Đề tài Đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

269 2 0
Đề tài Đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đối với lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất, thì vấn đền sử dụng đất hợp lý phải được đặt lên hàng đầu. Mỗi một mục đích sử dụng đất trong nông nghiệp có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần phải đáp ứng. Việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà quy hoạch, để từ đó có những quyết định xác thực trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững.

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa phạm vi điều tra, tỷ lệ bản đồ và các loại bản đồ cần có để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất 12 Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện A Lưới .50 Bảng 4.2 Tình hình biến động đất đai của huyện A Lưới qua các năm 53 Bảng 4.3 Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích 55 Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị chi phí 56 Bảng 4.5 Phân cấp loại đất huyện A Lưới 57 Bảng 4.6 Phân cấp tầng dày huyện A Lưới 59 Bảng 4.7 Phân cấp thành phần cơ giới huyện A Lưới 60 Bảng 4.8 Phân cấp độ chua pH đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới 61 Bảng 4.9 Phân cấp hàm lượng mùn huyện A Lưới 63 Bảng 4.10 Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất 65 Bảng 4.11: Tổng hợp mức độ phân hạng thích nghi hiện tại của loại hình sử dụng đất trồng cao su 67 Bảng 4.12: Tổng hợp mức độ phân hạng thích nghi hiện tại của loại hình sử dụng đất trồng sắn .68 Bảng 4.13: Tổng hợp mức độ phân hạng thích nghi hiện tại của loại hình sử dụng đất trồng chuối 69 Bảng 4.14: Tổng hợp mức độ phân hạng thích nghi hiện tại của loại hình sử dụng đất trồng keo .71 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1 Quá trình thực hiện đánh giá thích nghi đất đai 10 Hình 4.1 Sơ đồ hành chính huyện A Lưới 37 Hình 4.2 Cơ cấu sử dụng đất năm 2020 của huyện A Lưới .52 Hình 4.3 Bản đồ loại đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới 58 Hình 4.4 Bản đồ tầng dày đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới .59 Hình 4.5 Bản đồ thành phần cơ giới đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới 61 Hình 4.6 Bản đồ pH đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới 62 Hình 4.7 Bản đồ phân cấp hàm lượng mùn đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới 63 Hình 4.8 Bản đồ đơn vị đất đai huyện A Lưới 64 Hình 4.9 Bản đồ thích nghi hiện tại đối với cây cao su 67 Hình 4.10 Bản đồ thích nghi hiện tại đối với LUT Sắn 68 Hình 4.11 Bản đồ thích nghi hiện tại đối với LUT Chuối .70 Hình 4.12 Bản đồ thích nghi hiện tại đối với LUT trồng keo 71 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Giải nghĩa chữ viết tắt 1 AHP Quá trình phân tích thứ bậc 2 BVTV (Analytic Hierarchy Process) 3 FAO Bảo vệ thực vật 4 GIS Tổ chức nông lương thế giới 5 HTSD (Food and Agriculture Organization) 6 HTX Hệ thống thông tin địa lý 7 LMU (Geographic Information System) 8 LUT Hiện trạng sử dụng đất 9 NBX Hợp tác xã Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit) Loại hình sử dụng đất (Land Use Type) Nhà xuất bản MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU .1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.2.3 Yêu cầu của đề tài 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1 Cơ sở lý luận 3 2.1.1 Cơ sở khoa học về đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai 3 2.1.3 Ứng dụng GIS trong đánh giá đất 11 2.2 Cơ sở thực tiễn 14 2.2.1 Tổng quan về tình hình đánh giá đất trong và ngoài nước 14 2.2.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 30 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1 Đối tượng nghiên cứu 32 3.2 Phạm vi nghiên cứu 32 3.3 Nội dung nghiên cứu 32 3.4 Phương pháp nghiên cứu 32 3.4.1 Thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp 32 3.4.2 Phương pháp đánh giá phân hạng đất thích hợp theo FAO .33 3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu .33 3.4.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 34 3.4.5 Phương pháp phân tích đất 34 3.4.6 Phương pháp xử lý số liệu .35 3.4.7 Phương pháp bản đồ 35 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37 4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Huyện A Lưới 37 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 37 4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 42 4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội .48 4.1.4 Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện 49 4.2 Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện A Lưới .55 4.3 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho một số loại hình sử dụng đất huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 56 4.3.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 56 4.3.2 Xác định các đơn vị bản đồ đất đai 64 4.3.3 Xếp hạng các yếu tố chẩn đoán yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất .64 4.3.4 Phân hạng thích nghi hiện tại của các loại hình sử dụng đất 66 4.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 71 4.4.1 Giải pháp về thủy lợi .71 4.4.2 Giải pháp về khoa học kỹ thuật .72 4.4.3 Giải pháp về vốn đầu tư 72 4.4.4 Giải pháp về thị trường 72 4.4.5 Giải pháp về quản lý nhà nước về đất đai .73 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74 5.1 Kết luận 74 5.2 Kiến nghị 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 80 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số thế giới đã thúc đẩy nhu cầu lớn về lương thực và thực phẩm Để đáp ứng nhu cầu đó của mình, đồng thời cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, con người đã và đang khai thác tài nguyên một cách thiếu quy hoạch và thiếu tính bền vững, đặc biệt là tài nguyên đất Vì vậy, việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên nói chung và đánh giá tài nguyên đất nói riêng làm cơ sở cho việc sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, thực hiện chiến lược phát triển bền vững là một yêu cầu bức bách trong giai đoạn hiện nay Đối với lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất, thì vấn đền sử dụng đất hợp lý phải được đặt lên hàng đầu Mỗi một mục đích sử dụng đất trong nông nghiệp có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần phải đáp ứng Việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà quy hoạch, để từ đó có những quyết định xác thực trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững Do đó, đánh giá mức độ thích nghi tài nguyên đất đai phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp là một việc làm tất yếu của bất kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một địa phương nào khi muốn sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả trong hiện tại cũng như tương lai Theo quy trình đánh giá đất đai của FAO (1976), việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là một trong những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng Bản đồ đơn vị đất đai là bao gồm các bản đồ chuyên đề trên đó thể hiện đầy đủ các đơn vị đất đai, thể hiện những đặc tính và tính chất đất đai, là cơ sở để xác định mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất trong đánh giá đất Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý A Lưới là một huyện niềm núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tài nguyên đất rất đa dạng và phù hợp với nhiều loại cây nhưng do phương thức canh tác khá lạc hậu của người dân đã làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng cạn kiệt, cùng với đó là mức độ xói mòn ngày càng tăng Bên cạnh đó, đây là vùng thường xuyên xảy ra thiên tai cộng với điều kiện sản xuất thiếu thốn, phương thức sản xuất lạc hậu, đất đai manh mún đã làm cho hiệu quả sản xuất nông nghiêp không cao, chưa tương xúng với tiềm năng của vùng Vì thế việc nghiên cứu “Đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” là cơ sở cần thiết để phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cây trồng thương mại, nâng cao hiệu quả sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống cho nhân dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá được khả năng thích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện A Lưới Từ đó định hướng và đề xuất được các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện trong tương lai 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai của huyện A Lưới - Đánh giá được khả năng thích nghi đất đai cho một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện A Lưới - Đề xuất được định hướng và giải pháp sử dụng đất hợp lý cho một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện A Lưới 1.2.3 Yêu cầu của đề tài Phải sử dụng thành thạo các phần mềm: Mapinfo, ArcGIS và ứng dụng các phần mềm này vào việc đánh giá sự thích nghi đất đai Nắm vững các yêu cầu về sinh thái đặc biệt là yêu cầu về đất đai của các loại hình sử dụng đất mà đề tài nghiên cứu Nắm rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện A Lưới Nắm vững quy trình đánh giá đất theo FAO Đánh giá đúng thực trạng của quá trình sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương Các tài liệu, số liệu điều tra, thu thập phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy và thống nhất Đề xuất những giải pháp sử dụng đất hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Cơ sở khoa học về đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai 2.1.1.1 Một số vấn cơ bản về đất đai, đánh giá đất đai, sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất  Một số vấn đề cơ bản về đất đai và đánh giá đất - Định nghĩa về đất V.V Đôcutraiep (1846 - 1903) người Nga là người đầu tiên đã xác định một cách khoa học về đất rằng: Đất là tầng ngoài của đá bị biến đổi một cách tự nhiên dưới tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố Theo Đôcutraiep: Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương[4] V.RViliam (1863 - 1939) Viện sĩ thổ nhưỡng nông hóa Liên Xô (cũ) thì cho rằng đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng Tiêu chuẩn để phân biệt giữa “đá mẹ” và đất là độ phì nhiêu, nếu chưa có độ phì nhiêu, thực vật thượng đẳng chưa sống được thì chưa gọi là đất Nó biểu thị khả năng của đất có thể cung cấp nước, thức ăn và đảm bảo các điều kiện khác để cây trồng sinh trưởng phát triển và cho năng suất Như vậy độ phì không phải chỉ là số lượng chất dinh dưỡng tổng số trong đất mà là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít Khả năng đó nhiều hay ít (tức độ phì cao hay thấp) là do các tính chất lý học, hóa học và sinh học của đất quyết định Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và tác động của con người Đây là một chỉ tiêu rất tổng hợp, là sự phản ánh tất cả các tính chất của đất [4] Như vậy, nguồn gốc của đất là từ các loại “đá mẹ” nằm trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dưới tác dụng của các yếu tố lý học, hóa học và sinh học, tạo ra độ phì nhiêu để cây trồng sinh trưởng phát triển và cho năng suất Đối với trồng trọt ngoài những yếu tố tự nhiên, thì yếu tố con người có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất [4] - Định nghĩa về đất đai Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape ecology), đất đai được định nghĩa là: “Một vùng đất xác định về mặt địa lý, một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chung có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như: không khí, đất (thổ nhưỡng), điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người trong hiện tại và tương lai” [38] Theo FAO (1976) thì đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thược tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất Đất đai bao gồm: Khí hậu Dáng đất/địa mạo, địa hình Đất (thổ nhưỡng) Thủy văn Thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng Cỏ dại trên đồng ruộng Động vật tự nhiên Những biến đổi của đất do các hoạt động của con người Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu một cách đơn giản: đất đai là một vùng lãnh thổ có ranh giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp về các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, động thực vật tự nhiên và các hoạt động sử dụng đất của con người đối với đất đai [34] - Định nghĩa về đánh giá đất Đánh giá đất đai đã được FAO đề xuất định nghĩa (1967): “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có” [34] Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn [34] Trong đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng bao gồm không gian và thời gian, tự nhiên, kinh tế, xã hội Đặc điểm của đất đai được sử dụng trong đánh giá phân hạng là những tính chất của đất đai ta có thể đo lường hoặc ước lường được Những tính chất đó được đối chiếu với yêu cầu sinh lý và các điều kiện sinh thái thích hợp của cây trồng cụ thể Có rất nhiều yêu cầu về đặc tính nhưng đôi khi chỉ cần lựa chọn ra những đặc tính chính có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu Trong đánh giá, thổ nhưỡng là thành phần đặc biệt quan trọng, nhưng ngoài ra còn cả lĩnh vực tự nhiên, kinh tế xã hội khác Đánh giá phân hạng đất đai không chỉ dựa vào chất lượng đất mà còn dựa và điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường Vì vậy, cần phải có sự kết hợp mang tính liên ngành [42] Theo (FAO, 1993) “Việc đánh giá sử dụng đất đã xuất hiện khi mà những kết quả nghiên cứu có tính riêng rẽ về các đặc điểm, tính chất đất không cung cấp đủ những thông tin và không đáp ứng được một cách đầy đủ đối với các hình thức và hiệu quả trong việc sử dụng đất” [43] Đánh giá đất bao gồm các quá trình: Thu thập những thông tin chính xác về các khía cạnh tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng đất cần đánh giá Đánh giá tính thích hợp của đất đai với các kiểu sử dụng đất khác nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu của người sử dụng và cộng đồng [27] Đánh giá đất đòi hỏi phương thức nghiên cứu, phối hợp đa nghành gồm các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học của nhiều ngành khác nhau thuộc các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội Quá trình xem xét biến đổi về không gian và sự bền vững của sử dụng đất đai là những vấn đề quan trọng trong đánh giá đất Theo Stewart đã định nghĩa đánh giá đất đai “Là đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với mục tiêu sử dụng của con người trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy lợi, quy hoạch vùng và bảo tồn thiên nhiên, Đánh giá đất đai là nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất và làm căn cứ cho việc đưa ra quyết định sử dụng và quản lý đất đai” Việc nghiên cứu đất (Soil) mới chỉ đơn thuần cung cấp những thông tin về tiềm năng sử dụng đất dựa trên các tính chất thổ nhưỡng Trong khi ý nghĩa đất đai (Land) và sử dụng đất đai lại rộng hơn nhiều những gì mà đất (hay thổ nhưỡng) thể hiện, bởi đất đai được xác định từ sự tổ hợp các thuộc tính “khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện địa chất, thủy văn, các sinh vật sống (động vật, thực vật) và những tác động của con người đến đất trong quá khứ cũng như hiện tại” (Brinkman và Smyth, 1973) dẫn theo Den F.J (1992) [42] và tùy theo các đặc tính tự nhiên của đất đai mà con người sẽ quyết định khả năng và mức độ khai thác đất

Ngày đăng: 11/03/2024, 17:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan