Thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình

110 0 0
Thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh hòa bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐINH THỊ THU HIỀN THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ NGÀNH: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN TIẾN THAO Hà Nội, 2023 i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2023 NGƯỜI CAM ĐOAN Đinh Thị Thu Hiền ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo Khoa KT&QTKD, Trường Đại học Lâm nghiệp đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại trường Tác giả xin cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên của trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập và nghiên cứu Tác giả xin bày tỏ tình cảm trân trọng, sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS Nguyễn Tiến Thao đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn Xin chân thành cảm ơn các cơ quan chức năng, đoàn thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện cung cấp các thông tin để tác giả hoàn thành bản luận văn được thuận lợi Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn này Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2023 TÁC GIẢ Đinh Thị Thu Hiền iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC .iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 6 1.1 Cơ sở lý luận thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp 6 1.1.1 Chính sách bảo hiểm thất nghiệp 6 1.1.2 Thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp 18 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp 30 1.2 Cơ sở thực tiễn thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp 32 1.2.1 Kinh nghiệm thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở một số địa phương 32 1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình 37 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỈNH HÒA BÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 2.1 Đặc điểm cơ bản tỉnh Hòa Bình 39 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 39 2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 39 2.2 Phương pháp nghiên cứu 45 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 45 2.2.2 Tổng hợp, xử lý số liệu 46 2.2.3 Phân tích số liệu 47 2.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 47 iv Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48 3.1 Thực trạng thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 48 3.1.1 Lập kế hoạch thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp 48 3.1.2 Tuyên truyền, phổ biến về chính sách bảo hiểm thất nghiệp 49 3.1.3 Phân công, phối hợp thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp 52 3.1.4 Tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm thất nghiệp 58 3.1.5 Giám sát, kiểm tra, chỉ đạo thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp 76 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 77 3.2.1 Nhóm yếu tố thuộc chính sách bảo hiểm thất nghiệp 77 3.2.2 Nhóm yếu tố thuộc chủ thể thực thi chính sách 79 3.2.3 Nhóm yếu tố thuộc về doanh nghiệp và người lao động 80 3.3 Đánh giá chung kết quả thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 81 3.3.1 Những kết quả đạt được 81 3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 83 3.4 Giải pháp tăng cường thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 87 3.4.1 Tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp 87 3.4.2 Tăng cường phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 88 3.4.3 Hoàn thiện quy trình thực hiện các chính sách 89 3.4.4 Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nhân sự thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 89 3.4.5 Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 90 3.4.6 Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 91 KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ASXH An sinh xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế DVVL Dịch vụ việc làm HĐLĐ Hợp đồng lao động ILO Tổ chức lao động quốc tế KCN Khu công nghiệp KTTT Kinh tế thị trường LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động QHLĐ Quan hệ lao động QLNN Quản lý nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TCTN Trợ cấp thất nghiệp TTDVVL Trung tâm Dịch vụ việc làm UBND Ủy ban Nhân dân vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng phân bổ đối tượng điều tra, khảo sát 46 Bảng 3.1: Hoạt động tuyên truyền phổ chính sách luật về BHTN 49 Bảng 3.2: Đánh giá về về nội dung văn bản thực thi chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 54 Bảng 3.3: Kết quả thực hiện chính sách đóng bảo hiểm thất nghiệp 59 Bảng 3.4: Đánh giá về thực hiện chính sách đóng bảo hiểm thất nghiệp 59 Bảng 3.5: Kết quả thực hiện chính sách trợ cấp thất nghiệp 65 Bảng 3.6: Kết quả chi trả trợ cấp thất nghiệp 67 Bảng 3.7: Đánh giá về chi trả trợ cấp thất nghiệp 68 Bảng 3 8: Kết quả thu hồi trợ cấp thất nghiệp 69 Bảng 3 9: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề 72 Bảng 3 10: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề 73 Bảng 3 11: Đánh giá công tác tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề 74 Bảng 3.12: Kết quả kiểm tra, giám sát thực thi chính sách BHTN 76 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Dân số, lao động tỉnh Hòa Bình 2022 40 Hình 2.2: Đời sống dân cư và an sinh xã hội tỉnh Hòa Bình 2022 41 Hình 2.3: Cơ cấu GRDP tỉnh Hòa Bình 2021-2022 43 Hình 3.1: Đánh giá hoạt động tuyên truyền phổ chính sách luật về BHTN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 52 Hình 3.2: Quy trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề tại Trung tâm DVVL tỉnh Hòa Bình 70 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tính cấp thiết của đề tài Thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và được thể chế hóa bằng các chính sách phù hợp với từng giai đoạn Điều 140, Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) lần đầu tiên quy định nội dung về bảo hiểm thất nghiệp Trước yêu cầu cấp thiết cần phải có chính sách hỗ trợ đối với người lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển ngày càng năng động và linh hoạt, ngày 29-6-2006, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó quy định về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2009 Theo đó, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ các khoản đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động; hỗ trợ của Nhà nước từ ngân sách Trung ương; từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác Sau hơn 4 năm thực hiện, ngày 16-11-2013, Quốc hội đã thông qua Luật Việc làm, trong đó đã nhập các quy định về chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ Luật Bảo hiểm xã hội để sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2015 Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp sử dụng vào các mục đích chi trả trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp; đầu tư để bảo toàn, tăng trưởng quỹ; chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp không chỉ quan trọng đối với người lao động và doanh nghiệp, mà còn đóng vai trò giúp ổn định kinh tế - xã hội, là một trong những công cụ để thực hiện chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia và quản trị thị trường lao động Chính sách BHTN được triển khai thực hiện từ năm 2009 với mục tiêu hỗ trợ NLĐ một phần thu nhập khi bị mất việc làm, hỗ trợ học nghề và tư vấn, giới thiệu việc làm, giúp NLĐ sớm trở lại thị trường lao động Trong những 2 năm qua, để triển khai thực hiện chính sách, BHXH đã chủ động phối hợp Sở LĐ-TB&XH kịp thời tham mưu UBND tỉnh Hòa Bình ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện kịp thời, hiệu quả chính sách BHTN Để triển khai chính sách hiệu quả đòi hỏi không chỉ các cơ quan chức năng thực hiện, mà NLĐ cũng phải hiểu thông, hiểu rõ, tiếp cận được với chính sách Chính vì vậy, BHXH tỉnh Hòa Bình chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về BHTN cho NLĐ Đồng thời, nhằm đảm bảo chính sách được triển khai minh bạch, kịp thời, ngành tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn quy trình thủ tục làm hồ sơ đăng ký hưởng BHTN; phối hợp các ngành chức năng xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra việc đóng BHXH, BHTN của các doanh nghiệp; tích cực ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ, người tham gia BHTN Hàng năm, ngành BHXH phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh xây dựng các phóng sự, chuyên mục tuyên truyền chính sách BHXH, trong đó có BHTN Phối hợp các hội, ngành, đoàn thể như Hội Nông dân, Hội LHPN, Hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm tại các khu công nghiệp, các huyện, thành phố nhằm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các chính sách về BHTN đến NLĐ - đối tượng trực tiếp có quyền lợi BHTN Ngành LĐ-TB&XH và BHXH cũng đã xây dựng văn bản liên ngành để hướng dẫn các đơn vị trực thuộc phối hợp thực hiện tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN cho NLĐ và chủ sử dụng lao động, nhất là trong việc rà soát, lập danh sách chi trả BHTN, tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi NLĐ tìm được việc làm mới Trong công tác phối hợp thực hiện việc chi trả và quản lý người hưởng, ngành BHXH tỉnh Hòa Bình đã hợp đồng với Bưu điện tỉnh trong việc lập danh sách người hưởng, chuyển dữ liệu, bàn giao danh sách chi trả hàng tháng và kinh phí chi trả đúng ngày, đúng thời điểm, để kịp thời thông báo cho người hưởng theo ngày ghi trên quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; thống nhất ban hành văn bản hướng dẫn quy trình chi trả

Ngày đăng: 20/03/2024, 16:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan