Tiểu luận khủng hoảng truyền thông chính sách

41 0 0
Tiểu luận khủng hoảng truyền thông chính sách

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Truyền thông chính sách là nhiệm vụ quan trọng trong công tác truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước và là một bước không thể thiếu trong tổ chức thực hiện chính sách. Vậy nên trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam vô cùng quan tâm đến công tác truyền thông chính sách, luôn yêu cầu hoạt động truyền thông chính sách phải công khai, minh bạch, công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Trong quá trình truyền thông, xảy ra khủng hoảng là điều không thể tránh. Khủng hoảng truyền thông hiện không còn là thuật ngữ xa lạ trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay nữa. Khủng hoảng truyền thông không chỉ tạo ra dư luận tiêu cực trong xã hội, gây hoang mang, bức xúc cho người dân mà còn ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Vậy nên việc nghiên cứu về khủng hoảng truyền thông chính sách là vô cùng cần thiết. Tôi quyết định chọn phân tích “Khủng hoảng truyền thông chính sách “Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế” ở Việt Nam” để có thể giúp mọi người hiểu cụ thể hơn về thực trạng và giải pháp xử lý khủng hoảng của truyền thông chính sách tại Việt Nam hiện nay.

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH “NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ MỞ TẠI NGÂN HÀNG CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ” Ở VIỆT NAM MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3 Kết cấu tiểu luận NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM 1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 2 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông chính sách 3 Tác động của khủng hoảng trong truyền thông chính sách 3.1 Tác động tích cực 3.2 Tác động tiêu cực Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM 1 Khủng hoảng truyền thông chính sách “Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế” 1.1 Bối cảnh ra đời của chính sách 1.2 Nội dung chính sách 1.3 Đối tượng của chính sách 2 Các quan điểm ủng hộ chính sách trên mạng xã hội 4 Các quan điểm phản đối chính sách trên mạng xã hội 5 Các quan điểm của báo chí về chính sách 6 Các quan điểm của chính quyền về chính sách 7 Quan điểm của người dân/ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi chính sách 7.1 Quan điểm của người dân bị ảnh hưởng bởi chính sách 7.2 Quan điểm của ngân hàng về chính sách 8 Quan điểm của tôi về chính sách Tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÙ HỢP ĐỂ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH 1 Xây dựng thông điệp để tuyên truyền, giải thích rõ hơn về chính sách 2 So sánh, chỉ ra sự thống nhất và khác biệt giữa chính sách mới và những chính sách đã có, hoặc với pháp luật Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Truyền thông chính sách là nhiệm vụ quan trọng trong công tác truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước và là một bước không thể thiếu trong tổ chức thực hiện chính sách Vậy nên trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam vô cùng quan tâm đến công tác truyền thông chính sách, luôn yêu cầu hoạt động truyền thông chính sách phải công khai, minh bạch, công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp Trong quá trình truyền thông, xảy ra khủng hoảng là điều không thể tránh Khủng hoảng truyền thông hiện không còn là thuật ngữ xa lạ trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay nữa Khủng hoảng truyền thông không chỉ tạo ra dư luận tiêu cực trong xã hội, gây hoang mang, bức xúc cho người dân mà còn ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội Vậy nên việc nghiên cứu về khủng hoảng truyền thông chính sách là vô cùng cần thiết Tôi quyết định chọn phân tích “Khủng hoảng truyền thông chính sách “Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế” ở Việt Nam” để có thể giúp mọi người hiểu cụ thể hơn về thực trạng và giải pháp xử lý khủng hoảng của truyền thông chính sách tại Việt Nam hiện nay 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: − Trên cơ sở làm rõ lý luận của khủng hoảng truyền thông chính sách, tiểu luận tiến hành khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách ở Việt Nam 1 − Trên cơ sở làm rõ khủng hoảng truyền thông chính sách“Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế” tiểu luận đưa ra các giải pháp xử lý khủng hoảng Nhiệm vụ: − Hệ thống hóa các lý thuyết về khủng hoảng truyền thông chính sách − Phân tích thực trạng khủng hoảng truyền thông chính sách tại Việt Nam bằng một chính sách cụ thể − Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách và xử lý khủng hoảng chính sách một cách tốt nhất 3 Kết cấu tiểu luận Tiểu luận gồm có 3 phần: − Mở đầu − Nội dung − Kết luận Phần nội dung gồm 3 chương: − Chương 1: Những vấn đề lý luận về khủng hoảng truyền thông chính sách tại Việt Nam − Chương 2: Thực trạng khủng hoảng truyền thông chính sách tại Việt Nam − Chương 3: Giải pháp phù hợp để xử lý khủng hoảng truyền thông chính sách 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM 1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1 Khủng hoảng Khủng hoảng là trạng thái mất cân bằng về hoạt động cảm xúc và lý trí khi một người phải đối diện với một sự kiện xảy ra bất ngờ, thường là những sự kiện có nguy cơ gây nguy hại; hoặc đối diện với một giai đoạn chuyển tiếp trong phát triển có độ thách thức cao 1.2 Khủng hoảng truyền thông Khủng hoảng truyền thông đó là thông điệp từ các sản phẩm do chủ thể truyền thông (cá nhân, tổ chức) tạo ra gây xung đột, mâu thuẫn về lợi ích sự dẫn tới phản kháng của các cá nhân, tổ chức 1.3 Truyền thông chính sách Truyền thông chính sách là quá trình tiến hành các hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các chủ thể chính trị với người dân trong chu trình chính sách công nhằm đảm bảo tính đúng đắn của chính sách và sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân, qua đó nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước 1.4 Khủng hoảng truyền thông chính sách Khủng hoảng truyền thông chính sách là bất kỳ một sự kiện ngoài ý muốn nào xuất hiện bởi hoạt động truyền thông có thể đe dọa đến từng giai đoạn của chu 3 trình chính sách công, làm phương hại đến uy tín, lợi ích của các cơ quan công quyền và người dân trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách 2 Các nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông chính sách Nguyên nhân do tổ chức: Chủ quan, không minh bạch thông tin, chính sách không hợp lòng dân… Nguyên nhân do con người: Do lỗi vô tình hoặc cố ý đưa những thông điệp không chính xác… Nguyên nhân do kỹ thuật: Các sự cố kỹ thuật trong quá trình truyền thông 3 Tác động của khủng hoảng trong truyền thông chính sách 3.1 Tác động tích cực Giúp các chủ thể điều chỉnh lựa chọn chính xác hơn trong giai đoạn xác định vấn đề của chính sách Giúp chủ thể xác định nhu cầu và nội dung phù hợp hơn trong giai đoạn xây dựng chính sách Giúp cho các chủ thể điều chỉnh kế hoạch khoa học hơn trong giai đoạn thực hiện chính sách Giúp các chủ thể khách quan và chính xác hơn trong giai đoạn đánh giá chính sách 3.2 Tác động tiêu cực Tạo dư luận tiêu cực trong xã hội: Tạo tâm lý hoang mang, dao động, bức xúc cho người dân Ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội: có thể dẫn tới hành động manh động của người dân 4 Giảm sút niềm tin của nhân dân vào chế độ Đánh mất uy tín của tổ chức và cá nhân 5 Tiểu kết chương 1 Có thể thấy trong quá trình truyền thông, xảy ra khủng hoảng là điều không thể tránh Ở chương 1, tiểu luận đã khái quát về các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài và đưa ra những cơ sở lý luận về khủng hoảng truyền thông chính sách gồm: nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, tác động của khủng hoảng trong truyền thông chính sách Đây chính là nền tảng để phân tích thực trạng ở chương 2 6 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM 1 Khủng hoảng truyền thông chính sách “Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế” 1.1 Bối cảnh ra đời của chính sách Thế giới ngày càng bùng nổ về mạng máy tính, con người có thể nhanh chóng giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua nhiều loại dịch vụ internet Với nền tảng là công nghệ thông tin, hoạt động trên không gian mạng, các giao dịch diễn ra không phụ thuộc vào vị trí, khoảng cách địa lý, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đang có sự phát triển rất nhanh và mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiếm tiền qua internet ngày càng phát triển hơn, đặc biệt là kiếm tiền qua Youtube, Google và Facebook Trong đại dịch Covid-19 như này nay đã hình thành thói quen mua bán hàng qua lĩnh vực mạng, trong đó, hoạt động chủ yếu mua bán qua các sàn thương mại điện tử Và các hoạt động thương mại điện tử thường là các giao dịch điện tử nên cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu Do đó để tránh trường hợp trốn thuế của các cá nhân có doanh thu qua internet, năm 2020 đã có nhiều chính sách về thuế được ra đời Cụ thể là Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế có hiệu lực vào ngày 05/12/2020, trong đó có quy định khiến dư luận đặc biệt quan tâm liên quan đến thông tin tài khoản của khách hàng sẽ được cung cấp cho cơ quan thuế 1.2 Nội dung chính sách 7

Ngày đăng: 15/03/2024, 15:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan