Các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT

41 2 0
Các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xác định các nhân tố và mức tác động của các nhân tố tới thu hút đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT bằng phương pháp định lượng AHP và ma trận so sánh các cặp nhân tố, thông qua các nghiên cứu tài liệu trước đó và thực trạng thực hiện các dự án theo hình thức Xây dựng chuyển giao (BOT) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC KINH TẾ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG & PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG Lớp QX2201 TP Hồ Chí Minh ngày … tháng 12 năm 2022 1 GIÁO VIÊN ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT GV 02: 2 CAM ĐOAN Nhóm chúng tôi học viên lớp QX2201, trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh Chúng tôi xin cam đoan bài làm của mình nguyên bản, không sao chép từ bất cứ từnguồn nào và là sản phẩm chúng tôi nỗ lực nghiên cứu và trình bày Chúng tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu vi phạm Quy định chống đạo văn của trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh Đại diện nhóm tác giả MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 3 1.Tính cấp thiết của đề tài 6 2 Mục đích nghiên cứu 7 3 Đối tượng nghiên cứu 7 4 Phạm vi nghiên cứu 7 5 Phương pháp nghiên cứu, thu thập, xử lý số liệu 7 6 Kết cấu của luận văn 7 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 8 1.1 Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức hợp B.O.T 8 1.1.1 Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông 8 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng theo hình thức BOT 10 1.1.3 Vai trò của hợp đồng BOT 12 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BOT 14 2.1 Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Nghệ An: 14 2.2 Vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước trong hoạt động đối tác công - tư tại Việt Nam: nghiên cứu tình huống dự án BOT cầu Phú Mỹ và bài học quốc tế: 15 2.3 Phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về các loại Hợp đồng BOT, BTO, BT; thực trạng pháp luật Việt Nam và một số nước: 16 2.4 Nghiên cứu các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam 17 2.5 Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cáo tốc ở Việt Nam: .18 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC BOT 19 3.1 Tình hình thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh theo hình thức BOT 19 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư theo hình thức BOT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 22 CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 24 4.1 Quy trình nghiên cứu: 24 4.2 Phương pháp đo lường mức độ quan trọng của các tiêu chí 24 4.3 Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí là nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư BOT 24 4.4 Đo lường mức độ ưu tiên tương đối giữa các tiêu chí và tính toán trọng số cho các tiêu chí 26 4 4.5 Tính toán tỷ số nhất quán của các tiêu chí 28 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC B.O.T 29 5.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí 29 5.2 Đo lường mức độ ưu tiên tương đối giữa các tiêu chí và tính toán trọng số cho các tiêu chí 30 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 32 Kết luận 32 Kiến nghị 32 1 Tỷ suất sinh lợi nhuận .32 2 Khả năng liên kết nhiều nguồn lực hỗ trợ khi thực hiện dự án BOT 33 3 Các thỏa thuận, cam kết được thiết lập và ràng buộc 33 4 Phân tích đầy đủ rủi ro và có biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả 34 5 Mức thuế phí, ưu đãi 35 6 Chi phí dự án được tính toán đầy đủ và chính xác 36 7 Tỷ lệ lạm phát và tham nhũng thấp 36 8 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư: 38 Danh mục tài liệu tham khảo: .40 5 MỞ ĐẦU Kể từ khi xuất hiện vào năm 1997, đầu tư theo hình thức PPP từng bước được hoàn thiện và mang lại nhiều hiệu quả cho đầu tư công, trong đó, các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao ( BOT) được xác định là hướng đi đúng đắn và thích hợp trong bối cảnh Ngân sách nhà nước ngày càng hạn hẹp mà nhu cầu đầu tư công thì không ngừng tăng lên Trong những năm vừa qua, với việc thu hút đầu tư từ nguồn vốn tư nhân thông qua hình thức hợp đồng BOT, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã ngày càng phổ biến và thể hiện các mặt tích cực một cách rõ nét Nhưng bên cạnh đó cũng để lộ nhiều tồn tại, bất cập trong chính sách, cơ chế cũng như trong cách quản lý vận hành các dự án được đầu tư theo hình thức còn mới mẻ này Chính những điều này phần nào đã ảnh hưởng đến sự thành bại của các dự án và làm giảm sức hút đối với các nhà đầu tư khu vực tư nhân Để làm rõ hơn những nhân tố chủ yếu làm làm ảnh hướng việc thu hút các nhà đầu tư đối với các dự án đầu tư theo hình thức BOT từ đó đưa ra những đánh giá, nhận đinh và kiến nghị một số giải pháp, nhóm chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “ Giải pháp thu hút đầu tư các dự án theo hình thức hợp đồng BOT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” 1.Tính cấp thiết của đề tài Việc phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong hoạt động đầu tư công ngày càng cấp thiết và đã được Đảng, Nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh trong thời gian tới Trong đó, đầu tư dự án theo hình thức hợp đồng BOT là một hình thức phù hợp với xu thế và cần được vận dụng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Tuy nhiên, hình thức hợp đồng BOT vẫn còn khá mới mẻ và cách thức quản lý các dự án này cũng có sự khác biệt so với các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước thông thường làm ảnh hưởng tới sức hút đối với các nhà đầu tư Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nâng cao việc thu hút nhà đầu tư đến với các dự án đầu tư theo hình thức B.O.T là hết sức quan trọng 6 2 Mục đích nghiên cứu Đề tài nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức B.O.T và nêu ra một số kiến nghị hạn chế các sự ảnh hưởng đó 3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút cá nhà đầu tư với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức B.O.T trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 4 Phạm vi nghiên cứu Thực trạng một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức B.O.T trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 5 năm (2016-2021) 5 Phương pháp nghiên cứu, thu thập, xử lý số liệu Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để thực hiện luận văn 6 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức B.O.T Chương 2: Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến các dự án đầu tư theo hình thức B.O.T Chương 3: Phân tích thực trạng về các dự án đầu tư theo hình thức BOT Chương 4: Thiết kế nghiên cứu Chương 5: Kết quả nghiên cứu phân tích đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư theo hình thức B.O.T Kết luận – Kiến nghị 7 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức hợp B.O.T 1.1.1 Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông a, Khái niệm - Cơ sở hạ tầng giao thông là toàn bộ cầu, đường, các công trình phục vụ liên quan, hệ thống công nghệ và trang thiết bị quản lý đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế – xã hội b, Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam hiện nay: * Đặt vấn đề: - Ngày nay, trước xu thế hội nhập và giao lưu quốc tế, một kết cấu hạ tầng giao thông tốt đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa giữa các nước thuận tiện Việc xây dựng hệ thống đường liên quốc gia, liên khu vực sẽ tạo ra hành lang vận tải giữa các nước, các khu vực và châu lục, góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước - Với bất cứ quốc gia nào, hệ thống giao thông nói chung cũng có vai trò kết nối sản xuất với tiêu thụ, giữa vùng này với vùng khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác và đáp ứng nhu cầu đi lại của con người, đảm bảo được mối liên hệ kinh tế, phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng, các quốc gia, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, của địa phương * Sự cần thiết đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam: - Kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng là nền tảng cơ sở vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Do đó, trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm ưu tiên tăng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách để xây dựng một kết 8 cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại - Việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có tầm quan trọng được thể hiện ở các mặt sau đây: + Thứ nhất, nếu chúng ta có một hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại sẽ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng lãnh thổ, giảm sự chênh lệnh về mức sống và dân trí giữa các khu vực dân cư + Thứ hai, trong chiến lược phát triển kinh tế của từng vùng luôn có chiến lược phát triển mạng lưới giao thông vận tải Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ còn là đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của những ngành công nghiệp phương tiện vận tải như công nghiệp ô tô, xe máy Xây dựng và nâng cao chất lượng đường bộ còn để theo kịp tốc độ phát triển của phương tiện cơ giới đường bộ cũng như nhu cầu lưu thông ngày càng cao như hiện nay + Thứ ba, không chỉ có những ngành công nghiệp sản xuất tạo được sự phát triển khi kết cấu hạ tầng giao thông phát triển mà ngay cả những ngành công nghiệp không khói như ngành Du lịch cũng sẽ phát triển khi Việt Nam có được một hệ thống giao thông hoàn thiện, thuận tiện và liên kết được các khu vực, vùng miền trong cả nước + Thứ tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông còn có ý nghĩa rất quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng chính nguồn vốn đó để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, tạo ra điều kiện cho những ngành sản xuất vật chất hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm + Thứ năm, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông còn là giải pháp trực tiếp và gián tiếp tới những vấn đề xã hội cấp bách, đó là đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải đang tăng nhanh trong thời gian vừa qua Nhu cầu giao thông đường bộ bao gồm cả nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu cầu vận chuyển hành khách 9 c, Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay: Trong những năm qua, TP HCM đã thực hiện nhiều chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội TPHCM đã nỗ lực thực hiện đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình giao thông, hạ tầng đô thị trọng điểm với nhiều quy mô khác nhau để từng bước giải quyết tình hình lưu thông, cải thiện bộ mặt hạ tầng đô thị, cải tạo chỉnh trang cảnh quan một số trục đường (thiết kế đô thị, cải tạo môi trường nước, cây xanh, vỉa hè…) Đặc biệt là quản lý, phát triển và tăng quỹ đất để xây dựng hạ tầng giao thông, đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch diện tích bến bãi (giao thông tĩnh) tại các khu vực nội thành, ngoại thành, các khu đô thị mới nhằm phát triển đồng bộ, cân bằng, bền vững và lâu dài trên cơ sở quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan đô thị Tuy nhiên, quá trình này cũng kèm theo những bất cập như gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường Việc ùn tắc giao thông càng tăng, dẫn tới tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kìm hãm sự phát triển của thành phố Trong tình hình giao thông thành phố còn nhiều phức tạp hiện nay, công tác quản lý giao thông đô thị còn nhiều bất cập, chưa giải quyết hoàn toàn được tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên trên địa bàn thành phố Mô hình quản lý giao thông hiện tại chưa áp dụng các phương pháp khoa học, như mô phỏng trên máy tính các cơ sở dữ liệu hiện có, để phục vụ việc quy hoạch và thiết kế các biện pháp kỹ thuật giao thông; cơ sở dữ liệu hạ tầng giao thông chưa được xây dựng, công nghệ tiên tiến, hiện đại chưa được áp dụng trong quản lý giao thông 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng theo hình thức BOT a, Hình thức đầu tư theo đối tác công tư PPP - Hình thức đầu tư theo đối tác công tư: PPP (Public - Private Partnership) Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, 10

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:08

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan