Đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

99 1 0
Đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhập, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai góp phần quan trọng vào công tác quản lý nhà nước về đất đai và thực hiện các thủ tục hành chính đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

DANH MỤC VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nghĩa là BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường CBCC Cán bộ công chức CNTT Công nghệ thông tin ĐKĐĐ Đăng ký đất đai GCN Giấy chứng nhận HSĐC Hồ sơ địa chính NĐ-CP Nghị định chính phủ QSDĐ Quyền sử dụng đất TT Thông tư TTHC Thủ tục hành chính UBND Ủy ban nhân dân VPĐK Văn phòng đăng ký VPĐKĐĐ Văn phòng đăng ký đất đai DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 Một số yếu tố khí hậu chủ yếu .39 Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất thị xã Hương Thủy năm 2022 59 Bảng 4.3 Kết quả số lượng hồ sơ được tiếp nhận trong thủ tục cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ 65 Bảng 4.4 Kết quả số lượng hồ sơ được giải quyết trong thủ tục cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ 66 Bảng 4.5 Tình hình cấp GCNQSDĐ đoạn 2018 – 2022 67 Bảng 4.6 Tình hình cấp GCNQSDĐ đoạn 2018 – 2022 trên địa bàn các phường, xã 67 Bảng 4.7 Tổng hợp các đơn vị hành chính các phường,xã đã được đo đạc lập bản đồ địa chính từ 2018 - 2022 69 Bảng 4.8 Tình hình thực hiện công tác đo đạc của Chi nhánh Văn phòng đăng kí đất đai 69 Bảng 4.9 Thống kê tình hình thực hiện công tác đo đạc trên địa bàn các phường,xã từ năm 2018-2022 .70 Bảng 4.10 Kết quả khảo sát ý kiến người dân, cán bộ tại địa phương 71 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Vị trí địa lý thị xã Hương Thuỷ 36 Hình 4.2 Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã Hương Thuỷ 2022 .62 MỤC LỤC PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1 Ý nghĩa khoa học .3 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn .3 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.1.1 Một số vấn đề cơ bản liên quan đến đăng ký đất đai 4 2.1.2 Cơ sở đăng ký đất đai 5 2.1.3 Đăng ký pháp lý đất đai .6 2.1.4 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất .7 2.1.5 Chức năng, nhiệm vụ, vai trò, nguyên tắc hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 11 2.1.6 Mối quan hệ giữa Văn phòng đăng ký đất đai và các cơ quan chức năng trong quản lý đất đai 13 2.2 Cơ sở thực tiễn nghiên cứu đề tài .14 2.2.1 Mô hình tổ chức đăng ký đất đai, bất động sản ở một số nước trên Thế giới .14 2.2.2 Đăng ký đất đai và hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam 18 2.2.3 Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế 27 2.2.4 Cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai thành phố 29 2.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 30 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1 Đối tượng nghiên cứu 33 3.2 Phạm vi nghiên cứu 33 3.3 Nội dung nghiên cứu 33 3.4 Phương pháp nghiên cứu 33 3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu,số liệu 33 3.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát và phỏng vấn 34 3.4.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 35 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .36 4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế 36 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 36 4.1.2 Thực trạng môi trường .43 4.1.3 Đánh giá chung 44 4.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 45 4.1.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất 57 4.2 Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ 59 4.2.1.Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ 59 4.2.2 Phân bố quỹ đất theo đối tượng sử dụng đất 62 4.2.3 Phân bố quỹ đất theo đối tượng quản lý: 63 4.3 Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thuỷ 64 4.3.1 Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Hương Thuỷ 64 4.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ thị xã Hương Thuỷ 71 4.3.3 Đánh giá chung về kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thuỷ 76 4.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thuỷ 78 4.4.1 Đề xuất các nhóm giải pháp chung 78 4.4.2 Đề xuất các giải pháp cụ thể 80 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 5.1 Kết luận 82 5.2 Kiến nghị 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 88 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, tuy nhiên, nguồn tài nguyên đó có giới hạn, chính vì vậy phải có sự quản lý của Nhà nước để có thể khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đó một cách có hiệu quả Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhập, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật Hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai góp phần quan trọng vào công tác quản lý nhà nước về đất đai và thực hiện các thủ tục hành chính đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Hiện nay cả nước đã có 60/63 tỉnh, thành phố thành lập Văn phòng đăng ký đất đai Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai đã góp phần giảm thời gian thực hiện thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) trong 5-25 ngày so với trước đây Trong tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai còn bộc lộ những mặt hạn chế, đặc biệt là tình trạng chậm giải quyết hồ sơ trên lĩnh vực đất đai còn xảy ra nhiều ở các địa phương: Chỉ số SIPAS của Quảng Nam năm 2021 đứng thứ 57/63 tỉnh thành phố, chỉ số này liên tục giảm cho thấy chất lượng giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) chưa đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp; tại tỉnh Quảng Bình, qua công tác thanh tra, cơ quan này phát hiện có 12.930 hồ sơ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại thành phố Đồng Hới đã bị Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố giải quyết quá hạn; tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, trong năm 2021, riêng lĩnh vực đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận 20.062 hồ sơ, đã giải quyết 8.941 hồ sơ, hiện đang giải quyết 11.103, trong đó đã quá hạn là 5.369 hồ sơ Thị xã Hương Thủy trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, với những lợi thế tối ưu về điều kiện tự nhiên, thị xã Hương Thủy có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội Sự phát triển kinh tế và việc hình thành các khu công nghiệp mới trên địa bàn đã dẫn đến nhiều biến động về đất đai, nhu cầu giao dịch về 7 đất đai ngày càng tăng đòi hỏi VPĐKĐĐ Chi nhánh thị xã Hương Thủy cần đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình Bên cạnh những kết quả đạt được hiện nay, trong quá trình hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thủy cũng còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc như đội ngũ viên chức còn thiếu, người sử dụng đất chậm thực hiện việc bổ sung hồ sơ còn thiếu sót, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, công tác phối hợp giữa Phòng Tài Nguyên và Môi Trường, UBND cấp xã, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện chưa được gắn kết nên trong quá trình xử lý hồ sơ, một số nội dung chưa thống nhất giữa các cơ quan, dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm, nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận công chức, viên chức liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính còn hạn chế Xuất phát từ thực trạng đó, đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” được thực hiện nhằm đánh giá được hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thủy, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thủy trong thời gian tới 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Trên cơ sở đó, đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đánh giá được tình hình quản lý đất đai và thực trạng hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới 1.3 Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về công tác đăng ký đất đai 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ Chi nhánh thị xã Hương Thuỷ nói riêng và VPĐKĐĐ tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung 9 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số vấn đề cơ bản liên quan đến đăng ký đất đai 2.1.1.1 Các khái niệm về đất đai Đất đai mà chúng ta có được hôm nay không chỉ là “tài nguyên thiên nhiên cho không con người” (Các Mác) mà cũng là thành quả lao động của nhiều thế hệ trước ta để lại “Cố công sống lấy nghìn năm để xem thửa ruộng mấy trăm người cày” (ca dao Việt Nam) và đến lượt mình, thế hệ chúng ta phải để lại nguồn sống này cho con cháu với mong muốn phì nhiêu hơn, trù phú hơn - Điều này là không có trong bất kỳ một di sản nào khác vì nó không phải là cổ vật và cũng không phải là tài sản của bất kỳ cá nhân nào Một số dân tộc khác trên thế giới cũng cho rằng “Đất đai là tài sản vay mượn của con cháu” * Đất - thổ nhưỡng (soil) V.V.Dokuchaev, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất cho rằng: “Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó Đất được coi là khác biệt bởi với đá Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi” * Đất đai (land) "Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó: bao gồm khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, nước mặt (hồ, sông, nước ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người), những kết quả do hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại “Đất như là một khu vực hay một nhất thể không gian từ một thửa đất đến một đất nước cho đến cả hành tinh” (Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng, 2007) * Bất động sản Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ giá trị được xác định bằng tiền và các quyền tài sản Trong lĩnh vực kinh tế tài sản được chia thành 2 loại BĐS và động sản

Ngày đăng: 09/03/2024, 23:30

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan