Word kinh tế chính trị mác lênin

29 0 0
Word  kinh tế chính trị mác  lênin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LÝ LUẬN HÀNG HOÁ VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM 1. Lí do chọn đề tài Các nguyên tắc của lý thuyết hàng hóa từ lâu đã là công cụ định hình các chiến lược phát triển kinh tế trên toàn cầu. Việt Nam, như một quốc gia đang phát triển, không thể bỏ qua vai trò của lý luận hàng hóa trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Lý luận hàng hóa cung cấp cho chúng ta một cách nhìn tổng thể về quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa. Nó giúp chúng ta hiểu rõ cơ chế hoạt động của thị trường, sự tương tác giữa cung và cầu, và quy luật giá trị trong quá trình trao đổi hàng hóa. Ngoài ra, lý luận hàng hóa còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các chính sách kinh tế hiệu quả. Việc áp dụng lý luận hàng hóa vào thực tiễn phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam giúp chúng ta xác định các nguyên tắc cơ bản để tạo ra sự cân đối giữa sản xuất, phân phối và tiêu thụ. Điều này đảm bảo rằng sự phát triển kinh tế của quốc gia được thực hiện một cách bền vững và có lợi cho toàn bộ xã hội. Tuy nhiên, việc áp dụng lý luận hàng hóa vào thực tế ở Việt Nam đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo. Đất nước chúng ta có những đặc thù riêng, như mô hình kinh tế chủ nghĩa xã hội, sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực và sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, lịch sử và chính trị. Vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng lý luận hàng hóa ở Việt Nam cần phải đi sâu vào bản chất của vấn đề, đồng thời kết hợp với những phương pháp và quan điểm phù hợp với điều kiện địa phương. Với mục tiêu phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam, chúng ta cần nhìn vào những thành tựu đã đạt được và đồng thời tìm kiếm những cơ hội và thách thức trong tương lai. Việc nghiên cứu, lý luận và vận dụng thực tiễn về hàng hóa sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hướng phát triển kinh tế của chúng ta và đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện trong thời gian tới. Trong đề tài này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về lý luận hàng hóa và cách áp dụng nó vào thực tế phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam. Nội dung bài thảo luận chia làm 4 chương chính: • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM • CHƯƠNG 3: CÁC THÁCH THỨC MÀ NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA VIỆT NAM ĐÃ VÀ ĐANG PHẢI ĐỐI DIỆN • CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN CHO NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA VIỆT NAM Nhóm 2 xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Tống Thế Sơn đã hướng dẫn tận tình và cung cấp những kiến thức cơ sở để chúng em có thể thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu đề tài thảo luận. Trong quá trình nghiên cứu, do còn hạn hẹp về kiến thức nên không tránh khỏi những sai sót, chúng em mong muốn nhận được những sự góp ý từ thầy. Chúng em xin trân thành cảm ơn 2. Mục tiêu nghiên cứu Đưa ra các lý thuyết chung về lý luận hàng hóa để nắm rõ được yếu tố cốt lõi của mà đề tài hướng đến. Áp dụng được các lý thuyết chung vào thực tế nền kinh tế Việt Nam những năm qua. Đưa ra được những nguyên nhân dẫn đến những thách thức mà Việt Nam đang phải đối diện. Từ những nguyên nhân, thách thức đó đề xuất các giải pháp phù hợp với từng đối tượng. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế hàng hóa Việt Nam. Phạm vi đề tài: Trong nền kinh tế hàng hóa Việt Nam.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ - - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN Đề tài: LÝ LUẬN HÀNG HOÁ VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM Nhóm : 2 Giảng viên : Tống Thế Sơn Mã lớp học phần : 232_RLCP1211 _13 Hà Nội, Tháng 3 năm 2024 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 3 1 Lí do chọn đề tài .3 2 Mục tiêu nghiên cứu 4 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .5 1.1 Lý luận hàng hoá 5 1.1.1 Khái niệm .5 1.1.2 Thuộc tính của hàng hóa 5 1.2 Khái niệm kinh tế hàng hóa .7 1.2.1 Khái niệm .7 1.2.2 Điều kiện ra đời của kinh tế hàng hóa .8 1.2.3 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường hàng hóa 9 1.2.4 Ưu thế của nền kinh tế thị trường hàng hóa 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM 11 2.1 Tổng quan lý luận về hàng hóa tại Việt Nam 11 2.2 Nền kinh tế hàng hóa Việt Nam trước năm 1986 13 2.2.1 Thời kỳ 1945 - 1954 (Giai đoạn khó khăn nhất của nền Kinh tế hàng hóa) .13 2.2.2 Thời kỳ 1955 - 1975 (Giai đoạn phát triển kinh tế trong bối cảnh chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam) .15 2.2.3 Thời kỳ 1976 - 1986 (Giai đoạn phục hồi kinh tế sau thống nhất đất nước - nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp) 15 2.3 Nền kinh tế hàng hóa Việt Nam sau năm 1986 .16 2.3.1 Giai đoạn 1986 - 2000 (Giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế) 16 2.3.2 Giai đoạn 2000-2010 (Giai đoạn hội nhập và phát triển) .17 2.3.3 Giai đoạn 2010 đến nay (Giai đoạn hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững)18 CHƯƠNG 3: CÁC THÁCH THỨC MÀ NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA VIỆT NAM ĐÃ VÀ ĐANG PHẢI ĐỐI DIỆN 20 3.1 Thách thức đến từ phía đường lối lãnh đạo của Nhà nước 20 3.2 Thách thức đến phía các doanh nghiệp 21 3.3 Thách thức đến từ phía người lao động 22 1 3.4 Thách thức đến từ việc tham gia FTA .22 CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN CHO NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA VIỆT NAM 24 4.1 Chính sách của Nhà nước 24 4.2 Đối với doanh nghiệp 25 4.3 Đối với người lao động 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 27 2 LỜI NÓI ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Các nguyên tắc của lý thuyết hàng hóa từ lâu đã là công cụ định hình các chiến lược phát triển kinh tế trên toàn cầu Việt Nam, như một quốc gia đang phát triển, không thể bỏ qua vai trò của lý luận hàng hóa trong quá trình phát triển kinh tế của mình Lý luận hàng hóa cung cấp cho chúng ta một cách nhìn tổng thể về quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa Nó giúp chúng ta hiểu rõ cơ chế hoạt động của thị trường, sự tương tác giữa cung và cầu, và quy luật giá trị trong quá trình trao đổi hàng hóa Ngoài ra, lý luận hàng hóa còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các chính sách kinh tế hiệu quả Việc áp dụng lý luận hàng hóa vào thực tiễn phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam giúp chúng ta xác định các nguyên tắc cơ bản để tạo ra sự cân đối giữa sản xuất, phân phối và tiêu thụ Điều này đảm bảo rằng sự phát triển kinh tế của quốc gia được thực hiện một cách bền vững và có lợi cho toàn bộ xã hội Tuy nhiên, việc áp dụng lý luận hàng hóa vào thực tế ở Việt Nam đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo Đất nước chúng ta có những đặc thù riêng, như mô hình kinh tế chủ nghĩa xã hội, sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực và sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, lịch sử và chính trị Vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng lý luận hàng hóa ở Việt Nam cần phải đi sâu vào bản chất của vấn đề, đồng thời kết hợp với những phương pháp và quan điểm phù hợp với điều kiện địa phương Với mục tiêu phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam, chúng ta cần nhìn vào những thành tựu đã đạt được và đồng thời tìm kiếm những cơ hội và thách thức trong tương lai Việc nghiên cứu, lý luận và vận dụng thực tiễn về hàng hóa sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hướng phát triển kinh tế của chúng ta và đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện trong thời gian tới Trong đề tài này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về lý luận hàng hóa và cách áp dụng nó vào thực tế phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam Nội dung bài thảo luận chia làm 4 chương chính:  CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN  CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM  CHƯƠNG 3: CÁC THÁCH THỨC MÀ NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA VIỆT NAM ĐÃ VÀ ĐANG PHẢI ĐỐI DIỆN 3  CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN CHO NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA VIỆT NAM Nhóm 2 xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Tống Thế Sơn đã hướng dẫn tận tình và cung cấp những kiến thức cơ sở để chúng em có thể thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu đề tài thảo luận Trong quá trình nghiên cứu, do còn hạn hẹp về kiến thức nên không tránh khỏi những sai sót, chúng em mong muốn nhận được những sự góp ý từ thầy Chúng em xin trân thành cảm ơn! 2 Mục tiêu nghiên cứu - Đưa ra các lý thuyết chung về lý luận hàng hóa để nắm rõ được yếu tố cốt lõi của mà đề tài hướng đến - Áp dụng được các lý thuyết chung vào thực tế nền kinh tế Việt Nam những năm qua - Đưa ra được những nguyên nhân dẫn đến những thách thức mà Việt Nam đang phải đối diện - Từ những nguyên nhân, thách thức đó đề xuất các giải pháp phù hợp với từng đối tượng 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế hàng hóa Việt Nam - Phạm vi đề tài: Trong nền kinh tế hàng hóa Việt Nam 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý luận hàng hoá 1.1.1 Khái niệm Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hóa, đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường.Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn mong muốn, nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay mua bán Hàng hoá có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất 1.1.2 Thuộc tính của hàng hóa Dù khác nhau về hình thái tồn tại, song mọi thứ hàng hóa đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị  Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người; nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; cũng có thể là nhu cầu cho tiêu dùng của cá nhân, có thể là nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất, … Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của yếu tố tham gia cấu thành nên hàng hóa đó quy định Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng tiên tiến, càng giúp con người phát hiện ra nhiều và phong phú các giá trị sử dụng của hàng hóa khác nhau Ví dụ: gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làm nguyên liệu trong ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua Cho nên, nếu là người sản xuất, tất yếu phải chú ý chăm lo giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế của người mua 5  Giá trị Theo C.Mác, giá trị của hàng hóa là lao động của con người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy Để lý giải rõ khái niệm này, C.Mác đã đặt vấn đề, tại sao giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại trao đổi được với nhau? Mối quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các giá trị sử dụng khác nhau được C.Mác gọi là giá trị trao đổi C.Mác cho rằng, sở dĩ các hàng hóa trao đổi được với nhau là vì chúng có một điểm chung Điểm chung đó ở chỗ, chúng đều là kết quả của sự hao phí sức lao động Tức là hàng hóa có giá trị Khi là hàng hóa, dù khác nhau về giá trị sử dụng, chúng đều là kết quả của sự hao phí sức lao động của người sản xuất ra hàng hóa ấy, nên hàng hóa có giá trị Mặt khác, khi đã đề cập tới hàng hóa, có nghĩa là phải đặt sản phẩm của lao động ấy trong mối liên hệ với người mua, người bán, trong quan hệ xã hội Do đó, lao động của hao phí để sản xuất ra hàng hóa mang tính xã hội, tức hàm ý quan hệ giữa người bán và người mua, hàm ý trong quan hệ xã hội Trên cơ sở đó, C.Mác quan niệm đầy đủ hơn: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy Như vậy, bản chất của giá trị là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất; trao đổi hàng hóa và là phạm trù mang tính lịch sử Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi Ví dụ: 1 m vải = 4 kg gạo Gạo và vải, tại sao lại trao đổi được với nhau, hơn nữa lại trao đổi được theo một tỉ lệ nhất định như vậy, rõ ràng nó phải có một cơ sở chung, đó không phải là giá trị sử dụng của chúng vì vải và gạo có giá trị sử dụng hoàn toàn khác nhau, cái chung đó là cả vải và gạo đều là sản phẩm của lao động, do lao động (thời gian lao động và công sức lao động) được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá  Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng 6 Giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi, còn giá trị sử dụng chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: Người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có được giá trị Ngược lại, người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán Hai thuộc tính này vừa thống nhất mà vừa đối lập Chúng cùng tồn tại trong một hàng hóa Nếu coi là giá trị sử dụng thì hàng hóa khác nhau về chất, nếu coi là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất bởi đều là sự kết tinh của lao động Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời về không gian và thời gian 1.2 Khái niệm kinh tế hàng hóa 1.2.1 Khái niệm Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác Nó trái với nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó người ta tự sản xuất sản phẩm và tự tiêu dùng Để cho đơn giản, giả định nền kinh tế có hai cá nhân là A và B Có sự phân công lao động (có thể dựa trên năng lực sản xuất) giữa hai người; A chuyên sản xuất gạo và B chuyên sản xuất thịt Hai người sẽ đem trao đổi sản phẩm của mình với nhau, nhờ đó mỗi người đều có cả gạo lẫn thịt Khi sản phẩm được trao đổi, chúng trở thành hàng hóa Nền kinh tế hình thành từ quan hệ trao đổi hàng hóa này chính là kinh tế hàng hóa Ở giai đoạn sơ khai, trao đổi hàng hóa mang hình thức trực tiếp, gọi là hàng đổi hàng Người sản xuất gạo và cần thịt có thể gặp người sản xuất thịt và cần gạo để đổi trực tiếp gạo lấy thịt Đây đã là kinh tế hàng hóa Tuy nhiên, nếu không gặp được người có thứ mình cần và cần thứ mình có, thì trao đổi không được thực hiện Khi tiền ra đời, khi có nhiều hơn hai cá nhân, người ta có thể sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi Người A bán gạo cho người B và nhận tiền để mua rượu từ người C Người C bán rượu cho người A và nhận tiền để mua thịt từ người B Người B 7 lại bán thịt cho người C và nhận tiền để mua gạo của người A Lúc này, nền kinh tế hàng hóa đồng thời là kinh tế tiền tệ Có nhiều cơ chế trao đổi Khi cơ chế trao đổi dựa trên giá cả thị trường, kinh tế hàng hóa đồng thời là kinh tế thị trường Khi cơ chế trao đổi dựa trên những sắp xếp quy hoạch từ một trung tâm nào đó, kinh tế hàng hóa đồng thời là kinh tế kế hoạch 1.2.2 Điều kiện ra đời của kinh tế hàng hóa Kinh tế hàng hóa ra đời và tồn tại dưới nhiều hình thức kinh tế – xã hội gắn liền với hai điều kiện, cụ thể: a) Phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau Phân công lao động xã hội tạo sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất Cơ sở của phân công lao động xã hội đó là: dựa trên những ưu thế về tự nhiên, kĩ thuật, năng khiếu, sở trường của từng người cũng như của từng vùng; dựa trên những đặc điểm, ưu thế về mặt xã hội như phong tục, tập quán, ăn ở,… của từng vùng Phân công lao động có vai trò đó là làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu vì khi có phân công lao động xã hội thì mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi nhiều sản phẩm dẫn đến họ phải trao đổi sản phẩm với nhau Ngoài ra, phân công lao động xã hội còn làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên, do đó ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư lên trao đổi Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai b) Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa người sản xuất Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế hoặc do họ chi phối, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá Có ba cơ sở của điều kiện này Trong lịch sử, sự tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còn trong điều kiện của nền sản xuất hiện đại, sự tách 8 biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ Cụ thể, sản xuất hàng hoá ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa Cơ sở thứ ba đó là do sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trực tiếp tư liệu sản xuất quy định Sự tách biệt về kinh tế không chỉ ở sự khác biệt về quyền sở hữu mà còn khác biệt ở quyền sử dụng những khối lượng tư liệu sản xuất khác nhau của cùng một chủ thể sở hữu Khi sự tách biệt về kinh tế giữa những chủ thể sản xuất tồn tại trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội thì việc trao đổi sản phẩm giữa những chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của họ Điều đó chỉ có thể có được khi trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá, có đi có lại tức là trao đổi hàng hóa, sản phẩm của lao động trở thành hàng hóa Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất làm cho sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc chi phối của người sản xuất đó, do đó họ mới có quyền mang nó đi bán Thêm vào đó, sự tách biệt ấy còn làm cho quan hệ trao đổi của chủ thể đó tất yếu mang hình thái trao đổi hàng hóa, vì sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế làm cho những chủ thể sản xuất ấy có lợi ích kinh tế độc lập với nhau Chính vì vậy, sản phẩm làm ra phải mang hình thức trao đổi theo nguyên tắc ngang giá mới công bằng, bình đẳng, đảm bảo lợi ích của các chủ thể đó 1.2.3 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường hàng hóa Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa, chủ tư liệu sản xuất có quyền quyết định có sử dụng tư liệu sản xuất và những sản phẩm mà họ sản xuất ra Như vậy, người sản xuất muốn sử dụng sản phẩm khác của người sản xuất khác thì họ buộc phải trao đổi sản phẩm lao động với nhau Lúc này, sản phẩm lao động sẽ trở thành hàng hóa 9 USD Hơn 90% dân số Việt Nam vẫn không biết đọc, biết viết Cuộc sống của nhân dân rơi xuống mức vô cùng khó khăn Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 09/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu sáu nhiệm vụ cấp bách Trong đó, Bác nhấn mạnh việc đẩy mạnh sản xuất, trọng tâm là sản xuất nông nghiệp, xây dựng, phát triển kinh tế kháng chiến, từng bước giải quyết vấn đề ruộng đất Cụ thể là tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian chia cho nông dân thiếu ruộng, chia lại ruộng đất một cách hợp lý hơn, công bằng hơn Đồng thời giảm tô, giảm tức, chủ trương tăng gia sản xuất, bảo vệ quyền lợi quốc gia, điều hoà quyền lợi giữa tư sản và lao động Nhà nước khuyến khích nhân dân tăng gia sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm thiết yếu dân sinh như vải mặc, đường, mực, phấn viết, ngòi bút, thuốc lá, các đồ dùng gia đình, hóa chất, giấy, dệt, diêm, xà phòng, thuốc đánh răng, dầu, nung vôi, đóng gạch ngói, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm và tự do giao thương hàng hóa Chính phủ có chính sách cho vay phát triển ngành dệt, làm áo mưa, làm mực viết; ban hành chính sách thuế công thương nghiệp mới thay thế cho nhiều loại thuế được áp dụng trong thời gian trước (như thuế lãi doanh nghiệp, thuế lợi tức tổng hợp, các loại thuế thu khác); miễn thuế cho những nghề lặt vặt của dân nghèo, nghề phụ gia đình, những xí nghiệp sản xuất hàng hóa cho quân đội, những xí nghiệp hoạt động trong những điều kiện đặc biệt khó khăn; khuyến khích khôi phục hoạt động các làng nghề, các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp và thủ công nghiệp phục vụ cho quốc phòng và dân sinh Tiếp sau chiến thắng biên giới (tháng 10/1950), Việt Nam đã thiết lập và mở rộng, phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc và Liên Xô), góp phần thúc đẩy sản xuất, khai thác lâm, thổ sản, cải thiện đời sống nhân dân Năm 1952, số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đảm bảo được 78% số chi Năm 1953, lần đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám, số thu NSNN vượt chi được 16% Ở các vùng giải phóng, sản xuất nông nghiệp phát triển, sản lượng lương thực năm 1954 đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946 Từ năm 1946 -1950 đã sản xuất 20 nghìn tấn than cốc, 800kg ăng-ti-moan; từ năm 1950 đến cuối năm 1952 sản xuất được 29,5 tấn thiếc, 43 tấn chì; những năm 1950 - 1954 sản xuất được 169,3 triệu mét vải, 31,7 nghìn tấn giấy… Chỉ số giá bán lẻ bình quân năm trong giai đoạn 1945 - 1954 tăng khoảng 66% 14 2.2.2 Thời kỳ 1955 - 1975 (Giai đoạn phát triển kinh tế trong bối cảnh chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam) Trong thời kỳ này, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành công nghiệp và nông nghiệp Trong giai đoạn này, ở miền Bắc nền kinh tế hàng hóa đã đạt được những thành tựu to lớn như: + Về nông nghiệp có sự phát triển tích cực, hết năm 1957 đã vượt mức của năm 1939, năm cao nhất trong thời kỳ Pháp thuộc: Diện tích trồng lúa của miền Bắc là 2.191.800 ha (so với 1.811.000 ha của năm 1939), năng suất 18,01 tạ/ha (so với 13,04 tạ/ha của năm 1939), sản lượng 3.948 tấn (so với 2.407 tấn của năm 1939), thóc bình quân đầu người là 286,7 kg (so với 211,2kg của năm 1939); đàn trâu tăng 51,1%, đàn bò tăng 60,1%; đàn lợn tăng 30,8% so với năm 1939 Năm 1975 có 17 nghìn hợp tác xã nông nghiệp, tăng 12,2 nghìn hợp tác xã so với năm 1958; sản lượng lương thực quy thóc đạt 5,49 triệu tấn, tăng 1,73 triệu tấn so với năm 1955; năng suất lúa đạt 21,1 tạ/ha, tăng 5,2 tạ/ha; đàn lợn có 6,6 triệu con, tăng 4,2 triệu con + Về sản xuất công nghiệp, sản lượng công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng (năm 1955: 41,7%; năm 1956: 60,3%; năm 1957: 66,6%) Mặt khác, thủ công nghiệp cũng được khuyến khích hỗ trợ nên phục hồi và phát triển khá, đến năm 1955 chỉ có 111.300 cơ sở với 298.400 lao động thì cuối năm 1957 đã có 156.329 cơ sở với 440.000 lao động Do vậy, sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp tăng lên rõ rệt, cuối năm 1957 bằng 299,8% so với năm 1939, trong đó, nhóm A bằng 134,4% và nhóm B bằng 483,1% mức năm 1939 Số xí nghiệp công nghiệp được khôi phục năm 1955 là 21 cơ sở, năm 1956 là 110 cơ sở và năm 1957 là 150 cơ sở, trong đó có 93 xí nghiệp do Trung ương quản lý mà 50 xí nghiệp là cơ sở mới xây dựng, bao gồm cả Nhà máy Cơ khí Hà Nội, con đầu lòng của công nghiệp chế tạo máy tại Việt Nam Năm 1975, giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 4.175,4 tỷ đồng, gấp 13,8 lần năm 1955; bình quân năm trong giai đoạn 1956 -1975 tăng 14%/năm 2.2.3 Thời kỳ 1976 - 1986 (Giai đoạn phục hồi kinh tế sau thống nhất đất nước - nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp) 15 Thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế theo mô hình kinh tế Liên Xô, chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, áp đặt từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao Sau hai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980) và lần thứ ba (1981 - 1985), Việt Nam phục hồi được phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá Tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này thấp và kém hiệu quả Tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1977 - 1985 tăng 4,65%, trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 4,49%/năm; công nghiệp tăng 5,54%/năm và xây dựng tăng 2,18%/năm Khu vực kinh tế quốc doanh tăng 4,29%; khu vực kinh tế tập thể tăng 10,26% và khu vực kinh tế tư nhân, cá thể tăng 0,71% Nông, lâm nghiệp chiếm 38,92% GDP và chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa nước Công nghiệp chiếm 39,74% GDP Đặc biệt, tình trạng khan hiếm hàng hóa và lạm phát ngầm ngày càng gia tăng, với chỉ số giá bán lẻ tăng bình quân 39,53%/năm trong cả giai đoạn 1976 - 1985 Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội bình quân thời kỳ này tăng 61,6%/năm Ở miền Bắc, mặc dù thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình công nhân viên chức tăng từ 27,9 đồng năm 1976 lên đến 270 đồng năm 1984; thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng từ 18,7 đồng lên đến 505,7 đồng, nhưng do lạm phát cao, nên đời sống nhân dân hết sức khó khăn 2.3 Nền kinh tế hàng hóa Việt Nam sau năm 1986 2.3.1 Giai đoạn 1986 - 2000 (Giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế) Trong thời kỳ này, nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa Tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong phát triển kinh tế Nền kinh tế chuyển đổi từ tập trung, bao cấp sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nhiều cải cách mạnh mẽ được thực hiện, như mở rộng thành phần kinh tế, khuyến khích kinh tế tư nhân, phân cấp, phân quyền trong quản lý kinh tế và tăng cường vai trò của thị trường Hệ thống pháp luật kinh tế cũng dần được hoàn thiện 16 được thể hiện ở việc ban hành nhiều điều luật, văn bản quy phạm pháp luật tạo môi trường kinh doanh thuận lợi Nhờ những đổi mới này, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn GDP bình quân đầu người tăng từ 200 USD (1986) lên 480 USD (2000), tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng Nền kinh tế ngày càng đa dạng hóa, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển Giao lưu kinh tế quốc tế cũng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng cao Bên cạnh những thành tựu, giai đoạn này cũng đối mặt với một số thách thức như khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (1997) gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, hay vấn đề khoảng cách giàu nghèo gia tăng, bất bình đẳng trong phát triển kinh tế Có thể nói, giai đoạn 1986-2000 là thời kỳ chuyển đổi quan trọng và đầy thành tựu của nền kinh tế hàng hóa Việt Nam Chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều kết quả tích cực, tạo nền tảng cho những bước phát triển tiếp theo của đất nước 2.3.2 Giai đoạn 2000-2010 (Giai đoạn hội nhập và phát triển) Bước vào thế kỷ 21, nền kinh tế hàng hóa Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ Đây là thời kỳ đất nước gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 và ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng, mở ra cánh cửa cho hàng hóa Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,08%/năm, Việt Nam đã ghi dấu ấn trên bản đồ kinh tế thế giới GDP bình quân đầu người tăng từ 480 USD (2000) lên 1.318 USD (2010), cho thấy đời sống người dân được cải thiện rõ rệt Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với tỷ trọng khu vực nông nghiệp tiếp tục giảm, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của khu vực công nghiệp và dịch vụ Hơn thế, nền kinh tế của đất nước ta ngày càng đa dạng hóa với sự năng động và hội nhập sâu rộng Hội nhập quốc tế cũng thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ Tổng vốn FDI đăng ký giai đoạn này đạt 114,2 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu Hệ thống pháp luật kinh tế ngày càng hoàn thiện, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước 17 Bên cạnh những thành tựu kinh tế, Việt Nam cũng đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục, y tế và văn hóa xã hội Điều này được thể hiện qua tỷ lệ hộ nghèo giảm một cách đáng kể từ 19,5% (2000) xuống 20,7% (2010).Hơn thế, mạng lưới trường học được mở rộng, chất lượng giáo dục được nâng cao Hệ thống y tế được cải thiện, góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được phát huy An ninh quốc phòng được giữ vững, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, giai đoạn này cũng đối mặt với một số thách thức như khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam và gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam còn phải đối diện với vấn đề khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong phát triển kinh tế và nạn tham nhũng, lãng phí Tóm lại, giai đoạn 2000-2010 là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa Việt Nam Những thành tựu đạt được đã tạo nền tảng vững chắc cho đất nước tiếp tục hội nhập và phát triển trong những năm tiếp theo 2.3.3 Giai đoạn 2010 đến nay (Giai đoạn hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững) Ở giai đoạn hiện nay, nền kinh tế hàng hóa Việt Nam đã và đang tiếp tục đúc kết những kinh nghiệm ở các giai đoạn trước bước vào đà phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA đã góp phần nâng cao vị thế quốc tế của đất nước Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, GDP bình quân đầu người tăng từ 1.318 USD (2010) lên 3.500 USD (2023), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,2%/năm cho thấy đời sống người dân được cải thiện rõ rệt Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực với tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng Nền kinh tế ngày càng đa dạng hóa, năng động và hội nhập sâu rộng Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiệu quả, với vốn FDI thực hiện giai đoạn 2011-2020 đạt 17,5 tỷ USD/năm tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, chế biến chế xuất Bên cạnh phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội Mạng lưới trường học được mở rộng, chất lượng giáo dục được nâng cao Hệ thống y tế được cải thiện, áp dụng nhiều công nghệ tiên 18 tiến hiện đại góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được phát huy An ninh quốc phòng được giữ vững, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, nền kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp và khó đối phó, đòi hỏi Đảng và nhà nước phải có những chính sách bảo vệ môi trường Không những ở giai đoạn này nền kinh tế còn phải đối diện với đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng, làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh Qua đó, có thể thấy giai đoạn 2010 đến nay là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa Việt Nam Những thành tựu đạt được đã tạo nền tảng vững chắc để đất nước tiếp tục hội nhập và phát triển bền vững trong những năm tiếp theo 19

Ngày đăng: 21/03/2024, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan