Isds men report summary vn

38 1 0
Isds men report summary vn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn Isds men report summary vn

SUPPORTED BYHà Nội 2020 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH TỪ CUỘC NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam Hà Nội Nam giới và Nam tính 2020 trong một Việt Nam hội nhập NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH TỪ CUỘC NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI 2 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới Mục lục 3 Lời nói đầu 5 Tóm tắt 6 Những phát hiện chính 8 Giới thiệu 9 Những khái niệm cơ bản 10 Phương pháp 10 Hạn chế của cuộc nghiên cứu 11 Những phát hiện chính 12 Phát hiện 1: Hình mẫu “người đàn ông đích thực” củng cố những chuẩn mực nam tính truyền thống vốn duy trì ưu thế của nam giới so với phụ nữ 14 Phát hiện 2: Các chuẩn mực nam tính truyền thống có tác động tiêu cực đến nam giới 16 Phát hiện 3: Nam giới còn giữ nhiều chuẩn mực mang định kiến giới, cản trở quyền năng của phụ nữ và biện minh cho sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới 20 Phát hiện 4: Nam thanh niên thuộc thế hệ thiên niên kỷ ở đô thị là những tác nhân của “lệch chuẩn tích cực” 29 Phát hiện 5: Đại dịch COVID-19 có thể tác động đa dạng đến nam tính và bình đẳng giới 31 Kết luận 33 Tài liệu tham khảo HỘP VÀ HÌNH 12 Hộp 1: Những tiêu chí truyền thống về một “người đàn ông đích thực” đã kép lùi nam giới và bình đẳng giới 14 Biểu đồ 1: Áp lực giảm theo độ tuổi nhưng tăng theo trình độ học vấn và thời gian làm việc 15 Biểu đồ 2: Nam giới trẻ tuổi hơn có nhiều cảm xúc tiêu cực hơn 16 Biểu đồ 3: Nam giới thực hiện những hành vi nguy cơ 17 Biểu đồ 4 Các chuẩn mực giới trong quan niệm của nam giới 19 Biểu đồ 5: Suy nghĩ của nam giới về giả định phân chia tài sản cho con cái 20 Biểu đồ 6: Phân công lao động giữa chồng/vợ 21 Biểu đồ 7: Tỷ lệ chia sẻ việc nhà trong gia đình chia theo độ tuổi và theo nơi sống 22 Biểu đồ 8: Quyết định về các chi tiêu hàng ngày và các chi tiêu lớn của gia đình 22 Biểu đồ 9: Tỷ lệ chia sẻ các quyết định trong gia đình chia theo các nhóm tuổi và khu vực 23 Biểu đồ 10: Sở hữu tài sản trong gia đình 24 Biểu đồ 11: Tỷ lệ sở hữu bất động sản trong gia đình chia theo nhóm tuổi và theo khu vực 25 Biểu đồ 12 Tình trạng bạo hành giữa vợ chồng/ bạn tình 25 Biểu đồ 13: Tình trạng bạo lực giữa hai vợ chồng/bạn tình chia theo các nhóm tuổi 28 Hộp 2: Lệch chuẩn tích cực của thế hệ thiên niên kỷ về nam tính và bình đẳng giới Lời nói đầu 3 Lời nói đầu Australia coi việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là một khía cạnh quan trọng trong quan hệ đối tác với Việt Nam Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây trong việc thúc đẩy vị thế và quyền của phụ nữ trên toàn quốc Chỉ riêng trong thập kỷ qua, Việt Nam đã công bố các mục tiêu chiến lược và khung pháp lý đầu tiên để thúc đẩy tiến độ hướng tới bình đẳng trong lãnh đạo và kinh tế, cũng như giải quyết tình trạng bạo lực trên cơ sở giới Việt Nam đã tận dụng triệt để đường lối ngoại giao đa phương của mình để thực hiện các nghị quyết quan trọng về phụ nữ, hòa bình và an ninh, và tiến hành các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới Tuy nhiên, trên toàn cầu, đại dịch COVID-19 diễn ra năm 2020 đã nhấn mạnh tình trạng phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong các hoạt động kinh tế và cũng như trong gia đình Đại dịch đã làm nổi bật tình trạng công việc của phụ nữ như là “lực lượng lao động thứ cấp” trong các hộ gia đình, trong đó nhiều phụ nữ làm việc bán thời gian và không có bảo hiểm xã hội Việc đóng cửa trường học và các biện pháp “cách ly tại nhà” cũng góp phần làm tăng thêm công việc chăm sóc không được trả lương của phụ nữ trong gia đình Trong thời kỳ khủng hoảng, các ứng phó truyền thống có xu hướng trở nên phổ biến, và những ứng phó này có thể đặt ra thách thức đối với nhiều thành tựu đã đạt được liên quan đến vị thế và vai trò của phụ nữ trong xã hội COVID-19 đã nhấn mạnh rằng giữa nam và nữ cần tiến hành thương thảo nhiều hơn để đạt được bình đẳng giới Do đó, Chính phủ Australia rất vui mừng hỗ trợ Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) tại Việt Nam triển khai một nghiên cứu quan trọng “Nam giới và nam tính tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam đồng tài trợ Australia hỗ trợ nghiên cứu này thông qua Chương trình “Đầu tư cho phụ nữ” (Investing in Women) – một dự án nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc thúc đẩy quyền tự chủ về kinh tế cho phụ nữ ở Đông Nam Á Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu quan niệm của nam giới về bình đẳng giới và những kỳ vọng xã hội Nghiên cứu được tiến hành đúng vào thời điểm rất quan trọng Đây là nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên về nam giới và nam tính ở Việt Nam, được thực hiện với hơn 2.500 nam giới trong độ tuổi lao động sống ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và Hòa Bình 4 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới Nghiên cứu đặt ra một số câu hỏi quan trọng: Nam giới Việt Nam nghĩ gì về bình đẳng giới? Các chuẩn mực và định kiến xã hội về nam tính ảnh hưởng như thế nào đến các hành động của nam giới? Các phát hiện này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về: cách thức các chuẩn mực và định kiến này định hình các kỳ vọng của xã hội đối với nam giới Việt Nam, điều này ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ, hành vi và hành động của nam giới đối với phụ nữ trong các hoạt động kinh tế, bình đẳng giới và các cơ hội kinh tế cho phụ nữ Một điều quan trọng là nghiên cứu này cũng xác định các cơ hội để tạo ra những thay đổi tích cực Đô thị hóa, các thành tựu giáo dục và các điều kiện kinh tế được cải thiện đều có thể dẫn đến những thay đổi các chuẩn mực giới Điều này có thể giúp đảm bảo rằng quan niệm, nhận thức về nam tính không ngăn cản phụ nữ hoặc nam giới phát huy tối đa những tiềm năng của họ Nghiên cứu này sẽ có những đóng góp quan trọng về mặt chính sách và can thiệp, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho cả nam giới và phụ nữ, đồng thời thúc đẩy những nỗ lực chung để tăng cường bình đẳng giới và thúc đẩy quyền tự chủ về kinh tế cho phụ nữ ở Việt Nam Bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam Tóm tắt Tuy Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới nhưng phân biệt đối xử trên cơ sở giới và những khoảng cách giữa hai giới vẫn còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống Để thay đổi thực tế này , chúng ta cần phải có những cách tiếp cận mới hướng tới cả phụ nữ và nam giới (chứ không chỉ hướng tới phụ nữ) và cần có những chính sách và các chương trình xã hội nhằm thay đổi các chuẩn mực giới và hành vi của nam giới đồng thời tiếp tục các nỗ lực nâng cao quyền năng của phụ nữ Cùng đóng góp vào việc xây dựng các chính sách và chương trình xã hội theo cách tiếp cận mới, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã triển khai dự án nghiên cứu nhằm có được sự hiểu biết tốt hơn về nam giới, nam tính và những chuẩn mực giới mà đã và đang hạn chế quyền năng của phụ nữ và nam giới và cản trở các nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới Với tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Chương trình Đầu tư cho Phụ nữ (Investing in Women – IW) - một sáng kiến của Chính phủ Úc, nghiên cứu đã được thực hiện với tổng số 2567 nam giới trong độ tuổi 18 -24 sống tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và Hòa Bình trong hai năm 2018 và 2019 Khung lý thuyết của nghiên cứu này dựa trên hai trụ cột là lý thuyết - kiến tạo xã hội và lý thuyết nữ quyền Nhân dạng nam giới được xã hội định hình thông qua một quá trình tương tác văn hóa phức tạp, trong đó nam giới học hỏi các kịch bản giới phù hợp với nền văn hóa của mình 6 Nam giới và Nam tính trong một Việt Nam hội nhập – Những phát hiện chính và hàm ý đối với Bình đẳng giới và họ điều chỉnh những kịch bản đó để khiến chúng được chấp nhận Nam giới không chỉ khác biệt với phụ nữ và các giới khác, mà họ còn khác nhau bởi vì nhân dạng của họ được kiến tạo từ tương tác của yếu tố giới và các chiều cạnh khác như nhân khẩu học, kinh tế-xã hội, văn hóa và chính trị Do vậy, trải nghiệm nam tính là không đồng nhất và không phổ quát cho mọi nam giới trong xã hội Các nhóm nam giới khác nhau trải nghiệm và thực hành các phiên bản nam tính khác nhau, và sự khác nhau giữa các phiên bản có thể rất lớn, nó phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế-xã hội và chính trị của nơi họ sống, phụ thuộc vào các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của họ Những phát hiện chính Phát hiện 1: Hình mẫu “người đàn ông đích thực” củng cố những chuẩn mực nam tính truyền thống, là những chuẩn mực đã duy trì ưu thế của nam giới so với phụ nữ Hình mẫu “người đàn ông đích thực” đã “gia cố” nhiều chuẩn nam tính truyền thống vốn duy trì quan niệm phổ biến về nam giới và ưu thế của họ đối với phụ nữ Nam giới cho rằng người đàn ông đích thực phải là trụ cột của gia đình và là người lãnh đạo trong xã hội Phát hiện 2: Các chuẩn mực nam tính truyền thống tác động tiêu cực đến nam giới Nhiều chuẩn mực nam tính có thể dẫn tới những trông đợi quá lớn cũng như những khắc chế đối với bản thân người đàn ông và người khác Phân tích sâu hơn những phát hiện của cuộc nghiên cứu cho thấy một người đàn ông càng có nhiều chuẩn nam tính truyền thống thì người đó càng có nhiều hành vi kiểm soát/bạo lực đối với vợ/ bạn tình của mình Phát hiện 3: Nam giới còn giữ nhiều chuẩn mực mang tính định kiến giới, cản trở quyền năng của phụ nữ và biện minh cho sự phân biệt trên cơ sở giới Những chuẩn mực giới thiên lệch vẫn còn rất phổ biến trong suy nghĩ của nam giới về nam giới và phụ nữ Cứ 3 người nam giới thì có 2 người cho rằng phụ nữ nói chung không có khả năng làm việc như nam giới Trong suy nghĩ của nam giới Việt Nam, vai trò chủ yếu của phụ nữ là chăm sóc và làm việc nhà, phụ nữ không có khả năng làm việc dưới áp lực cao, và không đủ năng lực trở thành người lãnh đạo, phụ nữ phải ưu tiên gia đình và hy sinh cho hạnh phúc của gia đình Về thực chất, những quan niệm này củng cố ưu thế và đặc quyền của nam giới đối với phụ nữ, hạn chế các cơ hội nâng cao quyền tự chủ về kinh tế của phụ nữ và biện minh cho sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tại nơi làm việc cũng như trong gia đình và ngoài xã hội Phát hiện 4: Nam thanh niên thuộc thế hệ thiên niên kỷ ở đô thị là những tác nhân của “lệch chuẩn tích cực” Trong khi các chuẩn mực giới truyền thống được chấp nhận rộng rãi trong nam giới Việt Nam thì nhóm nam giới trẻ tuổi, nam giới sống ở đô thị, những người có học vấn cao và những người tiếp cận nhiều hơn tới toàn cầu hóa có xu hướng ít chịu ảnh hưởng của những khuôn 1 Tham gia quá trình toàn cầu hóa được đo lường thông qua việc sử dụng ngoại ngữ, trải nghiệm sống và làm việc ở nước ngoài, và sử dụng internet Tóm tắt 7 mẫu truyền thống, khuôn mẫu nam tính cứng nhắc và những chuẩn mực mang tính định kiến đối với phụ nữ Thái độ của nhóm nam thanh niên thế hệ thiên niên kỷ ở đô thị về nam tính, về hôn nhân, gia đình, về phụ nữ và bình đẳng giới đang chuyển dịch theo hướng tích cực hơn Ví dụ, có 38,8% nam giới đô thị trong độ tuổi 18-29 chia sẻ việc nấu ăn với vợ so với 24,4% nam giới ở độ tuổi từ 60 trở lên Ở vùng nông thôn, tỷ lệ này tương ứng là 29,4% so với 18,1% Đây là những dấu hiệu của lệch chuẩn tích cực so với phân công lao động giới truyền thống Phát hiện 5: Đại dịch COVID-19 có tác động đa dạng đến nam tính và bình đẳng giới Đại dịch COVID-19 đã tác động to lớn tới cả nam giới và phụ nữ nói riêng cũng như tới bình đẳng giới nói chung Những chuẩn mực phổ biến trói buộc nam giới vào vai trò trụ cột của gia đình và giới hạn phụ nữ trong vai trò chăm sóc gia đình đã bị thách thức nghiêm trọng trong thời gian xảy ra đại dịch Một mặt, đây có thể là một cơ hội thay đổi những chuẩn mực truyền thống về giới và nam tính theo hướng bình đẳng hơn, đặc biệt đối với những nam thanh niên trẻ sống ở đô thị Mặt khác, đây có thể được nhìn nhận như là một nguy cơ đối với những nam giới đang cưỡng lại sự thay đổi và có thể làm gia tăng bạo lực trên cơ sở giới, tiếp tục làm suy yếu quyền năng của phụ nữ và kéo lùi tiến trình bình đẳng giới Một nghiên cứu gần đây với 303 phụ nữ đã kết hôn ở Hà Nội cho thấy đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng bạo lực gia đình3 Thay đổi những chuẩn mực cứng nhắc về nam tính và mang tính định kiến giới là điều cần thiết để đạt được bình đẳng giới và quyền năng cho phụ nữ Những chuẩn mực truyền thống về nam tính và về giới đã ăn sâu trong nếp nghĩ của nhiều nam giới Việt Nam Những chuẩn mực này đã làm sai lệch nhận thức của nam giới, hạn chế quyền năng của phụ nữ và góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống Tuy vậy, những nam giới trẻ, nam giới sống ở khu vực đô thị, nam giới có học vấn cao hơn và nam giới tham gia nhiều hơn vào quá trình toàn cầu hóa có thái độ nhìn nhận tích cực hơn về phụ nữ và bình đẳng giới Thay đổi những chuẩn mực về giới và về nam tính trong nam giới Việt Nam là điều cần thiết để có thể đạt được những tiến bộ toàn diện và bền vững hơn trong việc nâng cao quyền năng của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới Bởi nam tính là kiến tạo xã hội, nên nam tính có thể thay đổi Thay đổi những chuẩn mực cứng nhắc về nam tính và những chuẩn mực mang tính định kiến giới đang tồn tại trong nam giới Việt Nam cần được nhìn nhận như là một phần quan trọng trong nỗ lực tập thể để thúc đẩy bình đẳng giới Xã hội Việt Nam đang có một cơ hội để xác định lại hình mẫu “người đàn ông đích thực” như là những người ủng hộ và thúc đẩy bình đẳng giới 2 Thế hệ thiên niên kỷ (tiếng Anh: Millennial) được xác định là những người sinh trong giai đoạn 1981 – 1996 khi diễn ra những biến đổi to lớn về kinh tế-xã hội và chính trị, như sự kiến khủng bố ngày 11/9; cuộc Đại suy thoái, và sự bùng nổ của internet với sự ra đời của mạng xã hội như Facebook, YouTube và Tweeter Ở Việt Nam, năm 1986 đã đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ chuyển đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội 3 Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, 2020 “Trong thời gian đại dich tôi đã bị đánh suốt” – Kết quả nghiên cứu về tác động của đại dịch COVID-19 tới bạo lực gia đình với phụ nữ tại Hà Nội, Việt Nam Cuộc nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9/2020 với tài trợ của Văn phòng Đông Nam Á của tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung Giới thiệu Những nỗ lực to lớn trong việc trao quyền năng cho phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam đã đem lại nhiều thành tựu đáng khích lệ Tuy nhiên, phụ nữ vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong các vị trí lãnh đạo ở các cấp, họ vẫn bị ‘gánh nặng kép’ ràng buộc và vẫn bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, là nạn nhân của bạo lực trong gia đình và nơi công cộng Để thay đổi thực tiễn này, chúng ta cần một cách tiếp cận mới hướng tới cả phụ nữ và nam giới Các chính sách và chương trình xã hội phải thúc đẩy sự thay đổi các chuẩn mực giới và hành vi của nam giới Những chính sách và chương trình như vậy cần dựa trên những bằng chứng từ nghiên cứu xã hội về nam giới và quan niệm của họ về phụ nữ và bình đẳng giới

Ngày đăng: 19/03/2024, 07:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan