SKKN: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI MÔN HÓA HỌC

31 2 0
SKKN: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI MÔN HÓA HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI MÔN HÓA HỌC SKKN: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI MÔN HÓA HỌC SKKN: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI MÔN HÓA HỌC SKKN: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI MÔN HÓA HỌC SKKN: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI MÔN HÓA HỌC

SỞ GD&ĐT ……… TRƯỜNG THPT …………… BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI MÔN HÓA HỌC Tác giả: ………… …………., NĂM 202… MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1 3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1 PHẦN II: NỘI DUNG .1 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .1 1.1 Khái niệm năng lực, năng lực người học .1 1.2 Năng lực của học sinh 2 1.3 Hệ thống năng lực chung .2 1.4 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh 2 1.5 Quan điểm dạy học thông qua trò chơi 2 1.6 Lợi ích của dạy học thông qua trò chơi 3 2 THỰC TRẠNG .3 3 BIỆN PHÁP .4 3.1 Xây dựng một số trò chơi trong dạy học môn hóa 4 3.2 Hướng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi trong lớp học .9 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN 11 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 12 5.1 Kết luận: 12 5.2 Khuyến nghị 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh, sáng tạo, nơi mà tri thức, kỹ năng con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội Thế hệ trẻ - những học sinh là một phần lớn quyết định đến sự phát triển ấy Với xu thế của nền giáo dục hiện đại như ngày nay, người giáo viên không thể cứ mãi lựa chọn phương pháp dạy học truyền thống như trước đây theo kiểu “thầy đọc trò chép, “thầy nói như thế nào trò làm theo thế ấy” khiến học sinh lúc nào cũng trong tình thế thụ động Chúng ta phải bắt tay ngay vào việc giúp học sinh trở thành những con người chủ động, sáng tạo, độc lập, tự mình tham gia học tập ở mức độ cao nhất Để giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập, giáo viên nên cho học sinh lĩnh hội, vận dụng kiến thức thông qua các trò chơi, hướng dẫn học sinh tự thiết kế trò chơi để dạy học lẫn nhau Vừa học, vừa chơi, kiến thức không những khắc sâu mà các em sẽ thấy việc học rất gần gũi hơn nữa kĩ năng tư duy sáng tạo được khơi gợi cần nhiều cho mọi công việc và ngành nghề (Ví dụ: các em nghiện game có biết rất nhiều các trò chơi, các bạn sẽ ứng dụng trò chơi đó để thiết kế bộ sản phẩm gồm mô hình, luật chơi, xây dựng bộ câu hỏi dựa trên hoạt động nhóm ) Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua trò chơi trong môn hóa học” 2 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng học sinh THPT, lấy khảo sát từ học sinh lớp 10, 12 trường THPT Đề tài cũng có thể áp dụng cho học sinh THPT nói chung, nhưng khi áp dụng đại trà, giáo viên cần căn cứ vào tình hình cụ thể từng đối tượng để có sự linh hoạt, nhằm làm tăng hiệu quả giáo dục hơn 3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Năm học 2019-2020 PHẦN II: NỘI DUNG 1 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm năng lực, năng lực người học Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được…để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp…trong những tình huống thay đổi (Weinert, 2001) Năng lực của người học là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống (Nguyễn Công Khanh, 2013) 1.2 Năng lực của học sinh Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống 1.3 Hệ thống năng lực chung Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học Vì thế có nước gọi là năng lực xuyên chương trình Các năng lực chung cốt lõi của học sinh khi kết thúc chương trình giáo dục phổ thông là: + Năng lực học tập (tự học, học suốt đời) + Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực tư duy sáng tạo + Năng lực tự quản lý và phát triển bản thân + Năng lực giao tiếp + Năng lực hợp tác + Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông + Năng lực sử dụng ngôn ngữ + Năng lực tính toán 2 1.4 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp 1.5 Quan điểm dạy học thông qua trò chơi Giáo dục thông qua trò chơi được định nghĩa là việc áp dụng các yếu tố điển hình của trò chơi (luật chơi, ghi điểm, tính cạnh tranh) vào các lĩnh vực hoạt động khác, đặc biệt nhằm thu hút người sử dụng trong việc giải quyết vấn đề Nó đã được sử dụng trong tiếp thị và cũng có ứng dụng trong giáo dục Ngoài việc thúc đẩy lợi ích học tập cụ thể, trò chơi là một hình thức học tập tích cực 1.6 Lợi ích của dạy học thông qua trò chơi Trò chơi không đơn thuần là giải trí Chúng có thể là cuộc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề hệ trọng, thách thức người chơi giải quyết các vấn đề của thế giới thực ở quy mô toàn cầu: đói nghèo, biến đổi khí hậu, hoà bình toàn cầu Giáo dục thông qua trò chơi tác động trực tiếp đến sự tham gia và động cơ, gián tiếp dẫn đến việc hình thành thêm kiến thức và kỹ năng Giáo dục thông qua trò chơi khuyến khích học sinh thực hiện một hành động Người học thường được thúc đẩy bởi các cơ hội học tập thực hành và tích cực Các thực hành liên tục của việc ra quyết định, lập kế hoạch và học tập trong môi trường trò chơi rất dễ dịch sang các tình huống hàng ngày mà trẻ sẽ phải đối mặt khi chúng lớn lên Các nhà giáo dục có thể nhận được phản hồi nhanh chóng bằng cách xem cách trẻ tham gia và phản ứng Trong khi chơi một trò chơi, trẻ em cũng có thể tự do phạm sai lầm mà không có bất kỳ hậu quả lớn nào gây tổn hại về thể chất hoặc tinh 3 thần Họ có thể thử nghiệm trong một môi trường an toàn khi chơi game Bất kỳ sai lầm nào được thực hiện có thể được thảo luận trong một thiết lập nhóm sau đó Đồng thời khi học tập thông qua trò chơi có thể phát huy được các loại trí thông minh 2 THỰC TRẠNG Trong những năm gần đây, sinh viên các trường Đại học - Cao đẳng ra trường thất nghiệp nhiều, do sinh viên có kiến thức nhưng thiếu các kĩ năng cần thiết để làm việc Cụ thể như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng lập kế hoạch mục tiêu, kĩ năng tư duy logic, phản biện, thuyết trình và xử lí nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ Còn nếu nhìn vào học sinh phổ thông trường THPT : đáng buồn và báo động khi số lượng ngày càng đông các em đến trường không học, chán nản, các hiện tượng nói chuyện, không hợp tác, sử dụng điện thoại, hút thuốc, đánh nhau Học sinh giỏi thì tư duy thụ động chỉ dựa vào kiến thức đã tiếp nhận nhưng không tạo ra được sự sáng tạo trong thực tế, các em thích làm việc cá nhân hơn do vậy giao tiếp kém Tất cả chỉ có thể giải thích rằng học sinh đang mất phương hướng trong việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho cuộc đời mình, mất cảm hứng và không thấy ý nghĩa của việc học Và quan trọng hơn hết là cũng chính điều đó các em mất luôn khả năng tư duy sáng tạo vốn luôn cần cho cuộc sống sau này Đó là một thử thách lớn để mỗi giáo viên chúng ta cần thay đổi phương pháp dạy học nói chung và môn hóa học nói riêng Trong đó, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực được chú trọng Nếu trước đây khi dạy kiến thức thì GV là người cung cấp kiến thức, học sinh tiếp nhận Thì nay, GV phải lên kế hoạch tổ chức hoạt động sao cho chính HS là người được trải nghiệm cùng nhau và tự mình chiếm lĩnh kiến thức thông qua các kĩ năng thuyết trình, thảo luận nhóm, tư duy cá nhân, phản biện, thực hành Để từ kiến thức nền HS sẽ được áp dụng kiến thức đã học để sáng tạo ra sản phẩm phục vụ cho hoạt động của cuộc sống Cũng vì vậy mà các em sẽ thấy lí thuyết, kiến thức khô khan có ý nghĩa, có gắn kết với thực tế cuộc sống 3 BIỆN PHÁP 4 3.1 Xây dựng một số trò chơi trong dạy học môn hóa 3.1.1 Trò chơi mảnh ghép a Luật chơi: - Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3-6 học sinh) - Ghép các hình tam giác tạo ra hình cụ thể - Các tam giác ghép lại phải có các cạnh đối nhau biểu diễn cùng một thông tin hoặc 1 câu hỏi và 1 câu trả lời - Thời gian quy định: Đội nào xong trước thời gian, đúng được thưởng điểm hoặc quà - Giáo viên cắt các hình tam giác rời ra và sử dụng để học sinh chơi trò mảnh ghép như hướng dẫn ở trên *Ví dụ: ghép hình cho tiết luyện tập Al lớp 12: b Nhận xét 5 - Thích hợp cho phần kiểm tra lí thuyết hoặc học lí thuyết mới, học sinh sẽ rất ham ghép hình và có tính cạnh tranh cao giữa các nhóm Việc ngại học lí thuyết đã được giải quyết, mà kiến thức thì được xào đi xào lại dễ nhớ - Năng lực hợp tác và giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ được phát triển mạnh mẽ vì học sinh bị sức ép về thời gian, tính thi đua các nhóm diễn ra mạnh mẽ nên cần phải hợp tác cùng nhau mới có kết quả cao - Có thể sử dụng cho tất cả các môn học, hiệu quả tốt - Giáo viên có thể thiết kế các kiểu hình khác nhau 3.1.2 Trò chơi: Bingo a Luật chơi: Mỗi HS sẽ nhận một tấm thẻ lớn 5x5 =25 ô hoặc 4x4 = 16 ô với các ô vuông có chứa từ, cụm từ, số hoặc tranh ảnh Các nội dung các ô giống nhau, chỉ khác nhau về thứ tự các ô Hoặc HS được phát 1 bảng gồm các ô trống sau đó tự điền các cụm từ quan trọng sau khi tổng kết bài học Khi giáo viên đọc một câu hỏi (ví dụ như tìm một từ, giải một phép tính, hay tìm một bức tranh tương ứng với nội dung mô tả một nội dung), người chơi sẽ phải tìm ô kết quả tương ứng rồi khoanh tròn kèm theo ghi số thứ tự câu hỏi vào ô khoanh tròn đó để đảm bảo sự trung thực Nếu tìm ra được 5 từ tạo thành một hàng dọc/ngang/chéo hoặc tìm được 4 điểm ở 4 góc, người chơi kêu lên “Bingo” và giành chiến thắng 6 *Ví dụ: trò chơi bingo dành cho HS các tiết ôn thi tốt nghiệp Hóa 12: 7 b Nhận xét: - Có thể áp dụng cho tất cả các môn học - Sử dụng cho hoạt động cá nhân, có thể dùng để kiểm tra bài cũ hoặc củng cố kiến thức bài học và biến thể cho phù hợp - Tùy mức độ của HS có thể cho làm theo cá nhân hoặc cặp đôi - Phát huy được năng lực tính toán, tự học, tự quản lí và phát triển bản thân 3.1.3 Trò chơi: “Giải mật thư” a Luật chơi: - Mỗi nhóm lần lượt giải mật thư cho đội của mình - Các nhóm lần lượt lên lấy mật thư thứ 1 về giải, kết quả đem lên cho giáo viên kiểm tra, nếu đúng, được tiếp tục lấy mật thư thứ 2 - Phần thi kết thúc nếu có nhóm hoàn thành được 3 mật thư nhanh nhất - Mỗi mật thư tương ứng với 1 điểm Số điểm tương ứng với số mật thư được giải, nhóm về đích được cộng thêm 2 điểm - Với nhóm hoàn thành hết số mật thư đầu tiên, giáo viên cho 1 phút để tất cả các thành viên trong nhóm xem lại 3 mật thư, GV gọi bất kì 3 thành viên trong nhóm lên giải lại Mỗi thành viên giải đúng tiếp tục đem lại 1 điểm, nêu giải sai bị trừ 1 điểm * Ví dụ: Mật thư dành cho tiết luyện tập halogien Hóa 10 Mật thư 1: A(HCl) + B → Kết tủa trắng (C) Xác định B và C, viết PTPU tạo thành Mật thư 2: 8 ………………………… NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG 15 TỔNG SỐ ĐIỂM: ……………, ngày tháng năm 202… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại, tài liệu học tập đổi mới phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Cao Cự Giác, Nguyễn Xuân Trường (2005), “Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học ở trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, (128), tr.34-36 3 Đặng Xuân Thư (2010), Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Hóa học 12, Nxb Giáo dục Việt Nam 16 4 Trang youtube 5 Trang pinterest 6 Nhóm facebook dayhoctichcuc SỞ GD&ĐT ……… TRƯỜNG THPT …………… BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI MÔN HÓA HỌC Tác giả: ………… 17 …………., NĂM 202… Bảo Lộc, tháng 11 năm 2019 SỞ GD&ĐT ……… TRƯỜNG THPT …………… BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TRÒ CHƠI MÔN HÓA HỌC 18

Ngày đăng: 20/03/2024, 21:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan