Luận văn báo chí học quản lý thông điệp về chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 trên báo mạng điện tử

103 0 0
Luận văn báo chí học   quản lý thông điệp về chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 trên báo mạng điện tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ở nước ta, nền báo chí cách mạng được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và là công cụ để Đảng và Nhà nước phổ biến chủ trương, chính sách của mình để nhân dân hiểu, tin tưởng và thực hiện. Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách đó, báo chí đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, tạo diễn đàn cho người dân phản ánh kịp thời những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống để Đảng, Nhà nước có thêm thông tin cho chu trình hoạch định chính sách. Mặt khác, thông qua báo chí, nhân dân tìm thấy những “thông tin phản hồi” để biết Đảng tiếp nhận những kiến nghị của mình đến đâu và sửa chữa như thế nào, nhờ vậy mà niềm tin của nhân dân sẽ được củng cố và tăng cường. Cũng qua đó, báo chí đã góp phần quan trọng vào việc phát huy dân chủ, nâng cao dân trí, tăng cường công khai, minh bạch quá trình xây dựng và thực thi đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.Trong bối cảnh xã hội hiện nay thì truyền thông chính sách ngày càng đóng vai trò quan trọng, cấp thiết và không thể thiếu của các cơ quan nhà nước. Xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, xây dựng đất nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta luôn coi vấn đề an sinh xã hội (ASXH) là một trong những nội dung xuyên suốt trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như đại dịch Covid19.Để thực hiện ASXH, Đảng và Nhà nước ta xây dựng và tổ chức thực hiện hàng loạt các chính sách cụ thể về ASXH, coi đây vừa là giải pháp, vừa là động lực để thực hiện “mục tiêu kép” của chính phủ là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Với vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước, báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, báo mạng điện tử nói riêng luôn là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; là công cụ tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, là công cụ đấu tranh hiệu quả với những thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, bôi nhọ, phản bác những chủ trương, chính sách,đặc biệt là những chính sách ASXH trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 đều là những chính sách mới, chưa có tiền lệ. Chính trong hoàn cảnh đó, những thông điệp truyền thông chính sách trên báo chí, nhất là báo mạng điện tử đã mang đến những thông tin kịp thời, chính xác của những cơ quan hoạch định chính sách đến với người dân, đến các cơ quan hữu quan tham gia vào quy trình chính sách, nhằm tạo sự đồng thuận trong nhận thức, hiểu biết trong đánh giá và hành động của các đối tượng liên quan của chính sách. Mặc dù, trong đại dịch Covid19 vừa qua, báo mạng điện tử với đặc thù siêu liên kết, đa phương tiện được tích hợp nhiều công cụ truyền thống, đó là: văn bản, hình ảnh, âm thanh, hình ảnh động và gần đây nhất là các chương trình tương tác và không bị phụ thuộc vào không gian và thời gian đã tích cực góp phần tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách ASXH. Tuy nhiên, trong bối cảnh của đại dịch, việc quản lý thông điệp về chính sách ASXH của báo chí gặp không ít vấn đề phức tạp, nhất là các thế lực thù địch đã lợi dụng sự hỗn loạn nhất thời trong dịch bệnh để tuyên truyền, hướng lái, xuyên tạc, đả phá những chính sách của Đảng và Nhà nước ta, gây hoang mang, hoài nghi trong dư luận, làm ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch cũng như kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Chính từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó nên tôi đã chọn vấn đề “Quản lý thông điệp về chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 trên báo mạng điện tử” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Báo chí học, chuyên ngành quản lý báo chí truyền thông của mình.

QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH COVID-19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ .12 1.1 Một số khái niệm liên quan 12 1.2 Vai trò quản lý thông điệp về chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử .23 1.3 Những yêu cầu cơ bản của việc quản lý thông điệp về chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh Covid-19 trên báo mạng điện tử 28 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID- 19 TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 40 2.1 Tổng quan các báo mạng điện tử được khảo sát và một số chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay 40 2.2 Hoạt động quản lý thông điệp truyền thông về chính sách ASXH trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử .49 2.3 Đánh giá kết quả hoạt động quản lý thông điệp truyền thông về chính sách ASXH trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay 64 2.4 Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế 72 Chương 3 VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ IIỘI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 77 3.1 Vấn đề đặt ra trong quản lý thông điệp về chính sách ASXH trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử .77 3.2 Giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về chính sách ASXH trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử .79 3.3.Kiến nghị 84 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC .93 TÓM TẮT LUẬN VĂN 97 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Giao diện đầu tiên của tở báo vnexpress .46 Hình 2.2 Ảnh chụp màn hình .57 Hình 2.3 Ảnh chụp màn hình .58 Hình 2.4 Ảnh chụp màn hình .59 Hình 2.5: Ảnh chụp màn hình .61 Hình 2.6:những phản hồi của độc giả về thông điệp 12 chính sách hỗ trợ lao động khó khăn từ gói 26.000 tỷ đồng trên báo Vnexpress 63 Hình 2.7 Infographic: nguồn Báo VietNamnet Tin: S Hải - .70 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài: Ở nước ta, nền báo chí cách mạng được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và là công cụ để Đảng và Nhà nước phổ biến chủ trương, chính sách của mình để nhân dân hiểu, tin tưởng và thực hiện Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách đó, báo chí đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, tạo diễn đàn cho người dân phản ánh kịp thời những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống để Đảng, Nhà nước có thêm thông tin cho chu trình hoạch định chính sách Mặt khác, thông qua báo chí, nhân dân tìm thấy những “thông tin phản hồi” để biết Đảng tiếp nhận những kiến nghị của mình đến đâu và sửa chữa như thế nào, nhờ vậy mà niềm tin của nhân dân sẽ được củng cố và tăng cường Cũng qua đó, báo chí đã góp phần quan trọng vào việc phát huy dân chủ, nâng cao dân trí, tăng cường công khai, minh bạch quá trình xây dựng và thực thi đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.Trong bối cảnh xã hội hiện nay thì truyền thông chính sách ngày càng đóng vai trò quan trọng, cấp thiết và không thể thiếu của các cơ quan nhà nước Xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, xây dựng đất nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta luôn coi vấn đề an sinh xã hội (ASXH) là một trong những nội dung xuyên suốt trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước Đặc biệt trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như đại dịch Covid-19.Để thực hiện ASXH, Đảng và Nhà nước ta xây dựng và tổ chức thực hiện hàng loạt các chính sách cụ thể về ASXH, coi đây vừa là giải pháp, vừa là động lực để thực hiện “mục tiêu kép” của chính phủ là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế 2 Với vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước, báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, báo mạng điện tử nói riêng luôn là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; là công cụ tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, là công cụ đấu tranh hiệu quả với những thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, bôi nhọ, phản bác những chủ trương, chính sách,đặc biệt là những chính sách ASXH trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đều là những chính sách mới, chưa có tiền lệ Chính trong hoàn cảnh đó, những thông điệp truyền thông chính sách trên báo chí, nhất là báo mạng điện tử đã mang đến những thông tin kịp thời, chính xác của những cơ quan hoạch định chính sách đến với người dân, đến các cơ quan hữu quan tham gia vào quy trình chính sách, nhằm tạo sự đồng thuận trong nhận thức, hiểu biết trong đánh giá và hành động của các đối tượng liên quan của chính sách Mặc dù, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, báo mạng điện tử với đặc thù siêu liên kết, đa phương tiện được tích hợp nhiều công cụ truyền thống, đó là: văn bản, hình ảnh, âm thanh, hình ảnh động và gần đây nhất là các chương trình tương tác và không bị phụ thuộc vào không gian và thời gian đã tích cực góp phần tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách ASXH Tuy nhiên, trong bối cảnh của đại dịch, việc quản lý thông điệp về chính sách ASXH của báo chí gặp không ít vấn đề phức tạp, nhất là các thế lực thù địch đã lợi dụng sự hỗn loạn nhất thời trong dịch bệnh để tuyên truyền, hướng lái, xuyên tạc, đả phá những chính sách của Đảng và Nhà nước ta, gây hoang mang, hoài nghi trong dư luận, làm ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch cũng như kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội đất nước 3 Chính từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó nên tôi đã chọn vấn đề “Quản lý thông điệp về chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên báo mạng điện tử” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Báo chí học, chuyên ngành quản lý báo chí truyền thông của mình 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Trong điều kiện của Việt Nam, báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng là công cụ tuyên truyền của Đảng,nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội Báo chí nước ta có nét đặc trưng cơ bản là được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Đặc biệt là trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước Đảng và nhà nước ta luôn phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, nhất là các chính sách về ASXH Chính vì vậy nên đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý báo chí nói chung và quản lý thông điệp nói riêng như: 2.1 Các công trình nghiên cứu về báo chí truyền thông và báo mạng điện tử - Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng đã trình bày trong 8 chương của cuốn sách Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản một cách hệ thống từ khái niệm, đến đặc điểm và một số lý thuyết truyền thông, thông điệp truyền thông Cụ thể, trong chương 5 của cuốn sách tác giả đã tổng kết và nêu ra một số lý thuyết truyền thông căn bản để giúp cho người học nắm được bản chất của quá trình truyền thông Đặc biệt, khi hiểu rõ các lý thuyết thâm nhập xã hội, lý thuyết xét đoán xã hội sẽ giúp người làm công tác truyền thông biết cách lựa chọn thông điệp, và thời gian truyền thông cũng như kênh truyền thông phù hợp với yêu cầu truyền thông của mình Trong chương 6 tác giả đã phân tích về các yêu cầu cụ thể khi thiết kế thông điệp truyền thông nhằm vào nhận thức lý trí; nhằm vào tình cảm cần chú ý những gì Bên cạch đó tác giả cũng phân chia thông điệp 4 truyền thông ra thành4 loại thông điệp là thông điệp đích; thông điệp cụ thể; thông điệp tài liệu; thông điệp ẩn [20] - Nguyễn Thị Trường Giang khi đề cập đến báo mạng điện tử trong cuốn sách giảng dạy về báo mạng điện tử đã làm rõ các khái niệm về báo mạng điện tử; vai trò của báo điện tử trong cuộc cách mạng thông tin hiện nay; những đặc điểm cơ bản của báo mạng điện tử như tính đa phương tiện, tính cập nhật, tính liên kết…Ngoài ra tác giả cũng cho thấy báo mạng điện tử là kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ và truyền thông, giữa internet và các loại hình báo chí truyền thống, đã đem lại những giá trị to lớn cho xã hội Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập đến vấn đề quản lý báo chí một cách có hệ thống từ quản lý tòa soạn, quản lý quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đến quản lý thông điệp báo chí truyền thông [21] - Nguyễn Quang Hòa khi đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác biên tập báo chí đã đặc biệt nhấn mạnh về quy trình quản lý nội dung thông điệp trong các tác phẩm báo chí của các biên tập viên [29] - Hoàng Quốc Bảo trong cuốn sách Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay, sách đã làm rõ các quan điểm của Đảng về lãnh đạo và quản lý báo chí.Trên cơ sở nghiên cứu trên thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về báo chí cuốn sách đã cung cấp những kiến thức cơ bản về công tác lãnh đạo của Đảng quản lý của nhà nước về báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước [4] - Trong bài báo Cách mạng công nghiệp 4.0: Vấn đề đặt ra và giải pháp đối với công tác quản lý truyền thông ở Việt Nam hiện nay, của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng được đăng tải trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số 6/2018 đã đề xuất 4 giải pháp về quản lý báo chí trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, như: đổi mới tổ chức quy trình sản xuất; đổi mới nội dung và phương pháp quản lý nội dung ở các cơ quan báo chí và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý báo chí trong điều kiện hiện 5 nay như: Đầu tư cơ sở vật chất , đổi mới kỹ thuật, công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí, xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ, đề xuất các giải pháp trong quản trị kinh doanh, phát hành, công tác xã hội trong cơ quan báo chí [27 Tr 17-19] 2.2 Các công trình nghiên cứu quản lý thông điệp và chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 trên báo mạng điện tử - Lương Ngọc Vĩnh khi đề cập đến vấn đề truyền thông chính sách trong cuốn giáo trình “Lý thuyết và kỹ năng truyền thông chính sách” đã nêu lên các khái niệm và bản chất của truyền thông chính sách; Nguyên tắc truyền thông chính sách cũng như thông điệp truyền thông chính sách Từ những nội dung của cuốn sách, người học tiếp cận được những kiến thức cơ bản về truyền thông chính sách, những kỹ năng trong truyền thông chính sách Nhất là những kiến thức quan trọng về thiết kế thông điệp, quản lý thông điệp, đánh giá thông điệp trong chu trình truyền thông chính sách [43] - Đỗ Phú Hải, trong cuốn giáo trình “Chu trình chính sách công – vấn đề lý luận và thực tiễn” đã bàn về những giải pháp đảm bảo cho sự thành công của chính sách công, trong đó nhấn mạnh đến vai trò tuyên truyền, phổ biến chính sách của báo chí và vấn đề thực tiễn trong việc quản lý thông điệp truyền thông chính sách, trên cơ sở đó tác giả đưa ra những giải pháp giúp cho chu trình chính sách ngày một được hoàn thiện hơn - Nguyễn Bá Nam, luận văn thạc sĩ báo chí học - chuyên ngành quản lý báo chí truyền thông, với đề tài Quản lý thông điệp truyền thông chính sách Bảo hiểm xã hội trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát trên 3 báo mạng điện tử: nhandan.org.vn, laodong.vn, baobaohiemxahoi.vn từ 7/2018 đến tháng 10/2019) Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý thông điệp truyền thông chính sách BHXH trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, luận văn đánh giá đúng thực trạng, đề xuất giải pháp khả thi nhằm tăng cường

Ngày đăng: 22/03/2024, 14:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan