Thực thi chính sách trợ giúp xã hội trên đại bàn tỉnh hòa bình

91 0 0
Thực thi chính sách trợ giúp xã hội trên đại bàn tỉnh hòa bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BÙI THỊ THANH LOAN THỰC THI CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRÊN ĐẠI BÀN TỈNH HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN TIẾN THAO Hà Nội, 2023 i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2023 Người cam đoan Bùi Thị Thanh Loan ii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Khoa KT&QTKD, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường Tôi xin cảm ơn sâu sắc TS Nguyễn Tiến Thao người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Tôi xin cảm ơn UBND tỉnh Hòa Bình, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội các huyện/thành phố; các tập thể và cá nhân đã cung cấp số liệu cần thiết cho tôi hoàn thiện luận văn Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian khóa học và quá trình thực hiện luận văn Tác giả Bùi Thị Thanh Loan iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC .iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI 6 1.1 Cơ sở lý luận thực thi chính sách trợ giúp xã hội 6 1.1.1 Chính sách trợ giúp xã hội 6 1.1.2 Thực thi chính sách trợ giúp xã hội 16 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách trợ giúp xã hội 24 1.2 Cơ sở thực tiễn thực thi chính sách trợ giúp xã hội 28 1.2.1 Kinh nghiệm thực thi chính sách trợ giúp xã hội với cách mạng ở một số địa phương 28 1.2.2 Bài học cho tỉnh Hòa Bình 33 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỈNH HÒA BÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 2.1 Đặc điểm cơ bản tỉnh Hòa Bình 35 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 35 2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 35 2.2 Phương pháp nghiên cứu 41 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 41 2.2.2 Tổng hợp, xử lý số liệu 42 2.2.3 Phân tích số liệu 43 2.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 43 iv Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44 3.1 Thực trạng thực thi chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 44 3.1.1 Lập kế hoạch thực thi chính sách trợ giúp xã hội 44 3.1.2 Tuyên truyền, phổ biến về chính sách trợ giúp xã hội 48 3.1.3 Phân công, phối hợp thực thi chính sách trợ giúp xã hội 50 3.1.4 Tổ chức thực hiện trợ giúp xã hội 54 3.1.5 Giám sát, kiểm tra, chỉ đạo thực thi chính sách trợ giúp xã hội 60 3.1.6 Đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách trợ giúp xã hội 62 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 62 3.2.1 Yếu tố về chất lượng chính sách 62 3.2.2 Yếu tố về bộ máy và cán bộ thực thi 64 3.2.3 Yếu tố về đối tượng chính sách 65 3.3 Đánh giá chung kết quả thực thi chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 67 3.3.1 Những kết quả đạt được 67 3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 69 3.4 Giải pháp tăng cường thực thi chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 73 3.4.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch thực thi chính sách 73 3.4.2 Tuyên truyền, phổ biến chính sách trợ giúp xã hội 75 3.4.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực thi chính sách trợ giúp xã hội 77 3.4.4 Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh 78 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BTXH Bảo trợ xã hội ĐBKK Đặc biệt khó khăn ĐTNC Đơn thân nuôi con KCB Khám chữa bệnh LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội NCC Người có công NCT Người cao tuổi NKT Người khuyết tật TCXH Trợ cấp xã hội TEMC Trẻ em mồ côi TGXH Trợ giúp xã hội UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Kết quả khảo sát về công tác truyên truyền, vận động 50 Bảng 3.2 Kết quả thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng 55 Bảng 3.3 Kết quả thực hiện trợ giúp xã hội khẩn cấp 56 Bảng 3.4 Kết quả thực hiện TGXH chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng 59 Bảng 3.5 Kết quả thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở TGXH 60 Bảng 3.6 Kết quả khảo sát về chất lượng chính sách chính sách TGXH 63 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát về bộ máy và cán bộ thực thi chính sách 65 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát yếu tố nhận thức của người dân 66 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tính cấp thiết của đề tài Là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, lại bị ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu; đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh nên hiện nay số người cần trợ giúp xã hội của Việt Nam rất lớn, chiếm hơn 20% dân số cả nước Trong đó có khoảng 9,2 triệu người cao tuổi, 7,2 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, gần 5% hộ nghèo, 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, 234 nghìn người nhiễm HIV được phát hiện, 204 nghìn người nghiện ma tuý, khoảng 30 nghìn nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia đình; ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố Giai đoạn 2011-2015, kinh tế đất nước có khó khăn, thách thức, song Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp để bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có lĩnh vực trợ giúp xã hội tiếp tục là điểm sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân” Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 cũng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước Xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội làm căn cứ xác định người thuộc diện được hưởng trợ giúp xã hội Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, phát triển mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, nhất là mô hình nhà dưỡng lão” 2 Thực hiện Nghị định 20/2021/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng kịp thời, đầy đủ cho 29.130 đối tượng, trong đó có 169 trẻ em mồ côi, 48 người nhiễm HIV, 1.439 người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người cao tuổi 11.158 người, 13.073 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, 3.199 trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đặc biệt khó khăn Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đột xuất, trong năm 2022, tỉnh đã hỗ trợ lương thực cho 5.667 lượt hộ gia đình với số gạo gần 256,03 tấn và trên 1,3 tỷ đồng từ ngân sách địa phương Trong công tác trợ giúp người cao tuổi, đã quan tâm cấp và khám chữa bệnh cho người cao tuổi bằng thẻ bảo hiểm y tế đúng quy định; Người cao tuổi thuộc diện chính sách trợ giúp xã hội, chính sách bảo trợ xã hội, người cao tuổi thuộc hộ nghèo… đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước Hiện nay, tỉnh Hòa Bình đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho khoảng 90.854 người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội Số người cao tuổi được khám định kỳ và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tại phường, xã, thị trấn nơi cư trú là 46.689 người Số người cao tuổi hiện đang được hưởng chính sách đối với người có công với cách mạng là 6.174 người Số người cao tuổi hiện đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng là 15.249 người, trong đó 9.776 người cao tuổi 80 tuổi trở lên; 411 người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo, người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa thuộc hộ gia đình nghèo; 971 người cao tuổi từ 75-80 thuộc hộ nghèo, cận nghèo sống ở vùng KTXH đặc biệt khó khăn; 4.091 người cao tuổi khuyết tật nặng và đặc biệt nặng Việc chi trả trợ cấp xã hội thông qua dịch vụ bưu điện giúp người cao tuổi được nhanh chóng, thuận tiện Toàn tỉnh có 1.593 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… quy tụ được nhiều người cao tuổi tham gia thường xuyên luyện tập Các câu 3 lạc bộ đẩy mạnh các hoạt động vào dịp lễ, Tết, kỷ niệm ngày lễ lớn trong năm, thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ… nhằm động viên tinh thần người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, sống vui, sống khỏe, sống có ích Nhờ sinh hoạt của các câu lạc bộ, người cao tuổi có thêm điều kiện để gặp gỡ, giao lưu, tâm sự, cùng nhau giải tỏa tâm lý Đồng thời, đóng góp vào nhiều công tác xã hội ở địa phương, sống mẫu mực là tấm gương cho con cháu noi theo Trong năm 2021, toàn tỉnh có tổng cộng 6.659 người cao tuổi được chúc thọ mừng thọ với số tiền trên 4,5 tỷ đồng Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật, đến nay, theo báo cáo của 10 huyện, thành phố, tổng số người khuyết tật trên địa bàn tỉnh là 17.567 người với 6 dạng khuyết tật chính và 3 mức độ khuyết tật Đã có 3.339 người khuyết tật đặc biệt nặng, 10.290 người khuyết tật nặng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và 3.583 người khuyết tật nhẹ được hỗ trợ về y tế, giáo dục… Mặc dù, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội vẫn còn những hạn chế như: Công tác tuyên truyền các chính sách về công tác trợ giúp xã hội có lúc có nơi chưa được thường xuyên; việc thiết lập, quản lý hồ sơ ở một số địa phương trong tỉnh chưa thực sự khoa học, một số hồ sơ còn thiếu thông tin, thông tin chưa đầy đủ, chưa đảm bảo theo quy định; quy trình thủ tục tiếp nhận, giải quyết chế độ cho một số đối tượng chưa tuân thủ các mốc thời gian theo quy định; công tác xét duyệt trợ cấp xã hội, xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng cấp xã có lúc có nơi còn cảm tính, một số nơi có biểu hiện nể nang; công tác quản lý đối tượng, cập nhật thông tin, lập hồ sơ biến động tăng, giảm đối tượng, điểu chỉnh chế độ hưởng tại một số đơn vị cấp xã chưa kịp thời; Cơ sở vật chất của các cơ sở trợ giúp xã hội còn thiếu thốn, diện tích chật hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng tiếp nhận thực tế cũng như chưa đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho các đối tượng

Ngày đăng: 18/03/2024, 13:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan