưng xét trong phạm vi phổ quát thì nó bộc lộ những hạn chế nhất định. Sự ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đem đến một quan điểm mới, tích cực về mối quan hệ giữa triết học và khoa học. Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học là mối quan hệ biện chứng, thống nhất của các mặt đối lập. Tính đặc thù của mối quan hệ này nằm ở chỗ, tùy từng giai đoạn phát triển cụ thể mà mặt này hay mặt kia nổi trội, tác động của mặt này lên mặt kia không phải chỉ theo một hướng duy nhất. Các kết luận triết học được rút ra từ khoa học có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Điều đó phụ thuộc vào lý luận nhận thức của các nhà khoa học được định hướng bởi thế giới quan triết học nào. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của khoa học cũng như những ứng dụng rộng rãi của nó trong thực tiễn đã và đang làm thay đổi sâu sắc đời sống con người, góp phần làm bộc lộ những hạn chế của tư duy siêu hình. Con đường duy nhất để khắc phục những giáo điều, những khuôn sáo, trì trệ trong nhận thức và hành động là nắm chắc và vận dụng đúng phép biện chứng duy vật, vì phép biện chứng duy vật là phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. 3.1.3. Điểm khác biệt giữa khoa học và triết học Trí thức khoa học được xây dựng trên những dẫn chứng logic, lí lẽ xác thực còn thông thái của triết học thì bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề đặt ra, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận. 3.1.4. Kết luận (cách hiểu nội dung câu nói trong trong triết học) Khoa học cho ta tri thức, ở đây khoa học là quá trình nghiên cứu của những nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập thông tin, rồi sắp xếp các thông tin đó thành dữ liệu để phân tích nhằm giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng rồi đưa ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Từ đó tạo nên cho con người chúng ta có thêm tri thức có thêm những thông tin, và để có những kiến thức hay và bổ ích để có thể ứng dụng vào đời sống thì một phần do bản thân mỗi người có trải nghiệm về những kiến thức đó. Tri thức mà ta thừa nhận để có thể sử dụng được nó ta cần tìm hiểu thật kĩ để ta có thể ứng dụng vào từng thời điểm cụ thể tránh đi những sai lầm vì có những tri tri thức ở hiện tại nó đã không còn phù hợp nữa. Dẫn chứng: Thomas Edison người sáng tạo ra bóng đèn. Mặt khác triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ, bởi lẽ triết học nghiên cứu về nhiều vấn đề chung như vậy đã làm cho con người nghiên cứu về triết học có sự hiểu biết chuyên sâu và rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác trong đời sông xã hội. 4. Vận dụng ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm 4.1. Thứ nhất, triết học cung cấp cho con người năng lực tư duy trừu tượng trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới Năng lực tư duy trừu tượng mà triết học cung cấp chính là những khả năng, như thấy được cái bản chất thông qua những hiện tượng; tìm được tính tất nhiên thông qua vô vàn những ngẫu nhiên phong phú; chỉ ra được những nguyên nhân

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: KHOA HỌC CHO CHÚNG TA TRI THỨC, NHƯNG CHỈ TRIẾT HỌC MỚI CÓ THỂ CHO CHÚNG TA SỰ THÔNG THÁI Giảng viên hướng dẫn : TS BÙI XUÂN DŨNG Học viên thực hiện : LÊ MINH CHÁNH Lớp : XDC19B Mshv : 1980803 TP HCM 14 - 02 - 2020 Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] MỤC LỤC 1 GIỚI THIỆU TÁC GIẢ 4 1.1 Tóm tắt tiểu sử 4 1.2 Các tác phẩm tiêu biểu 4 2 CÁCH HIỂU VỀ NỘI DUNG CÂU NÓI .5 2.1 Khoa học là gì ? 5 2.2 Tri thức là gì ? .6 2.3 Triết học là gì ? 6 2.4 Sự thông thái là gì ? 6 2.5 Kết luận (cách hiểu về nội dung câu nói từ ý nghĩa các cụm từ trên) 6 3 NỘI DUNG ĐƯỢC HIỂU TRONG TRIẾT HỌC CỦA CÂU NÓI .7 3.1 Mối quan hệ và điểm khác biệt giữa triết học và khoa học 7 3.1.1 Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của triết học 8 3.1.2 Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học .10 3.1.2.1 Thế giới quan và phương pháp luận 10 3.1.2.2 Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học 11 3.1.3 Điểm khác biệt giữa khoa học và triết học .13 3.1.4 Kết luận (các hiểu nội dung câu nói trong trong triết học) 14 4 VẬN DỤNG - Ý NGHĨA TRONG CUỘC SỐNG VÀ KINH NGHIỆM 14 4.1 Thứ nhất, triết học cung cấp cho con người năng lực tư duy trừu tượng trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới 14 4.1.1 Ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm 15 HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 1 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] 4.2 Thứ hai, triết học là khoa học cung cấp nội dung những tri thức triết học; nhờ đó, tư duy con người có thể tạo ra một trí tưởng tượng tích cực trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới 16 4.3.1 Ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm 16 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………17 HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 2 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] LỜI MỞ ĐẦU “Khoa học cho chúng ta tri thức nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái” Câu nói rất hay của tác giả William James Durant, một nhà triết gia lỗi lạc Căn cứ tính tất yếu của vấn đề, ý nghĩa từ câu nói và yêu cầu tiểu luận Tôi xin phép được tìm hiểu và làm rõ ý nghĩa của câu nói trên lần lượt qua các mục sau: Thứ nhất: Cách hiểu về nội dung trong câu nói Thứ hai: Nội dung được hiểu trong triết học của câu nói Thứ ba: Vận dụng ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm Thông qua ba mục chính trên, có thể chưa khai thác hết ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải đến mọi người, nhưng cũng phần nào cho chúng ta hiểu được về khoa học, tri thức, triết học và sự phát triển và của ứng dụng của nó trong đời sống xã hội nói chung, con người nói riêng, và góp phần sự phát triển của thế giới Trong bài tiểu luận này, nếu có những điều sai xót, hoặc không đầy đủ về nội dung, mong rằng Thầy Cô và các Bạn cùng đóng góp và hiệu chỉnh cho phù hợp Trân trọng ! HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 3 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] 1 Giới thiệu tác giả 1.1 Tóm tắt tiểu sử William James Durant (5/11/1885 – 7/11/1981) Sinh tại North Adams, Massachusetts, cha mẹ ông là người Canada gốc Pháp đã di cư từ Québec đến Mỹ Là một nhà sử học, triết học và tác gia Hoa Kỳ - Năm 1900, Will học trường dòng Tên trung học Saint Peter và sau đó là Trường cao đẳng Saint Peter tại thành phố Jersey, New Jersey - Năm 1905, ông trở thành một nhà xã hội Ông tốt nghiệp năm 1907 và làm việc như một nhà báo cho tờ New York Evening Journal của Arthur Brisbane - Năm 1907, ông bắt đầu dạy tiếng La tinh, tiếng Pháp, tiếng Anh và hình học tại Trường Seton Hall, ở Nam Orange, New Jersey - Vào năm 1911, ông rời khỏi Trường dòng và trở thành một giáo viên và người đại diện học sinh tại trường Ferrer Modern, một trường thử nghiệm phương pháp giáo dục tự do - Năm 1913, ông rời bỏ công việc giáo viên Để kiếm sống, ông bắt đầu thuyết giảng trong một nhà thờ Presbyterian - Năm 1917, Ông nhận bằng tiến sỹ Ông cũng làm trợ giáo tại Đại học Columbia HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 4 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] 1.2 Các tác phẩm tiêu biểu - Durant, Will (1926) The Story of Philosophy Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York - Durant, Will (1927) Transition Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York - Durant, Will (1930) The Case for India Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York - Durant, Will, & Durant, Ariel (1965) The Age of Voltaire Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York - Durant, Will, & Durant, Ariel (1975) The Age of Napoleon Nhà xuất bản Simon and Schuster, New York - Những bộ óc và ý tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại (2002) và Những anh hùng của lịch sử: Lịch sử tóm tắt văn minh từ thời cổ đại đến cận hiện đại (2001) 2 Cách hiểu về nội dung câu nói Để hiểu được nội dung câu nói trên của tác giả, chúng ta cần lần lượt làm rõ ý nghĩa các cụm từ sau đây 2.1 Khoa học là gì ? Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp Ví dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy Hệ HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 5 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội 2.2 Tri thức là gì ? Tri thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành Nó có thể ẩn tàng, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng; nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống Mặc dù có nhiều lý thuyết về tri thức, nhưng hiện không có một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi người chấp nhận 2.3 Triết học là gì ? Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận 2.4 Sự thông thái là gì ? Là thuật ngữ chỉ sự am hiểu sâu rộng các kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội Ví dụ: Chúng ta vẫn thương được nghe nhắc đến các nhà thông thái nổi tiếng, đây chính là những người uyên bác, sâu sắc, có tầm hiểu biết chuyên sâu, rộng rãi HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 6 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] 2.5 Kết luận (cách hiểu về nội dung câu nói từ ý nghĩa các cụm từ trên) Vế thứ nhất trong câu nói “Khoa học cho chúng ta tri thức”, vì khoa học là quá trình nghiên cứu khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội - Nhờ vậy chúng ta mới có sự hiểu biết thực tế, có tri thức qua sự trải nghiệm về một đối tượng được chứng minh qua quá trình thực hành nghiên cứu và khám phá - Nhưng khoa học lại không giải quyết được các vấn đề chung và cơ bản của con người và thế giới quan Mà chỉ tập trung nghiên cứu cụ thể vào một vào một sự vật hoặc một hiện tượng Vế thứ hai trong cấu nói “chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái”, vì triết học nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan - Đồng thời cách thức mà triết học giải quyết những vấn đề, đó là ở tính phê phán, tiếp cận có hệ thống chung nhất - Nhờ vậy ta mới có thể am hiểu sâu rộng các kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội bằng sự thông thái mà chúng ta có được qua học tập và nghiên cứu 3 Nội dung được hiểu trong triết học của câu nói 3.1 Mối quan hệ và điểm khác biệt giữa triết học và khoa học Mối quan hệ giữa triết học và khoa học không phải là vấn đề mới Trải qua một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, mối quan hệ ấy đã trở thành một trong những “vấn đề triết học” được bàn luận sâu rộng với nhiều quan điểm khác nhau HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 7 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] Mối quan hệ giữa triết học và khoa học là mối quan hệ hai chiều, nghĩa là, triết học và các khoa học đều có tác động biện chứng lẫn nhau Nếu như sự tác động của triết học đến nhau khoa học có thể chia thành những giai đoạn và mỗi giai đoạn có những hình thức nhất định, thì ngược lại, sự tác động của khoa học đến sự phát triển của triết học không phải khi nào cũng rõ ràng và có khuynh hướng rõ rệt Từ chỗ lúc đầu là một sự hòa trộn đan xen giữa tri thức khoa học và triết học, dần dần là sự tách ra của khoa học và sau đó, khoa học bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của triết học 3.1.1 Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của triết học Trước khi triết học và khoa học xuất hiện, thế giới xung quanh được phản ánh trong ý thức nguyên thủy của loài người dưới hình thức thần thoại Triết học và thần thoại ra đời như một nỗ lực nhằm giải thích thế giới Thực chất triết học cũng tìm cách trả lời cho các vấn đề mà trước đó đã được đặt ra trong thần thoại, nhưng bằng một phương thức khác Triết học là sự phân tích lý luận các vấn đề ấy dựa trên lôgíc, các tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn Về mặt lịch sử, sự ra đời của triết học trùng hợp với sự xuất hiện những mầm mống đầu tiên của tri thức khoa học, với sự hình thành nhu cầu nghiên cứu lý luận Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Hy Lạp cổ đại Triết học Hy Lạp cổ đại khi mới hình thành không độc lập với các tri thức khoa học, mà thực chất là đồng nhất với chúng để hình thành nên môn khoa học tổng hợp Kể từ thời kỳ Phục hưng trở đi, ảnh hưởng của khoa học đến triết học càng ngày càng rõ rệt Theo dõi sự phát triển của khoa học trong thời kỳ này, chúng ta thấy rằng quá trình phân ngành diễn ra nhanh chóng: Cơ học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, địa lý, thiên văn học, lần lượt trở thành các khoa học độc lập Mỗi một khoa học tự xác định cho mình đối tượng nghiên cứu riêng Giới tự HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 8 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] nhiên được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau và trở thành đối tượng của những nghiên cứu độc lập Mặt khác, trong các khoa học tự nhiên thời bấy giờ, chỉ có cơ học là môn khoa học được coi là đạt đến mức độ hoàn thiện nhất định và vì thế, tư duy cơ học máy móc cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến triết học Chúng ta có thể nói rằng, trong thời kỳ Phục hưng và cận đại, khoa học tự nhiên đã có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của triết học Mỗi bước tiến mới của khoa học đều bằng cách này hay cách khác tác động lên xu hướng phát triển và tư duy của triết học Tác động của khoa học lên sự phát triển của triết học không phải là trực tiếp và theo đường thẳng, mà là gián tiếp tạo ra bầu không khí tinh thần cho phép hình thành một kiểu tư duy, một cái nhìn tương ứng với trạng thái đạt được của khoa học về thế giới Thông qua những tri thức và phát minh khoa học, các khái niệm, các phạm trù triết học có thêm những nội dung mới Chẳng hạn, thuyết nhật tâm của Copernicus khẳng định rằng, trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ, thì rõ ràng nó đã giáng một đòn chí mạng vào Kitô giáo, mở đầu cho thời kỳ mới của khoa học tách khỏi tôn giáo và thần học Thuyết tiến hóa của Darwin đưa đến kết luận rằng, các loài động vật, thực vật không phải ngẫu nhiên, được sự sáng tạo bởi những lực lượng thần thánh siêu tự nhiên, mà là kết quả của một quá trình hoàn toàn do các lực lượng tự nhiên chi phối Kết luận đó là một quan điểm của triết học duy vật Thuyết tương đối của Einstein một phát minh vạch thời đại Tư tưởng về sự thống nhất giữa vật chất với không gian và thời gian làm cho làm cho thuyết tương đối mang ý nghĩa duy vật sâu sắc Sự phát triển của khoa học tự nhiên nhất định sẽ đưa đến những kết luận triết học chung như là một sự tổng kết lý luận Những kết luận triết học rút ra từ các phát minh của khoa học tự nhiên thường do chính các nhà khoa học tự nhiên HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 9 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] thực hiện Ảnh hưởng của khoa học đến sự phát triển của triết học có thể đưa đến những kết luận tích cực, nhưng cũng có thể đưa đến những kết luận tiêu cực, phản khoa học Những phát minh khoa học những năm cuối thế kỷ XIX về sóng, về phóng xạ, về điện tử đã khiến không ít nhà khoa học hoài nghi về khái niệm “vật chất” - nền tảng của chủ nghĩa duy vật; rằng, cần từ bỏ chủ nghĩa duy vật và thay thế chủ nghĩa duy vật bằng “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” Kết luận triết học được các nhà khoa học rút ra từ những kết quả của mình đa phần mang tính tự phát Chỉ khi được xem xét trên một nền tảng thế giới quan nhất định, chúng mới thực sự trở thành định hướng tích cực cho sự phát triển khoa học 3.1.2 Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học 1 2 3 3.1 3.1.1 3.1.2 3.1.2.1 Thế giới quan và phương pháp luận Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, tư tưởng khái quát của con người về thế giới (bao gồm cả con người trong thế giới đó), về mối quan hệ giữa con người với thế giới Thế giới quan phản ánh hiện thực bên ngoài gián tiếp qua các nhu cầu, lợi ích, các lý tưởng mang tính cá nhân hay xã hội Những quan điểm, tư tưởng khi trở thành niềm tin của con người, sẽ tích cực tham gia vào định hướng thái độ của con người đối với các hiện tượng, các sự kiện quan trọng trong hiện thực và trong đời sống, xác định “chỗ đứng của con người trong thế giới” Đối với triết học, những quan điểm tư tưởng ấy còn giúp HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 10 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] hình thành nên các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo con người trong các hoạt động của mình để đạt được mục đích; hay nói cách khác, là chúng thực hiện chức năng phương pháp luận Phương pháp luận triết học, do xuất phát từ những quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới, con người và xã hội, nên cũng là phương pháp luận chung nhất Nó nêu lên những điều kiện chung cần thiết để giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ cụ thể, chứ không phải trực tiếp giải quyết chúng 3.1.2.2 Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển khoa học Chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung của triết học đối với khoa học, được hầu hết các nhà khoa học thừa nhận Chức năng thế giới quan - phương pháp luận của triết học đối với các khoa học trước hết là ở vai trò nhận thức của nó, làm gia tăng tri thức mới Sự phân tích, lý giải triết học đối với các dữ liệu khoa học cũng chính là sự nghiên cứu các hiện tượng ở mức độ khái quát chung và sâu sắc hơn Hàng loạt các phạm trù nền tảng của nhận thức được hình thành và phát triển như là các phạm trù của triết học và các khoa học, ví dụ như các phạm trù “vật chất”, “không gian”, “thời gian”, “vận động”, “nguyên nhân”, “lượng”, “chất”, Triết học không đi sâu giải quyết các vấn đề khoa học cụ thể, mà đi sâu giải quyết các vấn đề thuộc về lý luận nhận thức phổ quát Phát triển song hành cùng các khoa học cụ thể, triết học vạch ra lôgíc của các quá trình nhận thức, trở thành phương pháp luận của nhận thức khoa học Chức năng thế giới quan - phương pháp luận của triết học đối với các khoa học là ở sự tổng kết các thành tựu đã đạt được của khoa học và làm sáng tỏ các nguyên lý chung của chúng HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 11 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] Triết học là công cụ tổng hợp tri thức Thực tế cho thấy trong sự phát triển của tri thức hiện đại cùng với xu hướng xuất hiện chuyên ngành mới, chuyên sâu là xu hướng ngược lại: Xu hướng liên ngành kết hợp nhiều khoa học thành một hệ thống thống nhất Tính chất tổng hợp, liên ngành của khoa học hiện đại không chỉ thể hiện ở sự kết hợp của các ngành khoa học truyền thống thành các khoa học mới như lý hóa, hóa lý, sinh hóa, sinh tâm lý, sinh vật lý, địa vật lý , mà còn là sự xích lại gần nhau của các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân văn Cuối cùng, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và vai trò ngày càng tăng của nó trong đời sống xã hội, mối liên hệ hữu cơ của nó với các nhân tố, điều kiện phát triển xã hội và con người khiến cho vấn đề quản lý khoa học và định hướng giá trị của nó trở nên cần thiết hơn Quản lý và định hướng giá trị khoa học ở đây không phải là quản lý sự sáng tạo khoa học, mà là quản lý các thiết chế khoa học, kế hoạch chương trình phát triển khoa học; ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống Việc quản lý và định hướng ấy chắc chắn không thể không liên quan đến một thế giới quan nói chung, đến những quan điểm triết học nhất định Mối quan hệ giữa triết học và khoa học có một quá trình phát triển lâu dài Mối quan hệ ấy không đơn giản, bất biến, mà phức tạp, thay đổi và trở thành một trong những “vấn đề triết học”, nghĩa là xung quanh nó luôn tồn tại những quan điểm khác nhau Có thể thấy hai quan điểm nổi bật Quan điểm thứ nhất, tuyệt đối hóa vai trò của triết học, hạ thấp, coi thường vai trò của các khoa học Quan điểm thứ hai, tuyệt đối hóa vai trò của các khoa học, hạ thấp hoặc gạt bỏ vai trò của triết học Cả hai quan điểm này thực chất là cực đoan, chúng chỉ phản ánh và tuyệt đối hóa một xu hướng nhất định đã có trong lịch sử triết học và khoa học mà chúng tôi đã đề cập ở trên Có thể nói, cách tiếp cận như vậy về HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 12 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] mối quan hệ giữa triết học và khoa học là biểu hiện của lối tư duy siêu hình – lối tư duy, mà xét trong những điều kiện nhất định có thể được coi là chính đáng, cần thiết, nhưng xét trong phạm vi phổ quát thì nó bộc lộ những hạn chế nhất định Sự ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đem đến một quan điểm mới, tích cực về mối quan hệ giữa triết học và khoa học Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học là mối quan hệ biện chứng, thống nhất của các mặt đối lập Tính đặc thù của mối quan hệ này nằm ở chỗ, tùy từng giai đoạn phát triển cụ thể mà mặt này hay mặt kia nổi trội, tác động của mặt này lên mặt kia không phải chỉ theo một hướng duy nhất Các kết luận triết học được rút ra từ khoa học có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực Điều đó phụ thuộc vào lý luận nhận thức của các nhà khoa học được định hướng bởi thế giới quan triết học nào Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của khoa học cũng như những ứng dụng rộng rãi của nó trong thực tiễn đã và đang làm thay đổi sâu sắc đời sống con người, góp phần làm bộc lộ những hạn chế của tư duy siêu hình Con đường duy nhất để khắc phục những giáo điều, những khuôn sáo, trì trệ trong nhận thức và hành động là nắm chắc và vận dụng đúng phép biện chứng duy vật, vì phép biện chứng duy vật là phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng 3.1.3 Điểm khác biệt giữa khoa học và triết học Trí thức khoa học được xây dựng trên những dẫn chứng logic, lí lẽ xác thực còn thông thái của triết học thì bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề đặt ra, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 13 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] 3.1.4 Kết luận (cách hiểu nội dung câu nói trong trong triết học) Khoa học cho ta tri thức, ở đây khoa học là quá trình nghiên cứu của những nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập thông tin, rồi sắp xếp các thông tin đó thành dữ liệu để phân tích nhằm giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng rồi đưa ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội Từ đó tạo nên cho con người chúng ta có thêm tri thức có thêm những thông tin, và để có những kiến thức hay và bổ ích để có thể ứng dụng vào đời sống thì một phần do bản thân mỗi người có trải nghiệm về những kiến thức đó Tri thức mà ta thừa nhận để có thể sử dụng được nó ta cần tìm hiểu thật kĩ để ta có thể ứng dụng vào từng thời điểm cụ thể tránh đi những sai lầm vì có những tri tri thức ở hiện tại nó đã không còn phù hợp nữa Dẫn chứng: Thomas Edison người sáng tạo ra bóng đèn Mặt khác triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ, bởi lẽ triết học nghiên cứu về nhiều vấn đề chung như vậy đã làm cho con người nghiên cứu về triết học có sự hiểu biết chuyên sâu và rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác trong đời sông xã hội HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 14 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] 4 Vận dụng - ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm 4 4.1 Thứ nhất, triết học cung cấp cho con người năng lực tư duy trừu tượng trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới Năng lực tư duy trừu tượng mà triết học cung cấp chính là những khả năng, như thấy được cái bản chất thông qua những hiện tượng; tìm được tính tất nhiên thông qua vô vàn những ngẫu nhiên phong phú; chỉ ra được những nguyên nhân đích thực của những kết quả đang hiện tồn; phát hiện tính quy luật của sự vận động hỗn mang; sự thích ứng nhanh và tự điều chỉnh của khả năng nhận thức Dẫn chứng: Một bé trai đang chơi với một quả bóng, bé lỡ tay ném quả bóng lên cao, khiến quả bóng bị mắc kẹt lại không lấy được Sau một hồi quan sát và suy nghĩ, bé lấy một cây sào ra chọc, khều cho quả bóng rơi xuống vì hôm trước bé vừa thấy mẹ làm điều tương tự Đây chính là bằng chứng cho thấy bé đã sử dụng tư duy trừu tượng, nhận ra được sự tương đồng giữ tình huống đã từng xảy ra và tình huống hiện tại, từ đó mà tìm ra hướng giải quyết Tóm lại, nó là tất cả những gì mà trên cơ sở lĩnh hội từ các tri thức triết học, những năng lực đó được nảy ra 4.1.1 Ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm Vật lý học đã và đang tìm kiếm được những lý thuyết đầy thuyết phục nhằm thống nhất những quy luật vật lý quản lý toàn vũ trụ Sinh học đã xây dựng được bản đồ gien con người Y học có khả năng thay thế tạo hoá bằng cách nhân bản chính bản thân con người Công nghệ nano (công nghệ mà độ chính xác đạt tới mức một phần tỷ mét) có lẽ sẽ tạo được những rôbốt nguyên tử tự phân chia và làm được mọi thứ, từ HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 15 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] khai thông mạch máu tới diệt tế bào ung thư, từ đảo ngược quá trình trái đất nóng lên tới chữa lành mọi bệnh tật Dẫn chứng: - Cừu Dolly (hay còn gọi là cừu nhân bản) (5 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland 4.2 Thứ hai, triết học là khoa học cung cấp nội dung những tri thức triết học; nhờ đó, tư duy con người có thể tạo ra một trí tưởng tượng tích cực trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới Trí tưởng tượng có được trước hết phải dựa trên cơ sở nắm được những tri thức triết học để biết rằng, mọi kết quả đều có nguyên nhân, nhưng không phải mọi sự kiện đều có thể tìm được nguyên nhân của nó 4.3.1 Ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm Dẫn chứng cụ thể về mục đích hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp - Thu thập tất cả các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án - Phân tích, đánh giá các chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật của vụ án - Tìm hiểu thái độ, hành vi xử sự của những người tham gia tố tụng - Nắm bắt được đặc điểm tâm lý của những người tham gia tố tụng - Đưa ra các cách thức, phương pháp tác động tâm lý đến những người tham gia tố tụng Không dừng lại ở đó, đến một ngày người ta không thể dùng quan hệ nhân quả để giải thích các sự kiện thì lúc đó, chỉ có năng lực trừu tượng của những suy tư triết học mới có thể và cần phải tưởng tượng ra một chìa khoá vạn năng HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 16 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] mới nhằm giải thích và hành động cho phù hợp với hiện thực, chẳng hạn, trong trường hợp trên, cái cần tìm kiếm phải là một quy luật rộng hơn tính nhân quả Tóm lại, triết học cung cấp cho con người năng lực tư duy trừu tượng và khả năng tưởng tượng ra thế giới trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới Để có được điều này, trước hết người ta cần và phải có sự tích luỹ tri thức, đặc biệt là dựa trên kết quả của các khoa học cụ thể Nhưng phép cộng giản đơn trong các thành tựu của khoa học cụ thể tự nó lại không thể tạo thành năng lực tư duy trừu tượng Đó là lý do các khoa học cụ thể không thể thay thế cho triết học và triết học cũng không thể làm được công việc của các khoa học cụ thể Chính nội dung của những tri thức triết học và chỉ có nó mới làm sản sinh trong năng lực nhận thức của con người cách suy nghĩ và hành động phù hợp với hiện thực được phản ánh 5 Tài liệu tham khảo  Phần Giới thiệu tác giả - Link: https://vi.wikipedia.org/wiki/Will_Durant  Phần: “ Cách hiểu về nội dung câu nói ” - Khái niệm khoa học: http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file? uuid=ac4d4a10-053d-4685-b162-d3f5ffe2ff50&groupId=13025 - Khái niệm Tri thức & Triết học: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri_th%E1%BB%A9c - Khái niệm thông thái: https://timviec365.vn/blog/thong-thai-la-gi-new6153.html - Ví dụ thực vật có nhận thức: HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 17 DŨNG Năm học 2020 [BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HCMUTE] https://trithucvn.net/khoa-hoc/5-thi-nghiem-cho-thay-cay-coi-cung-co-cam- xuc.html  Phần: “ Cách hiểu trong triết học về nội dung câu nói ” - Nguồn: Viện triết học- Viện hàn lâm khoa học Việt Nam - Nguồn: http://philosophy.vass.gov.vn/news/Tap-chi-tieng-Viet/Moi-quan-he-giua- Triet-hoc-va-khoa-hoc-97.html  Phần: Vận dụng ý nghĩa trong cuộc sống và kinh nghiệm - Nguồn: http://tramdoc.vn/tin-tuc/nguoi-ta-can-triet-hoc-de-lam-gi-nWZ4RW.html - Nguồn: https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/ta_can_triet_hoc_de_lam_gi- f.html HV: LÊ MINH CHÁNH – 1980803 – XDC19B – GVHD: TS BÙI XUÂN 18 DŨNG

Ngày đăng: 22/03/2024, 16:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan