Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

94 0 0
Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề việc làm luôn được Nhà nước và xã hội quan tâm. Cùng với tiến trình phát triển kinh tế, việc phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày càng sâu sắc, đòi hỏi Chính phủ phải có những chính sách để giải quyết vấn đề này mới đảm bảo sự phát triển xã hội ổn định. Với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Nhà nước phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, đảm bảo công bằng xã hội. Trong những năm qua Nhà nước ta luôn chú trọng công tác tạo việc làm cho người lao động bằng các chương trình như xuất khẩu lao động, hỗ trợ vốn vay, phát triển công nghiệp, dịch vụ, hỗ trợ phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt chương trình hỗ trợ vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm là một chương trình lớn mang lại hiệu quả cao, hàng năm thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động. Kể từ khi Chính phủ có Nghị quyết số 120HĐBT về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm, mỗi năm cả nước có hàng triệu hộ gia đình và các cơ sở SXKD được tiếp cận vay vốn của Quỹ quốc gia về việc làm. Nhờ có nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp, hộ vay đã đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho lao động trong hộ và cho nhiều lao động trong vùng. Tại huyện Lệ Thủy, chỉ tính trong 3 năm gần đây mỗi năm chương trình đã cho vay khoảng 70.297 triệu đồng với 3.326 dự án được vay vốn, thu hút, tạo việc làm mới cho khoảng 2.843 lao động. Vốn vay được đầu tư sản xuất như nuôi baba, ếch, trồng tiêu, cao su, sản xuất mộc, cơ khí, thêu ren, xay xát, phát triển mô hình kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao... Nếu tính bình quân mỗi dự án giải quyết cho khoảng 4 5 lao động thì mỗi năm toàn huyện tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, ngoài ra chương trình còn góp phần phát triển kinh tế gia đình và xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình còn bộc lộ những hạn chế. Theo số liệu báo cáo từ Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ nợ quá hạn chương trình cho vay GQVL năm 2020 là 2.380 triệu đồng chiếm 3,97 % tổng dư nợ, trong khi đó nợ quá hạn tính chung của tất cả các chương trình cho vay tại ngân hàng chỉ chiếm 0,52%. Nợ quá hạn cao là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân khách quan như gặp rủi ro trong chăn nuôi, trồng trọt vì dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt. Nguyên nhân chủ quan như chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất nên hiệu quả mang lại không cao, một số chủ dự án chây lì không trả nợ vì lãi suất nợ quá hạn vẫn thấp hơn lãi suất vay vốn tại các NHTM trên địa bàn. Để chương trình vay vốn từ Quỹ quốc gia GQVL (120) thực sự là đòn bẩy tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình, giải quyết việc làm cho lao động đồng thời bảo toàn nguồn vốn của Quỹ cần có những giải pháp hữu hiệu Với những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Mục tiêu cuối cùng của đề tài là đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Để hoàn thành được mục tiêu nói trên, Luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm ngân hàng Chính sách xã hội. b.Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Phạm vi thời gian: Số liệu về thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm của đề tài nghiên cứu được thu thập dữ liệu trong 3 năm, giai đoạn 20182020. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài vận dụng một số phương pháp sau: (a) Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ chương trình Thông tin báo cáo của đơn vị, các kết quả của báo cáo định kỳ từ chương trình Intellect Online, chương trình Intellect Offline tại điểm giao dịch xã, tạp chí Tài chính, thời báo Ngân hàng, tạp chí Ngân hàng CSXH, … (b) Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa, đối chiếu được vận dụng để làm cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động cho vay giải quyết việc làm và xem xét các thông tin mang tính chất định tính và nghiên cứu đề xuất, khuyến nghị. (c) Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại trụ sở Phòng giao dịch cũng như quy trình hoạt động giao dịch tại xã, phường,… từ đó nắm bắt và hiểu rõ được kết quả cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. (d) Phương pháp phân tích thống kê: Các phương pháp thống kê được sử dụng bao gồm: Phân tích dư nợ HĐT nhận ủy thác; phân tích sự biến động theo thời gian của dư nợ cho vay, phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch tín dụng trong thời gian qua. 5. Tổng quan đề tài nghiên cứu Để thực hiện luận văn, tác giả đã thực hiện tìm hiểu một số luận văn sau: Nguyễn Thành Tài (2019) “Hoàn thiện hoạt động cho vay Hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Giang, chi nhánh Quảng Nam” . Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 20152017, chỉ ra kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cho vay Hộ nghèo trên địa bàn trong thời gian tới. Trần Thị Huỳnh Thảo (2018) “Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng nam”. Luận văn đã làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác cho vay Hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Trần Quang Điệp (2017) “Hoàn thiện hoạt động cho vay Hộ cận nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Nông” . Luận văn đã làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiệnhoạt động cho vay Hộ cận nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Nông. Trần Lưu Thị Phương Linh (2018) “Hoàn thiện hoạt động cho vay Hộ cận nghèo của NHCSXH Việt Nam chi nhánh thành phố Đà Nẵng”. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH Việt Nam Chi nhánh thành phố Đà Nẵng, đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động này của Chi nhánh. Với mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu là: Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay hộ cận nghèo của NHCS; Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại NHCSXH chi nhánh thành phố Đà Nẵng, xác định kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động này; Đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại NHCSXH Việt Nam Chi nhánh thành phố Đà Nẵng. Nguyễn Vũ Khoa (2019) “Quản trị rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum”. Luận văn đã đi sâu đánh giá quá trình triển khai chương trình cho vay hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh kon Tum, tác giả đã đánh giá được chương trình cho vay hộ cận nghèo đã phát huy nhiều điểm tích cực trong hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, góp phần thoát nghèo bền vững tại địa phương. Tuy nhiên do chương trình cho vay hộ cận nghèo là chương trình mới được triển khai, thêm vào đó là tình hình kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn và những đặc thù của hình thức cho vay của NHCSXH nên qua hơn 5 năm triển khai, chương trình cho vay hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn tồn tại nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tín dụng. Các nguyên nhân rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo có thể do thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh; hộ vay chết không có người thừa kế, không còn tài sản xử lý; hoạt động kinh doanh thua lỗ, quản lý lỏng lẻo kém hiệu quả; hộ vay sử dụng vốn không đúng mục đích xin vay làm tổn thất vốn. Lê Văn Thịnh (2016) “Phân tích tình hình cho vay Hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Lắk” . Luận văn đã Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tình hình cho vay hộ nghèo của NHCSXH; Phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Đắk Lắk và đúc kết các kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong cho vay hộ nghèo của NHCSXH Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Đắk Lắk Trần Mốt (2016) “Phân tích tình hình cho vay Hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Nông”. Luận văn đã Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận về hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng Chính sách xã hội. Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam chi nhánh Đắk Nông; đánh giá, nhận định về thành công và hạn chế cũng như các nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay tại đây. Trên cơ sở kết quả phân tích đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam chi nhánh Đắk Nông. Những công trình này đã nghiên cứu đối với cho vay chính sách ở địa phương cụ thể. Thông qua các bài nghiên cứu, các tác giả đã nêu lên được những thực trạng xuất phát từ chính công tác cho vay, từ đó đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động cho vay chính sách trong thời gian đến tốt hơn. Ngoài ra, tùy theo tình hình đặc điểm kinh tế xã hội của từng vùng miền, từng địa phương khác nhau thì hoạt động cho vay chính sách tại nơi đó có những điểm khác nhau, chính vì vậy hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH Huyện Lệ Thủy, Quảng Bình củng có những điểm khác biệt so với các phòng giao dịch khác. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào phân tích đánh giá được kết quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm, đưa ra kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch NHCSXH Huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lệ Thủy, Quảng Bình Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN NGUYỄN HÙNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đà Nẵng - Năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN NGUYỄN HÙNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã sồ: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Tuấn Vũ Đà Nẵng - Năm 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3 4 Phương pháp nghiên cứu .3 5 Tổng quan đề tài nghiên cứu .4 6 Bố cục đề tài 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 8 1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 8 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng chính sách xã hội và đặc thù của ngân hàng 1hính sách xã hội 8 1.1.2 Tổng quan về tín dụng chính sách xã hội 15 1.2 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 17 1.2.1 Khái niệm về việc làm và cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội 17 1.2.2 Mục đích, ý nghĩa của tạo việc làm .20 1.2.3 Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội 21 1.3 NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI .23 1.3.1 Nội dung của hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội 23 1.3.2 Quy trình của hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội 27 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI .28 1.4.1 Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong 28 1.4.2 Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài .30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH .35 2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 35 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .35 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 35 2.1.3 Mô hình tổ chức và hoạt động .36 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 41 2.2.1 Mục đích cho vay, phuwong thức cho vay và quy trình thủ tục vay vốn 41 2.2.2 Kết quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lệ Thủy .45 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN LỆ THỦY 53 2.3.1 Những kết quả đạt được 53 2.3.2 Những mặt hạn chế 55 2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế .57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN LỆ THỦY, QUẢNG BÌNH 60 3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .60 3.1.1 Định hướng nâng cao hiệu quả chương trình cho vay Giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Lệ Thủy 60 3.1.2 Quan điểm về nâng cao hiệu quả chương trình cho vay Giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Lệ Thủy 61 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN LỆ THỦY, QUẢNG BÌNH 63 3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng của NHCSXH Huyện Lệ Thủy.63 3.2.2 Phối hợp chặt chẻ với các tổ chức chính trị- xã hội làm công tác ủy thác.64 3.2.3 Tăng cường công tác định hướng và đào tạo nghề cho người lao động66 3.2.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi đến với người dân, đến với đối tượng cần vay vốn 67 3.2.5 Hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phát triển các ngành nghề 67 3.2.6 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay 68 3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra sau vay vốn 69 3.2.8 Các giải pháp bổ trợ khác 70 3.3 CÁC KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 75 3.3.1 Đối với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình 75 3.3.2 Đối với chính quyền các cấp 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 82 KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO CP DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CSXH CT Chính phủ DTTS Chính sách xã hội HĐQT Chỉ thị HĐT Dân tộc thiểu số NĐ Hội đồng quản trị NH Hội đồng thu NHCSXH Nghị định NHNN Ngân hàng NHTM Ngân hàng chính sách xã hội PGD Ngân hàng nhà nước SXKD Ngân hàng thương mại TDCS Phòng giao dịch TK&VV Sản xuất kinh doanh TW Tín dụng chính sách UBND Tiết kiệm và vay vốn Trung ương Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác năm 2019 .40 Bảng 2.2 Doanh số cho vay GQVL của NHCSXH Huyện Lệ Thủy 45 45 Bảng 2.3 Dư nợ cho vay giải quyết việc làm qua các năm 47 Bảng 2.4 Số khách hàng vay vốn và mức vay bình quân 49 Bảng 2.5 Tình hình nợ xấu 50 Bảng 2.6 Hiệu quả hoạt động cho vay GQVL .52 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã hội 27 Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lệ Thủy 38 Sơ đồ 2.2 Quy trình, thủ tục vay vốn theo phương thức cho vay trực tiếp 43 Sơ đồ 2.3 Quy trình, thủ tục vay vốn theo phương thức cho vay ủy thác 44 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề việc làm luôn được Nhà nước và xã hội quan tâm Cùng với tiến trình phát triển kinh tế, việc phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày càng sâu sắc, đòi hỏi Chính phủ phải có những chính sách để giải quyết vấn đề này mới đảm bảo sự phát triển xã hội ổn định Với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Nhà nước phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, đảm bảo công bằng xã hội Trong những năm qua Nhà nước ta luôn chú trọng công tác tạo việc làm cho người lao động bằng các chương trình như xuất khẩu lao động, hỗ trợ vốn vay, phát triển công nghiệp, dịch vụ, hỗ trợ phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt chương trình hỗ trợ vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm là một chương trình lớn mang lại hiệu quả cao, hàng năm thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động Kể từ khi Chính phủ có Nghị quyết số 120/HĐBT về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm, mỗi năm cả nước có hàng triệu hộ gia đình và các cơ sở SXKD được tiếp cận vay vốn của Quỹ quốc gia về việc làm Nhờ có nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp, hộ vay đã đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho lao động trong hộ và cho nhiều lao động trong vùng Tại huyện Lệ Thủy, chỉ tính trong 3 năm gần đây mỗi năm chương trình đã cho vay khoảng 70.297 triệu đồng với 3.326 dự án được vay vốn, thu hút, tạo việc làm mới cho khoảng 2.843 lao động Vốn vay được đầu tư sản xuất như nuôi baba, ếch, trồng tiêu, cao su, sản xuất mộc, cơ khí, thêu ren, xay xát, phát triển mô hình kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao Nếu tính bình quân mỗi dự án giải quyết cho khoảng 4- 5 lao động thì mỗi năm toàn huyện 2 tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, ngoài ra chương trình còn góp phần phát triển kinh tế gia đình và xã hội Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình còn bộc lộ những hạn chế Theo số liệu báo cáo từ Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ nợ quá hạn chương trình cho vay GQVL năm 2020 là 2.380 triệu đồng chiếm 3,97 %/ tổng dư nợ, trong khi đó nợ quá hạn tính chung của tất cả các chương trình cho vay tại ngân hàng chỉ chiếm 0,52% Nợ quá hạn cao là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân khách quan như gặp rủi ro trong chăn nuôi, trồng trọt vì dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt Nguyên nhân chủ quan như chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất nên hiệu quả mang lại không cao, một số chủ dự án chây lì không trả nợ vì lãi suất nợ quá hạn vẫn thấp hơn lãi suất vay vốn tại các NHTM trên địa bàn Để chương trình vay vốn từ Quỹ quốc gia GQVL (120) thực sự là đòn bẩy tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình, giải quyết việc làm cho lao động đồng thời bảo toàn nguồn vốn của Quỹ cần có những giải pháp hữu hiệu Với những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn luận văn: "Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu cuối cùng của đề tài là đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Để hoàn thành được mục tiêu nói trên, Luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 3 - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm ngân hàng Chính sách xã hội b.Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - Phạm vi thời gian: Số liệu về thực trạng hoạt động cho vay giải quyết việc làm của đề tài nghiên cứu được thu thập dữ liệu trong 3 năm, giai đoạn 2018-2020 4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng một số phương pháp sau: (a) Phương pháp thu thập dữ liệu: - Thu thập dữ liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ chương trình Thông tin báo cáo của đơn vị, các kết quả của báo cáo định kỳ từ chương trình Intellect Online, chương trình Intellect Offline tại điểm giao dịch xã, tạp chí Tài chính, thời báo Ngân hàng, tạp chí Ngân hàng CSXH, … (b) Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa, đối chiếu được vận dụng để làm cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động cho vay giải quyết việc làm và xem xét các thông tin mang tính chất định tính và nghiên cứu đề xuất, khuyến nghị (c) Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại trụ sở Phòng giao dịch cũng như quy trình hoạt động giao

Ngày đăng: 16/03/2024, 12:30

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan