Tiểu luận môn quản trị khủng hoảng truyền thông chính sách

44 0 0
Tiểu luận môn quản trị khủng hoảng truyền thông chính sách

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại công nghệ hóa 4.0 hiện nay, thế giới có thể nói đã và đang bước sang một giai đoạn mới, một giai đoạn với những công cuộc chạy đua cách mạng số hóa phát triển từng ngày. Mỗi một quốc gia dân tộc đều có cho mình những bước tiến vượt bậc trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hóa, xã hội,…Tuy nhiên bên cạnh những điểm sáng đó, các quốc gia đều đang phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề tiêu cực đặt ra trong công cuộc xây dựng và phát triển hiện nay. Nào là sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo nghiêm trọng, sự bất ổn của kinh tế trong vài năm gần đây do ảnh hưởng của bệnh tật và đặc biệt là khủng hoảng từ chính sách khi đưa ra gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân. Việt Nam chúng ta cũng không phải là ngoại lệ, khi hiện nay bên cạnh những chính sách tích cực góp phần xây dựng ổn định đời sống nhân dân thì vẫn còn tồn tại một số chính sách xuất hiện những mặt hạn chế gây nên nhiều luồng ý kiến dư luận khác nhau và trở thành chủ đề gây tranh cãi trong quá trình ban hành. Một trong số những chính sách còn gây nhiều tranh cãi tạo đặc biệt là trong quá trình truyền thông chính sách mà chúng ta cần phải nói tới đó chính là Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 1592020 ban hành về điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thay thế cho Thông tư 122011, trong đó tại điểm 4, Điều 37 quy định các hành vi học sinh không được làm: “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Và có thể hiểu một cách đơn giản thì theo thông tư này, học sinh có thể được sử dụng điện thoại di động ở trên lớp khi được giáo viên cho phép. Ngay sau khi ban hành, quyết định trên đã gây ra nhiều luồng ý kiến dư luận trái chiều về vấn đề này, đặc biệt là những luồng ý kiến quan điểm trái ngược nhau giữa các em học sinh, phụ huynh và các bậc giáo viên các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Nhận thấy tầm quan trọng cũng như những ảnh hưởng nhất định của chính sách quy định các hành vi học sinh không được làm: “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép” mà tôi quyết định sử dụng vấn đề xuất hiện trong chính sách này làm đề tài tiểu luận của mình. Hy vọng qua phần trình bày của mình, tôi có thể khắc họa nên một cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ sự việc này. Đưa ra được các đánh giá cảm nhận khác nhau dưới những góc nhìn trực quan trên mạng xã hội, báo chí, quan điểm của chính quyền hay đặc biệt chính là những phản ánh chân thực tới từ người dân, những người chịu ảnh hưởng bởi chính sách này. Thông qua những góc nhìn đa dạng đó, tôi có thể đưa ra được những đánh giá nhận định khách quan về sự việc và đưa ra được các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết khủng hoảng truyền thông chính sách, thúc đẩy chính sách ngày một hoàn thiện và phát huy được mục đích của nó.

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VỀ QUY ĐỊNH CÁC HÀNH VI HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC LÀM: “SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG, CÁC THIẾT BỊ KHÁC KHI ĐANG HỌC TẬP TRÊN LỚP KHÔNG PHỤC VỤ CHO VIỆC HỌC TẬP VÀ KHÔNG ĐƯỢC GIÁO VIÊN CHO PHÉP” TRONG THÔNG TƯ 32/2020 CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỤC LỤC MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH 4 1.1 Khái quát chung về Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo .4 1.2 Hồ sơ sự việc về chính sách khủng hoảng 5 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC Ý KIẾN QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CỦA DƯ LUẬN 7 2.1 Phân tích các quan điểm, ý kiến ủng hộ của dư luận trên nền tảng mạng xã hội .7 2.2 Phân tích các quan điểm ý, kiến phản đối của dư luận trên nền tảng mạng xã hội .10 2.3 Các ý kiến, quan điểm của báo chí về chính sách .13 2.4 Các ý kiến, quan điểm của chính quyền về chính sách này 18 2.5 Các ý kiến của người dân, những người chịu ảnh hưởng bởi chính sách 23 CHƯƠNG 332: ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH 32 3.1 Quan điểm cá nhân về chính sách .32 3.2 Giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông chính sách 36 KẾT LUẬN .38 TÀI LIỆU THAM KHẢO .40 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại công nghệ hóa 4.0 hiện nay, thế giới có thể nói đã và đang bước sang một giai đoạn mới, một giai đoạn với những công cuộc chạy đua cách mạng số hóa phát triển từng ngày Mỗi một quốc gia dân tộc đều có cho mình những bước tiến vượt bậc trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hóa, xã hội,…Tuy nhiên bên cạnh những điểm sáng đó, các quốc gia đều đang phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề tiêu cực đặt ra trong công cuộc xây dựng và phát triển hiện nay Nào là sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo nghiêm trọng, sự bất ổn của kinh tế trong vài năm gần đây do ảnh hưởng của bệnh tật và đặc biệt là khủng hoảng từ chính sách khi đưa ra gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân Việt Nam chúng ta cũng không phải là ngoại lệ, khi hiện nay bên cạnh những chính sách tích cực góp phần xây dựng ổn định đời sống nhân dân thì vẫn còn tồn tại một số chính sách xuất hiện những mặt hạn chế gây nên nhiều luồng ý kiến dư luận khác nhau và trở thành chủ đề gây tranh cãi trong quá trình ban hành Một trong số những chính sách còn gây nhiều tranh cãi tạo đặc biệt là trong quá trình truyền thông chính sách mà chúng ta cần phải nói tới đó chính là Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 15/9/2020 ban hành về điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thay thế cho Thông tư 12/2011, trong đó tại điểm 4, Điều 37 quy định các hành vi học sinh không được làm: “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép” Và có thể hiểu một cách đơn giản thì theo thông tư này, học sinh có thể được sử dụng điện thoại di động ở trên lớp khi được giáo viên cho phép Ngay sau khi ban hành, quyết định trên đã gây ra nhiều luồng ý kiến dư luận trái chiều về vấn đề này, 1 đặc biệt là những luồng ý kiến quan điểm trái ngược nhau giữa các em học sinh, phụ huynh và các bậc giáo viên các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông Nhận thấy tầm quan trọng cũng như những ảnh hưởng nhất định của chính sách quy định các hành vi học sinh không được làm: “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép” mà tôi quyết định sử dụng vấn đề xuất hiện trong chính sách này làm đề tài tiểu luận của mình Hy vọng qua phần trình bày của mình, tôi có thể khắc họa nên một cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ sự việc này Đưa ra được các đánh giá cảm nhận khác nhau dưới những góc nhìn trực quan trên mạng xã hội, báo chí, quan điểm của chính quyền hay đặc biệt chính là những phản ánh chân thực tới từ người dân, những người chịu ảnh hưởng bởi chính sách này Thông qua những góc nhìn đa dạng đó, tôi có thể đưa ra được những đánh giá nhận định khách quan về sự việc và đưa ra được các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết khủng hoảng truyền thông chính sách, thúc đẩy chính sách ngày một hoàn thiện và phát huy được mục đích của nó 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích Đánh giá và có được một cái nhìn toàn cảnh đa chiều về chính sách được đưa ra Có cho mình những góc nhìn khách quan về các ý kiến được đưa ra của các nhóm dư luận trong xã hội Từ đó, phân tích một cách cụ thể hơn những mặt đúng sai, lợi hại của chính sách để đưa ra các giải pháp giải quyết phù hợp nhằm hoàn thiện chính sách, điều hướng dư luận đến những mặt tích cực Góp phần phát triển lĩnh vực giáo dục nói riêng và phát triển toàn xã hội, nâng cao niềm tin sự tín nhiệm của nhân dân với nhà nước nói chung 2.2 Nhiệm vụ Để có thể đạt được những mục tiêu đặt ra, cần phải: + Nêu lên cái nhìn toàn cảnh, lập hồ sơ sự việc về cuộc khủng hoảng truyền thông chính sách trên 2 + Tìm kiếm và hệ thống hóa, tiến hành tìm hiểu phân tích tất cả các đánh giá, ý kiến quan điểm của các nhóm dư luận khác nhau trên mạng xã hội, báo chí, chính quyền các cấp, người dân/tổ chức chịu ảnh hưởng từ chính sách này + Đưa ra được các đánh giá, nhận định của mình về sự việc này Đồng thời đưa ra được các giải pháp phù hợp nhằm xử lý khủng hoảng truyền thông chính sách, hoàn thiện chính sách nhằm đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình thực hiện 3 Kết cấu tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận có 3 chương, 9 tiết 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH 1.1 Khái quát chung về Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo Ngày 15/9/2020, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Thông tư này được ban hành trong bối cảnh ngành giáo dục đang hướng đến sự thay đổi phát triển và ngày càng hoàn thiện nền giáo dục nước nhà, nâng cao chất lượng dạy và học trong thời kì phát triển hiện nay đặc biệt là ở các khối cấp quan trọng như cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông Thông tư được ban hành nhằm thay thế cho thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT đã ban hành trước kia Thông tư 32 bắt đầu có hiệu lực từ 1/11/2020 và có một số chính sách mới đáng lưu ý như: - Thứ nhất là giảm hồ sơ, sổ sách đối với các giáo viên So với hệ thống hồ sơ, sổ sách đồ sộ trước kia thì tại khoản 3 điều 21 đã quy định giáo viên chỉ còn 3 loại hồ sơ, sổ sách là : kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học), giáo án, sổ theo dõi và đánh giá học sinh Giáo viên chủ nhiệm còn có thêm sổ chủ nhiệm Bên cạnh đó, bắt đầu đưa vào sử dụng các hồ sơ điện tử thay thế cho các loại hồ sơ giấy theo quy định tại khoản 4, điều 21 của Thông tư - Thứ hai là tăng số lần lưu ban của học sinh trong quá trình học: Theo khoản 3 điều 33, học sinh không được lưu ban quá 3 lần trong 1 cấp học thay vì 2 lần như trước - Thứ ba, bỏ cảnh cáo ghi học bạ đối với học sinh: Theo điều 38, hình thức xử lý đối với học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập sẽ không bị cảnh cáo ghi học bạ như trước đây Bên cạnh đó, học 4 sinh cũng sẽ không bị buộc thôi học có thời hạn mà thay vào đó chỉ tạm dừng học ở trường và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định - Thứ tư, giáo viên cũng cần phải chú ý hành động của mình không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh, gian lận trong kiểm tra, thi tuyển sinh, bỏ giờ,… 1.2 Hồ sơ sự việc về chính sách khủng hoảng Bên cạnh những chính sách mới nổi bật được nêu ở trên, ở thông tư 32 cũng đưa ra một chính sách quy định mới về học sinh gây nên nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận Cụ thể tại khoản 4, điều 37 về các hành vi học sinh không được làm đã quy định học sinh không “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép” Điều này được cho là một trong những thay đổi lớn so với các quy định cũ ở Thông tư 12/2011 Ở Thông tư cũ này học sinh không được sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học.Còn theo quy định mới nhất này, chúng ta có thể hiểu được rằng học sinh sẽ được phép sử dụng điện thoại di động nếu như nó phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép Sau khi chính sách mới này được ban hành đã đem lại những luồng ý kiến dư luận trái chiều vô cùng phức tạp về quy định mới này Nhiều ý kiến cho rằng việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho mục đích học tập là vô cùng hợp lý bởi khi học tập các em rất cần các thiết bị thông minh như điện thoại để tra cứu thông tin hay tìm những tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác học tập của mình Nhiều bậc phụ huynh cũng cho rằng việc học tập trong môi trường công nghệ phát triển 4.0 hiện nay thì việc sử dụng điện thoại là vô cùng cần thiết để các em có thể phát triển và tiếp thu các tri thức tiến bộ của loài người một cách kịp thời Tuy nhiên nhiều giáo viên hay phụ huynh lại có ý kiến quan điểm hoàn toàn trái ngược về vấn đề này Một số thầy cô cho rằng việc để các em sử dụng điện thoại một cách ồ ạt là một việc vô cùng khó quản lý và rất có thể gây sao 5 nhãng khiến các em mất tập trung vào bài học,….Có thể nói hai luồng ý kiến trái chiều này đã khiến cho chính sách này trở thành một vấn đề gây bàn tán tranh cãi và tạo nên một cuộc khủng hoảng truyền thông chính sách khó giải quyết Để hướng dẫn các trường và giáo viên quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị dạy học, trong đó có điện thoại di động một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học và kinh tế - xã hội ở địa phương, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Công văn số 5512 ngày 18/12/2020 hướng dẫn “không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại để phục vụ học tập Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định Giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học” Tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XIV tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/3/2021, theo báo cáo kết quả giám sát giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết nhiều ý kiến cử tri phản ánh về việc sử dụng điện thoại di động trong lớp học Ngay sau khi Thông tư số 32 được ban hành, cử tri 8 địa phương (Quảng Bình, Hà Nội, Cần Thơ, TP.HCM, Đà Nẵng, Bạc Liêu, An Giang, Long An) đã kiến nghị cần xem xét, sửa đổi lại quy định vì không phù hợp với thực tiễn Ban Dân nguyện kiến nghị Bộ GD-ĐT cần làm rõ việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học như là thiết bị hỗ trợ hoạt động học có được coi là chính sách chung không? Nếu là chính sách chung thì phải áp dụng thống nhất trong cả nước, không thể chỉ giao trách nhiệm quyết định cho giáo viên Đồng thời, đề nghị cần phải đánh giá một cách khách quan và toàn diện sự tác động của việc thực hiện quy định này trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay cũng như khả năng quản lý của nhà trường và giáo viên đối với việc sử dụng điện thoại của học sinh để ban hành quy định phù hợp 6 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC Ý KIẾN QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CỦA DƯ LUẬN 2.1 Phân tích các quan điểm, ý kiến ủng hộ của dư luận trên nền tảng mạng xã hội Trước sự điều chỉnh mới trong chính sách tại điều 37 trong Thông tư 32 mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra về việc sử dụng điện thoại của học sinh trong lớp đã dẫn đến sự xuất của rất nhiều luồng ý kiến dư luận với các góc nhìn khác nhau về chính sách này Một vấn đề xảy ra bao giờ cũng tồn tại hai mặt tích cực, tiêu cực cũng như một cuộc khủng hoảng nổ ra bao giờ cũng luôn luôn tồn tại hai luồng ý kiến trái ngược nhau đó là ủng hộ và phản đối Vậy trước hết chúng ta hãy tìm hiểu ý kiến của dư luận xã hội ủng hộ đối với chính sách này trên nền tảng mạng xã hội – nơi mà họ có thể thỏa sức bày tỏ quan điểm của mình một cách tự do bình đẳng Sau khi Thông tư này được ban hành và cụ thể là chính sách về việc sử dụng điện thoại của học sinh được đưa ra thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau thì trên nền tảng mạng xã hội đã xuất hiện rất nhiều những quan điểm bày tỏ sự đồng tình đối với chính sách đổi mới này Dưới bài đăng về thông tin của Thông tư 32/2020 TT- BGDĐT bao gồm chính sách gây tranh cãi tại điều 37 ở trên nền tảng mạng xã hội Facebook, fanpage “An Nhơn Hôm Nay” đã thu hút rất nhiều ý kiến đánh giá với hơn 645 lượt bình luận về bài viết này Và trong đó có rất nhiều các ý kiến bình luận ủng hộ chính sách này đáng chú ý như: - Tài khoản Huỳnh Minh vũ cho biết “Quy định luôn là chỉ sử dụng vào mục đích phục vụ học tập chứ không được phép sử dụng vào các mục đích khác như lướt Facebook, Zalo, Tik Tok và cấm tuyệt đối dùng điện thoại khi vào thi cử trừ trường hợp dịch corona (thi online),…nên mình thấy đây là một chính sách phù hợp 7

Ngày đăng: 15/03/2024, 15:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan