TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHO HÀNG CỦA ALIBABA

34 53 0
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHO HÀNG CỦA ALIBABA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 1.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý kho hàng 5 1.2 Tổng quan về trí tuệ nhân tạo 7 1.3 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc quản lý kho hàng 8 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG QUẢN LÝ KHO HÀNG CỦA ALIBABA 11 2.1 Tổng quan về Alibaba 11 2.2 Hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng của Alibaba 12 2.3 Đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng của Alibaba 22 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CHO CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG QUẢN LÝ KHO HÀNG 25 3.1 Tổng quan hoạt động quản lý kho hàng của các sàn thương mại điện tử Việt Nam 25 3.2 Những thách thức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản lý kho hàng cho các sàn thương mại điện tử Việt Nam ..................................................... 27 3.3 Đề xuất ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản lý kho hàng cho các sàn thương mại điện tử Việt Nam ............................................................................ 29 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 32 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 STT Họ và tên Mã sinh viên PCCV MỤC LỤC HÌNH Hình 1: Cấu trúc kho hàng truyền thống ........................................................................... 13 Hình 2: Cấu trúc lưu trữ hàng tự động hoá ...................................................................... 14 Hình 3: Sơ đồ khu vực hoạt động của O2M và G2M AGV ............................................... 16 Hình 4: Khu vực hoạt động của O2M và G2M AGV bên trong kho hàng thông minh của Alibaba ............................................................................................................................... 16 Hình 5: Cơ cấu lao động hoạt động trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2021 (Nguồn: Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)) ................................... 28 3 LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử ngày càng rộng mở với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, song song với những cơ hội, các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng vấp phải nhiều khó khăn do tính chất phức tạp và quy mô của chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong hoạt động quản lý kho hàng. Để tháo gỡ khó khăn đó, Alibaba một trong những tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào các kho hàng thông minh của mình. Sự cải tiến này đã giúp cho tập đoàn đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động quản lý kho bãi, từ đó góp phần tối ưu hóa chuỗi cung ứng và đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhận thấy nhiều giá trị và bài học từ cách thức Alibaba áp dụng AI vào hoạt động quản lý hàng dự trữ của mình, nhóm 3 chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động quản lý kho hàng của Alibaba”, với mục tiêu cung cấp một cái nhìn toàn diện về quy trình thực hiện, cũng như từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bài tiểu luận gồm ba phần chính: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Phân tích hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng của Alibaba Chương 3: Đề xuất ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho các sàn thương mại điện tử Việt Nam trong quản lý kho hàng Trong quá trình tìm hiểu, vì còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức nên khó tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, nhóm 3 xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Phạm Thị Hiền Minh đã giúp đỡ chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý kho hàng 1.1.1 Khái niệm kho hàng, chức năng và phân loại kho hàng Kho hàng hay kho bãi là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của chuỗi cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho. Chức năng của kho hàng •Tiếp nhận và phân phối hàng hóa: tiếp nhận hàng hóa từ nơi cung cấp, thực hiện lắp ráp và vận chuyển hàng hóa từ khu vực dự trữ đến nơi có nhu cầu sử dụng. •Bảo quản hàng hóa tránh khỏi hư hại, xuống cấp, hỏng hóc. •Lưu trữ kịp thời, đảm bảo không thiếu hụt hàng hóa và quá trình sản xuất được liên tục. Phân loại kho hàng: Có thể phân loại theo nhiều cách, song thông thường, kho hàng được phân loại thành những loại sau: •Kho bán lẻ: phân phối sản phẩm cho các nhà bán lẻ. Trong đó dòng vật tư phân phối thường rất lớn; đơn đặt hàng có thể được đặt trước; sản phẩm thay đổi theo thị hiếu của khách hàng hoặc kế hoạch marketing; và một số sản phẩm có thể được đẩy từ kho bán lẻ đến cửa hàng bán lẻ, trong trường hợp khi có chiến dịch quảng cáo hoặc marketing. •Kho bảo trì: dùng để lưu trữ và phân phối phụ tùng thường cho các thiết bị máy móc có giá trị lớn, bao gồm nhiều bộ phận, linh kiện như xe cộ, máy móc, thiết bị y tế, ... Chi phí lưu kho cao, thường khó dự báo nhu cầu. •Kho thương mại điện tử: kho hàng sử dụng cho các đơn đặt hàng nhỏ, nhưng tần suất lớn; đơn hàng cần được giao ngay, thời gian giao hàng linh hoạt. 5 •Kho cho thuê: Còn được gọi là kho bên thứ ba, được thuê từ nhà cung cấp dịch vụ kho bãi, thường được dùng khi công ty không có kho riêng hoặc bị quá tải tạm thời. •Kho hàng dễ hư hỏng: Dùng để lưu trữ các loại hàng hóa dễ hư hỏng như nông sản, thủy sản, ... hoặc hàng hóa có tính chất đặc thù cần bảo quản đặc biệt như vắcxin, ... Vì yêu cầu cao nên chi phí lưu kho của loại kho hàng này thường cao. 1.1.2 Quản lý kho hàng 1.1.2.1 Khái niệm quản lý kho hàng Quản lý kho hàng: là việc cân nhắc sử dụng không gian lưu trữ, thời gian lưu trữ và nhân lực nhằm giảm thiểu các nguồn lực này, từ đó giảm thiểu chi phí lưu kho. 1.1.2.2 Quy trình vận hành kho hàng (1)Nhận hàng (receiving): Hoạt động được thực hiện khi hàng hóa về đến kho, bao gồm các hoạt động: dỡ hàng; quét hàng, kiểm tra hàng hóa để ghi nhận các trường hợp bất thường như hư hỏng, không đúng loại hàng, số lượng; sắp xếp, cất hàng, đóng pallet để chuẩn bị lưu trữ. Hoạt động này chiếm khoảng 10% chi phí lưu kho. (2)Cất hàng (putaway): Còn gọi là hoạt động lưu kho: Bắt đầu khi bộ phận nhận hàng thông báo đã nhập hàng và xác định được vị trí lưu trữ phù hợp. Hoạt động này chiếm trung bình khoảng 15% tổng chi phí lưu kho. (3)Lấy hàng (orderpicking): hoạt động lấy hàng bắt đầu khi có đơn hàng của khách hàng, khi đó, người lấy hàng sẽ tiến hành kiểm tra trong kho xem có đủ hàng theo đơn yêu cầu hay không, và đưa ra danh sách lấy hàng. Có những trường hợp, một người lấy hàng sẽ lấy một nhóm đơn hàng gồm nhiều đơn hàng, khi đó sẽ mất thêm thời gian lấy hàng và phân loại hàng; nhưng cũng có trường hợp một đơn hàng được lấy bởi nhiều người. Hoạt động này chiếm phần lớn chi phí trong hoạt động quản lý kho hàng, trung bình khoảng 55% tổng chi phí. (4)Kiểm tra và đóng gói (Pack): Hàng hóa sau khi được lấy được chuyển vào đóng gói, sau đó được chuyển sang scan hàng hóa xác nhận hàng đã rời kho, làm vận đơn và cập nhật tình trạng hàng hóa cho kho cũng như cho khách hàng. 6 (5)Vận chuyển hàng (Shipping): vận chuyển hàng hóa, ngay khi giao xong cần cập nhật tình trạng hàng hóa là hàng đã rời kho và được giao cho khách hàng. (6)Một số hoạt động khác: •Hoạt dộng gia tăng giá trị: bao gồm các hoạt động như đánh dấu, đóng gói lại hàng hóa, lắp ráp các chi tiết cuối cùng, ... giúp làm tăng giá trị của hàng hóa. •Hoạt động xử lý hàng trả về: Thông thường diễn ra với tần suất nhỏ lẻ, chiếm khoảng 5% chi phí, tuy nhiên, riêng với các kho thương mại điện tử, chi phí có thể lên đến 2530%, gây lãng phí lớn. 1.2 Tổng quan về trí tuệ nhân tạo 1.2.1 Khái niệm trí tuệ nhân tạo (AI) Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng của khoa học máy tính, kỹ thuật chế tạo máy móc thông minh, nhằm mô phỏng và mở rộng khả năng trí tuệ của con người. 1.2.2 Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) (1)Chatbot: Sự ra đời của ChatGPT là một ví dụ điển hình của Chatbot AI – với chức năng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng một cách nhanh chóng nhất. (2)Trong lĩnh vực nông nghiệp: AI được ứng dụng trong phân tích các kiểu thời tiết, đo lường các chỉ số của đất đai, dự báo các đợt sâu bệnh, từ đó đưa ra các giải pháp canh tác hiệu quả. (3)Trong lĩnh vực thương mại điện tử: Các công ty thường sử dụng AI để dự đoán xu hướng, phân tích hiệu suất, hỗ trợ quản lý hàng tồn kho. Với khả năng tổng hợp, xử lý thông tin nhanh chóng, có độ chính xác cao, AI còn là công cụ giúp các công ty chống gian lận thẻ tín dụng trong thanh toán trên sàn thương mại điện tử. (4)Lĩnh vực giáo dục: Ứng dụng của AI trong lĩnh vực này có thể dế dàng thấy được, thông qua các phần mềm, công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến. 7 (5)Lĩnh vực tài chính: Đây là lĩnh vực mà AI có thể được ứng dụng ở mọi khía cạnh. Từ phía khách hàng, ứng dụng của AI cho phép người dùng tự động hóa giao dịch, cung cấp các dịch vụ quản lý tài chính, ... Từ phía ngân hàng, AI thường được ứng dụng trong việc quản lý rủi ro tín dụng, đánh giá hồ sơ tài chính, phát hiện hành vi gian lận, chăm sóc khách hàng, ... (6)Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe: Được ứng dụng trong việc phân tích, tổng hợp dữ liệu, hồ sơ, bệnh án; đưa ra các chẩn đoán, phương pháp điều trị, ... (7)Marketing và truyền thông: AI được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực này nhằm nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng tiềm năng từ nguồn dữ liệu khổng lồ (Big Data) có được từ các công cụ theo dõi hành vi của người dùng, từ đó đưa ra các dự báo nhu cầu, và các chiến lược marketing – truyền thông phù hợp. 1.3 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc quản lý kho hàng 1.3.1 Thực trạng áp dụng trí tuệ nhân tạo AI Theo báo cáo thường niên năm 2022 của MHI, chỉ có 14% doanh nghiệp được khảo sát hiện đang ứng dụng AI vào hoạt động quản lý kho hàng của mình. Tuy nhiên, với tình trạng khan hiếm lao động ngày càng tăng, sự gia tăng mua sắm trực tuyến và sự bùng nổ khoa học kỹ thuật, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đang trở thành một trong những xu hướng phát triển chung của những tập đoàn lớn trên thế giới, trong đó có thể kể đến như: Amazon, Walmart, Zara và Alibaba. a. Amazon Amazon là một trong những tập đoàn đi đầu trong việc tích hợp AI vào hoạt động kho bãi của mình. Năm 2012, tập đoàn này đã mua lại công ty làm robot Kiva System với giá 775 triệu USD. Từ năm 2014 tới nay, Amazon đã đưa vào 100.000 robot vào 25; trên tổng số 149 nhà kho trên toàn thế giới. Trong khi những người công nhân phải mất khoảng 60 75 phút để hoàn thành thành vòng xoay nhận đơn và giao hàng thì hệ thống nhà kho có robot chỉ mất 15 phút, giúp cho quá trình lưu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm nguồn lực. 8 b. Walmart Walmart, gã khổng lồ bán lẻ hàng đầu, đã tận dụng AI và học máy để quản lý mạng lưới kho hàng rộng lớn của mình một cách hiệu quả. Công ty sử dụng các mô hình dự báo nhu cầu dựa trên AI để phân tích dữ liệu bán hàng trước đây, hành vi của người tiêu dùng và các yếu tố bên ngoài để dự đoán nhu cầu trong tương lai. Điều này cho phép Walmart dự trữ đúng sản phẩm tại đúng địa điểm, giảm lượng hàng tồn kho dư thừa và giảm thiểu chi phí vận chuyển. c. Zara Nhà bán lẻ thời trang Zara triển khai công nghệ AI để tối ưu hóa quy trình quản lý hàng tồn kho của mình. Zara sử dụng hệ thống thị giác máy tính trong các cửa hàng và kho hàng của mình để theo dõi mức tồn kho theo thời gian thực. Camera hỗ trợ AI theo dõi chuyển động của các mặt hàng, cho phép công ty bổ sung sản phẩm kịp thời và duy trì các mặt hàng phổ biến trong kho. c. Alibaba Là công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, Alibaba cũng đã áp dụng AI vào nhiều hoạt động kinh doanh của mình. Trong hoạt động quản lý kho hàng, doanh nghiệp đã ứng dụng AI vào 3 mảng chính: good storing, order picking và order packing. Cùng với sự phối hợp của con người, năng suất lao động trong các kho hàng được gia tăng đáng kể, giúp cho tập đoàn này có thể xử lý lượng hàng hóa khổng lồ, đặc biệt trong những dịp sale lớn trong năm. 1.3.2 Lợi ích áp dụng trí tuệ nhân tạo AI Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, việc tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí, dự báo chính xác được nhu cầu, tối ưu hóa mức tồn kho và hợp lý hóa quy trình chuỗi cung ứng của mình. Cụ thể, có thể kể đến một số lợi ích sau: Thứ nhất, nâng cao độ chính xác trong dự báo. Nếu như các phương pháp truyền thống chủ yếu dựa vào việc nhập dữ liệu thủ công và trực giác của con người, không khỏi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ====== ====== TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHO HÀNG CỦA ALIBABA 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 1.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý kho hàng 5 1.2 Tổng quan về trí tuệ nhân tạo 7 1.3 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc quản lý kho hàng .8 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG QUẢN LÝ KHO HÀNG CỦA ALIBABA 11 2.1 Tổng quan về Alibaba 11 2.2 Hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng của Alibaba 12 2.3 Đánh giá kết quả hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng của Alibaba 22 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CHO CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG QUẢN LÝ KHO HÀNG 25 3.1 Tổng quan hoạt động quản lý kho hàng của các sàn thương mại điện tử Việt Nam 25 3.2 Những thách thức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản lý kho 2 hàng cho các sàn thương mại điện tử Việt Nam 7 3.3 Đề xuất ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản lý kho hàng cho các 2 sàn thương mại điện tử Việt Nam 9 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 STT Họ và tên Mã sinh viên PCCV MỤC LỤC HÌNH 1 Hình 1: Cấu trúc kho hàng truyền thống 3 1 Hình 2: Cấu trúc lưu trữ hàng tự động hoá 4 1 Hình 3: Sơ đồ khu vực hoạt động của O2M và G2M AGV 6 Hình 4: Khu vực hoạt động của O2M và G2M AGV bên trong kho hàng thông minh của 1 Alibaba 6 Hình 5: Cơ cấu lao động hoạt động trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2 2021 (Nguồn: Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)) 8 3 LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử ngày càng rộng mở với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin Tuy nhiên, song song với những cơ hội, các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng vấp phải nhiều khó khăn do tính chất phức tạp và quy mô của chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong hoạt động quản lý kho hàng Để tháo gỡ khó khăn đó, Alibaba - một trong những tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào các kho hàng thông minh của mình Sự cải tiến này đã giúp cho tập đoàn đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động quản lý kho bãi, từ đó góp phần tối ưu hóa chuỗi cung ứng và đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Nhận thấy nhiều giá trị và bài học từ cách thức Alibaba áp dụng AI vào hoạt động quản lý hàng dự trữ của mình, nhóm 3 chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động quản lý kho hàng của Alibaba”, với mục tiêu cung cấp một cái nhìn toàn diện về quy trình thực hiện, cũng như từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam Bài tiểu luận gồm ba phần chính: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết - Chương 2: Phân tích hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng của Alibaba - Chương 3: Đề xuất ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho các sàn thương mại điện tử Việt Nam trong quản lý kho hàng Trong quá trình tìm hiểu, vì còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức nên khó tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn Cuối cùng, nhóm 3 xin gửi lời cảm ơn đến Th.S Phạm Thị Hiền Minh đã giúp đỡ chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này! 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý kho hàng 1.1.1 Khái niệm kho hàng, chức năng và phân loại kho hàng - Kho hàng hay kho bãi là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của chuỗi cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho - Chức năng của kho hàng • Tiếp nhận và phân phối hàng hóa: tiếp nhận hàng hóa từ nơi cung cấp, thực hiện lắp ráp và vận chuyển hàng hóa từ khu vực dự trữ đến nơi có nhu cầu sử dụng • Bảo quản hàng hóa tránh khỏi hư hại, xuống cấp, hỏng hóc • Lưu trữ kịp thời, đảm bảo không thiếu hụt hàng hóa và quá trình sản xuất được liên tục - Phân loại kho hàng: Có thể phân loại theo nhiều cách, song thông thường, kho hàng được phân loại thành những loại sau: • Kho bán lẻ: phân phối sản phẩm cho các nhà bán lẻ Trong đó dòng vật tư phân phối thường rất lớn; đơn đặt hàng có thể được đặt trước; sản phẩm thay đổi theo thị hiếu của khách hàng hoặc kế hoạch marketing; và một số sản phẩm có thể được đẩy từ kho bán lẻ đến cửa hàng bán lẻ, trong trường hợp khi có chiến dịch quảng cáo hoặc marketing • Kho bảo trì: dùng để lưu trữ và phân phối phụ tùng thường cho các thiết bị máy móc có giá trị lớn, bao gồm nhiều bộ phận, linh kiện như xe cộ, máy móc, thiết bị y tế, Chi phí lưu kho cao, thường khó dự báo nhu cầu • Kho thương mại điện tử: kho hàng sử dụng cho các đơn đặt hàng nhỏ, nhưng tần suất lớn; đơn hàng cần được giao ngay, thời gian giao hàng linh hoạt 5 • Kho cho thuê: Còn được gọi là kho bên thứ ba, được thuê từ nhà cung cấp dịch vụ kho bãi, thường được dùng khi công ty không có kho riêng hoặc bị quá tải tạm thời • Kho hàng dễ hư hỏng: Dùng để lưu trữ các loại hàng hóa dễ hư hỏng như nông sản, thủy sản, hoặc hàng hóa có tính chất đặc thù cần bảo quản đặc biệt như vắc-xin, Vì yêu cầu cao nên chi phí lưu kho của loại kho hàng này thường cao 1.1.2 Quản lý kho hàng 1.1.2.1 Khái niệm quản lý kho hàng Quản lý kho hàng: là việc cân nhắc sử dụng không gian lưu trữ, thời gian lưu trữ và nhân lực nhằm giảm thiểu các nguồn lực này, từ đó giảm thiểu chi phí lưu kho 1.1.2.2 Quy trình vận hành kho hàng (1) Nhận hàng (receiving): Hoạt động được thực hiện khi hàng hóa về đến kho, bao gồm các hoạt động: dỡ hàng; quét hàng, kiểm tra hàng hóa để ghi nhận các trường hợp bất thường như hư hỏng, không đúng loại hàng, số lượng; sắp xếp, cất hàng, đóng pallet để chuẩn bị lưu trữ Hoạt động này chiếm khoảng 10% chi phí lưu kho (2) Cất hàng (put-away): Còn gọi là hoạt động lưu kho: Bắt đầu khi bộ phận nhận hàng thông báo đã nhập hàng và xác định được vị trí lưu trữ phù hợp Hoạt động này chiếm trung bình khoảng 15% tổng chi phí lưu kho (3) Lấy hàng (order-picking): hoạt động lấy hàng bắt đầu khi có đơn hàng của khách hàng, khi đó, người lấy hàng sẽ tiến hành kiểm tra trong kho xem có đủ hàng theo đơn yêu cầu hay không, và đưa ra danh sách lấy hàng Có những trường hợp, một người lấy hàng sẽ lấy một nhóm đơn hàng gồm nhiều đơn hàng, khi đó sẽ mất thêm thời gian lấy hàng và phân loại hàng; nhưng cũng có trường hợp một đơn hàng được lấy bởi nhiều người Hoạt động này chiếm phần lớn chi phí trong hoạt động quản lý kho hàng, trung bình khoảng 55% tổng chi phí (4) Kiểm tra và đóng gói (Pack): Hàng hóa sau khi được lấy được chuyển vào đóng gói, sau đó được chuyển sang scan hàng hóa xác nhận hàng đã rời kho, làm vận đơn và cập nhật tình trạng hàng hóa cho kho cũng như cho khách hàng 6 (5) Vận chuyển hàng (Shipping): vận chuyển hàng hóa, ngay khi giao xong cần cập nhật tình trạng hàng hóa là hàng đã rời kho và được giao cho khách hàng (6) Một số hoạt động khác: • Hoạt dộng gia tăng giá trị: bao gồm các hoạt động như đánh dấu, đóng gói lại hàng hóa, lắp ráp các chi tiết cuối cùng, giúp làm tăng giá trị của hàng hóa • Hoạt động xử lý hàng trả về: Thông thường diễn ra với tần suất nhỏ lẻ, chiếm khoảng 5% chi phí, tuy nhiên, riêng với các kho thương mại điện tử, chi phí có thể lên đến 25-30%, gây lãng phí lớn 1.2 Tổng quan về trí tuệ nhân tạo 1.2.1 Khái niệm trí tuệ nhân tạo (AI) Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng của khoa học máy tính, kỹ thuật chế tạo máy móc thông minh, nhằm mô phỏng và mở rộng khả năng trí tuệ của con người 1.2.2 Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) (1) Chatbot: Sự ra đời của ChatGPT là một ví dụ điển hình của Chatbot AI – với chức năng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng một cách nhanh chóng nhất (2) Trong lĩnh vực nông nghiệp: AI được ứng dụng trong phân tích các kiểu thời tiết, đo lường các chỉ số của đất đai, dự báo các đợt sâu bệnh, từ đó đưa ra các giải pháp canh tác hiệu quả (3) Trong lĩnh vực thương mại điện tử: Các công ty thường sử dụng AI để dự đoán xu hướng, phân tích hiệu suất, hỗ trợ quản lý hàng tồn kho Với khả năng tổng hợp, xử lý thông tin nhanh chóng, có độ chính xác cao, AI còn là công cụ giúp các công ty chống gian lận thẻ tín dụng trong thanh toán trên sàn thương mại điện tử (4) Lĩnh vực giáo dục: Ứng dụng của AI trong lĩnh vực này có thể dế dàng thấy được, thông qua các phần mềm, công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến 7 (5) Lĩnh vực tài chính: Đây là lĩnh vực mà AI có thể được ứng dụng ở mọi khía cạnh Từ phía khách hàng, ứng dụng của AI cho phép người dùng tự động hóa giao dịch, cung cấp các dịch vụ quản lý tài chính, Từ phía ngân hàng, AI thường được ứng dụng trong việc quản lý rủi ro tín dụng, đánh giá hồ sơ tài chính, phát hiện hành vi gian lận, chăm sóc khách hàng, (6) Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe: Được ứng dụng trong việc phân tích, tổng hợp dữ liệu, hồ sơ, bệnh án; đưa ra các chẩn đoán, phương pháp điều trị, (7) Marketing và truyền thông: AI được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực này nhằm nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng tiềm năng từ nguồn dữ liệu khổng lồ (Big Data) có được từ các công cụ theo dõi hành vi của người dùng, từ đó đưa ra các dự báo nhu cầu, và các chiến lược marketing – truyền thông phù hợp 1.3 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc quản lý kho hàng 1.3.1 Thực trạng áp dụng trí tuệ nhân tạo AI Theo báo cáo thường niên năm 2022 của MHI, chỉ có 14% doanh nghiệp được khảo sát hiện đang ứng dụng AI vào hoạt động quản lý kho hàng của mình Tuy nhiên, với tình trạng khan hiếm lao động ngày càng tăng, sự gia tăng mua sắm trực tuyến và sự bùng nổ khoa học kỹ thuật, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đang trở thành một trong những xu hướng phát triển chung của những tập đoàn lớn trên thế giới, trong đó có thể kể đến như: Amazon, Walmart, Zara và Alibaba a Amazon Amazon là một trong những tập đoàn đi đầu trong việc tích hợp AI vào hoạt động kho bãi của mình Năm 2012, tập đoàn này đã mua lại công ty làm robot Kiva System với giá 775 triệu USD Từ năm 2014 tới nay, Amazon đã đưa vào 100.000 robot vào 25; trên tổng số 149 nhà kho trên toàn thế giới Trong khi những người công nhân phải mất khoảng 60 - 75 phút để hoàn thành thành vòng xoay nhận đơn và giao hàng thì hệ thống nhà kho có robot chỉ mất 15 phút, giúp cho quá trình lưu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm nguồn lực 8 b Walmart Walmart, gã khổng lồ bán lẻ hàng đầu, đã tận dụng AI và học máy để quản lý mạng lưới kho hàng rộng lớn của mình một cách hiệu quả Công ty sử dụng các mô hình dự báo nhu cầu dựa trên AI để phân tích dữ liệu bán hàng trước đây, hành vi của người tiêu dùng và các yếu tố bên ngoài để dự đoán nhu cầu trong tương lai Điều này cho phép Walmart dự trữ đúng sản phẩm tại đúng địa điểm, giảm lượng hàng tồn kho dư thừa và giảm thiểu chi phí vận chuyển c Zara Nhà bán lẻ thời trang Zara triển khai công nghệ AI để tối ưu hóa quy trình quản lý hàng tồn kho của mình Zara sử dụng hệ thống thị giác máy tính trong các cửa hàng và kho hàng của mình để theo dõi mức tồn kho theo thời gian thực Camera hỗ trợ AI theo dõi chuyển động của các mặt hàng, cho phép công ty bổ sung sản phẩm kịp thời và duy trì các mặt hàng phổ biến trong kho c Alibaba Là công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, Alibaba cũng đã áp dụng AI vào nhiều hoạt động kinh doanh của mình Trong hoạt động quản lý kho hàng, doanh nghiệp đã ứng dụng AI vào 3 mảng chính: good storing, order picking và order packing Cùng với sự phối hợp của con người, năng suất lao động trong các kho hàng được gia tăng đáng kể, giúp cho tập đoàn này có thể xử lý lượng hàng hóa khổng lồ, đặc biệt trong những dịp sale lớn trong năm 1.3.2 Lợi ích áp dụng trí tuệ nhân tạo AI Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, việc tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quản lý kho hàng có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí, dự báo chính xác được nhu cầu, tối ưu hóa mức tồn kho và hợp lý hóa quy trình chuỗi cung ứng của mình Cụ thể, có thể kể đến một số lợi ích sau: Thứ nhất, nâng cao độ chính xác trong dự báo Nếu như các phương pháp truyền thống chủ yếu dựa vào việc nhập dữ liệu thủ công và trực giác của con người, không khỏi 9 dẫn đến sai sót hoặc thiếu chính xác, thì với việc áp dụng trí tuệ nhân tạo, các thuật toán AI có khả năng theo dõi xu hướng thị trường và hành vi của khách hàng, tổng hợp và phân tích khối lượng lớn dữ liệu đó trong thời gian ngắn Qua đó giúp cho doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra dự báo và điều chỉnh mức tồn kho, tánh tình trạng hết hàng hoặc tồn kho quá mức Thứ hai, tối ưu hoạt động của kho hàng Bằng cách tự động hóa các tác vụ quản lý hàng tồn kho bằng công nghệ AI, có thể giảm đáng kể thời gian dành cho các quy trình mang tính thủ công như kiểm kê hàng hóa, hoặc bổ sung hàng tồn kho Các đơn hàng do đó mà được xử lý nhanh hơn, với độ chính xác cao hơn, rút ngắn lead time, đảm bảo được mức tồn kho chính xác và đẩy nhanh chu kỳ Thứ ba, gia tăng năng suất: Việc tự động hóa giúp cho các quy trình được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giảm bớt sự phụ thuộc vào lao động của con người, nhờ đó, doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực sang các hoạt động khác Ngoài ra, với các thuật toán nâng cao, AI còn có thể giúp cho doanh nghiệp giám sát chặt chẽ quy trình vận hành kho, xác định những điểm còn chưa hiệu quả, chuyển sang tự động hóa các nhiệm vụ trùng lặp, nhờ đó nâng cao năng suất 10 Để lấy hàng theo các đơn đặt hàng, khả năng AI được phát triển thông qua việc điều phối tài nguyên bao gồm khả năng quyết định chọn kích thước hộp đựng phù hợp, cũng như khả năng tổ chức và kiểm soát để thực hiện các hoạt động lấy hàng, bao gồm hoạt động của robot và sự cộng tác giữa các robot và con người Tuy nhiên, một kỹ sư robot của MEGVII nhận định: Robot vẫn còn một số hạn chế Mặc dù chúng có thể tự động di chuyển các hộp đặt hàng hoặc các mặt hàng, nhưng việc thực hiện các hành động lựa chọn và lấy hàng chính xác sẽ khá khó khăn và tốn kém hơn Tuy nhiên, con người có thể thực hiện những hành động này một cách dễ dàng Khi các mặt hàng được robot di chuyển đến công nhân, họ thậm chí có thể kiểm tra kỹ tính chính xác của các mặt hàng đó trước khi chọn chúng vào hộp đặt hàng Trong quá trình order packing, các đơn hàng đã chọn sẽ được xem xét và đóng gói, Đầu tiên, khả năng phân tích của AI so sánh dữ liệu về đơn hàng và mặt hàng được chọn để hướng dẫn công nhân đóng gói và đảm bảo tính chính xác của đơn hàng Trong khi đó, khả năng lập kế hoạch dựa trên thuật toán đóng gói 3D và dữ liệu liên quan cũng hướng dẫn việc đóng gói của công nhân vào hộp đơn hàng một cách hợp lý Khi công nhân kiểm tra một đơn hàng đã chọn, chỉ cần quét các mặt hàng trong đó và máy tính (hệ thống AI) sẽ tự động giúp công nhân xác minh xem nó có khớp với đơn hàng hay không Nếu sai sẽ có cảnh báo trên màn hình Sau đó, công nhân báo cáo và giao hộp hàng cho đồng nghiệp xử lý tiếp Nếu đúng, một hình ảnh 3D hiển thị vị trí mô phỏng của tất cả các mặt hàng trong hộp sẽ hiển thị trên màn hình, sau đó công nhân có thể hoàn tất việc đóng gói các mặt hàng vào hộp trong thời gian rất ngắn Nếu phát hiện thấy lỗi trong quá trình kiểm tra, người vận hành trung tâm xử lý đơn hàng sẽ được cử đến để kiểm tra các liên kết bị lỗi và giải quyết vấn đề Do đó, khả năng giải quyết vấn đề của con người tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khả năng của AI để sửa đổi quy trình liên quan đến dữ liệu, thuật toán, hệ thống và sự cộng tác giữa con người và robot Giám đốc vận hành cho biết: Trong quy trình cuối cùng, người vận hành cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động trơn tru của trung tâm xử lý đơn hàng 20

Ngày đăng: 17/03/2024, 02:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan