Phan thị thanh loan, đh1 182

91 0 0
Phan thị thanh loan, đh1   182

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vay tài sản là một trong những giao dịch dân sự được hình thành từ rất lâu trong lịch sử loài người, trong đó các bên dựa trên lòng tin của nhau để người khác sử dụng tài sản của mình trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên lòng tin thì khả năng xảy ra tranh chấp giữa các bên là rất lớn. Do đó, hợp đồng vay tài sản chính là công cụ hữu hiệu nhất để ràng buộc các bên trong quá trình giao dịch. Hợp đồng vay tài sản mà sinh viên nghiên cứu, chỉ tập trung làm rõ các nội dung về hợp đồng vay tài sản thông thường được quy định trong Bộ luật dân sự. Hợp đồng vay tài sản là một trong những hợp đồng dân sự thông dụng, không chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản phát sinh trong xã hội, mà còn là công cụ pháp lý để người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Để hình thành nên hành lang pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của hợp đồng vay tài sản, pháp luật dân sự Việt Nam đã lần lượt cho ra đời những Bộ luật dân sự năm 1995, năm 2005 và mới đây là Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên, không phải lúc nào pháp luật cũng dự liệu trước mọi vấn đề sẽ phát sinh trong đời sống xã hội, để giúp các quan hệ vay tài sản phát triển theo hướng lành mạnh. Một bộ phận không nhỏ đã lợi dụng những “kẽ hở” pháp luật, để làm giàu bất chính thông qua nhiều hình thức cho vay nặng lãi, điều đó đã làm mất đi bản chất tích cực của hợp đồng vay tài sản. Ngoài việc ký kết hợp đồng vay, thay vì bên cho vay sử dụng những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thì bên cho vay “gạ gẫm”, thoả thuận ký kết hợp đồng mua bán nhà, đất có công chứng với giá chuyển nhượng thấp so với giá trị thực tế. Đây là việc tạo lập một hợp đồng giả tạo che giấu một hợp đồng khác và nó chính là sự biến tướng phát sinh từ hợp đồng vay tài sản, trong đó chủ nợ “cột” cho con nợ một nghĩa vụ là phải chấp nhận mất nhà, đất nếu không trả được nợ. Đã đến lúc các nhà lập pháp phải xem xét, đánh giá đa chiều và tách bạch rõ các vấn đề pháp lý trên, đảm bảo song song về lý luận lẫn thực tiễn trong quá trình giải quyết những tranh chấp về hợp đồng vay tài sản. Thành phố Buôn Ma Thuột là thành phố lớn nằm trung tâm vùng Tây Nguyên, trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Là một địa bàn đô thị có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhiều hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp,… đang có nhu cầu cần vay vốn nhanh, nhằm mục đích đầu tư kinh doanh hoặc trang trải cuộc sống. Vì vậy, các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản trên địa bàn ngày càng phát triển mạnh mẽ và diễn biến phức tạp. Các kết quả giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn gặp không ít khó khăn. Tình trạng vay nợ ngày càng diễn ra liên tiếp và khó giải quyết (điển hình là những vụ án phát sinh trong năm 2015), bởi các bên tranh chấp đa phần có mối quan hệ quen biết, người thân của nhau,…và một số không hiểu biết pháp luật. Điều đó không chỉ là nguy cơ tiềm ẩn gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho các chủ thể, mà còn tiếp tay cho một số đối tượng để chống đối pháp luật, gây rối loại trật tự xã hội.

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TOÀ ÁN PHAN THỊ THANH LOAN ĐH1-182 HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Hà Nội – 2020 TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TOÀ ÁN HỌ VÀ TÊN: PHAN THỊ THANH LOAN MÃ SINH VIÊN: ĐH1-182 ĐỀ TÀI: HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Luật Dân sự KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TH.S PHẠM NHƯ HƯNG i Hà Nội – 2020 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết luận, số liệu trong khoá luận tốt nghiệp là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./ Xác nhận của Tác giả khoá luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự BLDS 2015 : Bộ luật dân sự năm 2015 BLDS 2005 : Bộ luật dân sự năm 2005 BLTTDS 2015 : Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 HĐVTS : Hợp đồng vay tài sản HĐDS : Hợp đồng dân sự HĐBĐTHNV : Hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ TAND TP BMT : Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Danh mục các chữ viết tắt .iii Mục lục iv MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1 2 Tóm tắt tình hình nghiên cứu đề tài 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4 5 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .5 6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6 7 Cơ cấu của đề tài .6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN…………………………………………………………………… 7 1.1 HỢP ĐỒNG .7 1.1.1 Khái quát chung về hợp đồng 7 1.1.2 Một số điểm cơ bản của hợp đồng 8 1.2 MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN… .13 1.2.1 Khái niệm “vay tài sản” và “tài sản” 13 1.2.2 Khái niệm về hợp đồng vay tài sản 19 1.2.3 Đặc điểm của hợp đồng vay tài sản .21 1.2.4 Các yếu tố của hợp đồng vay tài sản 24 1.2.5 Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ trong hợp đồng vay tài sản 31 1.2.6 Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản .33 1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ 39 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 41 iv CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT - KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN…………………… ……42 2.1 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT .42 2.1.1 Nhận xét về tình hình chung 42 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột 43 2.1.3 Một số vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột trong 5 năm vừa qua 46 2.1.4 Các kết quả giải quyết các tranh chấp HĐVTS tại Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột 56 2.2 KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN 59 2.2.1 Về quy định pháp luật của HĐVTS .60 2.2.2 Về kỹ năng giải quyết 65 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC .76 v MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Vay tài sản là một trong những giao dịch dân sự được hình thành từ rất lâu trong lịch sử loài người, trong đó các bên dựa trên lòng tin của nhau để người khác sử dụng tài sản của mình trong thời gian nhất định Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên lòng tin thì khả năng xảy ra tranh chấp giữa các bên là rất lớn Do đó, hợp đồng vay tài sản chính là công cụ hữu hiệu nhất để ràng buộc các bên trong quá trình giao dịch Hợp đồng vay tài sản mà sinh viên nghiên cứu, chỉ tập trung làm rõ các nội dung về hợp đồng vay tài sản thông thường được quy định trong Bộ luật dân sự Hợp đồng vay tài sản là một trong những hợp đồng dân sự thông dụng, không chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản phát sinh trong xã hội, mà còn là công cụ pháp lý để người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm Để hình thành nên hành lang pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của hợp đồng vay tài sản, pháp luật dân sự Việt Nam đã lần lượt cho ra đời những Bộ luật dân sự năm 1995, năm 2005 và mới đây là Bộ luật dân sự năm 2015 Tuy nhiên, không phải lúc nào pháp luật cũng dự liệu trước mọi vấn đề sẽ phát sinh trong đời sống xã hội, để giúp các quan hệ vay tài sản phát triển theo hướng lành mạnh Một bộ phận không nhỏ đã lợi dụng những “kẽ hở” pháp luật, để làm giàu bất chính thông qua nhiều hình thức cho vay nặng lãi, điều đó đã làm mất đi bản chất tích cực của hợp đồng vay tài sản Ngoài việc ký kết hợp đồng vay, thay vì bên cho vay sử dụng những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thì bên cho vay “gạ gẫm”, thoả thuận ký kết hợp đồng mua bán nhà, đất có công chứng với giá chuyển nhượng thấp so với giá trị thực tế Đây là việc tạo lập một hợp đồng giả tạo che giấu một hợp đồng khác và nó chính là sự biến tướng phát sinh từ hợp đồng vay tài sản, trong đó chủ nợ “cột” cho con nợ một nghĩa vụ là phải chấp nhận mất nhà, đất nếu không trả được nợ 1 Đã đến lúc các nhà lập pháp phải xem xét, đánh giá đa chiều và tách bạch rõ các vấn đề pháp lý trên, đảm bảo song song về lý luận lẫn thực tiễn trong quá trình giải quyết những tranh chấp về hợp đồng vay tài sản Thành phố Buôn Ma Thuột là thành phố lớn nằm trung tâm vùng Tây Nguyên, trực thuộc tỉnh Đắk Lắk Là một địa bàn đô thị có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhiều hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp,… đang có nhu cầu cần vay vốn nhanh, nhằm mục đích đầu tư kinh doanh hoặc trang trải cuộc sống Vì vậy, các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản trên địa bàn ngày càng phát triển mạnh mẽ và diễn biến phức tạp Các kết quả giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn gặp không ít khó khăn Tình trạng vay nợ ngày càng diễn ra liên tiếp và khó giải quyết (điển hình là những vụ án phát sinh trong năm 2015), bởi các bên tranh chấp đa phần có mối quan hệ quen biết, người thân của nhau,…và một số không hiểu biết pháp luật Điều đó không chỉ là nguy cơ tiềm ẩn gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho các chủ thể, mà còn tiếp tay cho một số đối tượng để chống đối pháp luật, gây rối loại trật tự xã hội Với mong muốn được nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các quy định, để giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Bên cạnh đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản Chính vì vậy, “Hợp đồng vay tài sản và thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản tại Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột” là đề tài mà sinh viên lựa chọn 2 Tóm tắt tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, trên diễn đàn luật học, không ít những học giả, luật gia, chuyên gia pháp lý và nhiều học viên chuyên ngành luật, đã có những công trình nghiên cứu về chuyên đề liên quan đến hợp đồng vay tài sản Trong quá 2

Ngày đăng: 15/03/2024, 17:34

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan