TIỂU THUYẾT TẢNG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC ĐIỂM CAO

54 3 0
TIỂU THUYẾT TẢNG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC ĐIỂM CAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, báo cáo, luận án, đồ án, tiểu luận, đề tài khoa học, đề tài nghiên cứu, đề tài báo cáo - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Mầm non UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN CÔNG TÁC XÃ HỘI ---------- TRẦN THỊ THANH NGÂN TIỂU THUYẾT TẢNG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN CÔNG TÁC XÃ HỘI …… KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: TIỂU THUYẾT TẢNG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ THANH NGÂN MÃ SỐ: 4115010319 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN KHÓA: 2015-2018 Cán bộ hướng dẫn ThS. TRỊNH MINH HƯƠNG MSCB: Tam Kỳ, tháng 05 năm 2018 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo-Th.S Trịnh Minh Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nhiệt tình về phương pháp và kiến thức để em hoàn thành khóa luận này. Đồng thời em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn của trường Đại học Quảng Nam đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức trong suốt ba năm học qua. Vì được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô mà hôm nay em trưởng thành hơn rất nhiều về kiến thức lẫn kinh nghiệm để làm hành trang bước vào đời. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện trường Đại học Quảng Nam đã giúp em trong quá trình tìm kiếm và mượn tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận. Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn nên khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi tình trạng sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của Thầy, Cô. Cuối cùng em xin chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người. Em xin trân trọng cảm ơn Quảng Nam, tháng 5 năm 2018 Tác giả khóa luận TRẦN THỊ THANH NGÂN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Trịnh Minh Hương và sự tiếp thu những ý kiến đóng góp của quý thầy cô trong khoa Ngữ văn và Công tác xã hội. Quảng Nam, tháng 5 năm 2018 Tác giả khóa luận TRẦN THỊ THANH NGÂN 4 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1.Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................................ 3 5.1 Những đánh giá về con người và sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng ....................... 3 5.2 Những nhận xét và đánh giá về tác phẩm Tảng Sáng ............................................... 4 6. Đóng góp của đề tài..................................................................................................... 4 7. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................... 4 B. NỘI DUNG ................................................................................................................ 5 CHƯƠNG I: VÕ QUẢNG – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC ..................... 5 1.1 Tác giả Võ Quảng ..................................................................................................... 5 1.1.1 Cuộc đời ................................................................................................................. 5 1.1.2 Sự nghiệp văn học .................................................................................................. 6 1.2 Tác phẩm Tảng Sáng ................................................................................................. 8 CHƯƠNG II: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TẢ NG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC ................................ 10 2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................................ 10 2.1.1 Nhân vật qua ngoại hình, hành động.................................................................... 11 2.1.2 Nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại ......................................................................... 12 2.1.3 Nhân vật qua tính cách ......................................................................................... 14 2.2 Không gian nghệ thuật ............................................................................................ 22 2.2.1 Không gian làng quê sống động và gần gũi ......................................................... 23 2.2.2 Không gian sông nước quen thuộc ....................................................................... 26 2.2.3 Không gian núi đồi, biển cả ................................................................................. 29 2.3 Thời gian nghệ thuật ............................................................................................... 30 5 2.3.1 Thời gian trước Tổng khởi nghĩa ......................................................................... 31 2.3.2 Thời gian sau Tổng khởi nghĩa ........................................................................... 33 2.4 Giọng điệu trần thuật ............................................................................................... 37 2.4.1 Giọng hài hước hóm hỉnh..................................................................................... 37 2.4.2 Giọng trữ tình, ấm áp ........................................................................................... 41 C. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 44 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 47 1 A. MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Nếu nói rằng văn học là một hình thái ý thức xã hội, tác phẩm văn họ c là một hiện tượng ngôn ngữ, thì thi pháp học là một hệ thống nghệ thuật của mộ t hiện tượng văn học và thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu về hệ thố ng nghệ thuật đó. Chính vì vậy đối tượng của thi pháp học không phải là hình thứ c mang tính cấu trúc, quan điểm ngôn ngữ mà là hình thức mang tính nội dung. Có thể nói rằng khi phân tích một tác phẩm văn học dướ i góc nhìn thi pháp học chúng ta sẽ có một cái nhìn cụ thể và tổng quát trên phương diện rộng như: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian và thời gian nghệ thuậ t, giọng điệu và ngôn từ. Một tác phẩm văn học nếu như được nghiên cứu dướ i góc nhìn thi pháp học thì mới có thể cảm nhận được mọi mặt, mọi khía cạnh củ a tác phẩm để từ đó thấy được những độc đáo và mới lạ từ tác giả. Vì vậ y, thi pháp học ngày càng thu hút được giới nghiên cứu văn học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đối với bản thân người viết khi vận dụng lý thuyết thi pháp họ c vào việc nghiên cứu một tác phẩm văn học, chúng tôi nhận thấy nhiều mới mẻ và thú vị trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuậ t trong tiểu thuyết “Tảng Sáng” của Võ Quảng. Tiểu thuyết Tảng sáng được xuất bản vào năm 1976, Võ Quảng dẫn ta vào sinh hoạt của một làng quê có tên là Hòa Phước, ven sông Thu Bồn, giữa những ngày sôi nổi trước và sau Cách mạng Tháng Tám - 1945. Đằm thắm trong một tình yêu, một nỗi niềm nhớ thương vừa vời vợi, vừa sâu thẳm, truyện của Võ Quảng dường như không chú ý, hay nói đúng hơn, không nhằm lạm dụng cái lạ, cái riêng trong dấu ấn của từng vùng. Hòa Phước là quê của tác giả, của một người con vùng quê Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn, Cửa Hàn, Cửa Đại... nhưng cũng là của anh, của tôi, của mọi người, của tất cả. Nghe chuyện Hòa Phước của tác giả cũng như nghe kể về quê hương của chính mình. Rõ ràng khi Võ Quảng viết “hết mình” trong một tình yêu “Quê nội” rồi đến “Tảng sáng” thì cũng là lúc Võ Quảng đã gặp tất cả chúng ta - những người hẳn ai cũng khao khát một tình yêu quê. Và tình yêu quê hương, như xưa nay vẫn vậy là một tình yêu không biên 2 giới. Yêu quê mình và đồng thời yêu quê b ạn. Yêu nơi mình sinh ra và yêu nơi mình ghé đến. Rồi chính do sự hòa nhập, sự đổi trao, sự bổ sung đó mà biế t nâng tình yêu quê hương cụ thể lên tình yêu Tổ quốc. Những trang văn của Võ Quả ng chan chứa một tình yêu quê, và cũng chan chứa một tình yêu Tổ quốc. Nế u nói có một hàm lượng trữ tình và một chất thơ nồng đậm ở Võ Quảng thì theo tôi chính là được khơi lên từ đó. Vì vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm Tảng Sáng dưới góc nhìn thi pháp học sẽ giúp chúng ta có những cái nhìn đầy đủ hơn về tác phẩm của ông. Chính vì những lẽ đó mà người viết đã chọn “Tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ Quảng dưới góc nhìn thi pháp học” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu đề tài: Tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ Quảng dưới góc nhìn thi pháp học, người viết muốn làm rõ những phương diện trong sáng tác của Võ Quảng dưới góc nhìn thi pháp học thông qua những khía cạnh như: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, giọng điệu trần thuật. Không chỉ vậy, nghiên cứu đề tài này, người viết muốn làm sáng tỏ phong cách và sự sáng tạo nghệ thuật của Võ Quảng. Hơn nữa việc thực hiện đề tài này sẽ giúp chúng tôi nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu sau này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ Quảng do nhà văn Võ Gia Trị lựa chọn và biên soạn. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tác phẩm dưới góc nhìn thi pháp học, người viết tập trung ở một số khía cạnh sau: Quan niệm nghệ thuật về con người, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ Quảng. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó nổi bật là các phương pháp sau: 3 - Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh tác phẩm Tảng Sáng với những tác phẩm khác để thấy được sự tương đồng. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi vận dụng phương pháp này nhằm chia tách đối tượng để đi sâu vào phân tích chúng, sau đó tổng hợp, đánh giá và nhận xét. 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài Võ Quảng là tác giả nổi tiếng viết về đề tài thiếu nhi, được giới nghiên cứu phê bình và độc giả rất trân trọng. Vì vậy có rất nhiều bài viết về tác giả và các tác phẩm của ông cụ thể trên nhiều góc độ và phương diện khác nhau. Chúng tôi xin quy về 2 khía cạnh sau: 5.1 Những đánh giá về con người và sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng Trong cuốn Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, Vân Thanh biểu dương Võ Quảng như một đại diện tiêu biểu nhất lúc bấy giờ, chuyên sáng tác cho thiếu nhi cùng với Nguyễn Huy Tưởng và Tô Hoài. Ở đó tác giả đã có cái nhìn tổng lược về toàn bộ chặng đường sáng tác của Võ Quảng, từ những tác phẩm thơ đến những sáng tác văn xuôi của ông. Vân Thanh đã nhận định thành công trong sáng tác của Võ Quảng là do nhà văn nắm chắc được phương hướng giáo dục của Đảng, am hiểu cuộc sống và tâm lí thiếu nhi, biết dày công lao động nghệ thuật, không bao giờ chịu bằng lòng với mình, luôn cố gắng đi tìm một cách viết độc đáo. 9 Trong bài Nhà văn Võ Quảng và vấn đề giáo dục thiếu nhi, Nguyễn Thi Nhất khẳng định: Dưới ngòi bút của anh, thế giới chung quanh như bừng sáng lên, rực rỡ hơn. Cỏ cây, mây nước, muông thú cho đến đồ vật như cái mai, cái chổi, chiếc bồ tre, cũng trở nên sống động, cũng có tâm hồn có tình cảm, có ước mơ, có suy tư, đôi khi có cả một triết lí rõ rệt vì lí do tồn tại của bản thân mình. 12; tr466 Cuốn Võ Quảng - con người, tác phẩm do chính vợ của Võ Quảng, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu dịch thuật văn học là bà Phương Thảo biên soạn, đã tập hợp khá đầy đủ các bài viết giúp người đọc hình dung về cuộc đời và sự nghiệp của ông. 8 Có thể thấy rằng, khi nhận xét về sự nghiệp văn học của Võ Quảng, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học luôn dành cho ông những lời khen ngợi. Đồng 4 thời, họ cũng đánh giá rất cao tài năng của ông qua những sáng tác dành cho thiếu nhi trong nền văn học Việt Nam đương đại. 5.2 Những nhận xét và đánh giá về tác phẩm Tảng Sáng Vương Trí Nhàn trong bài Chất hài hước trong sáng tác và văn xuôi của Võ Quảng cho rằng: Chất hài hước trong Quê nội và Tảng Sáng gắn liền với hai nhân vật chính trong tập sách là Cục và Cù Lao và tập thể các bạn nhỏ tuổi Hòa Phước. Ở đây, cách miêu tả của Võ Quảng vẫn là thiên về vui, hóm, và cũng rất hợp tâm lý trẻ. 12; tr480 Trần Thanh Địch trong bài viết Võ Quảng đánh giá: Quê nội cũng như Tảng Sáng âm thầm như một mùi hương gây mê, có sức hấp và quyến rũ lạ lùng…bạn đọc người lớn cũng như trẻ em. Có là cục đá thì mới không xúc động, xao xuyến với những trang tả cảnh đồng bào ta gọi nhau đi học buổi tối, những trang bà Kiến học đánh vần, những trang chấm phá hình dáng những thân sung sung nhìn qua buổi chiều vàng…và bao nhiêu chi tiết ngắn dài qua từng chương sách.12; tr493 6. Đóng góp của đề tài Vì chưa có ai nghiên cứu sâu về tác phẩm Tảng Sáng dưới góc nhìn Thi pháp học. Do vậy, trên cơ sở của những người đi trước, người viết mong muốn góp phần nhỏ trong việc: Vận dụng lí thuyết thi pháp học để nghiên cứu về một hiện tượng văn học cụ thể. Qua đó lí giải được nét độc đáo về nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật và giọng điệu trần thuật trong tác phẩm, đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và cảm nhận sâu sắc nhất về tác phẩm. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm hai chương: Chương 1: Võ Quảng – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Chương 2: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ Quảng dướ i góc nhìn Thi pháp học 5 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: VÕ QUẢNG – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC 1.1 Tác giả Võ Quảng 1.1.1 Cuộc đời Võ Quảng sinh ngày 01 tháng 03 năm 1920 ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, bên bờ sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Võ Quảng sinh ra trong một gia đình nông dân. Cha là một nhà nho hay ngâm vịnh. Từ nhỏ Võ Quảng đã rất thích được nghe cha ngâm thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ,… Ông đã truyền cho con trai mình lòng yêu thơ, yêu nước ngay từ nhỏ. Năm 16 tuổi, Võ Quảng học trường Quốc học Huế. Từ năm 1935 Võ Quảng đã tham gia hoạt động cách mạng và chính thức gia nhập tổ chức thanh niên Dân chủ năm 1936 ở Huế. Năm 1938 vào Đoàn Thanh niên phản đế và năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên phản đế. Tháng 91941 do những hoạt động cách mạng chống lại chính quyền thực dân, ông bị Pháp bắt và giam ở nhà lao thừa phủ Huế. Cuối năm 1941 ông bị đưa đi quản thức vô thời hạn ở xã Đại hòa. Trong thời gian này, Võ Quảng được anh của mình đưa cho một số sách văn học, triết học,…để đọc giết thời gian trong lúc bị quản thúc. Càng đọc, Võ Quảng càng si mê văn học và ông lại bắt đầu làm thơ, thầy giáo Khương Hữu Dụng là thầy giáo dạy văn học cho Võ Quảng. Ngoài ra, trong thời gian này, ông còn làm một số bài thơ chữ Hán. Sau cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, Võ Quảng rất bận rộn với công tác chính quyền, đoàn thể cách mạng nên không có thời gian cho việc sáng tác văn học. Cách mạng tháng Tám thành công, ông làm Ủy viên tư pháp thành phố Đà Nẵng, tiếp đó làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chính Đà Nẵng. Năm 1947, làm Hội Thẩm chính trị (Phó chánh án) Tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Từ năm 1948 đến năm 1955 làm ủy viên ủy ban thiếu niên và Nhi đồng Trung ương. Năm 1971 về công tác ở Hà Nội phụ trách văn học thiếu nhi đến khi về hưu. Ông sáng tác khá nhiều và đều đặn những tác phẩm dành cho thiếu nhi. Với những gì đã cống hiến, Võ Quảng xứng đáng được nhà nước tặng Huân chương độc lập, Huân chương kháng chiến chống Pháp và giải thưởng Nhà nước 6 về văn học Nghệ thuật năm 2007 cùng nhiều Huân chương, giải thưởng của các tổ chức, đoàn thể khác trong và ngoài nước. Võ Quảng mất ngày 15 tháng 06 năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội sau một thời gian bệnh nặng. 1.1.2 Sự nghiệp văn học Với hơn nửa thế kỉ cầm bút, Võ Quảng đã tạo dựng được một sự nghiệp văn chương phong phú, đa dạng, nhiều giá trị. Mỗi nhà văn ngay từ khi bắt đầu cầm bút thường vẫn chọn cho mình một đối tượng sáng tác cụ thể. Là người trực tiếp cầm bút, đồng thời cũng là người từng nhiều năm phụ trách lãnh đạo Nhà xuất bản Kim Đồng. Võ Quảng đã có nhiều bài viết, bài phát biểu, lời tâm sự,…trực tiếp nói lên quan niệm của ông về văn học thiếu nhi. Ông quan niệm: “Thiếu nhi chiếm non nửa dân số. Do đó mọi vấn đề liên quan đến thiếu nhi đều mang tính chất đồ sộ” và ông cũng từng tâm sự rằng “Hãy dành cho con trẻ những gì đẹp đẽ, tinh khiết nhất ngay từ khi trẻ bước vào đời”. Cùng viết cho thiếu nhi nhưng tùy từng lứa tuổi, từng đối tượng mà ông có cách viết khác nhau nhưng phần tâm huyết nhất là những truyện viết cho lứa tuổi thiếu niên. Nhìn lại cuộc đời của Võ Quảng và con đường của ông đến với văn học thiếu nhi, chúng ta có thể thấy rằng, chính hành trang trong cuộc sống, qua những trải nghiệm đời thường cùng với tình yêu hết lòng vì tuổi thơ. Đó là những yếu tố quyết định làm nên thành tựu sáng tạo nghệ thuật của ông. Trong mấy chục năm cầm bút sáng tác, Võ Quảng chủ yếu viết cho lứa tuổi thiếu nhi và để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam những tác phẩm có giá trị rất cao, đồng thời đem đến cho người đọc những tinh hoa mà tác giả đã chắt lọc trong cuộc đời mình. Võ Quảng vừa làm thơ, vừa viết truyện, viết tiểu luận, phê bình văn học. Truyện: Cái lỗ cửa (1956), Cái thăng (1961), Chỗ cây đa đầu làng (1964), Cái mai (1967), Những chiếc ấm đất (1970), Quê nội (1973), Bài học tốt (1975), Tảng sáng (1978), Vượn hú (1993), Kinh tuyến vĩ tuyến (1995), Tuyển tập Võ Quảng (1998). Ngoài ra, còn có những truyện tiêu biểu như: Chuyến đi thứ hai, 7 Hòn đá, Mèo tắm, Trăng thức, Mắt giếc đỏ hoe, Trai và ốc gai, Đò ngang… Truyện của Võ Quảng tạo nên một thế giới nghệ thuật sinh động làm cho các em yêu mến hơn các loài động vật và những loài vật gần gũi hơn trong cuộc sống hằng ngày, làm thức dậy trong các em một thế giới tưởng tượng phong phú, đa dạng cùng với ý thức tò mò muốn tìm hiểu sự vật, hiện tượng,…góp phần hình thành nhân cách sống và thái độ sống cho các em trong cuộc đời. Mỗi truyện của ông đều tràn ngập tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, hoa lá,… Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người bắt đầu từ tuổi thơ. Những truyện của ông chủ yếu được viết với giọng văn hóm hỉnh, hài hước lại giàu tính giáo dục, rất hợp với tâm lí thiếu nhi. Đó thực sự là những “công trình sư phạm” góp phần giáo dục các em về cả trí tuệ thẩm mĩ lẫn cách ứng xử trong cuộc sống. Thơ: Gà mái hoa (1957), Thấy cái hoa nở (1962), Nắng sớm (1965), Anh đom đóm (1970), Măng tre (1970), Én hát và đu quay (1972), Quả dưa đỏ (1980), Ánh nắng sớm (1993)… Đọc thơ ông, các em có cảm giác như được dạo chơi trong công viên kì thú. Ở đó biết bao nhiêu là chim, cỏ thơm, có cả những giọt sương, những mầm non, những ánh nắng ban mai, những bông hoa, gió… thiên nhiên rộn ràng âm thanh, sặc sỡ sắc màu, vui mắt vui tai nhưng cũng thật thơ mộng và óng ả. Qua thế giới sinh động, tươi tắn của cỏ cây, hoa lá ông dạy các em lòng yêu thương thiên nhiên để từ đó hướng tới một mục tiêu rộng hơn, đó là lòng yêu điều thiện, yêu cái đẹp. Thơ Võ Quảng rất giàu nhạc diệu. Chính nhạc điệu đó đã làm cho người đọc dễ cảm xúc, nhờ vậy nó phát huy được chủ đề tư tưởng. Cũng nhờ chính nhạc điệu đó mà các em có thể hát, cùng vui chơi, nhảy múa cùng thơ ông. Những bức tranh trong thơ Võ Quảng toát lên vẻ đẹp của cuộc sống đa dạng, phong phú với nhiều mảng màu, hình khối và đường nét khác nhau làm cho các em càng yêu đời, yêu cuộc sống xung quanh. Ngoài truyện và thơ, Võ Quảng còn có trên 50 bài viết về tiểu luận, phê bình xung quanh sáng tác về thiếu nhi. Ông đã nêu ra suy nghĩ khá toàn diện về những vấn đề thời sự xung quanh bài viết cho thiếu nhi như: Cần những sáng tác tốt hơn nữa cho thiếu nhi; Phát huy tác dụng của văn học đối với việc rèn luyện 8 phẩm chất đạo đức cho thiếu nhi; Nghĩ và viết cho các em; Về sách viết cho thiếu nhi; Về người đọc sách viết cho thiếu nhi; Nói về ngôn ngữ văn học vào nhà trường... Chính từ những bài viết này, chúng ta không chỉ hiểu thêm về suy nghĩ và nỗi lòng thường trực của một nhà văn đối với tuổi thơ. Không chỉ thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về sáng tác cho thiếu nhi mà còn có tác dụng trực tiếp và gián tiếp vào việc xây dựng một nền văn học dành riêng cho các em trong nền văn học hiện đại nước ta nói chung. Tác phẩm Quê nội và Tảng sáng là hai truyện thành công nhất của Võ Quảng. Có thể sau tác phẩm Quê nội là một bước tiến vượt bậc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Tác phẩm đánh dấu một sự thành công xuất sắc trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của Võ Quảng. Quá trình hình thành nên tác phẩm đã được chuẩn bị rất kĩ lưỡng, chu đáo. Tính từ khi ấp ủ, dự định cho đến khi hoàn thành, tác phẩm xuất bản và đến được tay bạn đọc, Võ Quảng đã mất mười lăm năm để viết chưa đầy bốn trăm trang sách. Tuy thời gian Võ Quảng dành cho thơ văn không nhiều do công tác cách mạng, kháng chiến, công tác đoàn thể chính trị… nhưng những gì ông để lại cho đời, trên những trang giấy có một giá trị rất lớn trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam. 1.2 Tác phẩm Tảng Sáng Tảng sáng là một tác phẩm thành công vượt bậc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của ông sau Quê nội. Qua đó, chứng tỏ vốn sống phong phú và tâm huyết của tác giả đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chứng tỏ tài năng của ông và là đóng góp lớn nhất, tiêu biểu nhất của Võ Quảng cho văn học thiếu nhi Việt Nam. Có thể nói Tảng Sáng là sự tiếp nối của Quê Nội, Tảng Sáng củ a Võ Quảng, dằng dặc và cuồn cuộn như con Sông Thu Bồn. Tác phẩm viết về cuộ c sống làm ăn của những người ven sông, thuyền neo đậu nơi bến bãi mướ t dâu xanh, và rộn rã tiếng gieo thoi đập lụa. Chợ Quảng Huế vạn Hòa Phước, làng Hòa Phước óng ánh lên cái tình đất nước. Thế rồi giặc Pháp “chiếm Hòa phước ” (…), chúng lấy sông Thu Bồn làm phòng tuyến sau cùng bảo vệ cho Đà Nẵng…”. Tập truyện Tảng Sáng với khá nhiều việc và tình tiết, cái vui của Võ 9 Quảng đã miêu tả ở nhân vật trước đây của mình trong Quê Nội. Đó là hai nhân vật Cục và Cù Lao. Hai nhân vật chính đi suốt Quê nội, Tảng sáng, tham gia vào tất cả các sự cố, gắn nối các mảng khối hành động - đó là hai cậu bé có tên Cục và Cù Lao. Cả hai dường như có hao hao hình bóng tác giả. Giá trị lớn của bộ truyệ n mà Võ Quảng đã dồn hết mọi tâm lực, cùng kỷ niệm cả một thời trẻ sống hết mình với quê hương, khao khát đến với cách mạng, chính là ở sự sống của hai nhân vậ t này. Trong hình ảnh Cục và Cù Lao có sự hiện diện, sự hoá thân, sự sống độ ng trở lại của tất cả tuổi thơ chúng ta, mỗi người có thể có một khuôn mặ t riêng không giống nhau; nhưng ai lại chẳng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh ấ y, cái tinh nghịch ấy, cái ham say chơi đùa ấy, cái khôn ranh hoặc vụng dại ấ y. Ai trong chúng ta lại chẳng có một tuổi thơ tuy thiếu nghèo hoặc no đủ về vật chấ t và tinh thần có khác nhau, nhưng đều có cùng một khao khát muốn làm việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn vươn lên những việc quá sức mình, muốn nhanh chóng thành người lớn, muốn được giao những việc quan trọng... Ở Cụ c và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện được một cái gì thật nghiêm trang và hệ trọng, và cũng thật là điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh, không lặp lại của nó. Truyện Tảng Sáng đã kết thúc bằng những cảnh nhổ đồn, diệt bố t, cùng với sự hò reo thắng trận bên con sông quê hương mà súng giặc đã tắt, cả con sông Thu Bồn chỉ có tiếng đập lúa vào dòng êm loang loáng những nhị p chèo thanh bình. 10 CHƯƠNG II: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TẢ NG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC 2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện nghệ thuật. Những con người này có thể được miêu tả kĩ hay sơ lược, không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, giữ vai trò quan trọng nhiề u, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều đối với tác phẩm. Nhân vật văn học có thể là những con người có tên như: Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Chí Phèo, Thị Nở , Lão Hạc, Thạch Sanh,…có thể là những nhân vật không có tên như thằng bán tơ, mụ quản gia, viên quan,…hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, như “chàng - thiếp”, “mình - t a” trong ca dao. Nhưng trong nhiều trường hợp, nhân vật không phải là con ngườ i mà có khi chỉ là một “bông hoa” biết nói, một “con cóc” biết kiện trời, thậm chí có cả thần tiên nữa. Những sự vật, những đồ vật này trở thành nhân vật khi được “người hóa”, nghĩa là cũng mang tâm hồn, tính cách như con người. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệ u riêng là ngôn từ. Mỗi nhà văn sẽ có những thủ pháp xây dựng nhân vật mang đặc trưng phong cách nghệ thuật riêng của mình đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượ ng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. Bản chất văn học là tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định đóng vai trò như những tấm gương của đời sống. Nhân vật trong tác phẩm văn họ c không chỉ thể hiện đề tài, tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của nhà văn. Chính vì thế, thành công trong công việ c xây dựng nhân vật chính là sự thành công trong tác phẩm văn học. Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Điều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời, hiểu người và phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấ y sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. 11 2.1.1 Nhân vật qua ngoại hình, hành động Ngoại hình là một khái niệm chỉ tất cả những gì thuộc dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, bao gồm diện mạo, hình dáng, trang phục,… Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Võ Quảng đã chọn lọc các chi tiết rất nhỏ và cụ thể để làm cho nhân vật hiện lên sắc nét, sinh động như thực. Đó là những từ ngữ miêu tả gương mặt, dáng vẻ, trang phục của nhân vật. Trong quá trình xây dựng nhân vật, Võ Quảng luôn lựa chọn những từ ngữ giàu chất tạo hình dễ liên tưởng để khắc họa chân dung nhân vật. Miêu tả Cù lao khi mới về làng, tác giả lựa chọn những từ ngữ rất đắt để làm nổi bật sự khác biệt của cậu bé sống ngoài đảo “Lúc thằng Cù Lao mới về làng, nó ăn mặc mộ t cách lạ lạ, nói năng đi đứng một cách khác khác, da nó đen như củ súng, bọn chăn trâu ở Hòa Phước tưởng nó là giống mọi biển biết uống nước bằng lỗ mũi”12; tr223, nhìn thì thật khó đoán tuổi, làm cậu chẳng giống ai. Nhữ ng tính từ giàu chất tạo hình mà Võ Quảng sử dụng để kích thích trí trưởng tượng của độc giả thật độc đáo. Cù Lao trở thành nhân vật có ngoại hình rất riêng, khó bị lẫn với bất kì đứa trẻ nào khác. Tả diện mạo ông Bảy Hóa, tác giả nhấn mạ nh chi tiết tả bộ râu của ông “vừa rậm vừa dài tỏa xuống đến rốn, nó mọc quanh mép dưới cằm, thong dong như râu các vị quan văn trong tuồng hát bội” . Khi ông Bảy cười để lộ “một hàm răng đều và nhỏ như hạt bắp” với “cái miệng rộng”. Miêu tả chú Năm Mùi, nhà văn viết: “chú có bộ râu mọc dài, tóc phải búi một đùm sau gáy”. Tả bọn trẻ nhà dì Năm thì trông đứa nào đứa nấy cũng “mặ t mày nhem nhuốt, mũi dài lò thò”. Tả hình dáng của nhân vật, nhà văn sử dụng những chi tiết dù rất nhỏ nhưng làm cho nhân vật hiện lên rõ nét, chân thực, gần gũi. Cô Tuyết Hạnh “ vào khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, gầy nhom xanh xao như người bị bỏ đói” 12; tr306. Ông đốc Thụ thì “khác hẳn với bà đốc, ông đốc ngắn và tròn như một hạt mít, đỏ như quả bồ quân” 12; tr313, làm cho người đọc liên tưởng đến hình ả nh một người ăn khỏe, có cuộc sống sung túc, đầy đủ. Ông Biện Thành “thấp, to ngang, nhưng rất nhanh nhẹn, ông hay quấn trên đầu một chiếc khăn lông to.” 12; tr320, cho thấy ông là một người nông dân chất phác, giản dị… Với dụng ý 12 nghệ thuật của mình, nhà văn đã tô đậm thêm vẻ bề ngoài của các nhân vật bằ ng những chi tiết đặc sắc, ấn tượng, mỗi nhân vật có một đặc điểm để nhận diện. 2.1.2 Nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại Ngoài việc miêu tả ngoại hình nhân vật Võ Quảng còn chú ý ngôn ngữ . Cái làm nên bản sắc riêng của Võ Quảng mà không thể lẫn với bất cứ nhà văn nào khác đó là việc sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ xứ Quảng. Nó được thể hiện trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ngôn ngữ trong Tảng Sáng đậm đà chấ t hiện thực cuộc sống. Đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại rất nhiều khiến cho câu văn giàu nhạc tính, diễn biến câu chuyện nhiều thú vị, bất ngờ. Nhà văn đã đem vào tác phẩm hầu như nguyên vẹn những câu nói thường ngày, gần gũi, đậm chất phương ngữ của vùng Hòa Phước. Có lẽ sinh ra và lớn lên ở vùng quê Quảng Nam nên nhà văn đã tiếp thu được toàn bộ nền văn hóa ngôn ngữ của nhân dân, đặc biệt là ngôn ngữ của người nông dân, người lao động chân chất. Ông đi nhiều, am hiểu nhiều về đời sống nhân dân, phong tục địa phương và vùng miề n nên ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện thể hiện những nét độc đáo ấ y. Võ Quảng không lạm dụng tiếng địa phương mà chú ý nhiều hơn đến cảm nghĩ củ a nhân vật và gìn giữ được tính chất trong sáng, thuần nhất của ngôn ngữ tác phẩ m. Võ Quảng đã khai thác triệt để tác dụng của vốn từ vựng khá phong phú trong phương ngữ xứ Quảng để xây dựng hình ảnh và câu văn của mình. Sự xuất hiệ n một loạt từ ngữ có giá trị nghệ thuật tạo ra sắc thái ngữ nghĩa với các từ: thiệt “ - Thế ông có nôn ọe không? Chị Ba, chú Bảy nghe mùi thịt cứ nôn ọe. Nôn thiệ t, không phải giả đò đâu Còn tao tao cũng nghe nhoi nhói ở cuống họng” 12; tr252; úy “- Úy mẹ ơi Nó nhảy rồi” 12; tr345; chớ “thầy, chớ còn thầ y gì nữa”; chi “Có chi đâu lạ. Trước đây, bà Kiến đi ở đợ cho nhà giàu, nhà giàu rước thầy đồ dạy chữ nho cho con cháu học. Nghe học trò ê a đọc sách, bà đã nhớ hết. Bà nhớ tài lắm. Trước đây bị đói, bà mò ra ngoài Đà Nẵng để kiếm ăn. Bà không có thẻ thuế thân nên bị lính cu-lít bắt nộp thằng cò. Chúng nó nói tiế ng Tây với nhau, bà cũng nhớ được. Bà nói như thế này chứ gì: Má-đàm nớ-vê đờ Hòa Phước. Na pa các. Moa xi-nhanh me-xừ côm-mít-xe. Bà chưa chịu họ c là do bọn bây chưa biết nói đó thôi. Chỉ nói thêm như thế này: - Nay mai, người ta sẽ 13 ngăn cổng vào chợ. Người nào biết đọc chữ quốc ngữ họ mới để vào. Chỉ nói như vậy là bà học ngay. Việc dễ như chơi. Có gì đâu mà rối lên vậy” 12; tr246- 247. Qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện cũng đủ để thấ y tác giả không lạm dụng tiếng địa phương, mà chú ý đến lời nói của nhân vật qua lời đối thoại lúc giặc đến: “ Chợt có tiếng ông Kiểm Lài gọi gấp bên kia rào: - Anh Bốn ơi Giặc đến Giặc đến Anh Bốn Linh đứng lên hỏi: - Gì vậy, ông Kiểm? Tiếng ông Kiểm hoảng hốt: - Giặc đã đến trên đàng cái mới rồi - Đàng cái mới nào? - Đàng cái mới chỗ Ái Nghĩa - Thiệt không? - Thiệt mà” 12; tr373 Ngoài ra, ta còn bắt gặp hệ thống từ nói về đặc trưng của xứ Quảng như; (Khu) Gò Nổi, (chợ) Quảng Huế, (núi) Phước Tường, Cu Đê, (núi) Chúa, (hòn) Cà Tang, Đền và tên các món ăn Cao lầu, Mì Quảng…làm hiện lên trước mắt người đọc với vùng quê có một nền văn hóa giàu bản sắc. Nhà văn hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ nhân vậ t trong sáng tác của mình ông đã chú ý tạo cho nhân vật một thứ ngôn ngữ riêng. Trong Tả ng Sáng đó là thứ ngôn ngữ khá gần gũi với cuộc sống. Ông đưa lời ăn tiếng nói củ a quần chúng vào văn chương một cách chọn lọc khiến văn chương mang mộ t ngôn ngữ tự nhiên, thoải mái. Những câu đối thoại không màu mè mà rất gần gũi với ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày với những từ ngữ rất đời thường của ngườ i Quảng Nam, qua việc đối thoại giữa Cục và ông Bảy Hóa: “Tôi hỏi: - Có anh bốn Linh ở đây chớ ông Bảy? - Không biết. 14 - Ông Bảy có nghe nổ không? - Không nghe. Tôi nói to: - Lỗ tai ông bị điếc rồi. Nổ dữ lắm. Đó…nghe chưa. Pháo đùng đó Cặp mắt ông Bảy đảo lia lịa, báo hiệu cơn sấm sét sắp nổ: - Mày dám nói tao vậy hả? Mày bảo tao điếc hả? Mày tưởng tao ngốc hả ? Tiếng súng của bọn Pháp ở Đà Nẵng đang đánh ta. Chỉ có thằng ngu mớ i không biết. Có thứ pháo nào lại kinh thiên động địa làm vậy? Hử? Hả?” 12; tr312 Tác giả rất chú trọng đến những yêu cầu về cách dùng từ, dễ hiểu về nghĩa để các độc giả dễ dàng tiếp cận tác phẩm của mình một cách trọn vẹn. Từ việc sử dụng từ ngữ địa phương như: trời xế, xách nón, quả đấm, cục u, đàng cái mới, chum, tĩn, quơ củi, hũ,… và ý đồ nghệ thuật của mình, Võ Quảng đã làm cho vùng quê Hòa Phước hiện lên thật hấp dẫn, sinh động, gây hứng thú cho người đọc. Qua đó, góp phần tạo nên giá trị văn chương cho tác phẩm. 2.1.3 Nhân vật qua tính cách Trang văn của Võ Quảng đã đem đến cho thiếu nhi Việt Nam hương vị của quê hương, một thế giới nhân vật với những nét tính cách riêng biệt, tạ o nên sự gần gũi, giản dị. Mỗi nhân vật đều có nét tính cách khác nhau nhưng ở họ đều mang đậm dấu ấn của người Quảng Nam. Là những con người biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn, họ luôn là những người nhiệt huyết, nghĩa tình ngay trong cuộc chiến đấu đầy gian nan, khổ cực nhưng họ không bỏ nhau mà cưu mang lẫn nhau: Có dì Cửu Phan ở Phú Đa, dì Năm Chi ở Bến Dầu, dì Hương Thư ở Dùi Chiêng, có Chú Tư Một ở Độ ng Khói,… đây là những người dân sống ở Hòa Phước nhưng bỏ làng đi, lúc nghe tin những người dân ở làng bị địch tấn công lên xin ở nhờ vài hôm, họ không từ chối mà ngược lại họ rất vui mừng, bảo mọi người nhanh nhanh lên ở cho vui nhà, vui cửa: dành tất cả nhà trên, nhà dưới cho mà ở, dù có khó kh ăn đến đâu nhưng họ vẫn nhường miếng cơm manh áo, chia ngọt sẻ bùi, cùng đồ ng cam cộng khổ với nhau qua những ngày tháng khó khăn. 15 Hai nhân vật chính xuyên suốt trong truyện là Cục và Cù Lao, cho người đọc thấy được thế giới trẻ thơ trong câu chuyện, làm trỗi dậy thời thơ ấu hồn nhiên, ngây thơ, vui tươi. Cả Cục và Cù Lao đều có ngoạ i hình, vóc dáng, khuôn mặt, tính cách riêng nhưng cả hai nhân vật này đều có chung tính hiếu độ ng, tinh nghịch của một đứa trẻ. Mặc dù tuổi thơ của họ sống trong thiếu thốn nhưng trong họ đều có khao khát làm những điều tốt, muốn làm những việc vượt khả năng của mình, muốn nhanh lớn lên để làm nhiều việc có ích cho đất nướ c. Trong hình ảnh của Cục và Cù Lao có sự hiện diện, sự hóa thân, sự sống động trở lại của tất cả tuổi thơ chúng ta, mỗi người có thể có một khuôn mặ t riêng không giống nhau nhưng ai lại chẳng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái ham chơi, cái khôn ranh hay vụng dại… Võ Quảng đã phát hiện ra ở hai nhân vậ t Cục và Cù Lao có một tình bạn keo sơn gắn bó, vì Cục và Cù lao có quan hệ họ hàng với nhau, họ xuyên suốt với nhau tham gia vào tất cả sự kiện trong truyện. Cục sống ở Hòa Phước từ nhỏ, có một tuổi thơ hồn nhiên cùng lũ bạn trong làng, cùng nhau chơi trò giật lá, cùng nhau đi học, cùng thi đấu võ thu ật, đi bơi dưới sông,…Cục luôn tỏ ra là một cậu bé thông minh, nhanh nhẹn, hiểu biế t. Ngay trong cách nói của Cục cũng rất ngây ngô: “chỉ nội ngày mai chúng ta sẽ dựng những ngôi nhà hai mươi tầng” 12; tr224. Từ nhỏ Cục đã sống ở quê nên ngôn ngữ đậm chất địa phương. Nhưng người đọc cũng rất dễ hiểu và cảm nhận được, qua một số cụm từ: nói oang oang -> nói to, làm răng ->làm sao, như rứa ->như thế, phải đi cúp tóc cho nó văn minh: cúp ->cắt,… ngôn ngữ hằ ng ngày của Cục là ngôn ngữ địa phương nên khi nói ra thường rất dễ hiểu, thể hiện đượ c tính cách chân chất, hồn nhiên của Cục, làm tăng thêm sức hấp dẫn cho truyệ n. Ngoài ra, Cục còn tham gia dạy chữ cho: bà Kiến, ông Hai Dĩ, cho những người trong làng, tham gia đội tự vệ trong làng, làm liên lạc giữa các vùng,… vớ i mong muốn giúp ích cho cách mạng, cho dân làng. Cục còn được chú Vĩnh Xương giao cho nhiệm vụ cao cả là ra đám khoai giả vờ đi làm cỏ, nhưng với mục đích là ra hiệu khi có người lạ lảng vảng: “- Ngày mai, vào lúc nửa chiều, C ục ra đám khoai để làm cỏ khoai. Nhớ mang theo cái cuốc. Đám khoai đó là của Cục, Cục đến làm cỏ, chẳng ai nghi ngờ gì hết. Sẽ có một người đưa ông Cửu Sang đến 16 chỗ cây duối, Cục vừa ngồi nhổ cỏ vừa chú ý xung quanh. Nhớ là phải ngồi. Nhưng nếu thấy có ai đi đến, Cục phải đứng lên giả vờ hốt cỏ. Nếu có ngườ i nào trong số bảy người khi nảy lảng vảng đi đến. Cục phải cầm lấy cuốc giả vun trồng khoai. Tóm tắt có ba dấu hiệu: Ngồi, đứng và cuốc đất.” 12; tr424-425, nghe lời dặn của chú Vĩnh Xương Cục đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đôi lúc trong Cục có những lo lắng, suy nghĩ cho tương lai. Qua đó ta thấy đượ c Cục hiện lên là một con người nhân hậu, yêu quê hương đất nước, yêu gia đình. Trong Cục vừa thể hiện vẻ ngây thơ của một đứa trẻ đôi lúc tinh nghị ch, tinh nghịch ở chỗ: hay vật lộn với chúng bạn trong làng, chọc chó, đi rông, còn hùa với lũ trẻ trong làng ném đất vào đầu ông Hai Dĩ,… nhưng lại mang một tâm hồ n trong sáng, mang một phẩm chất tốt đẹp, biết suy nghĩ về tương lai của một con người trưởng thành, biết yêu thương, biết lo lắng, biết giúp đỡ dân làng, góp mộ t phần công sức nhỏ bé của mình, không ngại gian nan, khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: đi Phú Đa, Bến Dầu để tìm nhà bà con rồi xin họ ở nhờ những ngày đi trốn giặc và chuyến đi đó đã hoàn thành xuất sắc. Cả Cụ c và Cù Lao đều được chú Năm Mùi khen: “ Chú đánh giá khác hẳn chị Ba. Chú cho chuyến đi của tôi và Thằng Cù Lao đã có những thành công hết sức xuất sắc. Người khác không làm được chu đáo như vậy. Chỉ trong hai ngày tôi và thằng Cù Lao đã lên được Phú Đa, đã biế t rõ nhà dì, biết mẹ và chị Ba có thể ở nhà trên, biết có một ngôi nhà bỏ trống, biết sân trước rất rộng, biết được trong chuồng có bao nhiêu con lợn. Tài giỏi hơn là chúng tôi còn nắm được tình hình bên trong của gia đình ông Cửu, tính nết của hai bà, địa vị của ông Cửu. Ông Cửu là người có đầy đủ uy lực trong gia đình.” 12; tr338-339 Song hành với Cục trong suốt chặng đường là Cù Lao - một cậu bé từ ng sống ở Cù Lao Chàm theo cha - chú Hai Quân về quê, vì trước cách mạ ng cha của Cù Lao bị lý trưởng đánh, buộc phải bỏ làng ra đi; sau Cách mạ ng thì Cù Lao theo cha tìm về quê cũ. Lúc đầu, Cù Lao xuất hiện giữa xóm làng như mộ t nhân vật lạ lẫm làm xôn xao cả thế giới trẻ con: thằng Cù Lao ở Cù Lao Chàm về, da nó đen như củ súng, ăn mặt một cách lạ lạ. Cù Lao sống ngoài biển, nó là mọi 17 biển biết uống nước bằng lỗ mũi…12; tr223. Lúc đầu Cù Lao chưa quen Cục nhưng lâu dần thì tình bạn trở nên gắn bó “trước lạ sau quen”, dần dần trở thành đôi bạn thân thiết dù khác nhau về tính cách và hoàn cảnh s ống nhưng cùng chung chí hướng và khát vọng. Cục và Cù Lao có một tuổi thơ chơi đùa cùng nhau. Từ lúc Cù Lao về làng khi còn nhỏ đến khi trưởng thành, hai cậ u luôn làm việc cùng nhau, thích khám phá nhau, tìm hiểu về người bạn kia và từ đó họ trở thành đôi bạn tri kỉ. Cũng giống Cục, Cù Lao rất hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch mang đầy đủ tính cách phẩm chất của một đứa trẻ, cũng biết lo l ắng, suy nghĩ cho quê hương, góp một phần công sức của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ , có tấm lòng nhân hậu phẩm chất tốt đẹp. Cùng nhau chơi với những đứa trẻ trong làng, tham gia lớp học đồng ấu, dạy chữ cho mọi người trong làng, tham gia độ i tự vệ cùng với Cục và những người khác trong làng. Dù mới về làng nhưng Cù Lao rất hăng say, siêng năng giúp đỡ cho dân làng, cho cách mạng, cho quê hương: giúp ông Hai Dĩ đuổi lũ chó khi ông đi ngang qua làng, giúp ông Hai làm thịt chó để khao đội tự vệ, cùng với Cục dọn dẹp nhà cửa cho bà Kiến,… Còn nhỏ tuổi, nhưng Cù Lao rất dũng cảm, kiên cường, tham gia liên lạc giữ a các vùng tạm chiến, lo đánh giặc, lo việc tiếp tế lương thực cho cán b ộ,… Cù Lao được giao cho nhiệm vụ giả làm công tử nhà giàu mang gà đi vào lô cốt để biế u cho các quan cùng với chú Vĩnh Xương: “Thằng Cù Lao bê cái lồng gà khệ nệ bước tới bước lui. Chính thằng Cù Lao phải mặc đồ lễ, phải “thực tâp” để mang gà vào hiến cho chỉ huy trong lô cốt. Nó ăn mặc sang trọng như vậy, đị ch không nghi ngờ gì được.” 12; tr428-429, một công việc cực kì nguy hiểm, khó khăn, thử thách của một đứa trẻ nhưng Cù Lao luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ước mơ của Cục và Cù Lao cũng giống nhau là: xây nhà cao tầ ng, xây nhiều trường học và chỗ vui chơi: “Có lần, tôi nói chỉ nội ngày mai chúng ta sẽ dựng những ngôi nhà hai mươi tầng, thằng Cù Lao cho tôi là nói thậ t. Nó còn thêm cho tôi mười tầng, tất cả đến ba mươi tầng” 12; tr224… và cũng là ước mơ của những đứa trẻ khác, của người dân làng Hòa Phước mong muốn có cuộ c sống ấm no, đầy đủ hơn. Qua việc miêu tả nhân vật Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã bộc lộ sự hiểu biết sâu sắc, tinh tế trong tính cách của nhân vật. Cục và Cù Lao từ 18 trong quá khứ đã mở ra một lối nhìn cho tương lai, làm cho những đứa trẻ trong làng thân thiết với nhau trong những cảm xúc của tuổi thơ, làm cho những ngườ i xa lạ với nhau trở lại gần nhau, gắn bó với nhau hơn, làm cho tuổi thơ của những đứa trẻ ở tương lai không còn lạ lẫm với tuổi thơ của những đứa trẻ ở quá khứ. Chúng ta có thể thấy được, những việc của Cục và Cù Lao làm dù lớ n hay nhỏ, dù ít hay nhiều, được phân công hay tự nghĩ ra cũng đáng trân trọng, cũng là làm những việc có ích cho quê hương. Những việc rất khó khăn tưởng chừ ng không thể hoàn thành được nhưng với sự cố gắng và nổ lực của bả n thân cùng với sự giúp đỡ của người lớn, cả hai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đượ c giao. Cục và Cù Lao là hiện thân của những đứa trẻ mạnh mẽ, dũng cảm, kiên cườ ng của lớp trẻ sau cách mạng. không sợ đối mặt với gian khổ, hiểm nguy, họ đã vượ t lên tuổi thơ của mình để trưởng thành về mọi mặt, tự ý thức về bản thân, nhữ ng việc mình làm, quyết định và hành động, dần dần họ trở thành một chiến sĩ cách mạng thực sự, để cho ta trân trọng và tự hào, như việc anh Bố n Linh giao cho Cục và Cù Lao đi dẫn đường cho cáng khiêng thương binh: “Thằng Cù Lao và tôi được anh Bốn Linh giao nhiệm vụ dẫn đường cho những cáng khiêng thương binh, đi từ chùa Hòa Phước ra đến sông, qua đến xóm Cây Thị. Đoạn đườ ng này phải lên xuống nhiều dốc. Khó khăn nhất là phải qua đò. Địch đóng đồn ở Giao Thủy, thỉnh thoảng cho ca nô thọc xuống phía Hòa Phước. Cáng đến Hòa Phướ c dừng lại ngay sau chùa. Ông Bảy Hóa và thằng Cù Lao đã chờ sẵn. Thằng dẫn đường ở trạm trước cũng trạc tuổi tôi. Khi gặp thằng Cù Lao, nó nhìn quanh rồ i nói: - Quyết chiến Thằng Cù Lao trả lời: - Quyết thắng Mật hiệu như vậy là phù hợp. Thằng dẫn đường nói với hai ngườ i khiêng cáng cứ đi thẳng. Nó chỉ vào thằng Cù Lao để giới thiệu người liên lạc mới. Giớ i thiệu xong nó quay lại. Thằng Cù Lao thế chân, lại tiếp tục đưa cáng ra sông.” 12; tr394-395. Và một việc nữa cũng rất quan trọng mà Cục và Cù Lao được 19 giao là nghe tiếng mõ, để rồi chạy ra sông cắm cây sào tre xuống nước để làm dấu cho người bên kia sông biết: “ Anh Bốn nói: - Đò giang không qua lại được. Liên lạc bị cắt, nhưng ta đã có cây nò. Cây nò làm dấu hiệu cho người của ta ở bên kia sông biết. Cây nò dựng lên tức là giặc đang lùng sục, giặc lại về đồn. Lúc đó hai đứa nghe hai tiếng mõ, chỉ có hai tiếng: cốc, cốc Lúc đó, Cù Lao lại chạy ra sông rút cây nò. Cây nò đã rút tức là tình hình đã yên, có thể về được.” 12; tr399, “Tôi và thằng Cù Lao bất kỳ đang làm việc gì khi nghe tiếng mõ là vụt chạy. Ra đến sông, thằng Cù Lao mới moi cây sào nhét dưới cát nhảy xuống sông dựng nò. Dự ng xong, nó nhìn sang bên kia sông, lại thong thả đi về làm việc.” 12; tr399. Cục và Cù Lao là hai nhân vật tiêu biểu trong truyện, ở hai nhân vậ t này hội tụ đầy đủ tính cách và phẩm chất từ những đứa trẻ ngây thơ: buồ n vui, yêu ghét, giận hờn, hồn nhiên trong suy nghĩ và đến một người trưởng thành biết suy nghĩ, lo lắng, dũng cảm. Hai nhân vật này mang những nét điển hình vừa đại diệ n cho cả một thế hệ trẻ thơ Việt Nam thời chiến tranh vừa mang nhữ ng nét riêng của trẻ thơ xứ Quảng. Ngoài Cục và Cù Lao thì còn có các nhân vật khác là những người dân trong làng như chú Hai Quân, chú Năm Mùi, dượng Hương Thư, thầy Lê Tả o, ông Bảy Hóa, anh Bốn Linh, bà Kiến, ông Hai Dĩ, cô Tuyết Hạnh, ông Biệ n Thành, dì Cửu Phan, chị Ba, chị Bốn Linh,… mỗi người có tính cách khác nhau. Trước cách mạng tháng Tám, chú Hai Quân bị lý trưởng đánh uất ức chú bỏ làng ra đi, sau đó lưu lạc ở Cù Lao Chàm và sống ở đó. Ở Cù Lao Chàm, đêm nào chú cũng kể chuyện ở làng cho Cù Lao nghe, nghe đến nỗi Cù Lao thuộc lòng chuyện làng: “Hòa Phước đánh nhau với thôn nào để giành đất? Trên nóc miếu bà Tằ m có chạm con gì? Giữa mông Ông Bảy Hóa có bị một vết sẹo, nguyên do vì sao? Trước lúc về làng nó biết ông Bảy Hóa là thầy chùa, không râu; bà Kiến ở trong xóm chưa già, anh Bốn Linh chú Năm Mùi là con nít. Nay nó thấy ông Bả y Hóa có râu, bà Kiến da đã nhăn, anh Bốn Linh, chú Năm Mùi đã là cán bộ chỉ huy đội tự vệ. Nó nói thông thạo về nghề nuôi tằm, nghề làm đường, làm bọn chăn 20 trâu phục lăn phục lóc. Cha nó khi ở ngoài cù lao Chàm hay nói những chuyện ở Hòa Phước cho nó nghe, do đó nó biết hết” 12; tr223-224. Nhờ chú Hai Quân kể cho Cù Lao nghe nên từ chuyện nuôi tằm, nấu đường ra sao nó đều biết hế t làm cho Cục và những đứa trẻ khác trong làng phục lăn phụ c lóc. Qua ngòi bút của mình, Võ Quảng đã cho người đọc thấy được nỗi nhớ quê nhà của chú Hai Quân. Dù xa quê nhưng chú luôn giành một tình yêu đặc biệt, sâu sắc với quê hương. Khi chú về làng thì ai cũng vui mừng, mọi người đến chúc mừ ng làm cho không khí sum họp trở nên sâu lắng, yêu thương, quan tâm, chia sẻ, gắn bó với nhau như ruột thịt. Mọi người trong làng hay tin chú về thì người ở xóm trên đế n chúc mừng người ở xóm dưới đến chúc mừng. Con người sống với nhau phải có chút tình làng nghĩa xóm, có trước có sau thì mới được mọi người quý mế n. Chính cuộc sống hằng ngày đã làm cho họ thêm gần gũi, biết quý trọng, yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Bên cạnh đó, trong không khí cách mạng đang sục sôi kh ắp nơi, thì con người ta càng nhận ra được cái quá khứ đau khổ của mình, dù có số ng trong lo âu, khổ cực nhưng khi chúng ta cần giúp đỡ thì họ luôn sẵn sàng mà không từ chối như: dì Cửu Phan ở Phú Đa, dì Năm Chi ở Bến Dầu, chú Tư Một ở Độ ng Khói,…tình cảm mà mọi người giành cho nhau như một sợ i dây vô hình khó có thể tháo rời ra được. Chính vì thế khi giặc chiếm tới Hòa Phước thì mọi người đã lo tìm nơi tản cư mới, yên bình như gia đình của Cục, gia đình anh Bốn Linh, chú Năm Mùi… họ đã được dì Cửu Phan ở Phú Đa giúp đỡ, dì luôn mong muốn được ở gần mọi người. Khi nghe tin gia đình Cục, chú Năm, anh Bốn chuẩn bị dọn lên ở,dì rất vui mừng: “Dì hỏi bao giờ mẹ lên. Dì sẽ dành nhà trên cho mà ở, ngoài vườn có một căn nhà bỏ trống, gia đình chú Năm Mùi và anh Bốn Linh ở đó rất tiện” 12; tr336. Còn khi giặc tiến đánh đến Phú Đa thì họ cũng được gia đình dì Năm Chi đón tiếp và cho ở, tấm lòng của dì bao la như biển cả, dì rất sung sướng, vui mừng tràn ra khắp mặt, khắp mũi. Dì hễ hả, nói rối rít: “Phả i rồi Đúng rồi Đánh giặc phải lên đây Đúng rồi Lên đây cho có chị có em. Phải rồi Nói với mẹ là dì bảo phải lên ngay. Dì nhường chỗ cho mẹ ở. Nhà trên đó Nhà dưới đó Ở mấy cho hết. đám cạn cũng có. Đám sâu cũng có. Trâu heo 21 cũng có. Trên này làm ăn dễ lắm” 12; tr359. Tấm lòng mà dì dành cho mọi người vô bờ bến. Không riêng dì Năm Chi, dì Cửu Phan mà mọi người dân Việt Nam đang sống trong hoàn cảnh như thế cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Khó khăn, gian khổ nào họ cũng vượt qua được nhờ có ý chí kiên cườ ng, không sợ cực khổ, hiểm nguy. Ý chí, tinh thần đó không chỉ ở một hai ngườ i mà là cả một thôn Hòa Phước, của cả dân tộc Việt Nam vì họ có cùng chung ước mơ xây dựng một cuộc sống mới, ấm no, yên bình. Ngoài ra, trong truyện có rấ t nhiều nhân vật có tính cách khác nhau. Như chú Năm Mùi có tính cách cương trực trong làm việc, nói năng dứt khoát: “Chú Năm Mùi quả quyết: - Đánh hết và đánh mạnh Ở đất Hòa Phước này mọi người đều dốt đặc. Nhưng làm biếng nổ trời Làm biếng kiếm chuyện nói quanh. Bà Bảy Đệ hỏ i tôi học để làm gì? Chữ nghĩa không làm no bụng. Lắm người, dạ đầy chữ, bụng lại đói meo. Chỉ có tiền Tiền mới làm no bụng. Tiền là ông chủ. Có tiền mớ i sai khiến được thiên hạ., mới mua được ruộng cả ao liền. Bà nói tiền là cái đị a bàn. Hết tiền là mất phương hướng. Còn ông Kiểm Lài lại nói cách khác. Cái gì cũng không qua cái số. Được cái số thì không học cũng giỏi. Không được cái số thì có học mấy cũng u mê. Thánh nhơn giỏi từ trong bụng mẹ. Cái số ông dốt, ông đành chịu đốt.” 12; tr229 Dượng Hương Thư trừ nh ững lúc “vượt thác”, “ăn to nói lớn” còn bình thường thì khá hiền lành, đôi khi ít nói. Thầy Lê Tảo thì có tâm với nghề nghiệ p giáo dục “Đến lượt thầy Lê Tảo nói về sự mầu nhiệm của học vấn. Con ngườ i ta hễ “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Học vấn như cái “ố ng thiên lý xa soi nghìn lối”. Mọi người phải biết dòm vào cái ống thiên lý để nhìn ra bốn bể năm châu, để mở mày mở mặt với thiên hạ.” 12; tr275. Bà Kiến sống khép mình, bà số ng tách biệt với xã hội nhưng bà là một người có vốn sống giàu có, giỏi dang. Chỉ vì những năm tháng tăm tối mà bà phải sống thu mình ở căn nhà chật hẹp. Chị Ba là một cô gái mới lớn nhưng tháo vát mọi việc, đảm đang, biết quán xuyế n công việc trong gia đình và dạy dỗ các em khôn lớn, khi biết tin Cục và Cù Lao sẽ đi dạy học thì chị Ba có lời khuyên bảo: 22 “Chị nói: - Em của chị đã làm cán bộ rồi đó Không còn là còn nít nữa đâu. Từ nay đi đứng phải nghiêm trang. Nói năng phải từ tốn. Chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy là không làm thầy được đâu. Phải nói cho bà Kiến hiểu về chủ trương diệ t dốt. Phải biết giải thích. Tập làm cán bộ cho quen. Nói với bà như thế này: Kẻ không học cũng như người mù. Kẻ mù khi đi sẽ vấp ngã. Có lúc rơi tòm xuố ng sông chết chìm.” 12; tr238. Rồi chị Ba nói tiếp :”- Nhớ phải dọn dẹp nhà cửa, gánh nước, nấu cơm, làm công tác quần chúng. Nhất là tthằng Cù Lao đã đi học ngoài Đà Nẵng phải nói nhiều chuyện thời sự. Phải làm cho ông Hai và bà Kiế n nhìn xa thấy rộng, không bị hãm như trước. Nhất là chuyện về thời sự trong nước, anh Bốn Linh và chú Năm Mùi rất quan tâm. Vì nhờ đó bà Kiến và ông Hai Dĩ sẽ giác ngộ.” 12; tr238-239. Sau đó chị Ba nhìn Cục một lượt từ đầ u cho tới chân rồi nói tiếp: “ – Mặt mày nhớ phải rửa cho sạch. Này cái gương đây, chị cho mượn. Nhỡ mặt mày bị vết nhọ, phải soi gương mới biết.” 12; tr239. Nói xong chị Ba cười sung sướng: “- Phải

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN & CÔNG TÁC XÃ HỘI - - TRẦN THỊ THANH NGÂN TIỂU THUYẾT TẢNG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN & CÔNG TÁC XÃ HỘI …… KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: TIỂU THUYẾT TẢNG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ THANH NGÂN MÃ SỐ: 4115010319 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN KHÓA: 2015-2018 Cán bộ hướng dẫn ThS TRỊNH MINH HƯƠNG MSCB: Tam Kỳ, tháng 05 năm 2018 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo-Th.S Trịnh Minh Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nhiệt tình về phương pháp và kiến thức để em hoàn thành khóa luận này Đồng thời em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn của trường Đại học Quảng Nam đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức trong suốt ba năm học qua Vì được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô mà hôm nay em trưởng thành hơn rất nhiều về kiến thức lẫn kinh nghiệm để làm hành trang bước vào đời Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện trường Đại học Quảng Nam đã giúp em trong quá trình tìm kiếm và mượn tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn nên khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi tình trạng sai sót Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của Thầy, Cô Cuối cùng em xin chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người Em xin trân trọng cảm ơn! Quảng Nam, tháng 5 năm 2018 Tác giả khóa luận TRẦN THỊ THANH NGÂN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Trịnh Minh Hương và sự tiếp thu những ý kiến đóng góp của quý thầy cô trong khoa Ngữ văn và Công tác xã hội Quảng Nam, tháng 5 năm 2018 Tác giả khóa luận TRẦN THỊ THANH NGÂN MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 1 1.Lí do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu của đề tài 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 5 Lịch sử nghiên cứu đề tài 3 5.1 Những đánh giá về con người và sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng 3 5.2 Những nhận xét và đánh giá về tác phẩm Tảng Sáng 4 6 Đóng góp của đề tài 4 7 Cấu trúc của đề tài 4 B NỘI DUNG 5 CHƯƠNG I: VÕ QUẢNG – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC 5 1.1 Tác giả Võ Quảng 5 1.1.1 Cuộc đời 5 1.1.2 Sự nghiệp văn học 6 1.2 Tác phẩm Tảng Sáng 8 CHƯƠNG II: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TẢNG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG DƯỚI GÓC NHÌN THI PHÁP HỌC 10 2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 10 2.1.1 Nhân vật qua ngoại hình, hành động 11 2.1.2 Nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại 12 2.1.3 Nhân vật qua tính cách 14 2.2 Không gian nghệ thuật 22 2.2.1 Không gian làng quê sống động và gần gũi 23 2.2.2 Không gian sông nước quen thuộc 26 2.2.3 Không gian núi đồi, biển cả 29 2.3 Thời gian nghệ thuật 30 4 2.3.1 Thời gian trước Tổng khởi nghĩa 31 2.3.2 Thời gian sau Tổng khởi nghĩa 33 2.4 Giọng điệu trần thuật 37 2.4.1 Giọng hài hước hóm hỉnh 37 2.4.2 Giọng trữ tình, ấm áp 41 C KẾT LUẬN 44 D TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 5 A MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Nếu nói rằng văn học là một hình thái ý thức xã hội, tác phẩm văn học là một hiện tượng ngôn ngữ, thì thi pháp học là một hệ thống nghệ thuật của một hiện tượng văn học và thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu về hệ thống nghệ thuật đó Chính vì vậy đối tượng của thi pháp học không phải là hình thức mang tính cấu trúc, quan điểm ngôn ngữ mà là hình thức mang tính nội dung Có thể nói rằng khi phân tích một tác phẩm văn học dưới góc nhìn thi pháp học chúng ta sẽ có một cái nhìn cụ thể và tổng quát trên phương diện rộng như: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian và thời gian nghệ thuật, giọng điệu và ngôn từ Một tác phẩm văn học nếu như được nghiên cứu dưới góc nhìn thi pháp học thì mới có thể cảm nhận được mọi mặt, mọi khía cạnh của tác phẩm để từ đó thấy được những độc đáo và mới lạ từ tác giả Vì vậy, thi pháp học ngày càng thu hút được giới nghiên cứu văn học trên thế giới cũng như ở Việt Nam Đối với bản thân người viết khi vận dụng lý thuyết thi pháp học vào việc nghiên cứu một tác phẩm văn học, chúng tôi nhận thấy nhiều mới mẻ và thú vị trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Tảng Sáng” của Võ Quảng Tiểu thuyết Tảng sáng được xuất bản vào năm 1976, Võ Quảng dẫn ta vào sinh hoạt của một làng quê có tên là Hòa Phước, ven sông Thu Bồn, giữa những ngày sôi nổi trước và sau Cách mạng Tháng Tám - 1945 Đằm thắm trong một tình yêu, một nỗi niềm nhớ thương vừa vời vợi, vừa sâu thẳm, truyện của Võ Quảng dường như không chú ý, hay nói đúng hơn, không nhằm lạm dụng cái lạ, cái riêng trong dấu ấn của từng vùng Hòa Phước là quê của tác giả, của một người con vùng quê Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn, Cửa Hàn, Cửa Đại nhưng cũng là của anh, của tôi, của mọi người, của tất cả Nghe chuyện Hòa Phước của tác giả cũng như nghe kể về quê hương của chính mình Rõ ràng khi Võ Quảng viết “hết mình” trong một tình yêu “Quê nội” rồi đến “Tảng sáng” thì cũng là lúc Võ Quảng đã gặp tất cả chúng ta - những người hẳn ai cũng khao khát một tình yêu quê Và tình yêu quê hương, như xưa nay vẫn vậy là một tình yêu không biên 1 giới Yêu quê mình và đồng thời yêu quê bạn Yêu nơi mình sinh ra và yêu nơi mình ghé đến Rồi chính do sự hòa nhập, sự đổi trao, sự bổ sung đó mà biết nâng tình yêu quê hương cụ thể lên tình yêu Tổ quốc Những trang văn của Võ Quảng chan chứa một tình yêu quê, và cũng chan chứa một tình yêu Tổ quốc Nếu nói có một hàm lượng trữ tình và một chất thơ nồng đậm ở Võ Quảng thì theo tôi chính là được khơi lên từ đó Vì vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm Tảng Sáng dưới góc nhìn thi pháp học sẽ giúp chúng ta có những cái nhìn đầy đủ hơn về tác phẩm của ông Chính vì những lẽ đó mà người viết đã chọn “Tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ Quảng dưới góc nhìn thi pháp học” làm đề tài nghiên cứu 2 Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu đề tài: Tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ Quảng dưới góc nhìn thi pháp học, người viết muốn làm rõ những phương diện trong sáng tác của Võ Quảng dưới góc nhìn thi pháp học thông qua những khía cạnh như: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, giọng điệu trần thuật Không chỉ vậy, nghiên cứu đề tài này, người viết muốn làm sáng tỏ phong cách và sự sáng tạo nghệ thuật của Võ Quảng Hơn nữa việc thực hiện đề tài này sẽ giúp chúng tôi nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu sau này 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ Quảng do nhà văn Võ Gia Trị lựa chọn và biên soạn 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tác phẩm dưới góc nhìn thi pháp học, người viết tập trung ở một số khía cạnh sau: Quan niệm nghệ thuật về con người, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ Quảng 4 Phương pháp nghiên cứu Khóa luận kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó nổi bật là các phương pháp sau: 2 - Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh tác phẩm Tảng Sáng với những tác phẩm khác để thấy được sự tương đồng - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi vận dụng phương pháp này nhằm chia tách đối tượng để đi sâu vào phân tích chúng, sau đó tổng hợp, đánh giá và nhận xét 5 Lịch sử nghiên cứu đề tài Võ Quảng là tác giả nổi tiếng viết về đề tài thiếu nhi, được giới nghiên cứu phê bình và độc giả rất trân trọng Vì vậy có rất nhiều bài viết về tác giả và các tác phẩm của ông cụ thể trên nhiều góc độ và phương diện khác nhau Chúng tôi xin quy về 2 khía cạnh sau: 5.1 Những đánh giá về con người và sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng Trong cuốn Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, Vân Thanh biểu dương Võ Quảng như một đại diện tiêu biểu nhất lúc bấy giờ, chuyên sáng tác cho thiếu nhi cùng với Nguyễn Huy Tưởng và Tô Hoài Ở đó tác giả đã có cái nhìn tổng lược về toàn bộ chặng đường sáng tác của Võ Quảng, từ những tác phẩm thơ đến những sáng tác văn xuôi của ông Vân Thanh đã nhận định thành công trong sáng tác của Võ Quảng là do nhà văn nắm chắc được phương hướng giáo dục của Đảng, am hiểu cuộc sống và tâm lí thiếu nhi, biết dày công lao động nghệ thuật, không bao giờ chịu bằng lòng với mình, luôn cố gắng đi tìm một cách viết độc đáo [9] Trong bài Nhà văn Võ Quảng và vấn đề giáo dục thiếu nhi, Nguyễn Thi Nhất khẳng định: Dưới ngòi bút của anh, thế giới chung quanh như bừng sáng lên, rực rỡ hơn Cỏ cây, mây nước, muông thú cho đến đồ vật như cái mai, cái chổi, chiếc bồ tre, cũng trở nên sống động, cũng có tâm hồn có tình cảm, có ước mơ, có suy tư, đôi khi có cả một triết lí rõ rệt vì lí do tồn tại của bản thân mình [12; tr466] Cuốn Võ Quảng - con người, tác phẩm do chính vợ của Võ Quảng, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu dịch thuật văn học là bà Phương Thảo biên soạn, đã tập hợp khá đầy đủ các bài viết giúp người đọc hình dung về cuộc đời và sự nghiệp của ông [8] Có thể thấy rằng, khi nhận xét về sự nghiệp văn học của Võ Quảng, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học luôn dành cho ông những lời khen ngợi Đồng 3 thời, họ cũng đánh giá rất cao tài năng của ông qua những sáng tác dành cho thiếu nhi trong nền văn học Việt Nam đương đại 5.2 Những nhận xét và đánh giá về tác phẩm Tảng Sáng Vương Trí Nhàn trong bài Chất hài hước trong sáng tác và văn xuôi của Võ Quảng cho rằng: Chất hài hước trong Quê nội và Tảng Sáng gắn liền với hai nhân vật chính trong tập sách là Cục và Cù Lao và tập thể các bạn nhỏ tuổi Hòa Phước Ở đây, cách miêu tả của Võ Quảng vẫn là thiên về vui, hóm, và cũng rất hợp tâm lý trẻ [12; tr480] Trần Thanh Địch trong bài viết Võ Quảng đánh giá: Quê nội cũng như Tảng Sáng âm thầm như một mùi hương gây mê, có sức hấp và quyến rũ lạ lùng…bạn đọc người lớn cũng như trẻ em Có là cục đá thì mới không xúc động, xao xuyến với những trang tả cảnh đồng bào ta gọi nhau đi học buổi tối, những trang bà Kiến học đánh vần, những trang chấm phá hình dáng những thân sung sung nhìn qua buổi chiều vàng…và bao nhiêu chi tiết ngắn dài qua từng chương sách.[12; tr493] 6 Đóng góp của đề tài Vì chưa có ai nghiên cứu sâu về tác phẩm Tảng Sáng dưới góc nhìn Thi pháp học Do vậy, trên cơ sở của những người đi trước, người viết mong muốn góp phần nhỏ trong việc: Vận dụng lí thuyết thi pháp học để nghiên cứu về một hiện tượng văn học cụ thể Qua đó lí giải được nét độc đáo về nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật và giọng điệu trần thuật trong tác phẩm, đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và cảm nhận sâu sắc nhất về tác phẩm 7 Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm hai chương: Chương 1: Võ Quảng – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Chương 2: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ Quảng dưới góc nhìn Thi pháp học 4

Ngày đăng: 14/03/2024, 20:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan