ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG DENVER TEST CAN THIỆP, HỖ TRỢ NHÓM TRẺ 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO TIÊN PHONG, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM

80 0 0
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG DENVER TEST CAN THIỆP, HỖ TRỢ NHÓM TRẺ 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO TIÊN PHONG, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Mầm non TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON ~~~~~~~~~~ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG DENVER TEST CAN THIỆP, HỖ TRỢ NHÓM TRẺ 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO TIÊN PHONG, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ BÍCH HÀ MSSV: 2113021206 CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON Khóa: 2013 - 2017 Cán bộ hướng dẫn ThS. LA VĨNH LỘC Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Võ Thị Bích Hà LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến các thầy, cô giáo trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong khoa Tiểu Học - Mầm non, Khoa Tâm lý- Giáo dục đã dìu dắt tôi trong suốt bốn năm học. Em chân thành cảm ơn thầy giáo Ths.La Vĩnh Lộc, giảng viên Khoa Tâm lý giáo dục đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trong trường Mẫu giáo Tiên Phong đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và thực nghiệm để tôi hoàn thành tốt bài khóa luận này. Cảm ơn gia đình, các bạn lớp DT13SMN01, các quý ân nhân đã luôn ủng hộ, tin tưởng, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận. Quảng Nam, ngày 25 tháng 04 năm 2017 Võ Thị Bích Hà DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về lĩnh vực cá nhân - xã hội 30 2 Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về lĩnh vực vận động thô 31 3 Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về lĩnh vực vận động tinh 32 4 Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về lĩnh vực ngôn ngữ 33 5 Bảng 2.5: Chiều cao cân nặng của nhóm trẻ 5 tuổi 35 6 Bảng 2.6: Kết quả đo của trẻ thuộc lĩnh vực cá nhân-xã hội 38 7 Bảng 2.7: Kết quả đo của trẻ thuộc lĩnh vực vận động thô 39 8 Bảng 2.8: Kết quả đo của trẻ thuộc lĩnh vực vận động tinh 41 9 Bảng 2.9: Kết quả đo của trẻ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ 43 10 Bảng 3.1. Thang đo thuộc lĩnh vực cá nhân- xã hội 44 11 Bảng 3.2. Thang đo thuộc lĩnh vực vận động thô 44 12 Bảng 3.3. Thang đo thuộc lĩnh vực vận động tinh 45 13 Bảng 3.4. Thang đo thuộc lĩnh vực ngôn ngữ 47 MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu ................................................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 3.3. Khách thể nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .............................................................. 3 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................. 4 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu chính ................................................................ 4 6.2.2. Phương pháp hỗ trợ ................................................................................... 4 6.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 4 7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 4 7.1. Những nghiên cứu trên thế giới và xuất xứ của Denver test..................... 4 7.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam và sự du nhập của Denver test vào Việt Nam........................................................................................................................ 9 7.3. Chuẩn Denver Test đang sử dụng tại Việt Nam ...................................... 11 8. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 13 9. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 14 9.1. Giới hạn nghiên cứu .................................................................................... 14 9.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 14 10. Cấu trúc tổng quan của đề tài ..................................................................... 14 PHẦN 2. NỘI DUNG ......................................................................................... 15 CHƯƠNG 1......................................................................................................... 15 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DENVER TEST CHẨN ĐOÁN, CAN THIỆP HỖ TRỢ NHÓM TRẺ 5 TUỔI ................................................. 15 1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................. 15 1.1.1. Khái niện chẩn đoán ................................................................................ 15 1.1.2. Khái niệm định hướng ............................................................................. 15 1.1.3. Khái niệm can thiệp ................................................................................. 15 1.1.4. Khái niệm hỗ trợ ...................................................................................... 16 1.1.5. Sử dụng Denver Test chẩn đoán, can thiệp, hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi ... 16 1.2. Denver test ................................................................................................... 16 1.2.1. Nội dung của Denver Test ....................................................................... 16 1.2.2. Mục đích của Test Denver ....................................................................... 18 1.2.3. Hướng sử dụng Denver Test ................................................................... 18 1.2.3.1. Tại các cơ sở y tế .................................................................................... 18 1.2.3.2. Tại các trường mầm non........................................................................ 19 1. 3. Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ 5 tuổi ........................................................ 20 1.3.1. Sự phát triển thể chất và vận động của trẻ 5 tuổi ................................. 20 1.3.2. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi .................................................... 20 1.3.3. Sự phát triển xúc cảm, tình cảm, ý chí của trẻ 5 tuổi ........................... 22 1.3.4. Sự phát triển nhận thức của trẻ 5 tuổi ................................................... 24 1.4. Bộ chuẩn đánh giá trẻ mầm non ................................................................ 25 1.4.1. Chuẩn phát triển trẻ em .......................................................................... 25 1.4.2. Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ................... 25 1.4.3. Cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi .............................. 25 CHƯƠNG 2......................................................................................................... 27 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ DENVER TEST, XÂY DỰNG THANG ĐO, CHẨN ĐOÁN NHÓM TRẺ 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO TIÊN PHONG, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM ............................. 27 2.1. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu ................................................................ 27 2.1.1. Vài nét về trường mẫu giáo Tiên Phong ................................................ 27 2.1.2. Đặc điểm gia đình của nhóm trẻ nghiên cứu ......................................... 28 2.1.3. Đặc điểm của môi trường sống ............................................................... 28 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên trường mẫu giáo Tiên Phong về Denver test .......................................................................................................... 29 2.3. Xây dựng thang đo dành cho nhóm trẻ 5 tuổi trường mẫu giáo Tiên Phong ................................................................................................................... 35 2.3.1. Cơ sở khoa học để thiết kế thang đo....................................................... 35 2.3.2. Thang đo ................................................................................................... 36 2.3. Kết quả đo, tìm hiểu xác định nguyên nhân ............................................. 38 CHƯƠNG 3......................................................................................................... 44 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG DENVER TEST, CAN THIỆP, HỖ TRỢ CHO NHÓM TRẺ 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO TIÊN PHONG.............. 44 3.1. Một số định hướng sử dụng Denver test dành cho nhóm trẻ 5 tuổi ở trường mẫu giáo Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam ............ 44 3.2. Định hướng can thiệp sớm vào nhóm trẻ 5 tuổi tại trường mẫu giáo Tiên Phong ................................................................................................................... 50 3.2.1. Lĩnh vực cá nhân-xã hội .......................................................................... 50 3.2.2. Lĩnh vực vận động thô ............................................................................. 53 3.2.3. Lĩnh vực vận động tinh ............................................................................ 55 3.2.4. Lĩnh vực ngôn ngữ ................................................................................... 56 3.3. Định hướng hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi tại trường mẫu giáo Tiên Phong ... 57 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................... 60 1. Kết luận ........................................................................................................... 60 2. Khuyến nghị .................................................................................................... 61 PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 63 PHẦN 5. PHỤ LỤC.............................................................................................. 1 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phầ n vào công học tập của các cháu”. Trẻ em là mầm non của đất nước, đất nước có giàu mạnh hay không chính là nhờ vào thế hệ trẻ. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và cho trẻ bước vào học phổ thông. Xã hội càng phát triển, con người càng có điều kiện để quan tâm tới việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tuy nhiên, chính trong xã hội hiện đại này làm nảy sinh nhiều yếu tố khiến cho con người mà nhất là trẻ em phát triển lệch lạc, gặp nguy cơ rủi ro cao. Vì thế, việc chăm sóc và giáo dục trẻ ngày nay trở thành đề tài nóng bỏng hơn bao giờ hết, vấn đề này không chỉ nhận được sự quan tâm của các bậc cha mẹ có con em ở độ tuổi mầm non, các nhà giáo dục mà của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, bậc giáo dục mầm non nước ta đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, đáp ứng được phần nào sự mong mỏi và kỳ vọng lớn lao của xã hội. Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng nó còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập 25. Tâm lý học hiện đại đã chứng minh rằng, quá trình giáo dục sẽ được thực hiện tối ưu nhất nếu nó hướng vào Vùng cận phát triển ( Zone of Proximal Development ) của người học. Đối với trẻ em cũng thế, hoạt động giáo dục sẽ đem lại hiểu quả cao nhất khi quá trình ấy được xuất phát từ chính kinh nghiệm và kiến thức nền tảng của trẻ. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để xác định được Vùng cận phát triển ấy và kể cả là những thiếu hụt hay một khả năng vượt trội nào đó của trẻ để từ cơ sở đó tìm ra được phương thức tác động hợp lý giúp cho mỗi trẻ phát triển được tối đa tiềm năng của mình. Những phương pháp được sử dụng ở trường mầm non để đánh giá trẻ cũng mang có nhiều giá trị phục vụ trực tiếp cho quá trình giáo dục trẻ. Tuy nhiên, vẫn đủ thuyết phục để có thể đánh 2 giá được một mặt thiếu hụt hay khả năng vượt trội nào đó của trẻ để tìm ra các giải pháp tác động, cải thiện tình trạng một cách hợp lí 25. Denver test là công cụ tương đối hữu hiệu trong việc đánh giá sự phát triển của trẻ. Trong đó, nội dung đánh giá chia thành 4 lĩnh vực phát triển chủ yếu, bao gồm: lĩnh vực vận động thô, vận động tinh, giao tiếp và quan hệ xã hội. Việc sử dụng công cụ này trong lĩnh vực Y học và Xã hội học đã khá phổ biến kể cả trên thế giới và ở Việt Nam nhằm phát hiện và can thiệp sớm những sai lệch hay thiếu hụt chức năng của trẻ. Ngày nay, nó cũng được sử dụng như một công cụ hữu ích trong việc phát hiện những năng lực vượt trội hay năng khiếu của trẻ để có phương thức bồi dưỡng, phát triển hợp lí. Tuy nhiên, việc ứng dụng bộ test này trong lĩnh vực giáo dục mầm non ở Việt Nam chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, trong khi đó các lĩnh vực đánh giá và mức độ tin cậy của nó tương đối phù hợp với lĩnh vực giáo dục nhằm phát hiện kiến thức và kinh nghiệm nền tảng của trẻ (Vùng cận phát triển). Đồng thời, việc sử dụng bộ test này cũng giúp cho nhà giáo dục phát hiện và khắc phục những hạn chế hay phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ 14. Chẩn đoán đúng mức độ phát triển các chức năng tâm lý đã, đang và sẽ phát triển của trẻ để có sự can thiệp kịp thời và khoa học giúp quá trình chăm sóc, dạy học và và giáo dục của người giáo viên ở trường mầm non đạt hiệu quả là yếu tố cần thiết. Nhưng, hiện nay, qua quan sát và tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy các giáo viên có thể đánh giá trẻ của mình, đưa ra các kết luận chung chung, mơ hồ và vẫn không thể cải thiện được hết các tình trạng còn thiếu hút và yếu kém đó. Xuất phát từ vấn đề thực tế trong lĩnh vực giáo dục mầm non nêu trên, tôi chọn đề tài “Định hướng sử dụng Denver Test can thiệp, hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi ở trường mẫu giáo Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” . Chuẩn bị cho bước đầu sử dụng Dever Test để đánh giá sự phát triển của trẻ, vốn lâu nay mới chỉ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực y học nhằm chẩn đoán và can thiệp sớm giải quyết vấn đề thiếu hụt khả năng của trẻ ở độ tuổi mầm non. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về sự phát triển tâm lý trẻ em và Denver 3 Test, địa phương hóa Denver Test, đề tài chẩn đoán mức độ phát triển của trẻ nhằm định hướng và đưa ra một số biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời giải quyết một số vấn đề khó khăn nảy sinh trong sự phát triển của trẻ 5 tuổi. 3. Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chẩn đoán, can thiệp, hỗ trợ sự phát triển của trẻ bằng Denver Test. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nhóm trẻ 5 tuổi của trường mẫu giáo Tiên Phong, Tiên Phước, Quảng Nam. 3.3. Khách thể nghiên cứu Quá trình chuẩn hóa can thiệp, hỗ trợ trẻ 5 tuổi bằng Denver test. 4. Giả thuyết khoa học Trên thực tế, việc đánh giá mức độ phát triển của trẻ 5 tuổi trong trường mẫu giáo Tiên Phong - Tiên Phước - Quảng Nam chưa được chú trọng đúng mức, các tiêu chí đánh giá chung chung, mơ hồ dẫn đến kết quả thiếu thuyết phục và không có nhiều giá trị phục vụ trực tiếp cho quá trình giáo dục trẻ. Nếu giáo viên có hệ thống các tiêu chí đánh giá để chẩn đoán, đánh giá mức độ phát triển của trẻ 5 tuổi thì hiệu quả của việc đánh giá sẽ được nâng cao, đưa ra biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời giúp trẻ phát triển tốt hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng Denver test chẩn đoán, can thiệp hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi. - Nghiên cứu thực trạng nhận thức về Denver test, xây dựng thang đo, can thiệp hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi tại trường mẫu giáo Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. - Định hướng sử dụng Denver test, định hướng can thiệp, hỗ trợ cho nhóm trẻ 5 tuổi tại trường mẫu giáo Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài: Sự phát triển tâm - sinh lý trẻ em, Denver Test, chuẩn đánh giá trẻ hiện 4 hành… 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu chính Thiết kế thang đo, chẩn đoán cận lâm sàng và lâm sàng sự phát triển của trẻ bằng Denver Test. 6.2.2. Phương pháp hỗ trợ - Phương pháp đàm thoại: đàm thoại với cô giáo dạy lớp mẫu giáo lớn về thực trạng của việc sử dụng các phương pháp để đánh giá trẻ, đàm thoại về sự hiểu biết của các cô giáo về Denver test, đàm thoại với cô giáo và phụ huynh của nhóm trẻ 5 tuổi để hiểu hơn về tình trạng và nguyên nhân của trẻ. 6.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng các tham số thống kê cơ bản để xử lý kết quả nghiên cứu 7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7.1. Những nghiên cứu trên thế giới và xuất xứ của Denver test Những nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em bắt đầu từ thế kỷ XVII với nhà Giáo dục học Tiệp Khắc lỗi lạc L.A.Comenxki, Ông cho rằng muốn giáo dục trẻ phải tác động phù hợp đến tâm hồn trẻ. Trong tác phẩm “Lý luận dạy học vĩ đại ” ông đã nói đến sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống dạy học phù hợp với sự phát triển của trẻ em. Trong thế kỷ XVIII, các nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em được phân hóa thành hai trường phái đối lập nhau. Sự đấu tranh giữa hai dòng tư tưởng này là nội dung chính xuyên suốt lịch sử nghiên cứu sự phát triển của trẻ em. Một bên đề cao vai trò của các yếu tố bẩm sinh, di truyền trong sự phát triển tâm lý, nhân cách trẻ em, đặc biệt những phẩm chất đạo đức và trí tuệ. Một bên khẳng định vai trò vạn năng của dạy học và giáo dục 1. Trong các công trình nghiên cứu sự phát triển tâm lý trẻ em Nga và Xô Viết, I.M. Xetrenov (1829-1985) đã nêu những đặc điểm phát triển của cảm giác và vận động của trẻ, trí nhớ và những hình thức tư duy đầu tiên, ý chí ngôn ngữ và sự ý thức của trẻ em. I.A. Pavlov (1849-1036) đã nghiên cứu từ là tín hiệu của hệ thống tín hiệu thứ nhất của ngôn ngữ. K.D. Usinxki (1824-1870) nghiên cứu vai trò của ngôn 5 ngữ trong sự phát triển trí tuệ và đạo đức ở trẻ em 6. Vào thế kỷ XX, ở các nước phương Tây như Pháp, Thụy sĩ, Bỉ, Áo, Anh, Mỹ, Đức, Canada có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về sự phát triển trẻ em. Những nghiên cứu này có thể khái quát thành 3 khu vực: Tâm lý học phát sinh (gồm những thành tựu nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của trẻ từ sơ sinh đến tuổi trưởng thành, đặc biệt là lứa tuổi tiền học đường và tuổi học đường), Tâm lý học chức năng (đi sâu vào các giai đoạn phát triển của trẻ em, một số mặt của cuộc sống tinh thần và hành vi), Tâm lý học sai biệt (nhấn mạnh đến những biến đổi tâm lý theo tính cách, giới tính và môi trường) 1. Những công trình nghiên cứu đầu tiên của J. Piaget về tư duy lôgic của trẻ em (các giai đoạn phát triển trí tuệ) và biểu hiện trong ngôn ngữ tự phát của chúng. Ông mở đầu sự nghiệp nghiên cứu Tâm lí học bằng các công trình nghiên cứu ngôn ngữ và tư duy của trẻ em với suy nghĩ coi ngôn ngữ trực tiếp phản ánh hành động, và ý nghĩ (tư duy) nảy sinh từ hành động. Trong những năm 1920, ông xuất bản một loạt công trình về vấn đề “ Ngôn ngữ và tư duy ở trẻ em” (1923), “Mệnh đề và kết luận của trẻ (1924), “Mệnh đề luân lý” (1932), “Sự nảy sinh trí tuệ của trẻ em” (1936), “Tâm lý học về trí thông minh ” (1947) 11. Nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em như S. Freud (Áo) với “Nhập môn Phân tâm học” (1921); H.Wallon (Pháp) với “Sự phát triển tâm lý của trẻ em” (1941), “Nguồn gốc của tư duy trẻ em ” (1945); H. Pieron (Pháp) với “Tâm lý học sai biệt ” (1949); I.M. Sechenov (1829-1985) đưa ra học thuyết phản xạ và đặc điểm phát triển cảm giác vận động, ý chí, ngôn ngữ 1. W. Sterner (1871-1938) nhà tâm lí học Đức với các công trình nghiên cứu chủ yếu của ông là về tri giác, ngôn ngữ, và các quá trình trí tuệ trẻ em. Ông thường sử dụng các thực nghiệm và thí nghiệm 5. L.X. Vưgotxki (1896-1934) có nhiều công trình nghiên cứu về tư duy và ngôn ngữ. Ông đóng góp rất nhiều công sức trong sự phát triển tâm lí học Xô Viết, giải quyết được rất nhiều vấn đề theo quan điểm mới và khoa học: nguồn gốc của tư duy, trí tuệ và của ngôn ngữ; Bản chất xã hội của tư duy ngôn ngữ; vai trò của ngôn ngữ trong tư duy và trí tuệ trẻ em; Sự hình thành và phát triển của ý và nghĩa trong quá trình phát triển từ 5. Lịch sử nghiên cứu về công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ em trên thế giới 6 bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong đó, trắc nghiệm được nghiên cứu như một công cụ chuẩn đoán tâm lý con người và nhất là trẻ em. F.Galton (1822-1911), nhà Tâm lý học người Mỹ đã đề xuất tư tưởng trắc nghiệm và là người đầu tiên gọi những thử nghiệm trong việc nghiên cứu tâm lý của mình là trắc nghiệm tâm lý (test). Trắc nghiệm được sử dụng rộng rãi trên thế giới kể từ sau 1905, khi nhà Tâm lý học người Pháp Alfed Binet (1857-1911) công tác với bác sĩ T.Simon thực hiện một loạt trắc nghiệm nghiên cứu năng lực trí tuệ của trẻ em ở những lứa tuổi khác nhau từ 3-15 tuổi để xác định mức độ phát triển trí tuệ của từng độ tuổi. Đó chính là thang đo lường trí tuệ Binet - Simon mà ngày nay còn sử dụng trong nghiên cứu tâm lý trẻ em. Trắc nghiệm này được tiêu chuẩn hóa đầu tiên không chỉ về sự thống nhất hóa các bài tập và cách thức thực hiện mà cả việc đánh giá các tài liệu thu được. Trong lần xuất bản đầu tiên năm 1905, bộ trắc nghiệm đã có 50 bài tập dành cho trẻ từ 3-11 tuổi nhằm đánh giá óc phán đoán và sự thông hiểu mà Binet cho là hai thành phần quan trọng của trí thông minh. Lần xuất bản thứ hai năm 1908 thì số lượng bài tập tăng lên và đặt ra khái niệm “tuổi trí khôn” để chuẩn đoán trình độ trí tuệ của trẻ chậm phát triển. Năm 1908, nhà Tâm lí học nổi tiếng A. Binet bắt đầu tìm hiểu trẻ bằng các test, nghiên cứu xây dựng các thang đo sự phát triển trí tuệ. Năm 1912, nhà Tâm lý học người Đức V. Stern đã đưa ra khái niệm về “chỉ số thông minh ” viết tắt là IQ và xem đó như là chỉ số của sự phát triển trí tuệ, tức mức độ thông minh của trẻ so với chuẩn. Nhà bác học người Anh, C. Spearman (1863-1945) qua nghiên cứu nhiều trắc nghiệm dựa trên phương pháp toán học, đã kết luận rằng có một nhân tố chung ảnh hưởng đến tất cả các trắc nghiệm được nghiên cứu. Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra những nhân tố riêng chỉ tồn tại đối với mỗi trắc nghiệm. Quan niệm của Spearman đã được đưa vào trong tâm lý học, như là thuyết hai nhân tố (factors) của trí thông minh, đó là nhân tố G (general) và S (special) 1 Nhà Tâm lý học người Mỹ, L.L.Thurstone (1887-1955) đưa ra phương pháp phân tích đa nhân tố (1947). Ông cho rằng trí thông minh gồm 7 nhân tố: V = sự lĩnh hội ngôn từ (vebal comprehension). W = hoạt bát ngôn ngữ (word fluency) N = khả năng vận dụng tài liệu chữ số (Number). 8 S = năng lực không gian (space) M = trí 7 nhớ (memory). P = tri giác (perceptual). R = khả năng suy luận (reasoning). Từ đầu thế kỷ XX, trắc nghiệm không chỉ là phương pháp để chẩn đoán trí tuệ trẻ em mà còn mang tính tổng hợp để nghiên cứu nhân cách, được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu về nhiều mặt phát triển của trẻ. Các nhà khoa học như R.L Thorndike, E. Hagen, L.V Venger đã chứng minh rằng, trắc nghiệm là một hệ thống bài tập được xây dựng riêng cho trẻ. Mỗi bài làm của trẻ đều được cho điểm, quy tắc cho điểm đơn giản và nhất quán. Điểm đánh giá không bị chi phối bởi những định kiến của người tổ chức trắc nghiệm. Có một số bộ trắc nghiệm đánh giá đặc điểm nhân cách của cá thể do các nhà tâm lý học thuộc trường phái phân tâm học mà đứng đầu là S. Freud soạn thảo có tên gọi là “Trắc nghiệm hình chiếu” hoặc trắc nghiệm “Câu chưa kết thúc”, bộ trắc nghiệm của Rosenberg, bộ trắc nghiệm cảm tính của L. Bellak và E. Kris. Trong các bài trắc nghiệm yêu cầu trẻ kể miệng nội dung của bức tranh. Căn cứ vào phần thể hiện của trẻ, người đánh giá sẽ biết trẻ đồng nhất bản thân với nhân vật trong tranh hoặc trong câu như thế nào, thể hiện tư tưởng, cảm xúc và sự sợ hãi của mình như thế nào. Vì vậy tranh phải phản ánh những tình huống quen thuộc đối với trẻ ở gia đình, giao tiếp với những người thân trong gia đình, với bạn bè và người khác... Trong đánh giá sự phát triển của trẻ, người ta còn sử dụng trắc nghiệm Wechsler theo hệ thống chẩn đoán hiện đại về hành vi thích ứng bằng cách dùng các tiêu chí tổng thể. Bộ trắc nghiệm Wechsler bao gồm các bài tập riêng lẻ, mà việc thực hiện đòi hỏi sự tham gia của các dạng tư duy: tư duy trực quan - hành động, tư duy trực quan hình ảnh và tư duy lôgic. Trắc nghiệm trí tuệ của Wechsler cho trẻ mầm non là trắc nghiệm đo lường trí thông minh được thiết kế cho trẻ từ 2 - 7 tuổi, do David Wechsler xây dựng lần đầu vào năm 1967. Đây là Trắc nghiệm trí tuệ sau test WAIS (test trí tuệ dành cho người lớn) và WICS (test trí tuệ dành cho trẻ em). Như vậy, các phiên bản trắc nghiệm đo trí tuệ của Wechsler đã bao quát được việc đo lường trí tuệ cho các lứa tuổi khác nhau, từ trẻ mầm non cho đến người trưởng thành. Theo Dillard và Landsman (1968) có thể đánh giá khả năng học tập của trẻ thông qua một công cụ gọi là Thang xác định sớm Evanston (Evanston early Idetification scale - EEIS) có 10 Item (mỗi Item thiếu sẽ cho 8 điểm) với điểm khác nhau. Khoảng giữa thế kỷ XX xuất hiện bộ trắc nghiệm đánh giá mức độ sáng tạo ngôn ngữ và sáng tạo phi ngôn ngữ, sáng tạo hình ảnh của Guilford và Torrance. Năm 1937, J Terman (1877-1956), giáo sư Tâm lý học trường Đại học Stanford (Mỹ) đã cùng cộng sự cải tổ thang Binet - Simon thành thang Stanford - Binet. Bên cạnh đó, các trắc nghiệm đánh giá về trí khôn của trẻ cũng khá đặc trưng. Một trong những công cụ có giá trị để đánh giá trẻ đến tuổi học là test hình vẽ người thiếu của Gesell. Trắc nghiệm này là một phần của phương pháp đánh giá về phát triển và ứng xử mà Ames đã trình bày (1978) 1. Công cụ Bayley - III đánh giá 5 lĩnh vực phát triển (Nhận thức, Ngôn ngữ, Vận động, Cảm xúc xã hội và thích ứng) của trẻ dưới 1 tuổi và trẻ từ 1 đến 3 được tiến hành qua hệ thống câu hỏi của người chăm sóc trẻ. Thang đo kiểm tra phát triển Kyoto hiện nay đang được sử dụng phổ biến trên toàn nước Nhật để đánh giá sự phát triển của trẻ em. Đây là thang đo được Nhật hóa dựa trên ý tưởng thang kiểm tra phát triển ban đầu của nhà tâm lý học người Pháp - Alfred Binet, người phát minh đầu tiên ra các test kiểm tra trí thông minh. Kyoto đánh giá và kiểm tra sự phát triển của trẻ ở 3 lĩnh vực: tư thế - vận động (P - M), nhận thức - thích ứng (C - A) và ngôn ngữ - xã hội (L - S). Nhóm tác giả xây dựng test Denver là William K. Pranken Burg, Josian B. Doss và Alma W. Fandal thuộc Trung tâm Y học Denver (Colorado, Hoa Kỳ). Tên đầy đủ của test Denver là Denver Developmental screening Test (viết tắt là DDST). Denver test còn được gọi là trắc nghiệm đánh giá sự phát triển tâm lý - vận động cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. Test Denver kiểm tra khả năng của trẻ trong bốn lĩnh vực cơ bản: cá nhân - xã hội, vận động tinh, ngôn ngữ và vận động thô. Các chỉ số của các lĩnh vực theo trục hoành và đường tuổi biểu thị theo trục tung. Nếu trẻ không làm được các chỉ số bên trái đường tuổi của mình tức là trẻ có dấu hiệu chậm phát triển. Denver test giúp phát hiện sớm những tình trạng chậm phát triển ngay từ trong giai đoạn 6 năm đầu đời. Từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời. Denver test được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1967, được tiêu chuẩn hoá trên 20 quốc gia và đã được áp dụng cho hơn 50 triệu trẻ em trên toàn thế giới. Các công trình nghiên cứu về công cụ theo dõi, đánh giá sự 9 phát triển trẻ em trên thế giới rất nhiều và tập trung vào công cụ trắc nghiệm. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các công cụ theo dõi, đánh giá trẻ em đang được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân là do yêu cầu cải cách giáo dục mầm non, nhu cầu đánh giá hiệu ích đầu tư cho giáo dục mầm non, nhu cầu nghiên cứu so sánh các mô thức giáo dục mầm non, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực từ lứa tuổi mầm non. Denver II, xuất bản năm 1992, đã được tiêu chuẩn hóa trên 2.096 trẻ em. Sự giải thích của nó đã được sửa đổi một chút từ nhóm DDST để nhấn mạnh hơn đến việc so sánh hiệu suất của trẻ trên mỗi mặt hàng với các tiêu chuẩn mới, giống như các bác sĩ lâm sàng đã so sánh sự phát triển của trẻ trên các thông số cá nhân như chiều cao, cân nặng và chu vi đầu để xác định tình trạng sức khoẻ của trẻ. Năm 2006, Học viện Nhi khoa Mỹ về Trẻ em khuyết tật; Khoa Nhi khoa Hành vi Phát triển đã công bố danh sách các xét nghiệm sàng lọc cho bác sĩ lâm sàng để xem xét khi lựa chọn một bài kiểm tra để sử dụng trong thực tế của họ. Danh sách này bao gồm Denver II trong số các lựa chọn của nó 24. 7.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam và sự du nhập của Denver test vào Việt Nam Tháng 121946 Phòng Giáo dục ấu nhi thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục đã nhận được “Chương trình kiến thiết nền giáo dục ” của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện và cử nhân Hoàng Xuân Nhi gửi từ Paris về, trong đó đề cập đến phương pháp giáo dục trẻ em dưới 7 tuổi, kèm theo bản dịch sự phát triển trí tuệ của trẻ từ 2 đến 7 tuổi của Alca Descoeduss 4. Năm 1970, quyển sách Tâm lý học với các số liệu nghiên cứu về sự phát triển tâm lý trẻ em Việt nam do Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh hạc, Trần Trọng Thủy... Sau đó có nhiều luận văn, luận án tập trung nghiên cứu tâm lý trẻ em, sự phát triển trẻ em trên nền tảng duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Năm 1989, sách “Tâm lý dành cho trẻ em tuổi mầm non ”, do Nguyễn Ánh Tuyết chủ biên, lần đầu tiên hệ thống được những vấn đề cơ bản của tâm lý học mầm non và sự phát triển tâm lý của trẻ theo từng lứa tuổi 1. Trong 10 năm gần đây có một số công trình nghiên cứu liên quan đến sự phát 10 triển của trẻ: Một số biện pháp giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 3 - 4 tuổi ở nông thôn không đến trường mầm non (Phan Thị Ngọc Anh - 2006); Nghiên cứu đặc điểm sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Nguyễn Thạc - 1998); Nghiên cứu mức độ trí tuệ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Huỳnh Văn Sơn - 2004); Một số đặc điểm tâm lý trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hình thức kể chuyện (Hồ Lam Hồng - 2002); Chuẩn bị về mặt xã hội cho trẻ mẫu giáo lớn sẵn sàng đi học lớp 1 ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Đặng Thị Phương Phi-2007) 4. Lịch sử nghiên cứu về công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ em ở Việt Nam được đánh dấu bởi việc ứng dụng một số trắc nghiệm tâm lý như công cụ hữu hiệu trong hoạt động đánh giá sự phát triển ở trẻ em từ những năm 1970- 1975. Khoảng năm năm trở lại đây, việc sử dụng đa dạng các trắc nghiệm nước ngoài trong các bệnh viện, các cơ sở thăm khám tâm lý nổi lên với sự góp mặt của các nhà tâm lý học trẻ tuổi 1. Cuối năm 2000, tác giả Nguyễn Huy Tú đã bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng bộ trắc nghiệm sáng tạo TSD - Z của Klaus K. Urban trên trẻ em tuổi học sinh tiể u học Việt nam ”. Năm 2002, tác giả Tạ Thị Ngọc Thanh bảo vệ luận án Tiến sĩ với đề tài “Xây dựng trắc nghiệm đánh giá sự phát triển tâm lí của trẻ cuối độ tuổ i nhà trẻ (Test TBT) ” Đây là trắc nghiệm đầu tiên ở Việt nam được xây dựng và kiểm chứng đúng theo quy trình của việc xây dựng trắc nghiệm. Trắc nghiệm này tỏ ra có hiệu quả để đánh giá mức độ phát triển của trẻ ở độ tuổi chuyển tiếp từ nhà trẻ lên mẫu giáo. Ngày nay, số lượng khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề tài khoa học công nghệ các cấp về phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ngày càng tăng, điển hình như: Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo (Lưu Thị Lan - 1997); Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo (Đinh Hồng Thái - 2005); Một số đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 3 - 6 tuổi... Trong những năm 90 của thế kỷ XIX có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn cao như đề tài NCKH cấp Bộ 1999 - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam “Xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non trọng điểm ” của các tác giả Tạ Thị Ngọc Thanh, Phan Lan Anh, Mai Ngọc Liên, Trần Thu Hồng. Đề tài khoa học này đã nghiên cứu lí luận, 11 kinh nghiệm trong và ngoài nước, xây dựng BCC đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non trọng điểm, lấy ý kiến chuyên gia và thử nghiệm BCC ở một số trường, hoàn chỉnh bộ công cụ đánh giá và tài liệu hướng dẫn giáo viên mầm non đánh giá trẻ, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, các bài tập điều tra đánh giá và các tiêu chuẩn đánh giá trẻ. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về BCC đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục mầm non ở Việt Nam. BCC này là một hệ thống các bài tập, các phiếu điều tra, các tiêu chuẩn đánh giá, và những hướng dẫn cần thiết để điều tra, đánh giá chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non trọng điểm. Tại Việt Nam, Denver test đã được áp dụng đầu tiên tại Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từ năm 1977 (gọi là Test Denver I). Từ năm 2000, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục nghiên cứu và chuẩn hoá thành Test Denver II và từ đó đến nay đã có nhiều đơn vị khác trong nước tiếp tục triển khai thực hiện (Khoa nhi, 2004). Test Denver II có một số thay đổi và điều chỉnh so với Test Denver 1 cho phù hợp với môi trường và văn hoá Việt Nam và bao gồm nhiều item hơn (Test Denver I: 105 item; Test Denver II: 125 item) 20. Phòng tâm lí thuộc Viện Nghiên cứu trẻ em trước tuổi học đã áp dụng Test Denver trên gần 4000 trẻ em 0 - 6 tuổi ở Việt nam và đã đưa ra những số liệu có ý nghĩa về sự phát triển tâm vận động của trẻ em Việt Nam so với trẻ em thế giới. Test Denver không phải là loại trắc nghiệm đánh giá phát triển trí tuệ (test IQ), vì các trắc nghiệm đánh giá về trí tuệ chỉ được áp dụng cho những trẻ em từ 7 tuổi trở lên. Mục đích chính của Test Denver II là nhằm đánh giá mức độ phát triển tâm lý - vận động ở trẻ nhỏ từ sơ sinh đến 6 tuổi và giúp phát hiện sớm những tình trạng chậm phát triển trong giai đoạn 6 năm đầu đời, từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời. Denver test còn được dùng để so sánh sự phát triển của trẻ ở các lĩnh vực trên với các trẻ khác ở cùng độ tuổi 20. 7.3. Chuẩn Denver Test đang sử dụng tại Việt Nam Denver test II là một trong những thang đánh giá Tâm - Vận động trẻ em được sử dụng phổ biến ở nhiều Quốc gia trên Thế giới và đã được chuẩn hóa tại Việt Nam. Ngoài các cơ sở bệnh viện Bạch Mai, bệnh viên nhi trung ương…, 12 Trường mầm non Cầu Vồng Xanh, trường mầm non Hoàng Gia, Cánh Diều… là một số trong những cơ sở áp dụng thang đánh giá Denver II trong quá trình phát hiện, chẩn đoán và can thiệp tâm lý cho học sinh tại trường mầm non. 13 8. Đóng góp của đề tài 14 Đề tài “Định hướng sử dụng Denver Test, can thiệp, hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi ở trường mẫu giáo Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” sử dụng lần đầu tiên Denver Test tại địa bàn Quảng Nam để chẩn đoán sự phát triển của trẻ bằng phương pháp cận lâm sàng và lâm sàng trong nhà trường (trước đây chỉ tiến hành trong các cơ sở y tế). Sự thành công của đề tài này góp phần định hướng cho các trường mầm non sử dụng Denver Test ngày càng có hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu này còn là nguồn mở để các bạn sinh viên tiếp tục nghiên cứu và phát triển. 9. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 9.1. Giới hạn nghiên cứu Chẩn đoán, can thiệp, hỗ trợ sự phát triển của trẻ bằng Denver Test. 9.2. Phạm vi nghiên cứu 10 trẻ nhóm 5 tuổi tại trường mẫu giáo Tiên Phong - Tiên Phước - Quảng Nam. 10. Cấu trúc tổng quan của đề tài Ngoài danh mục từ viết tắt, mục lục, phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khóa luận bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc sử dụng Denver Test chẩn đoán, can thiệp, hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi Chương 2: Thực trạng nhận thức về Denver Test, xây dựng thang đo, chẩn đoán nhóm trẻ 5 tuổi tại trường Mẫu giáo Tiên Phong - Tiên Phước - Quảng Nam Chương 3: Định hướng sử dụng Denver test can thiệp, hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi tại trường mẫu giáo Tiên Phong 15 PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DENVER TEST CHẨN ĐOÁN, CAN THIỆP HỖ TRỢ NHÓM TRẺ 5 TUỔI 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niện chẩn đoán - Theo Từ điển Tiếng Việt, chẩn đoán là: xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm 21. - Theo Từ điển Larousse, Chẩn đoán là sự xác định tính chất và nguyên nhân của sự vật, hiện tượng. Chẩn đoán được sử dụng trong nhiều ngành qua nhiều biến thể khác nhau bằng cách sử dụng biện luận, phân tích và kinh nghiệm để phát hiện ra nguyên nhân và kết quả. Trong kỹ thuật hệ thống và khoa học máy tính, chẩn đoán thường được sử dụng để xác định nguyên nhân của triệu chứng, cách giảm nhẹ hay cách giải quyết vấn đề 22. - Chẩn đoán là một quá trình lôgíc nhận và phân tích các tin truyền đến người tiến hành chẩn đoán từ các kết quả đo lường để tìm ra hướng giải quyết. 1.1.2. Khái niệm định hướng - Theo từ điển Tiếng Việt, định hướng là: xác định phương hướng 21. - Định hướng là việc xác định phương hướng để can thiệp hỗ trợ một cách đúng đắn, nhằm đem lại hiệu quả mong muốn. 1.1.3. Khái niệm can thiệp Theo từ điển Tiếng Việt, can thiệp là: dự vào việc của người khác nhằm tác động đến để cho việc diễn biến theo mục đích nào đó 21. Can thiệp là áp dụng bất kỳ một dịch vụ hoặc hình thức nào nhằm vào trẻ, vào cha mẹ trẻ hoặc gia đình và môi trường xung quanh nhằm hỗ trợ phát triển và hòa nhập của trẻ. Can thiệp sớm giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ dẫn tới chậm phát triển hoặc rối loạn chức năng, tạo ra những kích thích tốt với trẻ và giúp trẻ có mối tương tác với môi trường xung quanh. Đối với trẻ bị chậm phát triển can thiệp sớm là một biện pháp hiệu chỉnh chức năng giúp trẻ duy trì nhịp độ phát triển, 16 nhờ đó ngăn cản không cho trẻ bị chậm hơn 15. 1.1.4. Khái niệm hỗ trợ - Theo từ điển Tiếng Việt, giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào 21. - Tạo điều kiện giúp đỡ trẻ có vấn đề được phát triển bình thường như các trẻ khác. 1.1.5. Sử dụng Denver Test chẩn đoán, can thiệp, hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi Sử dụng Denver Test chẩn đoán, can thiệp hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi là việc sử dụng test Denver để tìm ra những cách cụ thể để giúp đỡ một đứa trẻ càng phát triển theo đúng cách càng tốt. Trong một số trường hợp, liệu pháp điều trị một đứa trẻ ở độ tuổi sớm cho phép trẻ em đó để đạt được cột mốc phát triển vượt quá các mục tiêu hoặc gần với mục tiêu. Nói cách khác, can thiệp sớm đôi khi có thể giúp một đứa trẻ bắt kịp với các trẻ đồng trang lứa. 1.2. Denver test 1.2.1. Nội dung của Denver Test Test Denver là sản phẩm của nhóm tác giả William K. Frankenburg và Josiah B. Dobbs, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1967. Cho tới năm 1992, qua quá trình nghiên cứu, Denver test được phát triển thành Test Denver II. Cả hai loại Test trên đều được thiết kế để sử dụng trong lĩnh vực y học và giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ mầm non. Việc theo dõi sự phát triển này dựa trên quá trình so sánh kết quả kiểm tra của trẻ với thang đánh giá, với các trẻ khác cùng độ tuổi và sự phát triển của chính bản thân trẻ ở các thời điểm khác nhau trong khoảng từ 0 tới 6 tuổi. Có thể nói, so với hầu hết các loại trắc nghiệm dự đoán sự phát triển của trẻ khác, Denver test thể hiện được năm giá trị độc đáo khác biệt 3: 1. Có độ tin cậy cao (đã được kiểm chứng từ nhiều nghiên cứu công phu, tỷ mỉ ở nhiều quốc giá khác nhau như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran.. 9. 2. Cho phép người đánh giá tiến hành trên bất kỳ trẻ ở độ tuổi nào từ sơ sinh tới 6 tuổi. 3. Bài kiểm tra có tiêu chí riêng cho từng nhóm đối tượng trẻ (dựa vào tỷ lệ giới tính, dân tộc và sự giáo dục của cha mẹ khi trẻ tham gia đánh giá). 17 4. Việc đánh giá dựa trên quan sát thực tế mà không phải gián tiếp qua cha, mẹ hay người thân của trẻ. 5. Thể hiện tương đối đầy đủ về sự tiến bộ của trẻ để can thiệp kịp thời khi có nghi vấn chậm phát triển cũng như tác động hợp lý với trẻ có những tiến bộ vượt trội. Trong bộ Denver test, các tác giả đã xác định 125 mẫu hành vi dùng để đánh giá sự phát triển của trẻ Các hành vi này xếp vào 4 lĩnh vực phát triển được xem là điển hình nhất của trẻ thuộc lứa tuổi mầm non, đó là lĩnh vực vận động thô, lĩnh vực vận động tinh tế - thích ứng, lĩnh vực ngôn ngữ, lĩnh vực cá nhân xã hội. Trong đó: 1- Lĩnh vực cá nhân - Xã hội có 25 hành vi, gồm: nhìn mặt; cười đáp; mỉm cười hồn nhiên; tự ăn bánh; giữ đồ chơi; chơi ú oà; vươn tới đồ chơi ngoài tầm tay; bẽn lẽn trước mặt người lạ; vẫy tay; chơi bóng; biểu lộ ý muốn; cầm cốc để uống nước; biết cởi áo, tháo dép; bắt chước 1 số công việc trong gia đình; dùng thìa xúc để rơi vãi ít; giúp việc vặt đơn giản (xếp đồ chơi); mặc quần áo, đi dày dép; rửa và lau tay; chơi với bạn; cài khuy áo không cần đúng vị trí của khuy áo; biết mặc quần áo và cài khuy đúng vị trí, có sự giúp đỡ của cha mẹ; tự mặc đúng quần, áo không cần phải giúp đỡ. 2- Lĩnh vực vận động thô có 32 hành vi, gồm: Nâng đầu lên 45 độ, 90 độ; chống tay ưỡn ngực; ngồi, giữ đầu vững không bị lắc lư; ngồi không cần đỡ trong thời gian 5 giây; đứng vịn trong thời gian 5 giây; vịn đứng  dậy; tự ngồi lên một mình, đứng trong vài giây; cúi người xuống rồi đứng thẳng lại; đi vững; đi giật lùi; bước lên bậc; đá bóng về phía trước; ném bóng cao tay; đứng 1 chân trong 1 giây; nhảy tại chỗ co 2 chân đồng thời; đạp xe 3 bánh; nhảy xa co 2 chân; đứng 1 chân trong 5 giây; nhảy lò cò 1 chân; đi nối gót; bắt bóng nảy; đi nối gót giật lùi... 3- Lĩnh vực vận động tinh thế thích ứng có 29 hành vi, gồm: Nhìn theo sự di chuyển của vật tới đường giữa; quan sát cử động đều của tay, chân; nhìn quá đường giữa; nhìn theo 180 độ; chắp hai tay cùng 1 lúc ở vị trí đường giữa cơ thể; nắm quả lắc; với lấy đồ chơi; ngồi nhìn túm lên; ngồi nhìn 2 khối; cào lấy hạt lạc; 18 chuyển 1 khối gỗ từ tay này sang tay kia; hai tay đập 2 khối gỗ vào nhau; kẹp ngón tay cái vào ngón tay khác (nhặt lạc dùng ngón cái và ngón khác); kẹp bằng đầu ngón tay (nhặt lạc dùng ngón cái và ngón trỏ); vẽ nguệch ngoạc; xếp tháp 2 tầng, 4 tầng, 8 tầng; bắt chước kẻ dọc; dốc hạt ra khỏi lọ tự phát; dốc hạt ra khỏi lọ theo mẫu; bắt chước xếp cầu; chỉ đường kẻ dài hơn; vẽ vòng tròn theo mẫu; vẽ hình vuông theo mẫu; vẽ hình chữ nhật theo mẫu; vẽ hình người; vẽ hình người với 6 bộ phận... 4- Lĩnh vực ngôn ngữ có 39 hành vi, gồm: Phản ứng nghe chuông; phát âm; cười thành tiếng; kêu thành tiếng; hướng về tiếng nói; phát âm ba ba ma ma; bắt chước âm nói; gọi được bố hoặc mẹ hoặc bà; nói được 3 từ đơn ngoài bố, mẹ, bà; nói được câu có 2 từ; chỉ được 1 bộ phận của cơ thể bản thân; gọi được tên hình trong phiếu; đi đúng hướng (làm theo 2 trong 3 lệnh liên tiếp); dùng từ ở số nhiều; nói được tên và họ của mình; hiểu được rét, mệt, đói với những câu hỏi sau: Khi mệt cháu làm gì? Khi đói cháu làm gì? Khi rét thì cháu làm gì?; hiểu giới từ (làm theo 3 trong 4 lệnh dùng giới từ); nhận biết 3 trong 4 màu; hiểu được từ trái nghĩa, từ tương tự; định nghĩa được 6 trong 9 từ về tác dụng, kích thước, nguyên liệu, phân loại; biết cấu tạo, chất liệu của đồ vật.. 9, 15. 1.2.2. Mục đích của Test Denver Trắc nghiệm Denver có mục đích đánh giá mức độ phát triển tâm lý - vận động ở trẻ nhỏ và giúp phát hiện sớm những tình trạng chậm phát triển ngay từ trong giai đoạn 6 năm đầu đời. Trắc nghiệm Denver có tác dụng “tầm soát” hay còn gọi là “sàng lọc” những tình trạng chậm phát triển, nghĩa là sau khi thực hiện trắc nghiệm, ta có thể kết luận được là trẻ phát triển tốt (bình thường) hoặc có tình trạng chậm phát triển. Tuy nhiên, việc định bệnh chính xác thể loại và nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển thì cần phải có thêm những phương pháp thăm khám y khoa và tâm lý phát triển chuyên sâu hơn 16. 1.2.3. Hướng sử dụng Denver Test 1.2.3.1. Tại các cơ sở y tế Test Denver là một trong những loại test được sử dụng khá phổ biến tại các 19 cơ sở thăm khám tâm lý, phục hồi chức năng, khoa thần kinh, bệnh viện nhi… trẻ em tại Việt Nam. Test đã được sử dụng như một công cụ rất hữu ích cho việc chuẩn đoán các vấn đề về tâm vận động của trẻ, đặc biệt là có thể phát hiện sớm những vấn đề liên quan đến chậm phát triển. Tại các cơ sở y tế, sau khi chẩn đoán được mức độ phát triển của trẻ, họ sẽ thông báo kết quả cho phụ huynh. Theo thiết kế của Học Viện IQ, bảng thông báo kết quả test bao gồm 4 phần: Phần 1: Thông tin cá nhân của trẻ (mã số, tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ...). Phần 2: Kết quả test: trình bày rõ kết quả của từng khu vực được kiểm tra (bao gồm bao nhiêu item chậm phát triển, bao nhiêu item tiến bộ, bao nhiêu item nghi ngờ). Kết quả cũng trình bày rõ các items nào trẻ không thực hiện được và những items trẻ làm tốt hơn so với trẻ bình thường khác. Phần 3: Lời khuyên dành cho phụ huynh: đưa ra những lời khuyên cần thiết cho từng khu vực để phụ huynh tham khảo và áp dụng Phần 4: Các ghi chú cần thiết nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ hơn kết quả của test. Trong trường hợp trẻ có kết quả chậm phát triển hoặc nghi ngờ có chậm phát triển, phụ huynh sẽ được hướng dẫn việc đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán xác định và có phương hướng điều trị, giáo dục và tập luyện phù hợp 23. 1.2.3.2. Tại các trường mầm non - Các quản lý và giáo viên trường mầm non cần có nhận thức đúng đắn về việc sử dụng Denver test để đánh giá sự phát triển của trẻ, nhằm phát hiện can thiệp kịp thời đối với các trẻ có dấu hiệu bệnh, chậm phát triển so với các trẻ khác. - Định hướng, đưa ra các biện pháp nhằm can thiệp, hỗ trợ kịp thời đối với những trẻ có dấu hiệu bệnh, chậm phát triển. - Nếu các trẻ có dấu hiệu vượt quá sự can thiệp của các giáo viên, cần giới 20 thiệu để đưa trẻ đó vào các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm giúp trẻ cải thiện tình trạng và phát triển tốt hơn. 1. 3. Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ 5 tuổi 1.3.1. Sự phát triển thể chất và vận động của trẻ 5 tuổi Vận động của trẻ giai đoạn này đã hoàn thiện. Trẻ từ 5 tuổi trở đi đã có thể vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp hơn như chơi đá cầu, nhảy dây, leo trèo, lộn xà đơn… Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những có thể hoạt động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên có thể cầm bút để viết hoặc vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế hơn. Các kỹ năng vận động nặng và nhẹ của bé đang tiến bộ rõ rệt, tạo ra khoảng thời gian tuyệt vời để bé bộc lộ mình thông qua các hoạt động yêu cầu sự phối hợp cơ thể phức tạp hơn, như bơi lội, nhào lộn, chạy vượt chướng ngại vật, đạp xe hoặc trượt ván. Bạn có thể thấy sự bồn chồn của bé tăng lên. Trẻ 5 tuổi đang trong trạng thái vận động liên tục và chúng có vẻ như không thể ngồi một chỗ. Chúng có sức chịu đựng tốt hơn và hiếm khi thừa nhận mình mệt mỏi ngay cả khi chúng mệt thật sự. Hoạt động thể chất giải phóng một lượng lớn năng lượng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt động thể chất giúp giảm căng thẳng và cải thiện khả năng chú ý ở trẻ. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo: mỗi ngày trẻ em cần hoạt động đa dạng ít nhất 30 phút với cường độ vừa phải. Ở giai đoạn này, các cơ bắp nhỏ tiếp tục phát triển, và việc phối hợp các hoạt động của tay - mắt là rất tốt, trẻ 5 tuổi có thể dành thời gian để vẽ, tô màu và làm những câu đố đơn giản. Hầu hết tay thuận của trẻ thường được xác định khi trẻ đủ 18 tháng tuổi, đây chính là thời điểm thích hợp để chúng có thể vẽ hoặc tô màu bằng tay thuận. Có nhiều trẻ cảm thấy khó khăn trong việc buộc dây giày, vì vậy hướng dẫn trẻ buộc dây giày là việc đang rất được khuyến khích 18. 1.3.2. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi Phát triển ngôn ngữ có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Trẻ không chỉ sử dụng ngôn ngữ để 21 bày tỏ thái độ, suy nghĩ, tình cảm của bản thân với mọi người xung quanh mà còn để tiếp nhận, hiểu thái độ, suy nghĩ, tình cảm và giáo tiếp của người khác. Trình độ phát triển ngôn ngữ và làm quen với đọc viết ban đầu còn góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông cũng như sự thành đạt trong cuộc sống sau này. Trẻ 5 tuổi đã lĩnh hội được tiếng mẹ đẻ. Trẻ đã có đủ vốn từ để diễn đạt những điều mà mình cần nói và có khả năng nắm được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng với phát âm của người lớn (theo giọng nói địa phương nơi trẻ sống), biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, sử dụng được ngữ pháp để nói mạch lạc cho mọi người hiểu mình và hiểu được người khác 5. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi: - Vốn từ: Vốn từ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tăng lên đáng kể. Trẻ có khoảng 3000 - 4000 từ vào cuối tuổi. Trẻ mẫu giáo lớn đã thường xuyên sử dụng khoảng 1033 từ. Trẻ không chỉ tích lũy danh từ, động từ mà cả đại từ, tính từ và liên từ. Danh từ, động từ vẫn chiếm ưu thế, nhưng tính từ và các loại từ khác vẫn được trẻ sử dụng nhiều hơn. Có thể nói rằng trẻ đã nắm được nghĩa các loại từ có trong tiếng mẹ đẻ và đủ để trẻ có thể diễn đạt trong giao tiếp hằng ngày. Các từ chỉ tính chất không gian (rộng lớn, mênh mông...), từ chỉ tốc độ (nhanh, chậm dần), từ chỉ màu sắc (xanh nhạt, phơn phớt hồng...) đã được trẻ sử dụng chính xác. Trẻ có thể hiểu và biết dùng các từ chỉ khái niệm thời gian (hôm qua, ngày mai, ngày kia) từ đồng nghĩa (bố mẹ - ba má, tàu hỏa - xe lửa...), từ có tính chất gợi cảm, có hình ảnh và mang sắc thái khác nhau (nắng chói chang, đi nhè nhẹ, cười tủm tỉm); các từ chỉ mức độ sắc, thái khác nhau (bé tí, bé xíu, bé con, bé tí tị tì ti, đỏ chon chót, đỏ choét...). Ngoài ra các loại từ khác như đại từ, trạng từ, quan hệ từ, phụ từ cũng được trẻ dùng nhiều hơn những lứa tuổi khác. - Nắm ngữ âm, ngữ điệu khi sử dụng ngôn ngữ: Do việc giao tiếp bằng ngôn ngữ được mở rộng, tai âm vị được rèn luyện thường xuyên để tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người lớn nói cơ quan phát âm đã trưởng thành mà trẻ có thể phát ra những âm chuẩn, kể cả những âm khó của tiếng mẹ đẻ như “khúc khuỷu”. Chỉ có trong trường hợp bộ máy phát âm bị tổn thương, hay do chịu ảnh hưởng của lời nói ngọng của những người lớn trong địa phương, trẻ mẫu giáo lớn mới 22 phạm nhiều lỗi trong nắm ngữ âm của tiếng mẹ đẻ hoặc một số âm khó, xa lạ với trẻ thì trẻ có thể phát âm sai. Ví dụ “quét trầu” trẻ nói thành “quyết trầu”… Nắm cơ cấu ngữ pháp: Với điều kiện sống và giáo dục tốt, trẻ em ở cuối tuổi mẫu giáo (5 - 6 tuổi) đã có thể sử dụng ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo, mặt dù quá trình đó diễn ra một cách không có ý thức, khác với quá trình học ngữ pháp một cách có ý thức ở trường phổ thông. Điều đó được thể hiện trong câu nói của trẻ có cấu trúc ngữ pháp phức tạp và nội dung biểu hiện cũng phong phú hơn nhiều so với lứa tuổi trước. Chẳng hạn: trẻ 3 tuổi có tỉ lệ câu đơn là 72,55, câu phức là 27,44. Nhưng 18 trẻ 5 tuổi có tỉ lệ câu đơn là 62,13, câu phức là 37,84. Tuy nhiên một số trẻ nói không rõ ràng, không mạch lạc... Nguyên nhân chủ yếu là do vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, chưa biết sử dụng các liên từ, chưa diễn đạt đúng trình tự của sự việc. - Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc: Ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ mẫu giáo, không chỉ là phép cộng đơn giản của những câu và từ mà đó là những suy nghĩ có liên quan đến nhau về một chủ đề nhất định, được diễn đạt bởi từ ngữ chính xác, có hình ảnh, trong những câu được xây dựng đúng theo quy luật ng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON ~~~~~~~~~~ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG DENVER TEST CAN THIỆP, HỖ TRỢ NHÓM TRẺ 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO TIÊN PHONG, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ BÍCH HÀ MSSV: 2113021206 CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON Khóa: 2013 - 2017 Cán bộ hướng dẫn ThS LA VĨNH LỘC Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Tác giả Võ Thị Bích Hà LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến các thầy, cô giáo trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong khoa Tiểu Học - Mầm non, Khoa Tâm lý- Giáo dục đã dìu dắt tôi trong suốt bốn năm học Em chân thành cảm ơn thầy giáo Ths.La Vĩnh Lộc, giảng viên Khoa Tâm lý giáo dục đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trong trường Mẫu giáo Tiên Phong đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và thực nghiệm để tôi hoàn thành tốt bài khóa luận này Cảm ơn gia đình, các bạn lớp DT13SMN01, các quý ân nhân đã luôn ủng hộ, tin tưởng, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận Quảng Nam, ngày 25 tháng 04 năm 2017 Võ Thị Bích Hà DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG 30 1 Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về lĩnh vực cá nhân - xã hội 31 32 2 Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về lĩnh vực vận động thô 33 35 3 Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về lĩnh vực vận động tinh 38 39 4 Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về lĩnh vực ngôn ngữ 41 43 5 Bảng 2.5: Chiều cao cân nặng của nhóm trẻ 5 tuổi 44 44 6 Bảng 2.6: Kết quả đo của trẻ thuộc lĩnh vực cá nhân-xã hội 45 47 7 Bảng 2.7: Kết quả đo của trẻ thuộc lĩnh vực vận động thô 8 Bảng 2.8: Kết quả đo của trẻ thuộc lĩnh vực vận động tinh 9 Bảng 2.9: Kết quả đo của trẻ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ 10 Bảng 3.1 Thang đo thuộc lĩnh vực cá nhân- xã hội 11 Bảng 3.2 Thang đo thuộc lĩnh vực vận động thô 12 Bảng 3.3 Thang đo thuộc lĩnh vực vận động tinh 13 Bảng 3.4 Thang đo thuộc lĩnh vực ngôn ngữ MỤC LỤC 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 3.3 Khách thể nghiên cứu 3 4 Giả thuyết khoa học 3 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6 Phương pháp nghiên cứu 3 6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 3 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4 6.2.1 Phương pháp nghiên cứu chính 4 6.2.2 Phương pháp hỗ trợ 4 6.3 Phương pháp xử lý số liệu 4 7 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4 7.1 Những nghiên cứu trên thế giới và xuất xứ của Denver test 4 7.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam và sự du nhập của Denver test vào Việt Nam 9 7.3 Chuẩn Denver Test đang sử dụng tại Việt Nam 11 8 Đóng góp của đề tài 13 9 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 14 9.1 Giới hạn nghiên cứu 14 9.2 Phạm vi nghiên cứu 14 10 Cấu trúc tổng quan của đề tài 14 PHẦN 2 NỘI DUNG 15 CHƯƠNG 1 15 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DENVER TEST CHẨN ĐOÁN, CAN THIỆP HỖ TRỢ NHÓM TRẺ 5 TUỔI 15 1.1 Các khái niệm liên quan 15 1.1.1 Khái niện chẩn đoán 15 1.1.2 Khái niệm định hướng 15 1.1.3 Khái niệm can thiệp 15 1.1.4 Khái niệm hỗ trợ 16 1.1.5 Sử dụng Denver Test chẩn đoán, can thiệp, hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi 16 1.2 Denver test 16 1.2.1 Nội dung của Denver Test 16 1.2.2 Mục đích của Test Denver 18 1.2.3 Hướng sử dụng Denver Test 18 1.2.3.1 Tại các cơ sở y tế 18 1.2.3.2 Tại các trường mầm non 19 1 3 Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ 5 tuổi 20 1.3.1 Sự phát triển thể chất và vận động của trẻ 5 tuổi 20 1.3.2 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi 20 1.3.3 Sự phát triển xúc cảm, tình cảm, ý chí của trẻ 5 tuổi 22 1.3.4 Sự phát triển nhận thức của trẻ 5 tuổi 24 1.4 Bộ chuẩn đánh giá trẻ mầm non 25 1.4.1 Chuẩn phát triển trẻ em 25 1.4.2 Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi 25 1.4.3 Cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi 25 CHƯƠNG 2 27 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ DENVER TEST, XÂY DỰNG THANG ĐO, CHẨN ĐOÁN NHÓM TRẺ 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO TIÊN PHONG, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM 27 2.1 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 27 2.1.1 Vài nét về trường mẫu giáo Tiên Phong 27 2.1.2 Đặc điểm gia đình của nhóm trẻ nghiên cứu 28 2.1.3 Đặc điểm của môi trường sống 28 2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên trường mẫu giáo Tiên Phong về Denver test 29 2.3 Xây dựng thang đo dành cho nhóm trẻ 5 tuổi trường mẫu giáo Tiên Phong 35 2.3.1 Cơ sở khoa học để thiết kế thang đo 35 2.3.2 Thang đo 36 2.3 Kết quả đo, tìm hiểu xác định nguyên nhân 38 CHƯƠNG 3 44 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG DENVER TEST, CAN THIỆP, HỖ TRỢ CHO NHÓM TRẺ 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO TIÊN PHONG 44 3.1 Một số định hướng sử dụng Denver test dành cho nhóm trẻ 5 tuổi ở trường mẫu giáo Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam 44 3.2 Định hướng can thiệp sớm vào nhóm trẻ 5 tuổi tại trường mẫu giáo Tiên Phong 50 3.2.1 Lĩnh vực cá nhân-xã hội 50 3.2.2 Lĩnh vực vận động thô 53 3.2.3 Lĩnh vực vận động tinh 55 3.2.4 Lĩnh vực ngôn ngữ 56 3.3 Định hướng hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi tại trường mẫu giáo Tiên Phong 57 PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 60 1 Kết luận 60 2 Khuyến nghị 61 PHẦN 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHẦN 5 PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu” Trẻ em là mầm non của đất nước, đất nước có giàu mạnh hay không chính là nhờ vào thế hệ trẻ Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và cho trẻ bước vào học phổ thông Xã hội càng phát triển, con người càng có điều kiện để quan tâm tới việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Tuy nhiên, chính trong xã hội hiện đại này làm nảy sinh nhiều yếu tố khiến cho con người mà nhất là trẻ em phát triển lệch lạc, gặp nguy cơ rủi ro cao Vì thế, việc chăm sóc và giáo dục trẻ ngày nay trở thành đề tài nóng bỏng hơn bao giờ hết, vấn đề này không chỉ nhận được sự quan tâm của các bậc cha mẹ có con em ở độ tuổi mầm non, các nhà giáo dục mà của toàn xã hội Trong những năm gần đây, bậc giáo dục mầm non nước ta đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, đáp ứng được phần nào sự mong mỏi và kỳ vọng lớn lao của xã hội Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng nó còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập [25] Tâm lý học hiện đại đã chứng minh rằng, quá trình giáo dục sẽ được thực hiện tối ưu nhất nếu nó hướng vào Vùng cận phát triển (Zone of Proximal Development) của người học Đối với trẻ em cũng thế, hoạt động giáo dục sẽ đem lại hiểu quả cao nhất khi quá trình ấy được xuất phát từ chính kinh nghiệm và kiến thức nền tảng của trẻ Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để xác định được Vùng cận phát triển ấy và kể cả là những thiếu hụt hay một khả năng vượt trội nào đó của trẻ để từ cơ sở đó tìm ra được phương thức tác động hợp lý giúp cho mỗi trẻ phát triển được tối đa tiềm năng của mình Những phương pháp được sử dụng ở trường mầm non để đánh giá trẻ cũng mang có nhiều giá trị phục vụ trực tiếp cho quá trình giáo dục trẻ Tuy nhiên, vẫn đủ thuyết phục để có thể đánh 1 giá được một mặt thiếu hụt hay khả năng vượt trội nào đó của trẻ để tìm ra các giải pháp tác động, cải thiện tình trạng một cách hợp lí [25] Denver test là công cụ tương đối hữu hiệu trong việc đánh giá sự phát triển của trẻ Trong đó, nội dung đánh giá chia thành 4 lĩnh vực phát triển chủ yếu, bao gồm: lĩnh vực vận động thô, vận động tinh, giao tiếp và quan hệ xã hội Việc sử dụng công cụ này trong lĩnh vực Y học và Xã hội học đã khá phổ biến kể cả trên thế giới và ở Việt Nam nhằm phát hiện và can thiệp sớm những sai lệch hay thiếu hụt chức năng của trẻ Ngày nay, nó cũng được sử dụng như một công cụ hữu ích trong việc phát hiện những năng lực vượt trội hay năng khiếu của trẻ để có phương thức bồi dưỡng, phát triển hợp lí Tuy nhiên, việc ứng dụng bộ test này trong lĩnh vực giáo dục mầm non ở Việt Nam chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, trong khi đó các lĩnh vực đánh giá và mức độ tin cậy của nó tương đối phù hợp với lĩnh vực giáo dục nhằm phát hiện kiến thức và kinh nghiệm nền tảng của trẻ (Vùng cận phát triển) Đồng thời, việc sử dụng bộ test này cũng giúp cho nhà giáo dục phát hiện và khắc phục những hạn chế hay phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ [14] Chẩn đoán đúng mức độ phát triển các chức năng tâm lý đã, đang và sẽ phát triển của trẻ để có sự can thiệp kịp thời và khoa học giúp quá trình chăm sóc, dạy học và và giáo dục của người giáo viên ở trường mầm non đạt hiệu quả là yếu tố cần thiết Nhưng, hiện nay, qua quan sát và tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy các giáo viên có thể đánh giá trẻ của mình, đưa ra các kết luận chung chung, mơ hồ và vẫn không thể cải thiện được hết các tình trạng còn thiếu hút và yếu kém đó Xuất phát từ vấn đề thực tế trong lĩnh vực giáo dục mầm non nêu trên, tôi chọn đề tài “Định hướng sử dụng Denver Test can thiệp, hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi ở trường mẫu giáo Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” Chuẩn bị cho bước đầu sử dụng Dever Test để đánh giá sự phát triển của trẻ, vốn lâu nay mới chỉ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực y học nhằm chẩn đoán và can thiệp sớm giải quyết vấn đề thiếu hụt khả năng của trẻ ở độ tuổi mầm non 2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về sự phát triển tâm lý trẻ em và Denver 2 Test, địa phương hóa Denver Test, đề tài chẩn đoán mức độ phát triển của trẻ nhằm định hướng và đưa ra một số biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời giải quyết một số vấn đề khó khăn nảy sinh trong sự phát triển của trẻ 5 tuổi 3 Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Chẩn đoán, can thiệp, hỗ trợ sự phát triển của trẻ bằng Denver Test 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nhóm trẻ 5 tuổi của trường mẫu giáo Tiên Phong, Tiên Phước, Quảng Nam 3.3 Khách thể nghiên cứu Quá trình chuẩn hóa can thiệp, hỗ trợ trẻ 5 tuổi bằng Denver test 4 Giả thuyết khoa học Trên thực tế, việc đánh giá mức độ phát triển của trẻ 5 tuổi trong trường mẫu giáo Tiên Phong - Tiên Phước - Quảng Nam chưa được chú trọng đúng mức, các tiêu chí đánh giá chung chung, mơ hồ dẫn đến kết quả thiếu thuyết phục và không có nhiều giá trị phục vụ trực tiếp cho quá trình giáo dục trẻ Nếu giáo viên có hệ thống các tiêu chí đánh giá để chẩn đoán, đánh giá mức độ phát triển của trẻ 5 tuổi thì hiệu quả của việc đánh giá sẽ được nâng cao, đưa ra biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời giúp trẻ phát triển tốt hơn 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng Denver test chẩn đoán, can thiệp hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi - Nghiên cứu thực trạng nhận thức về Denver test, xây dựng thang đo, can thiệp hỗ trợ nhóm trẻ 5 tuổi tại trường mẫu giáo Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam - Định hướng sử dụng Denver test, định hướng can thiệp, hỗ trợ cho nhóm trẻ 5 tuổi tại trường mẫu giáo Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài: Sự phát triển tâm - sinh lý trẻ em, Denver Test, chuẩn đánh giá trẻ hiện 3

Ngày đăng: 17/03/2024, 21:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan