Đề tài Đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại xã đại trạch , huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

109 0 0
Đề tài Đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại xã đại trạch , huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khả năng tích tụ và tập trung ruộng đất của nông dân thấp dẫn đến mức lợi nhuận thu được từ những mảnh ruộng nhỏ không đủ để bảo đảm chi tiêu trong cuộc sống của người nông dân. Nhiều nông dân vì làm nông nghiệp không hiệu quả, đã phải kiếm thêm thu nhập bằng các hoạt động phi nông nghiệp phi chính thức.

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Mức độ manh mún đất đai của nông hộ năm 2016 27 Bảng 2.2 Hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo quy mô, diện tích năm 2016 28 Bảng 3.1 Số lượng mẫu phỏng vẫn trên địa bàn nghiên cứu 34 Bảng 4.1 Bảng tổng hợp tài nguyên đất của xã Đại Trạch .37 Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Đại Trạch năm 2021 46 Bảng 4.3 Diện tích, cơ cấu các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp năm 2021 49 Bảng 4.4 Diện tích các loại đất nông nghiệp theo đối tượng sử dụng năm 2021 .51 Bảng 4.5 Biến động đất nông nghiệp trong giai đoạn 2017 – 2021 53 Bảng 4.6 Các văn bản pháp luật được áp dụng để thực hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2021 54 Bảng 4.6 Kết quả tích tụ tập trung theo từng loại đất trong nhóm đất nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2021 59 Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu sau khi thực hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trong giai đoạn 2017 – 2021 61 Bảng 4.8 Kết quả tích tụ, tập trung đất nông nghiệp theo từng năm trong giai đoạn 2017-2021 62 Bảng 4.9 Sự thay đổi một số chỉ tiêu sử dụng đất sau khi thực hiện tập trung đất nông nghiệp .64 Bảng 4.10 Kết quả tích tụ đất nông nghiệp theo từng hình thức tích tụ 65 Bảng 4.11 Kết quả tập trung đất nông nghiệp theo từng hình thức tập trung 67 Bảng 4.12 Tổng hợp ý kiến của người dân về ảnh hưởng của tích tụ đến sự thuận lợi, khó khăn trong sử dụng đất nông nghiệp 69 Bảng 4.13 Tổng hợp ý kiến của người dân về ảnh hưởng của tập trung đến sự thuận lợi, khó khăn trong sử dụng đất nông nghiệp 71 Bảng 4.14 Kết quả khảo sát người dân về một số vấn đề liên quan đến tích tụ đất nông nghiệp tại xã Đại Trạch trong giai đoạn 2017 - 2021 76 Bảng 4.15 Kết quả khảo sát người dân về một số vấn đề liên quan đến tập trung đất nông nghiệp tại xã Đại Trạch trong giai đoạn 2017 - 2021 78 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Sơ đồ vị trí của xã Đại Trạch .35 Hình 4.2 Cơ cấu sử dụng đất xã Đại Trạch năm 2021 .48 Hình 4.3 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2021 xã Đại Trạch 49 Hình 4.4 Cơ cấu đất nông nghiệp theo đối tượng sử dụng năm 2021 51 Hình 4.5 Biến động đất nông nghiệp theo từng năm tại xã Đại Trạch .52 Hình 4.6 Các hình thức tích tụ đất nông nghiệp tại xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch 57 Hình 4.7 Các hình thức tập trung đất nông nghiệp tại xã Đại Trạch 58 Hình 4.8 Sự thay đổi về số lượng hộ tham gia tích tụ, tập trung đất nông nghiệp theo từng năm trong giai đoạn 2017 – 2021 63 Hình 4.9 Sự thay đổi về diện tích tham gia tích tụ, tập trung đất nông nghiệp theo từng năm trong giai đoạn 2017 – 2021 63 Hình 4.10 Kết quả khảo sát về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đối với các thửa đất tích tụ liền kề và các thửa đất tích tụ tách biệt năm 2022 68 Hình 4.11 Kết quả khảo sát về hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện tập trung đất nông nghiệp năm 2022 70 MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 Yêu cầu của đề tài 3 1.4 Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.1.1 Đất nông nghiệp 4 2.1.2 Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp 11 2.2 Cơ sở lý luận .21 2.2.1 Tình hình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại một số nước trên thế giới 21 2.2.2 Tình hình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại Việt Nam .24 2.2.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu 30 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 32 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 32 3.2 Nội dung nghiên cứu 32 3.3 Phương pháp nghiên cứu 32 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 32 3.3.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 34 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .35 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 35 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 35 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 41 4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 44 4.2 Tình hình sử dụng đất năm 2021 của xã Đại Trạch , huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 46 4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Đại Trạch 46 4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng 48 4.2.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo đối tượng sử dụng 51 4.2.4 Biến động đất nông nghiệp trong giai đoạn 2017 – 2021 tại xã Đại trạch 52 4.3 Thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại xã Đại Trạch giai đoạn 2017– 2021 54 4.3.1 Các văn bản pháp lý được áp dụng để thực hiện việc tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại xã Đại Trạch 54 4.3.2 Các hình thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại xã Đại Trạch 56 4.3.3 Kết quả tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại xã Đại Trạch 58 4.3.4 Một số ảnh hưởng của tích tụ và tập trung đất nông nghiệp đến sử dụng đất của người dân 68 4.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tạı xã Đại Trạch 72 4.3.6 Những thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong việc thực hiện tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tạı xã Đại Trạch .75 4.4 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tích tụ, tập trung đất nông nghiệp của xã Đại Trạch 80 4.4.1 Quan điểm đề xuất các giải pháp .80 4.4.2 Nội dung chi tiết của các giải pháp 80 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 5.1 Kết luận 85 5.2 Kiến nghị 86 PHẦN 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHẦN 7 PHỤ LỤC 88 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp Việt Nam được ghi nhận có sự tiến bộ vượt bậc Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng nông sản, lương thực và nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu lớn nhất Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp hàng hóa chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Việt Nam Thực tế, quy mô sản xuất nhiều ngành hàng còn manh mún, chất lượng và giá trị gia tăng của nông sản chưa cao Mặt khác, khu vực nông thôn Việt Nam chiếm khoảng 70% dân số và khoảng 40% lực lượng lao động với hàng triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với yêu cầu tăng trưởng nhanh, bền vững Luật Đất đai năm 2013 ban hành nhằm tăng cường sự phát triển của thị trường đất đai, duy trì thời hạn quyền sử dụng đất, diện tích đất cho mỗi hộ gia đình, sự lựa chọn các loại cây trồng, chuyển giao và trao đổi đất Những quy định này nhằm bảo đảm bình đẳng về tiếp cận đất đai giữa những người dân nông thôn, nhưng dẫn đến hạn chế khả năng tích tụ đất đai và gây trở ngại cho đầu tư dài hạn Khả năng tích tụ và tập trung ruộng đất của nông dân thấp dẫn đến mức lợi nhuận thu được từ những mảnh ruộng nhỏ không đủ để bảo đảm chi tiêu trong cuộc sống của người nông dân Nhiều nông dân vì làm nông nghiệp không hiệu quả, đã phải kiếm thêm thu nhập bằng các hoạt động phi nông nghiệp phi chính thức Nhưng nghịch lý là họ vẫn muốn giữ đất như một sự bảo hiểm rủi ro vì ở nông thôn thiếu hệ thống an sinh xã hội Trong khi đó, với nguồn tích lũy hạn chế và thiếu hỗ trợ tín dụng nên sẽ khó khăn cho các nông dân giỏi, có nhiều tâm huyết, có đủ khả năng mua hoặc thuê lại đất của các nông dân khác Kết quả là, nhiều đất nông nghiệp, đặc biệt tại khu vực ven đô hoặc đất rừng được các nhà đầu tư thành thị mua hoặc thuê để đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả hoặc hoạt động theo hình thức phát canh thu tô Chính sách giao đất bình quân khiến đất nông nghiệp trở nên manh mún Diện tích quy mô trang trại của hộ gia đình nông nghiệp Việt Nam vào loại nhỏ nhất ở Đông Nam Á và trên thế giới, khó có thể cơ giới hóa, hiện đại hóa và tiến hành thực hiện nền sản xuất lớn Trong những năm qua, vấn đề tích tụ và tập trung đất đai trong nông nghiệp ở Việt Nam được Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học quan tâm sâu sắc Tại các địa phương, đây là một trong những nội dung được bàn thảo sôi nổi do sự liên quan chặt chẽ của nó với đời sống sinh kế lâu dài, tới việc làm và thu nhập 1 của từng người nông dân Bài viết phân tích một số hình thức tích tụ và tập trung đất đai trong nước, từ đó đặt ra một số vấn đề đổi mới phương thức quản lý trong bối cảnh tái cơ cấu nông nghiệp Năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo nghị định quy định về tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp Nghị định này quy định các cơ chế, chính sách, trình tự và trách nhiệm thực hiện nhằm khuyến khích tập trung, tích tụ đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Từ đó tạo tiền đề thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai diễn ra mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thay đổi nhận thức, tâm lý của người nông dân sản xuất nhỏ; việc đào tạo nghề, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở nông thôn, giữ vững ổn định xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới Trong những năm qua, toàn tỉnh Quảng Bình đã thực hiện việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ mới Thông qua đó đã gắn việc lập quy hoạch sử dụng đất với chuyển đổi ruộng đất nên đồng ruộng được quy hoạch, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất, bước đầu khắc phục tình trạng sử dụng ruộng đất manh mún và phân tán cho người nông dân Cùng với đó, sau khi hoàn thành chuyển đổi, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung, thuận lợi để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi ruộng đất thông qua hình thức “dồn điền, đổi thửa” nhưng do đặc thù về địa hình, tập quán canh tác vẫn còn tình trạng ruộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ vẫn phổ biến Cùng với đó, dất sản xuất đang thuộc quyền sử dụng của người dân và quy mô không đồng đều nên tạo cho các doanh nghiệp, tổ chức nhiều cản trở trong việc tích tụ diện tích đất để sản xuất lớn [6] Nhận thức được tầm quan trọng, ảnh hưởng của tích tụ, tập trung đất nông nghiệp đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh hiện nay Chính vì vậy, dưới sự hướng dẫn của ThS Dương Quốc Nõn, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại xã Đại Trạch , huyện Bố Trạch,tỉnh Quảng Bình” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại xã Đại Trạch ,huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tích tụ, tập trung đất nông nghiệp cho địa bàn nghiên cứu 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đánh giá được thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp về các vấn đề như các hình thức tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, kết quả thực hiện, những thuận lợi, khó khăn trong việc tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại xã Đại Trạch , huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Tìm hiểu và làm rõ các yếu tố, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới việc tích tụ và tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại xã Đại Trạch , huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 1.3 Yêu cầu của đề tài - Phải nắm rõ về tình hình thực tế của địa phương, các thông tin thu thập phải xác đáng và chính xác - Số liệu thu thập điều tra và phỏng vấn phải rõ ràng, trung thực và khách quan, đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng nghiên cứu của đề tài - Xử lý số liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh phải chính xác và có căn cứ khoa học - Phải đảm bảo tính chính xác trong các phân tích và các giải pháp phải có căn cứ khoa học - Các đề nghị, kiến nghị phải có tính khả thi 1.4 Ý nghĩa của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho chính quyền địa phương và cơ quan quản lý đất đai của xã Đại Trạch ,huyện Bố Trạch , tỉnh Quảng Bình nắm bắt được thực trạng về vấn đề tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn huyện từ đó sẽ giúp cho các cơ quan này có các chính sách cụ thể trong việc phát triển kinh tế và sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả theo hướng tích tụ, tập trung đất đai - Các giải pháp được đề xuất bởi đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác tích tụ, tập trung đất nông nghiệp cho địa bàn nghiên cứu 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Đất nông nghiệp 2.1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [4] 2.1.1.2 Phân loại đất nông nghiệp Theo quy định của Luật Đất Đai năm 2013 và Thông tư 27/2018/ TT- BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường đất nông nghiệp được phân thành các loại đất sau: - Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá năm (05) năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.Ký hiệu của đất trồng cây hàng năm là CHN Đất trồng cây hàng năm gồm : + Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm không phải là trồng lúa, như các loại cây rau, màu; kể cả cây dược liệu, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm và đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc Đất trồng cây hằng nằm khác có ký hiệu là HNK Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác: o Đất bằng trồng cây hàng năm khác là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác Đất bằng trồng cây hàng năm khác có ký hiệu là BHK o Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác là đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi dốc, kể cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không thường xuyên nhưng theo chu kỳ Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác có ký hiệu là NHK + Đất trồng lúa là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định tại điều 4 của nghị định 35/2015/NĐ- CP, khoản 11 Điều 2 của Nghị Định 01/2017/NĐ-CP.Ký hiệu đất trồng lúa là LUA Theo đó đất trồng lúa gồm : o Đất chuyên trồng lúa nước: là ruộng trồng lúa nước ( gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ hai vụ lúa trở lên , kể cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm Ký hiệu đất chuyên trồng lúa nước là LUC o Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm chỉ trồng được một vụ lúa , kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc trồng thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm Ký hiệu đất trồng lúa nước còn lại là LUK o Đất trồng lúa nương là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên , kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh , xen canh với cây hàng năm khác, Ký hiệu đất trồng lúa nương là LUN - Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm Đất trồng cây lâu năm gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu lâu năm và các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan Đất trồng cây lâu năm có ký hiệu là CLN - Đất lâm nghiệp: Thống kê, kiểm kê đối với diện tích đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng Trường hợp các loại cây lâu năm đã trồng trên đất thuộc quy hoạch lâm nghiệp mà phù hợp với quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì vẫn thống kê, kiểm kê vào đất lâm nghiệp Trường hợp đất lâm nghiệp được phép sử dụng kết hợp nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác thì ngoài việc thống kê theo mục đích 5

Ngày đăng: 11/03/2024, 18:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan