TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA. LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

46 0 0
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA. LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN  TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI TIÊN TIẾN,  ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn hóa, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội, là đời sống tinh thần của nhân dân. Hồ Chí Minh xếp chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa là bốn vấn đề xã hội chính, tất cả đều có mối liên hệ và đặt ngang hàng với nhau. Vì vậy, cả bốn vấn đề này đều được lưu tâm khi xây dựng quốc gia. Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Sự phát triển của đất nước chịu ảnh hưởng đáng kể của văn hóa. Đời sống tinh thần của một nền văn minh được thể hiện bằng nền văn hóa của nó, và một xã hội chỉ có thể phát triển và trở nên hùng mạnh khi nền văn hóa của nó trở nên vững mạnh.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỚP: CC04 - NHÓM: 04 HỌC KỲ 221, NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2022 1 | Trang MỤC LỤC MỤC LỤC 2 NỘI DUNG 4 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa .4 1.1 Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác 4 1.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa 4 1.1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác .6 1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa 14 1.2.1 Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng 14 1.2.2 Văn hóa là một mặt trận 16 1.2.3 Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân 18 1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới .21 1.3.1 Giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 .21 1.3.2 Trong kháng chiến chống thực dân Pháp 22 1.3.3 Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội 26 2 Liên hệ đến việc phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay 28 2.1 Thực trạng về việc phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay .28 2.1.1 Ưu điểm về việc phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay 28 2.1.2 Khuyết điểm về việc phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay 31 1 | Trang 2.2 Giải pháp để phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay 33 2.2.1 Giải pháp để phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay 33 2.2.2 Giải pháp để khắc phục những khuyết điểm của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay .38 KẾT LUẬN 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 2 | Trang MỞ ĐẦU Văn hóa, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội, là đời sống tinh thần của nhân dân Hồ Chí Minh xếp chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa là bốn vấn đề xã hội chính, tất cả đều có mối liên hệ và đặt ngang hàng với nhau Vì vậy, cả bốn vấn đề này đều được lưu tâm khi xây dựng quốc gia Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Sự phát triển của đất nước chịu ảnh hưởng đáng kể của văn hóa Đời sống tinh thần của một nền văn minh được thể hiện bằng nền văn hóa của nó, và một xã hội chỉ có thể phát triển và trở nên hùng mạnh khi nền văn hóa của nó trở nên vững mạnh Trong thời đại toàn cầu hoá, quốc tế hoá, bùng nổ thông tin và giao lưu văn hoá một cách mạnh mẽ với các nước Trong thời kỳ hội nhập với bốn phương, bên cạnh với những cơ hội mới được mở ra đối với Việt Nam, song cũng không ít thách thức Bên cạnh những cơ hội hợp tác đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu chọn lọc tiếp thi những tinh hoa văn hóa thế giới thì Việt nam cũng đang phải đối mặt với không ít những nguy cơ thách thức trong việc hội nhập văn hóa Nhiều vấn đề đang đặt ra một cách cấp bách: làm thế nào để vừa hội nhập vừa không làm đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, làm thế nào để có thể ngăn chặn tối đa sự du nhập của những luồng văn hóa phản giá trị, có nội dung không lành mạnh vào đời sống nhân dân Tất cả đang đặt ra cho Đảng, Nhà nước cũng như toàn bộ nhân dân trước sự tìm kiếm những biện pháp giải pháp có thể hạn chế được sự du nhập của văn hóa phản giá trị Một trong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng và có thể coi là có hiệu quả nhất là chúng ta tìm về với những giá trị của Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Đây được xem là giải pháp tối ưu có hiệu quả và tác động lớn đến hầu khắp quần chúng nhân dân cả nước Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là một điều rất cần thiết và cần được quan tâm, chú trọng Đó là sự nghiệp của toàn Đảng, của hệ thống chính trị, nhằm góp phần xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Và để làm rõ hơn về việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí minh trên lĩnh vực văn hóa nhóm em đã chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa mới ở nước ta hiện nay” 3 | Trang NỘI DUNG 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 1.1 Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác 1.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa Văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng Theo Hồ Chí Minh, văn hoá có bốn cách tiếp cận khác nhau Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”1 hay là “Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được; có thực mới vực được đạo; xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế; văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”2 Ở đây, Hồ Chí Minh đặt văn hóa ngang hàng với chính trị kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã bội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết Sự phát triển hài hoà, đồng bộ của các lĩnh vực văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội sẽ tạo thế vững chắc, duy trì trật tự, sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc Cho nên trong công cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này phải được coi trọng như nhau Trong quan hệ với chính trị xã hội, Người cho rằng, chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển Trong quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa Phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa Bên cạnh đó, nhìn từ góc độ triết học, nếu kinh tế, xã hội thuộc bình diện cơ sở hạ tầng (tồn tại xã hội) thì văn hoá, 1 Hồ Chí Minh (1984), Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb Văn Học, Hà Nội, tr 34 2 Hồ Chí Minh (1997), Về văn hóa, Nxb Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr 320 4 | Trang chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng (ý thức xã hội), vậy nên các lĩnh vực đều có mối quan hệ, tác động, chi phối lẫn nhau Do đó, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa nạn mù chữ… (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi) Theo phương thức công cụ sinh hoạt, khi còn ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch (8/1943), Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”3 Có thể nói đây là một cách tiếp cận văn hoá từ ý nghĩa khái quát, đặc trưng nhất của nó, một định nghĩa cô đọng và chính xác về văn hoá Ý nghĩa và lý lẽ của cuộc sống được liên kết chặt chẽ với văn hóa Văn hóa không chỉ là những sáng tạo, những phát minh đỉnh cao thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần, mà nó còn là tinh hoa được cô đọng, kết hợp để tạo thành bản sắc của một quốc gia, một dân tộc Nhận thức như vậy không cho phép nghĩ văn hóa như một trò giải trí hoặc một thứ gia vị, cũng không cho phép coi văn hóa như một hoạt động lơ lửng trên không hoặc như sản phẩm phụ hay một cái đuôi của các hoạt động chính trị và kinh tế Một dân tộc có thể bị suy kiệt về vật chất, bị áp bức, bóc lột, nhưng nó vẫn có sự sống và sẽ vươn lên khi thời thế hoàn hảo Truyền thống văn hóa tốt đẹp và lý tưởng, giá trị văn hóa là cội nguồn của nguồn năng lượng này Quá trình phát triển và giữ nước của dân tộc ta qua hàng nghìn năm đã chứng tỏ điều đó Đất nước ta đã giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến bảo vệ sự sống còn của dân tộc, trong các cuộc xung đột với giặc ngoại xâm trước các đối thủ vượt trội hơn về kinh tế và quân sự 3 Hồ Chí Minh (2002), Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 431 5 | Trang Năm 1970, tại Hội nghị Văn hóa họp ở Venice (Italy), UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”4 Khái niệm này nhấn mạnh đến nỗ lực trong hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với quá trình phát triển lịch sử lâu dài của mỗi cộng đồng, đồng thời tạo ra các giá trị nhân văn phổ quát, sở hữu nét riêng biệt của từng dân tộc, từng cộng đồng Nếu đối chiếu định nghĩa về văn hoá của UNESCO với định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy rằng hai khái niệm này có chung một nội dung cơ bản Cả hai định nghĩa đều thống nhất rằng văn hóa là tập hợp những phẩm chất vật chất và tinh thần mà con người sản xuất ra và có được thông qua hành động thực tiễn Cả hai định nghĩa đều thừa nhận tầm quan trọng của văn hóa đối với sự tiến bộ của lịch sử nhân loại nói chung và phát triển kinh tế xã hội nói riêng Tuy nhiên, trong khi quan niệm của UNESCO chú trọng nhiều hơn đến các giá trị văn hóa cụ thể, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nói thêm về các giá trị như “nhu cầu đời sống” của con người đang phát triển cũng như “đòi hỏi sự sinh tồn” của xã hội loài người phát triển luôn luôn nâng cao và hoàn thiện Điều đó cũng có nghĩa là khi chúng ta đề cập đến văn hóa, chúng ta đang đề cập đến giá trị, nhưng là những giá trị kết tinh thành quả lao động sáng tạo của con người về nỗ lực cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình Những giá trị này là những giá trị hướng tới chân, thiện, mỹ, hay cụ thể hơn là hướng tới sự tốt đẹp, nhân văn và không ngừng hoàn thiện của nhân loại 1.1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác Một là, quan hệ văn hóa với chính trị Theo lý luận về ý nghĩa tương đối của Hồ Chí Minh về văn hoá, văn hóa là lĩnh vực của hoạt động tinh thần, các chủ thể của hoạt động văn hóa (như nhà văn hóa, văn nghệ sĩ…) luôn phải gắn bó chặt chẽ với chính trị Là một nước thuộc địa, theo Hồ Chí Minh, Việt Nam trước hết phải được giải phóng, giành độc lập, xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân Giải phóng khỏi áp bức chính trị là cần thiết cho sự phát triển của văn hóa Chính trị không thể tồn tại độc lập với 4 UNESCO (1989), Tạp chí “Người đưa tin UNESCO”, số 11-1989 6 | Trang văn hóa; đúng hơn, văn hóa phải phục vụ các mục tiêu chính trị Tất cả các hành động tổ chức và nhà chính trị cũng phải có hàm lượng văn hóa Theo Hồ Chí Minh, “Có chính trị mới có văn hóa, xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hóa của ta vì thế không nảy sinh được”5 Theo Người, khi dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do, văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia cách mạng Văn hóa, văn nghệ cũng có vai trò quan trọng không kém trên các mặt trận khác Trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa, Bác căn dặn, “Văn hóa, văn nghệ cũng là một mặt trận - anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy”6 Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, chức năng then chốt của văn hóa, nghệ thuật trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Đồng thời tin tưởng và mong muốn đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ chiến sĩ luôn sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; xứng đáng là chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hóa văn nghệ, một trong những lực lượng tiên tiến trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Bác đề xuất khẩu hiệu “văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa”, để góp phần tạo ra một nền văn hóa mới từ cuộc kháng chiến, các văn nghệ sĩ phải chuyển tải nhận thức văn hóa đến các mặt trận của cuộc kháng chiến Văn hóa nghệ thuật phải đồng thời với kháng chiến, văn hóa hòa mình vào dòng sông chảy xiết của cuộc kháng chiến, tích cực kháng chiến, “soi đường cho quốc dân đi”, phải thấm thuần cái tinh thần và hào khí chiến đấu, hi sinh cùng cuộc kháng chiến gian lao và anh dũng của dân tộc Hồ Chí Minh đặt ra một đường lối mới cho quần chúng, hướng dẫn họ đi theo con đường cách mạng vô sản Ông không đi theo hướng nâng cao trình độ văn hoá rồi mới tính đến độc lập tự do, mà tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, giải phóng văn hóa, tạo cơ hội cho văn hoá có cơ hội phát triển Chính trị và văn hóa luôn song hành Trong thời bình, chính sách kinh tế phải đi liền với chính sách văn hóa - xã hội, phát triển kinh tế phải gắn bó với tiến bộ và công bằng xã hội Tại kỳ họp Hội đồng Chính phủ cuối năm 1966, Bác phát biểu rằng “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên” “Không sợ thiếu”, “không sợ nghèo” không phải là cam tâm chịu nghèo, chịu thiếu Mục tiêu của cuộc cách 5 Hồ Chí Minh (1997), Về văn hóa, Nxb Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.10 6 Hồ Chí Minh (1989), Hồ Chí Minh: Toàn Tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.639 7 | Trang mạng là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Nhưng đứng trước cái thiếu, cái nghèo còn đang hiện hữu thì phải làm sao cho thiếu mà được công bằng, nghèo mà lòng dân vẫn yên Thái độ có trách nhiệm của các nhà lãnh đạo và quản lý được thể hiện qua sự quan tâm của họ trước sự bất công và sự bất an của quần chúng Phải có điều kiện và khả năng phát triển cho mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tầng lớp nhân dân trong hoàn cảnh khó khăn thử thách; chiến tranh, thiên tai, vùng đồng bằng, vùng lạc hậu, … được hưởng những tiến bộ về kinh tế - xã hội Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể chính trị; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”7 Người luôn đặc biệt coi trọng việc rèn luyện, nâng cao “tính văn hóa” của cán bộ, đảng viên Cán bộ là nền tảng của công việc, nhưng cũng phải kết hợp giữa đức và tài, hay dùng ngôn ngữ dân gian hơn là cả cái tâm và cái tài Trái ngược với việc học để làm quan, vinh thân, phì gia, Người khuyên cán bộ đi học Trường Đảng để học cách làm người, học để phụng sự giai cấp, đoàn thể và dân tộc Người yêu cầu cán bộ phải học, phải rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân và những biểu hiện sai trái, phi văn hóa trong quan hệ với mình, với người, với dân, với công việc Hai là, quan hệ văn hóa với kinh tế Hồ Chí Minh giải thích văn hóa là một kiến trúc thượng tầng, kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế Văn hóa phải có tính tích cực chủ động, đóng vai trò to lớn thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển như một động lực Đồng thời, kinh tế phát triển thì kéo theo văn hoá phát triển Văn hóa hay văn hóa trong kinh tế không ở bên ngoài, mà là yếu tố bên trong, là nguồn nội lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Nghiên cứu văn hóa trong kinh tế là nghiên cứu vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội, là nghiên cứu sự tác động qua lại giữa văn hóa và kinh tế Văn hóa phát huy vai trò của mình khi thâm nhập, tác 7 Đàng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.128 8 | Trang động vào kinh tế, đồng thời kinh tế cũng quy định và chế ước văn hóa, là điều kiện và nguồn lực cho văn hóa hoạt động; với ý nghĩa là sức mạnh nội sinh của phát triển, văn hóa phải dựa trên kinh tế Trong Thư gửi đồng bào đã thanh toán nạn mù chữ (21/12/1956), Người vạch rõ, “Trình độ văn hoá của nhân dân sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”8 Bức thư thảo luận về các sáng kiến nhằm giảm nạn mù chữ đồng thời ca ngợi chiến thắng vẻ vang đầu tiên trên mặt trận văn hóa Sự đồng lòng, nỗ lực to lớn của đồng bào cả nước và toàn thể cán bộ có trách nhiệm đã làm nên thành công đó Kết quả đó làm vẻ vang đồng bào các địa phương trên và vẻ vang chung cho cả nước; sẽ giúp đất nước đẩy mạnh công cuộc khôi phụ kinh tế, phát triển dân chủ, Sự phát triển của kinh tế - xã hội sẽ mang lại cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ, đảm bảo những điều kiện, nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, mặc, đi lại, trên cơ sở đó con người tham gia tích cực, chủ động vào các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Nói như C Mác: “Con người trước hết phải ăn, uống, ở và mặc đã, rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo”9 Nếu nền kinh tế đảm bảo sẽ chăm lo cho nhu cầu vật chất của con người; xã hội duy trì và xây dựng mối liên hệ bền chặt; chính trị nuôi dưỡng lòng tin và vạch ra con đường tương lai; thì văn hóa thực hiện sứ mệnh chăm lo đời sống tinh thần, tạo động lực, niềm tin, sức mạnh, giúp con người vượt qua những khó khăn, thách thức Văn hóa, với hệ thống giá trị, truyền thống, chuẩn mực và bản sắc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, sẽ giúp điều chỉnh hành vi suy nghĩ, hướng con người đến những điều tốt đẹp của chân, thiện, mỹ Trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của phát triển kinh tế Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi 8 Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 281-282 9 , tr.116 9 | Trang

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan