TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP BLOCKCHAIN VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI TÂY NGUYÊN

36 85 3
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP BLOCKCHAIN VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI TÂY NGUYÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 4 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ ............................................................................................................................. 5 1.1. Tổng quan về Blockchain ................................................................................... 5 1.1.1. Blockchain là gì? ........................................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm của công nghệ Blockchain ............................................................ 5 1.1.3. Cách hoạt động của Blockchain .................................................................... 6 1.2. Chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng cà phê ....................................................... 7 1.2.1. Chuỗi cung ứng ............................................................................................. 7 1.2.2. Chuỗi cung ứng cà phê .................................................................................. 7 1.3. Ứng dụng Blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng cafe ................................. 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI TÂY NGUYÊN................................................................................................. 11 2.1. Tổng quan ngành cafe ở Tây Nguyên ............................................................. 11 2.2. Các thành phần trong chuỗi cung ứng xuất khẩu Cà Phê tại Tây Nguyên 12 2.3. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên ......... 14 2.3.1. Các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng cafe Tây Nguyên .................... 14 2.3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên ................................................................................................................... 16 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA BEXT 360 ............................................... 18 3.1. Tổng quan về Bext360 ...................................................................................... 18 3.2. Ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 trong một số vấn đề của chuỗi cung ứng cafe ............................................................................................................ 19 3.2.1. Kiểm soát chất lượng hạt cà phê và minh bạch khâu thanh toán ............... 19 3.2.2. Cung cấp thông tin liên quan hành trình của hạt cafe ................................ 21 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP BLOCKCHAIN CỦA BEXT 360 VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ TẠI TÂY NGUYÊN .............. 24 4.1. Đánh giá tiềm năng ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 trong quản lý chuỗi cung ứng cafe tại Tây Nguyên ........................................................ 24 4.2. Khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm ứng dụng hiệu quả Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng cafe tại Tây Nguyên .............................................. 28 2 4.2.1. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp và nông dân trồng cà phê 28 4.2.2. Khuyến nghị đối với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương 30 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, đối diện với sự cạnh tranh không ngừng gia tăng, các doanh nghiệp bắt buộc phải luôn luôn tìm cách hoàn thiện và không ngừng cải thiện chuỗi cung ứng của mình. Bằng cách tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các công ty có thể giảm chi phí, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và cuối cùng là tăng lợi nhuận. Và trong rất nhiều cách để đạt được mục tiêu này, công nghệ Blockchain đang dần chứng minh được tiềm năng trở thành giải pháp sẽ mang đến những thay đổi mang tính quyết định. Sự kết hợp giữa việc quản lý Chuỗi cung ứng và công nghệ Blockchain hứa hẹn sẽ tăng cường tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc đồng thời giảm chi phí đáng kể. Blockchain cung cấp một dấu vết kiểm toán đầy đủ, đáng tin cậy và chống giả mạo trong các hoạt động của chuỗi cung ứng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào việc quản lý chuỗi cung ứng, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Đề xuất ứng dụng Blockchain vào chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu ở khu vực Tây Nguyên”. Từ đó dễ thấy được cụ thể vai trò và những lợi ích tiềm năng mà chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu ở Tây Nguyên có được khi áp dụng thành công công nghệ Blockchain vào các khâu của chuỗi. Kết cấu bài tiểu luận gồm 4 nội dung chính: Chương 1: Tổng quan về Blockchain và chuỗi cung ứng cà phê Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu tại Tây Nguyên Chương 3: Phân tích giải pháp ứng dụng Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng cà phê của Bext360 Chương 4: Đề xuất ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 vào chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên Dù đã rất nỗ lực và cố gắng nhưng do những hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu và năng lực nên nội dung của đề tài không tránh khỏi thiếu sót, nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các nhóm khác trong lớp để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ 1.1. Tổng quan về Blockchain 1.1.1. Blockchain là gì? Blockchain là công nghệ chuỗi – khối cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Thông tin trong Blockchain được kết nối với nhau tạo thành các khối (block). Các khối thông tin này hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian. Chúng được quản lý bởi những người tham gia hệ thống chứ không thông qua đơn vị trung gian. Trong lĩnh vực công nghệ, Blockchain là một quyển sổ lưu trữ những dữ liệu số. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thay vì được duy trì ở một vị trí bởi một quản trị viên tập trung, nhiều bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu Blockchain được lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng. Các máy tính riêng lẻ này được gọi là các nút. Khi một khối thông tin được ghi vào hệ thống Blockchain thì không có cách nào thay đổi được. Chỉ có thể bổ sung thêm khi đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người hay sự đồng thuận của tất cả các nút. 1.1.2. Đặc điểm của công nghệ Blockchain Tính minh bạch: Blockchain đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch thông qua chuỗi mật mã tinh vi. Bất kỳ ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác. Ngoài ra, công nghệ Blockchain còn có thể thống kê và theo dõi toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó. Xử lý phi tập trung: Mỗi người sẽ giữ lại một bản sao hoàn chỉnh những giao dịch đã diễn ra và xác thực chúng thông qua một loạt các thuật toán phức tạp. Mạng lưới này cũng ngăn cản những người tham gia sử dụng quyền hạn hoặc quyền kiểm soát lên lẫn nhau theo những cách làm suy yếu chức năng của mạng lưới hoặc nhằm thay đổi thông tin. Tính bất biến: Bất kì bản ghi hay giao dịch nào được lưu trữ khi sử dụng công nghệ Blockchain không bao giờ có thể thay đổi hoặc xóa bỏ. Không người tham gia nào có thể làm giả giao dịch sau khi ai đó đã ghi lại giao dịch này vào sổ cái được chia sẻ. Tính bảo mật: Blockchain tăng cường tính bảo mật bằng cách áp dụng mật mã hóa công khai. Đây là một tính năng bảo mật để xác định những người tham gia duy nhất trong mạng lưới chuỗi khối. Cơ chế này tạo ra hai bộ mã khóa cho các thành viên trong mạng lưới. Một mã khóa là mã khóa công khai cho mọi người trong mạng 5 lưới dùng chung. Mã khóa còn lại là mã khóa riêng tư duy nhất của mỗi thành viên. Mã khóa riêng tư và công khai hoạt động cùng nhau để mở khóa dữ liệu trong sổ cái. Những mã khóa này giúp người dùng trao đổi thông tin một cách riêng tư và bảo mật. Tính đồng thuận: Hệ thống chuỗi khối của Blockchain thiết lập các quy tắc về sự đồng thuận của người tham gia cho phép ghi lại các giao dịch. Các giao dịch mới chỉ có thể được ghi lại khi đa số người tham gia mạng lưới đồng thuận. Hợp đồng thông minh: Các công ty sử dụng hợp đồng thông minh để tự quản lý các hợp đồng kinh doanh mà không cần bên thứ ba hỗ trợ. Đây là các chương trình được lưu trữ trên hệ thống Blockchain tự động chạy khi đáp ứng các điều kiện đã định sẵn. Chúng chạy kiểm tra điều kiện nếuthì để các giao dịch có thể được hoàn thành một cách đáng tin cậy. 1.1.3. Cách hoạt động của Blockchain Cách hoạt động cụ thể của công nghệ Blockchain rất phức tạp, tuy nhiên có thể miêu tả tổng quan qua 4 bước sau: Bước 1 – Ghi lại giao dịch Một giao dịch trên nền tảng Blockchain hiển thị sự lưu động của các tài sản vật lý hoặc kỹ thuật số từ bên này đến bên khác trong mạng lưới chuỗi khối. Giao dịch được ghi lại dưới dạng một khối dữ liệu và có thể bao gồm các thông tin chi tiết như sau: ●Giao dịch gồm những ai tham gia? ●Điều gì đã xảy ra trong quá trình giao dịch? ●Giao dịch xảy ra khi nào? ●Giao dịch xảy ra ở đâu? ●Giao dịch xảy ra vì lý do gì? ●Phần tài sản được trao đổi là bao nhiêu? ●Có bao nhiêu điều kiện tiên quyết đã được đáp ứng trong quá trình giao dịch? Bước 2 – Đạt được sự đồng thuận Hầu hết những người tham gia trong mạng lưới chuỗi khối phân tán phải đồng ý rằng giao dịch được ghi lại là hợp lệ. Tùy thuộc vào loại mạng lưới, các quy tắc thỏa thuận có thể khác nhau nhưng thường được thiết lập khi bắt đầu mạng lưới. Bước 3 – Liên kết các khối Khi những người tham gia đã đạt được sự đồng thuận, các giao dịch trên chuỗi khối sẽ được viết vào khối, tương đương với trang giấy trong một cuốn sổ cái. Cùng với các giao dịch, một hàm băm mật mã cũng được thêm vào khối mới. Hàm băm đóng vai trò 6 như một chuỗi liên kết các khối với nhau. Nếu nội dung của khối bị cố ý hoặc vô ý sửa đổi, giá trị băm sẽ thay đổi, mang đến một cách thức để phát hiện dữ liệu bị làm giả. Do đó, các khối và chuỗi được liên kết an toàn và người dùng không thể chỉnh sửa chúng. Mỗi khối được thêm lại tăng cường cho quá trình xác minh khối trước đó và do đó tăng cường bảo mật cho toàn bộ chuỗi khối. Điều này giống như xếp chồng các khối gỗ để tạo thành một tòa tháp. Bạn chỉ có thể xếp khối lên trên, và nếu bạn rút một khối ở giữa tháp thì cả tháp sẽ đổ sụp. Bước 4 – Chia sẻ sổ cái Hệ thống phân phối bản sao mới nhất của sổ cái trung tâm cho toàn bộ người tham gia. 1.2. Chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng cà phê 1.2.1. Chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng (Supply chain) được định nghĩa là một hệ thống các tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản phẩmdịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng. Như vậy, chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, cung cấp mà còn bao gồm cả các công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của họ. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến việc chuyển đổi các nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên và các thành phần khác thành một sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh đưa tới khách hàng cuối cùng. Theo Christopher (2011), chuỗi cung ứng là: “Một mạng lưới kết nối và phụ thuộc lẫn nhau, bao gồm các tổ chức làm việc cùng nhau và hợp tác cùng nhau để kiểm soát, quản lý và cải thiện luồng vật liệu và thông tin từ nhà cung cấp cho đến người dùng cuối cùng”. 1.2.2. Chuỗi cung ứng cà phê Đối với cà phê, chuỗi cung ứng thường phức tạp và khác nhau ở các nước khác nhau, nhưng thường bao gồm những đối tượng tham gia vào chuỗi như sau: 7 Hình 1: Các nhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng cà phê Người trồng cà phê – Người trồng cà phê là những người nông dân hoặc nhà vườn chuyên trồng và chăm sóc cây cà phê từ giai đoạn khởi đầu cho đến khi thu hoạch Người trung gian – Người trung gian trong chuỗi cung ứng cà phê là một cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò kết nối giữa các thành phần khác nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cà phê. Vai trò chính của người trung gian là tạo ra sự liên kết giữa người sản xuất cà phê (như nhà nông, hợp tác xã nông nghiệp) và người tiêu dùng (như nhà hàng, cửa hàng bán lẻ) thông qua hoạt động mua bán và giao nhận cà phê. Người chế biến – Người chế biến trong chuỗi cung ứng cà phê là những cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện quy trình chế biến cà phê từ khi thu hoạch đến khi cho ra những sản phẩm hoàn thiện từ cà phê. Đại lý chính phủ – Đại lý chính phủ là một tổ chức, do chính phủ quốc gia thành lập hoặc ủy quyền, có nhiệm vụ kiểm soát và quản lý các hoạt động sản xuất, xuất khẩu và phân phối cà phê trong nước. Ở một số nước, việc mua bán cà phê do chính phủ kiểm soát, bằng cách mua cà phê từ những nhà chế biến với mức giá cố định và bán đấu giá cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu – Nhà xuất khẩu là đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm về việc xuất khẩu cà phê từ quốc gia sản xuất đến quốc gia nhập khẩu. Nhà xuất khẩu cà phê thường liên kết chặt chẽ với các đối tác trong quá trình sản xuất cà phê, đặc biệt là với các nông dân và các đơn vị chế biến cà phê. Nhà xuất khẩu thường đảm bảo rằng cà phê được sản xuất và chế biến đúng cách, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn, và sau đó vận chuyển sản phẩm đến các thị trường quốc tế. Thương lái – Thương lái trong chuỗi cung ứng cà phê là người hoặc công ty mua và bán cà phê giữa các bên tham gia trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cà phê. 8 Thương lái thường đóng vai trò trung gian giữa nhà nông trồng cà phê và các công ty chế biến, xuất khẩu, và nhập khẩu cà phê. Nhà sản xuất – Nhà sản xuất sau khi thu gom cà phê từ các nông trại hoặc bên trung gian thì sẽ tiến hành các hoạt động chế biến sâu như rang, xay, sấy và đóng gói. Sau đó, họ sẽ phân phối sản phẩm cà phê đã chế biến đến các cửa hàng bán lẻ, đại lý, nhà phân phối của họ hoặc người tiêu dùng cuối cùng,... Người bán lẻ Người bán lẻ là cá nhân hoặc doanh nghiệp mua cà phê từ các nguồn cung ứng khác như nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoặc nhà phân phối. Sau đó, họ bán cà phê trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các kênh bán hàng như quán cà phê, siêu thị, cửa hàng tạp hóa hoặc trực tuyến. 1.3. Ứng dụng Blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng cà phê Ứng dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng cà phê đã được khởi xướng và dần trở lên thịnh hành tại nhiều công ty và quốc gia khác nhau trên thế giới. Một số doanh nghiệp điển hình trên thế giới đã sử dụng Blockchain để quản lý chuỗi cung ứng cà phê của mình và mang lại những kết quả khả quan như Starbucks, Nestle, Lavazza,... Hiện nay, chuỗi cung ứng cafe điển hình thường bao gồm 7 khâu: gieo trồng, thu hoạch, tách vỏ, sấy khô, đóng gói, trộn lại với nhau và rang. Toàn bộ chuỗi cung ứng được mở rộng hơn nữa bởi một số trung gian, bao gồm các nhà vận tải toàn cầu cũng như các nhà xuất khẩu và bán lẻ. Hạt cà phê phải đi qua nhiều khâu trong chuỗi, từ nơi trồng đến các trạm sấy, hoặc từ những hộ nông dân đến nơi chế biến và rang xay. Số lượng trung gian càng nhiều thì chuỗi cung ứng càng trở nên phức tạp và thiếu minh bạch. Chính vì thế, sự xuất hiện của Blockchain giống như một giải pháp hoàn hảo có thể giải quyết được các vấn đề nêu trên của chuỗi cung ứng cà phê. Blockchain có tiềm năng thay đổi ngành cà phê bằng cách mang lại sự minh bạch trong chuỗi cung ứng. Nông dân, thương nhân, nhà rang xay và người tiêu dùng có thể nhận thức đầy đủ về hành trình của hạt cà phê. Tùy thuộc vào sản phẩm, hạt cà phê có thể sẽ phải di chuyển qua nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi lần di chuyển đó lại đi kèm với những yêu cầu phải lưu hành hoá đơn và các giấy tờ khác giữa các bên trung gian và do đó, có thể có sự hạn chế về tính minh bạch đối với người tiêu dùng cuối cùng. Blockchain có thể giải quyết những vấn đề này bằng cách mang lại hiệu quả và tính minh bạch cao hơn cho chuỗi cung ứng hiện đại. Công nghệ Blockchain có thể tạo ra một quyển sổ cái để ghi lại hành trình của từng mẻ cà phê và xác định chính xác điểm xuất xứ. Dữ liệu có thể được tải lên bởi những người tham gia trong chuỗi cung ứng và dữ liệu này không thể bị thay đổi và sẽ cập nhật theo thời gian thực. Các bên liên quan trong chuỗi cung ứng như người nông dân, nhà sản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ -*** TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP BLOCKCHAIN VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI TÂY NGUYÊN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH 1 LỜI MỞ ĐẦU 4 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ 5 1.1 Tổng quan về Blockchain 5 1.1.1 Blockchain là gì? 5 1.1.2 Đặc điểm của công nghệ Blockchain 5 1.1.3 Cách hoạt động của Blockchain 6 1.2 Chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng cà phê 7 1.2.1 Chuỗi cung ứng 7 1.2.2 Chuỗi cung ứng cà phê 7 1.3 Ứng dụng Blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng cafe 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI TÂY NGUYÊN 11 2.1 Tổng quan ngành cafe ở Tây Nguyên 11 2.2 Các thành phần trong chuỗi cung ứng xuất khẩu Cà Phê tại Tây Nguyên 12 2.3 Các hoạt động trong chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên 14 2.3.1 Các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng cafe Tây Nguyên 14 2.3.2 Đánh giá thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên 16 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA BEXT 360 18 3.1 Tổng quan về Bext360 18 3.2 Ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 trong một số vấn đề của chuỗi cung ứng cafe 19 3.2.1 Kiểm soát chất lượng hạt cà phê và minh bạch khâu thanh toán 19 3.2.2 Cung cấp thông tin liên quan hành trình của hạt cafe 21 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP BLOCKCHAIN CỦA BEXT 360 VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ TẠI TÂY NGUYÊN 24 4.1 Đánh giá tiềm năng ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 trong quản lý chuỗi cung ứng cafe tại Tây Nguyên 24 4.2 Khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm ứng dụng hiệu quả Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng cafe tại Tây Nguyên 28 2 4.2.1 Khuyến nghị đối với doanh nghiệp và nông dân trồng cà phê 28 4.2.2 Khuyến nghị đối với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương 30 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, đối diện với sự cạnh tranh không ngừng gia tăng, các doanh nghiệp bắt buộc phải luôn luôn tìm cách hoàn thiện và không ngừng cải thiện chuỗi cung ứng của mình Bằng cách tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các công ty có thể giảm chi phí, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và cuối cùng là tăng lợi nhuận Và trong rất nhiều cách để đạt được mục tiêu này, công nghệ Blockchain đang dần chứng minh được tiềm năng trở thành giải pháp sẽ mang đến những thay đổi mang tính quyết định Sự kết hợp giữa việc quản lý Chuỗi cung ứng và công nghệ Blockchain hứa hẹn sẽ tăng cường tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc đồng thời giảm chi phí đáng kể Blockchain cung cấp một dấu vết kiểm toán đầy đủ, đáng tin cậy và chống giả mạo trong các hoạt động của chuỗi cung ứng Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào việc quản lý chuỗi cung ứng, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Đề xuất ứng dụng Blockchain vào chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu ở khu vực Tây Nguyên” Từ đó dễ thấy được cụ thể vai trò và những lợi ích tiềm năng mà chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu ở Tây Nguyên có được khi áp dụng thành công công nghệ Blockchain vào các khâu của chuỗi Kết cấu bài tiểu luận gồm 4 nội dung chính: Chương 1: Tổng quan về Blockchain và chuỗi cung ứng cà phê Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu tại Tây Nguyên Chương 3: Phân tích giải pháp ứng dụng Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng cà phê của Bext360 Chương 4: Đề xuất ứng dụng giải pháp Blockchain của Bext 360 vào chuỗi cung ứng cafe xuất khẩu tại Tây Nguyên Dù đã rất nỗ lực và cố gắng nhưng do những hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu và năng lực nên nội dung của đề tài không tránh khỏi thiếu sót, nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các nhóm khác trong lớp để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ 1.1 Tổng quan về Blockchain 1.1.1 Blockchain là gì? Blockchain là công nghệ chuỗi – khối cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp Thông tin trong Blockchain được kết nối với nhau tạo thành các khối (block) Các khối thông tin này hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian Chúng được quản lý bởi những người tham gia hệ thống chứ không thông qua đơn vị trung gian Trong lĩnh vực công nghệ, Blockchain là một quyển sổ lưu trữ những dữ liệu số Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu Thay vì được duy trì ở một vị trí bởi một quản trị viên tập trung, nhiều bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu Blockchain được lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng Các máy tính riêng lẻ này được gọi là các nút Khi một khối thông tin được ghi vào hệ thống Blockchain thì không có cách nào thay đổi được Chỉ có thể bổ sung thêm khi đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người hay sự đồng thuận của tất cả các nút 1.1.2 Đặc điểm của công nghệ Blockchain - Tính minh bạch: Blockchain đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch thông qua chuỗi mật mã tinh vi Bất kỳ ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác Ngoài ra, công nghệ Blockchain còn có thể thống kê và theo dõi toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó - Xử lý phi tập trung: Mỗi người sẽ giữ lại một bản sao hoàn chỉnh những giao dịch đã diễn ra và xác thực chúng thông qua một loạt các thuật toán phức tạp Mạng lưới này cũng ngăn cản những người tham gia sử dụng quyền hạn hoặc quyền kiểm soát lên lẫn nhau theo những cách làm suy yếu chức năng của mạng lưới hoặc nhằm thay đổi thông tin - Tính bất biến: Bất kì bản ghi hay giao dịch nào được lưu trữ khi sử dụng công nghệ Blockchain không bao giờ có thể thay đổi hoặc xóa bỏ Không người tham gia nào có thể làm giả giao dịch sau khi ai đó đã ghi lại giao dịch này vào sổ cái được chia sẻ - Tính bảo mật: Blockchain tăng cường tính bảo mật bằng cách áp dụng mật mã hóa công khai Đây là một tính năng bảo mật để xác định những người tham gia duy nhất trong mạng lưới chuỗi khối Cơ chế này tạo ra hai bộ mã khóa cho các thành viên trong mạng lưới Một mã khóa là mã khóa công khai cho mọi người trong mạng 5 lưới dùng chung Mã khóa còn lại là mã khóa riêng tư duy nhất của mỗi thành viên Mã khóa riêng tư và công khai hoạt động cùng nhau để mở khóa dữ liệu trong sổ cái Những mã khóa này giúp người dùng trao đổi thông tin một cách riêng tư và bảo mật - Tính đồng thuận: Hệ thống chuỗi khối của Blockchain thiết lập các quy tắc về sự đồng thuận của người tham gia cho phép ghi lại các giao dịch Các giao dịch mới chỉ có thể được ghi lại khi đa số người tham gia mạng lưới đồng thuận - Hợp đồng thông minh: Các công ty sử dụng hợp đồng thông minh để tự quản lý các hợp đồng kinh doanh mà không cần bên thứ ba hỗ trợ Đây là các chương trình được lưu trữ trên hệ thống Blockchain tự động chạy khi đáp ứng các điều kiện đã định sẵn Chúng chạy kiểm tra điều kiện nếu-thì để các giao dịch có thể được hoàn thành một cách đáng tin cậy 1.1.3 Cách hoạt động của Blockchain Cách hoạt động cụ thể của công nghệ Blockchain rất phức tạp, tuy nhiên có thể miêu tả tổng quan qua 4 bước sau: Bước 1 – Ghi lại giao dịch Một giao dịch trên nền tảng Blockchain hiển thị sự lưu động của các tài sản vật lý hoặc kỹ thuật số từ bên này đến bên khác trong mạng lưới chuỗi khối Giao dịch được ghi lại dưới dạng một khối dữ liệu và có thể bao gồm các thông tin chi tiết như sau: ● Giao dịch gồm những ai tham gia? ● Điều gì đã xảy ra trong quá trình giao dịch? ● Giao dịch xảy ra khi nào? ● Giao dịch xảy ra ở đâu? ● Giao dịch xảy ra vì lý do gì? ● Phần tài sản được trao đổi là bao nhiêu? ● Có bao nhiêu điều kiện tiên quyết đã được đáp ứng trong quá trình giao dịch? Bước 2 – Đạt được sự đồng thuận Hầu hết những người tham gia trong mạng lưới chuỗi khối phân tán phải đồng ý rằng giao dịch được ghi lại là hợp lệ Tùy thuộc vào loại mạng lưới, các quy tắc thỏa thuận có thể khác nhau nhưng thường được thiết lập khi bắt đầu mạng lưới Bước 3 – Liên kết các khối Khi những người tham gia đã đạt được sự đồng thuận, các giao dịch trên chuỗi khối sẽ được viết vào khối, tương đương với trang giấy trong một cuốn sổ cái Cùng với các giao dịch, một hàm băm mật mã cũng được thêm vào khối mới Hàm băm đóng vai trò 6 như một chuỗi liên kết các khối với nhau Nếu nội dung của khối bị cố ý hoặc vô ý sửa đổi, giá trị băm sẽ thay đổi, mang đến một cách thức để phát hiện dữ liệu bị làm giả Do đó, các khối và chuỗi được liên kết an toàn và người dùng không thể chỉnh sửa chúng Mỗi khối được thêm lại tăng cường cho quá trình xác minh khối trước đó và do đó tăng cường bảo mật cho toàn bộ chuỗi khối Điều này giống như xếp chồng các khối gỗ để tạo thành một tòa tháp Bạn chỉ có thể xếp khối lên trên, và nếu bạn rút một khối ở giữa tháp thì cả tháp sẽ đổ sụp Bước 4 – Chia sẻ sổ cái Hệ thống phân phối bản sao mới nhất của sổ cái trung tâm cho toàn bộ người tham gia 1.2 Chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng cà phê 1.2.1 Chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng (Supply chain) được định nghĩa là một hệ thống các tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng Như vậy, chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, cung cấp mà còn bao gồm cả các công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của họ Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến việc chuyển đổi các nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên và các thành phần khác thành một sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh đưa tới khách hàng cuối cùng Theo Christopher (2011), chuỗi cung ứng là: “Một mạng lưới kết nối và phụ thuộc lẫn nhau, bao gồm các tổ chức làm việc cùng nhau và hợp tác cùng nhau để kiểm soát, quản lý và cải thiện luồng vật liệu và thông tin từ nhà cung cấp cho đến người dùng cuối cùng” 1.2.2 Chuỗi cung ứng cà phê Đối với cà phê, chuỗi cung ứng thường phức tạp và khác nhau ở các nước khác nhau, nhưng thường bao gồm những đối tượng tham gia vào chuỗi như sau: 7 Hình 1: Các nhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng cà phê - Người trồng cà phê – Người trồng cà phê là những người nông dân hoặc nhà vườn chuyên trồng và chăm sóc cây cà phê từ giai đoạn khởi đầu cho đến khi thu hoạch - Người trung gian – Người trung gian trong chuỗi cung ứng cà phê là một cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò kết nối giữa các thành phần khác nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cà phê Vai trò chính của người trung gian là tạo ra sự liên kết giữa người sản xuất cà phê (như nhà nông, hợp tác xã nông nghiệp) và người tiêu dùng (như nhà hàng, cửa hàng bán lẻ) thông qua hoạt động mua bán và giao nhận cà phê - Người chế biến – Người chế biến trong chuỗi cung ứng cà phê là những cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện quy trình chế biến cà phê từ khi thu hoạch đến khi cho ra những sản phẩm hoàn thiện từ cà phê - Đại lý chính phủ – Đại lý chính phủ là một tổ chức, do chính phủ quốc gia thành lập hoặc ủy quyền, có nhiệm vụ kiểm soát và quản lý các hoạt động sản xuất, xuất khẩu và phân phối cà phê trong nước Ở một số nước, việc mua bán cà phê do chính phủ kiểm soát, bằng cách mua cà phê từ những nhà chế biến với mức giá cố định và bán đấu giá cho nhà xuất khẩu - Nhà xuất khẩu – Nhà xuất khẩu là đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm về việc xuất khẩu cà phê từ quốc gia sản xuất đến quốc gia nhập khẩu Nhà xuất khẩu cà phê thường liên kết chặt chẽ với các đối tác trong quá trình sản xuất cà phê, đặc biệt là với các nông dân và các đơn vị chế biến cà phê Nhà xuất khẩu thường đảm bảo rằng cà phê được sản xuất và chế biến đúng cách, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn, và sau đó vận chuyển sản phẩm đến các thị trường quốc tế - Thương lái – Thương lái trong chuỗi cung ứng cà phê là người hoặc công ty mua và bán cà phê giữa các bên tham gia trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cà phê 8 Thương lái thường đóng vai trò trung gian giữa nhà nông trồng cà phê và các công ty chế biến, xuất khẩu, và nhập khẩu cà phê - Nhà sản xuất – Nhà sản xuất sau khi thu gom cà phê từ các nông trại hoặc bên trung gian thì sẽ tiến hành các hoạt động chế biến sâu như rang, xay, sấy và đóng gói Sau đó, họ sẽ phân phối sản phẩm cà phê đã chế biến đến các cửa hàng bán lẻ, đại lý, nhà phân phối của họ hoặc người tiêu dùng cuối cùng, - Người bán lẻ - Người bán lẻ là cá nhân hoặc doanh nghiệp mua cà phê từ các nguồn cung ứng khác như nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoặc nhà phân phối Sau đó, họ bán cà phê trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các kênh bán hàng như quán cà phê, siêu thị, cửa hàng tạp hóa hoặc trực tuyến 1.3 Ứng dụng Blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng cà phê Ứng dụng Blockchain trong chuỗi cung ứng cà phê đã được khởi xướng và dần trở lên thịnh hành tại nhiều công ty và quốc gia khác nhau trên thế giới Một số doanh nghiệp điển hình trên thế giới đã sử dụng Blockchain để quản lý chuỗi cung ứng cà phê của mình và mang lại những kết quả khả quan như Starbucks, Nestle, Lavazza, Hiện nay, chuỗi cung ứng cafe điển hình thường bao gồm 7 khâu: gieo trồng, thu hoạch, tách vỏ, sấy khô, đóng gói, trộn lại với nhau và rang Toàn bộ chuỗi cung ứng được mở rộng hơn nữa bởi một số trung gian, bao gồm các nhà vận tải toàn cầu cũng như các nhà xuất khẩu và bán lẻ Hạt cà phê phải đi qua nhiều khâu trong chuỗi, từ nơi trồng đến các trạm sấy, hoặc từ những hộ nông dân đến nơi chế biến và rang xay Số lượng trung gian càng nhiều thì chuỗi cung ứng càng trở nên phức tạp và thiếu minh bạch Chính vì thế, sự xuất hiện của Blockchain giống như một giải pháp hoàn hảo có thể giải quyết được các vấn đề nêu trên của chuỗi cung ứng cà phê Blockchain có tiềm năng thay đổi ngành cà phê bằng cách mang lại sự minh bạch trong chuỗi cung ứng Nông dân, thương nhân, nhà rang xay và người tiêu dùng có thể nhận thức đầy đủ về hành trình của hạt cà phê Tùy thuộc vào sản phẩm, hạt cà phê có thể sẽ phải di chuyển qua nhiều quốc gia khác nhau Mỗi lần di chuyển đó lại đi kèm với những yêu cầu phải lưu hành hoá đơn và các giấy tờ khác giữa các bên trung gian và do đó, có thể có sự hạn chế về tính minh bạch đối với người tiêu dùng cuối cùng Blockchain có thể giải quyết những vấn đề này bằng cách mang lại hiệu quả và tính minh bạch cao hơn cho chuỗi cung ứng hiện đại Công nghệ Blockchain có thể tạo ra một quyển sổ cái để ghi lại hành trình của từng mẻ cà phê và xác định chính xác điểm xuất xứ Dữ liệu có thể được tải lên bởi những người tham gia trong chuỗi cung ứng và dữ liệu này không thể bị thay đổi và sẽ cập nhật theo thời gian thực Các bên liên quan trong chuỗi cung ứng như người nông dân, nhà sản 9

Ngày đăng: 13/03/2024, 02:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan