Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực giáo viên trong giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú

104 0 0
Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực giáo viên trong giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TRONG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, BÁN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TRONG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, BÁN TRÚ CẤP TIỂU HỌC NĂM 2022 1 TẬP THỂ TÁC GIẢ 1 TS Nguyễn Xuân An Việt - Vụ GDCTHSSV – Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 TS Phạm Anh Tuấn - Vụ GDCTHSSV – Bộ Giáo dục và Đào tạo 3 CVC Bùi Tiến Dũng - Vụ GDCTHSSV – Bộ Giáo dục và Đào tạo 4 Trung tá, Nguyễn Tất Thành - Văn phòng Bộ Công an 5 Đặng Thị Thanh Thảo - Học viện Quản lí giáo dục 6 TS Mai Quốc Khánh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 7 TS Tưởng Duy Hải - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 8 ThS Dương Thị Thúy Nga - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 9 ThS Đoàn Thị Thoa - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 10 TS Nguyễn Thị Liên - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội 11 ThS Lưu Thị Thu Hà - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 12 TS Nguyễn Thị Bích - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 LỜI NÓI ĐẦU Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực giáo viên trong giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú nhằm trang bị cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí các trường Phổ thông Dân tộc nội trú những hiểu biết chung và cách thức thực hiện hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng trường học an toàn cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú Nội dung tài liệu gồm 2 chương chính trình bày về các vấn đề chung và cách thức, phương pháp tổ chức dạy học tích hợp, tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh trong các trường nội trú, bán trú về cách phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục trong và ngoài nhà trường Ngoài 2 chương trang bị về cơ sở thực tiễn, cơ sở lí luận về giáo dục dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, tài liệu còn dành 50% dung lượng để trình bày về các ví dụ minh họa cụ thể các hoạt động giáo dục, kế hoạch bài dạy để giáo viên có thể thực hiện trực tiếp hoặc điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch giáo dục nhà trường theo từng khối lớp, đối tượng học sinh dân tộc trong trường nội trú, bán trú và các cơ quan, tổ chức, số điện thoại liên hệ hỗ trợ giáo viên, học sinh trong công tác phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục Các nội dung trình bày trong tài liệu đã được xin ý kiến của một số cơ sở giáo dục phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên cả nước và góp ý của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em Nhóm biên soạn tài liệu đã cố gắng chắt lọc, tiếp thu toàn bộ ý kiến của các nhà giáo, nhà quản lí, chuyên gia để điều chỉnh và bổ sung nội dung tài liệu, nhưng chắc chắn nội dung trong tài liệu vẫn không tránh khỏi các thiếu sót, khiếm khuyết Nhóm biên soạn tài liệu trân trọng tiếp thu các ý kiến đóng góp tiếp của thầy cô giáo, nhà quản lí, các chuyên gia và cá nhân quan tâm để tiếp tục hoàn thiện tài liệu Nhóm biên soạn 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 CMHS Cha mẹ học sinh 4 BLHĐ Bạo lực học đường 5 XHTD Xâm hại tình dục 6 THCS Trung học cơ sở 7 PTDT Phổ thông dân tộc 8 PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú 9 HĐTN Hoạt động trải nghiệm 4 MỤC LỤC Contents Chương 1 7 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC 7 1.1 Bạo lực học đường và phòng, chống bạo lực học đường 7 1.1.1 Khái niệm, phân loại và nhận diện 7 1.1.2 Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường 11 Một số vấn đề chung về xâm hại tình dục và phòng chống xâm hại tình dục 21 1.2.1 Xâm hại tình dục và biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục 21 1.2.2 Hậu quả của hành vi xâm hại tình dục 25 1.2.3 Phòng, chống xâm hại tình dục 28 Chương 2 34 GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 34 VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, BÁN TRÚ 34 2.1.Đặc điểm của học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học và tầm quan trọng của giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh bán trú 34 2.1.1 Đặc điểm học sinh các trường tiểu học bán trú 34 2.1.1.1 Khái quát về đặc điểm của trường PTDT bán trú 34 2.1.2.Tầm quan trọng của giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh dân tộc bán trú 39 2.2.2.Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục 44 2.2.3 Nguyên tắc giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục 46 2.3 Con đường giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh dân tộc bán trú cấp tiểu học 47 2.3.1 Giáo dục phòng chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục theo phương thức tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình GDPT 47 2.3.2 Giáo dục phòng chống BLHĐ và XHTD thông qua các hoạt động đặc thù của trường tiểu học dân tộc bán trú 52 2.3.3 Tổ chức các hoạt động xã hội, huy động được nhiều nguồn lực phục vụ cho mục tiêu giáo dục phòng chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục 53 5 - Khai thác nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục phải có chọn lọc và phù hợp, gắn liền với nội dung các môn học ở trường tiểu học, tránh tràn lan, tùy tiện 54 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC 1.1 Bạo lực học đường và phòng, chống bạo lực học đường 1.1.1 Khái niệm, phân loại và nhận diện 1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản Bạo lực học đường là một dạng thức của bạo lực trong xã hội Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập 1 Bắt nạt học đường cũng là một phần của bạo lực học đường Bắt nạt học đường là hành vi thể hiện sức mạnh (sức mạnh về thể chất và tinh thần) để đe dọa hoặc thực hiện các hành vi làm tổn thương người khác, nhằm mục đích kiểm soát và duy trì quyền lực với người bị bắt nạt, hành vi không xảy ra một lần mà lặp đi lặp lại theo thời gian giữa những trẻ trong độ tuổi đến trường.2 1.1.1.2 Phân loại và nhận diện Việc nhận dạng được các loại bạo lực học đường sẽ giúp cha mẹ học sinh và thầy cô dễ nhận ra các dấu hiệu nếu học sinh bị bắt nạt hoặc đang bắt nạt bạn khác Đây là một bước quan trọng trong quá trình ngăn chặn sự tồn tại và phát triển của bạo lực học đường Trong các cơ sở giáo dục tiểu học, hình thức bạo lực học đường thường xảy ra giữa người lớn (giáo viên, nhân viên, cán bộ của cơ sở giáo dục và người lớn khác có mặt ở trường đối với học sinh) và các em Hành vi bạo lực học đường được chia làm 4 loại bao gồm: Hành vi bạo lực thân thể, hành vi bạo lực tinh thần, hành vi bạo lực xã hội và hành vi bạo lực trên môi trường mạng3 + Bạo lực thân thể 1 Nghị định 80/2017/NĐ-CP Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường 2 Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội, CSAGA, Plan international, Phòng ngừa bắt nạt học đường; Dự án Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng 3 Tổ chức Y tế Thế giới (2012) 7 Bạo lực thân thể hay còn gọi là lạm dụng thân thể, là những hành vi gây ra thương tích hoặc chấn thương trên cơ thể người khác Bạo lực thể thể bao gồm: - Hành vi dùng vũ lực như đánh đập, đấm, đá, tát, bóp cổ, cào cấu, cắn, giật tóc, cốc đầu, véo hoặc xoắn tai; ném (xuống ao, giếng), đốt, gây sốc điện, trói… - Hành vi sử dụng vũ khí, công cụ để gây tổn thương như: đánh bằng gậy, cành cây, roi, dao, búa, dí dùi nóng vào người… - Hành vi bạo lực thân thể khác như: trói, nhốt, treo cây, bắt quỳ trên sỏi, bắt đứng vào tổ kiến; bắt làm việc quá sức; bắt đứng dưới trời nắng/ mưa, úp mặt vào tường, dán băng keo vào miệng, không cho ăn, không cho uống, nuốt gia vị cay, chất độc Cách nhận biết học sinh đang bị bạo lực thân thể: Nhiều học sinh sẽ giấu thầy cô và cha mẹ nếu các em bị bạn bè bạo lực thân thể Do đó người lớn hãy chú ý đến những biểu hiện sau để có biện pháp can thiệp, hỗ trợ phù hợp như: - Về thể chất: có vết thương, cào, dấu bầm tím, vết xước ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể học sinh Ngoài ra quần áo bị rách, bị xé, đi lại, ăn uống, nói năng, vệ sinh cá nhân, học tập có những biểu hiện không bình thường hoặc gặp khó khăn - Về tinh thần: Sợ sệt khi gặp người lớn; tâm trạng lo lắng, lấm lét, nhút nhát; tự nhiên thích mặc quần áo dài, ngủ không ngon giấc, mê sảng, lảm nhảm xin lỗi… + Bạo lực tinh thần Bạo lực tinh thần có những biểu hiện như: - Hành vi dùng lời nói, từ ngữ tàn nhẫn, có tính chất xúc phạm, miệt thị, bao gồm: trêu chọc, nói xấu, bình phẩm thiếu tôn trọng về người khác (vẻ bề ngoài, dân tộc, người khuyết tật, giới tính, gia đình đơn thân, nghề nghiệp cha mẹ, hoàn cảnh gia đình ) Việc bạo lực bằng lời nói có thể bắt đầu không gây tổn thương, nhưng về lâu dài sức ảnh hưởng của bạo lực lời nói cũng tiêu cực không kém các loại bạo lực khác Ví dụ một hành động chế giễu về ngoại hình (body shaming) “Sao bạn mập vậy, bạn mập giống y chang mẹ của bạn vậy” của bạn bè có thể làm cho em HS trở nên buồn chán Người hay gây ra bạo lực tinh thần thường sử dụng việc so sánh người khác bằng các lời lẽ ví von với những con vật được cho là ngu ngốc hay hạ thấp uy tín người khác trước mặt mọi người như nhận xét về trí tuệ, hình thức, trang phục để làm tổn thương đối tượng gây hấn 8 - Các biểu hiện hành vi bạo lực tinh thần được thể hiện ra bằng những hành động như quát tháo, mắng nhiếc, chơi khăm, sỉ nhục chỗ đông người, xúi giục người khác để cô lập đối tượng làm cho người bị tấn công cảm thấy xấu hổ, bất an, lo âu - Hành vi bạo lực còn biểu hiện ở việc cô lập, không cho giao tiếp với mọi người xung quanh, ngăn cản việc tiếp cận các hoạt động bình thường như vui chơi, học tập - Lôi kéo trẻ về phía mình chống lại người khác hoặc ép trẻ nói đối, kích động bạo lực, xúi giục trẻ những hành vi phạm pháp - Buộc trẻ chứng kiến hành vi bạo lực với người, con vật Trong gia đình hoặc nhà trường, cha mẹ hoặc thầy cô giáo nếu thường xuyên quát mắng, nạt nộ, xúc phạm, chửi bới sẽ làm cho vết thương tinh thần ở đứa trẻ càng lớn Và để chống đỡ lại sự tấn công này, đứa trẻ sẽ phản công lại bằng những lời nói hỗn hay hành vi phá phách khác Cách nhận biết học sinh đang bị bạo lực: - Về mặt thể chất: Học sinh có dấu hiệu chậm phát triển, đái dầm, rối loạn ngôn ngữ - Về hành vi: Học sinh có thể bắt đầu bỏ bữa, đổi khẩu vị, trở nên buồn bã hoặc cáu bẳn, có những thói quen lạ, đá thúng đụng nia, học tập sa sút, lơ đãng hoặc rụt rè, nhút nhát đôi lúc có hành vi hung hãn, rối loạn giấc ngủ Học sinh bắt đầu chia sẻ với cha mẹ về những điều đáng buồn mà bạn bè hoặc ai đó nói về học sinh, và học sinh có thể hỏi bạn xem những điều ấy có thật hay không Ở mức độ trầm trọng hơn, học sinh có suy nghĩ hoặc dọa tự tử Bạo lực trên môi trường mạng Bạo lực trên môi trường mạng có thể hiểu là những hành vi gây hại cố ý, được lặp lại, thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, và các mạng xã hội, email, diễn đàn, website, nền tảng trực tuyến Bạo lực trên môi trường mạng có thể diễn ra công khai hoặc trong phạm vi cá nhân, có thể thấy ngay trước mắt hoặc diễn ra lặng thầm sau lưng nạn nhân Ở HS tiểu học thì bạo lực trên môi trường mạng không phổ biến Tuy nhiên, nhà trường và gia đình cũng cần phải quản lý đối với các em đã có cơ hội được sử dụng điện thoại, máy tính hoặc khi các em có dấu hiệu nghiện game  Hành vi bắt nạt học đường Ở độ tuổi HS tiểu học thì bắt nạt học đường xuất hiện nhiều hơn cả Các hành 9 vi bắt nạt này có thể tồn tại trong thời gian ngắn hoặc dài, ví dụ như: xé sách vở của nhau, không cho chơi cùng nhóm bạn, lấy đồ của nhau Bắt nạt học đường thường xảy ra giữa học sinh với học sinh Các em cần phân biệt để tránh từ việc bạn bè đùa giỡn nhau đến hành vi bắt nạt Đôi khi rất khó để biết ai đó chỉ đang vui vẻ hay cố gắng làm tổn thương em Đôi khi họ sẽ cười nhạo nó bằng cách

Ngày đăng: 16/03/2024, 11:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan