Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

26 3 0
Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường- Đối với nước thải sinh hoạt: Do hoạt động khai thác và vận chuyển cát chủyếu diễn ra trên các tàu; Nước thải sinh hoạt của c

Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định 1 Thông tin chung về dự án Nam Định là một tỉnh trung tâm của nam đồng bằng Sông Hồng có vị trí chiến lược quan trọng Phần lớn diện tích đất tự nhiên thuộc tỉnh Nam Định là đồng bằng, nhưng tỉnh có những lợi thế rất quan trọng về vị trí địa lý, hệ thống giao thông và nền kinh tế đang trên đà phát triển Một trong những thế mạnh của Nam Định là nguồn nhân lực và tài nguyên đất đai, trong đó có nguồn tài nguyên cát biển làm vật liệu san lấp và vật liệu xây dựng thông thường rất phong phú được phân bố rộng rãi dọc ven biển các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và khu vực các cửa sông thuộc tuyến sông chính của tỉnh như: sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đáy Nguồn tài nguyên này đã được điều tra khảo sát, đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng trong “Quyết định bổ sung quy hoạch khai thác cát trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020 tại Quyết định số 04/2016 ngày 18 tháng 2 năm 2016 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định và UBND tỉnh Nam Định phê duyệt Để đáp ứng nhu cầu cát làm vật liệu san lấp cho các công trình như: Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, nhà máy nhiệt điện Nam Định Đường vành đai ven biển vv , Ngoài ra, nhu cầu cát san lấp các dự án phát triển khu kinh tế Ninh Cơ, nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện Nam Định; Nhà máy thép xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định; Nhà máy thép xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng, một số khu công nghiệp khác và một số dự án khác trên địa bàn tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận khác là rất lớn Nên việc lập dự án đầu tư khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19 khực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành là cần thiết Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nam Đại Thành là doanh nghiệp hoạt động đa nghành nghề, trong đó chủ yếu là xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng, san lấp mặt bằng, xây dựng cơ bản Để đáp ứng đủ nguyên liệu cát phục vụ san lấp các công trình, công ty đã tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại Lô 19 khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng có diện tích 100ha, trữ lượng mỏ khoảng 3.200.000m3, công suất khai thác khoảng 640.000m3/năm và đã được UBND tỉnh công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại Quyết định số 2471/QĐ- UBND ngày 07 tháng 10 năm 2020 Cát sau khi khai thác sẽ được vận chuyển đến công trình: Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông và các công trình khác bằng đường thủy đến các vị trí neo tàu tạm phục vụ cho việc trung chuyển cát lên mặt bằng công trình Căn cứ luật BVMT năm 2020, căn cứ mục 8 và mục 9 phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường thì dự án “Khai thác cát làm vật liệu san 1 Chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành đã chủ trì lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án với sự tư vấn của Trung tâm Ứng dụng phát triển công nghệ môi trường để trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định thẩm định và UBND tỉnh Nam Định phê duyệt 2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành là đơn vị phê duyệt dự án “Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nhgĩa Hưng, tỉnh Nam Định” 3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vật liệu xây dựng, quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch về đa dạng sinh học và các quy hoạch có liên quan của tỉnh, huyện cụ thể qua các văn bản sau: Quyết định số 2341/QĐ-TTg ngày 02/12/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2701/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định 2559/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nam Định Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 26/6/2015 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông tỉnh Nam Định đến năm 2035 Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 18/02/2016 của chủ tịch UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt “Quy hoạch bổ sung khai thác cát sông, khu vực cửa sông, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, huyện Giao Thủy, làm vật liệu san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020”; Quyết định số 2579/QĐ- 2 Chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định UBND ngày 10/11/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việc đính chính Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 18/10/2016; Quyết định số 1731/QĐ-UBND ngày 01/08/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Nghĩa Hưng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 Quyết định số 2894/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quyết định số 1107/QĐ-UBND ngày 25/5/2021 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Như vậy, dự án được thực hiện phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh Nam Định cũng như của huyện Nghĩa Hưng 4 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án - Quyết định số 2472/QĐ-UBND ngày 07/10/2020 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản lô cát số 19 thuộc khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - Giấy phép thăm dò khoáng sản số 2785/GP-STNMT ngày 30/9/2021 của giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Nam Định về việc cho phép Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành thăm dò sản cát biển làm vật liệu san lấp tại lô số 19 khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định với diện tích được phép thăm dò là 100hecta 5 Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM 5.1 Thông tin về dự án 5.1.1 Thông tin chung: Tên dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Địa điểm thực hiện dự án: Khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành; Người đại diện: Ông Vũ Văn Đoài; Chức vụ: Giám đốc Công ty 3 Chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Địa chỉ liên hệ của chủ dự án: Số 62, đường Trương Hán Siêu, Phường Lộc Vượng, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam 5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất: 5.1.2.1 Phạm vi, quy mô của dự án Vị trí khu vực lập dự án đầu tư là mỏ cát Lô số 19 khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, nằm cách Cồn Trời về phía Đông Nam khoảng 700m, cách trung tâm huyện Nghĩa Hưng khoảng 20-25km về phía Nam, Tây Nam, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 45 - 50 km về phía Nam Đông Nam Diện tích khu vực lập dự án là 100 ha, có chiều dài dọc bờ biển là 500m, kéo dài chạy vuông góc bờ biển xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng khoảng 2km, cát tập trung từ ngoài luồng sâu vào gần bờ và tạo thành bãi ngầm, nổi cao dần về phía ven bờ biển huyện Nghĩa Hưng có phương Đông Bắc - Tây Nam Khu vực dự án được giới hạn bởi các điểm góc từ 1 ÷ 4 có toạ độ VN 2000, kinh tuyến trục 1050 30’ múi chiếu 30 và kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60, theo bảng sau: Toạ độ các điểm góc ranh giới khu vực mỏ Ký hiệu khu vực khai Các Hệ tọa độ VN200 (Kinh tuyến trục Diện tích thác điểm 105030’ múi chiếu 30) (ha) mốc X (m) Y (m) 100 Khu vực lập dự án 1 đầu tư khai thác Lô số 2 2.201.314,0 565.910,7 2.199.800,4 567.338,4 19 khu vực ven biển 3 2.199.477,4 566.981,4 huyện Nghĩa Hưng 4 2.200.967,9 565.575,6 5.1.2.2 Công suất của dự án: Căn cứ Quyết định số /QĐ-STNMT ngày / /2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định về việc phê duyệt trữ lượng mỏ cát Lô số 19 khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định thì trữ lượng mỏ khoảng 3.200.000m3 Công suất khai thác khoảng 640.000m3/năm, thời gian khai thác khoảng 5 năm 5.1.2.3 Công nghệ của dự án: Khu vực mỏ khai thác cát nằm trong lòng bãi biển khu vực ven bờ cách Cồn Mờ khoảng 1,1km, toàn bộ mỏ ngập nước; Do vậy công ty áp dụng công nghệ khai thác bằng tàu bơm hút cát; cát nguyên khai được bơm hút lên các tàu; bùn, sét không phù hợp được trả lại biển để san lấp hố moong khai thác; Cát khai thác từ mỏ được bơm hút lên tàu vận chuyển theo đường thủy đến vị trí các bến tạm: 4 Chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - Tuyến 1: Vận chuyển bằng đường thủy khoảng 5km đến bến neo đậu tàu tạm dọc theo đường bờ sông Ninh Cơ; Tại đây cát sẽ được bơm hút từ tàu bơm đẩy vào san lấp mặt bằng cho KCN Dệt may Rạng Đông và các công trình khác - Tuyến 2: Vận chuyển bằng đường thủy khoảng 30km đến bến neo đậu tàu tạm dọc theo bờ sông Đáy Tại đay cát sẽ được bơm hút từ tàu bơm đẩy vào san lấp bằng bằng cho các dự án như: Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện Nam Định; Nhà máy thép xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định; Nhà máy thép xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng Sơ đồ 1 Quy trình khai thác cát lòng biển Cát lòng biển - Khí thải SO ;2 NO ;2 CO; - Tiếng ồn Bơm hút bằng máy bơm gắn trên - Nước thải từ bơm hút; các tàu vận chuyển - Bùn sét Vận chuyển theo đường biển Bụi, Khí thải SO ;2 NO ;2 bằng tàu với cự ly 5km đến các bến CO, tiếng ồn neo đậu tàu tạm dọc sông Ninh Cơ Bơm hút cát san lấp KCN Rạng Đông - Khí thải SO ;2 NO ;2 CO; - Tiếng ồn - Nước thải từ bơm hút; - Bùn sét Ghi chú: Đường quy trình Đường dòng thải Quy trình công nghệ khai thác cát: - Quy trình bơm hút cát: + Dùng máy bơm hút để bơm hỗn hợp (cát + nước) với tỷ lệ cát: nước = 2:1 từ chân bãi cát lên tàu; Phần cát sẽ nằm lại trên tàu, bùn, sét sẽ theo nước trở lại biển; Căn cứ vào điều kiện địa hình, chiều cao và cấu tạo địa chất, độ sâu ngập nước của thân khoáng, thiết kế lựa chọn hệ thống khai thác: “Khấu theo lớp bằng, bơm hút cát bằng máy bơm có công suất 1.000 m3/h, vận tải bằng tàu có trọng tải 200 - 800m3 cát” + Phương án khai thác: Tiến hành di chuyển tàu đến vị trí cần khai thác, định vị được tàu tại gương khai thác đầu tiên; thả các đầu bơm hút xuống các vị trí khai thác; hai bơm hút được bố trí hai bên tàu để cân bằng trọng tải của tàu trong quá trình hút, tạo tuyến khai thác chiều dài tuyến khai thác rộng từ 20 – 25m, bước dịch 5 Chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định chuyển 5 - 10m Các đầu bơm sẽ xoay tròn xung quanh khu vực neo đậu tàu để bơm hút cát + Hỗn hợp cát: nước với tỷ lệ 2:1 được hệ thống bơm ly tâm công suất 1.000m3/h/bơm qua đường ống dẫn đường kính 300mm lên tàu Vì hỗn hợp cát nước được bơm hút lên tàu và loại bỏ các tạp chất bùn, sét thông qua quá trình rửa trôi; bùn cặn được trả lại biển để san lấp hố moong khai thác nên trên tàu sẽ bố trí đường ống thoát nước trở lại biển Công đoạn hút cát cần được đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thi công Khi thực hiện hút cát cần liên tục kiểm tra cao độ đáy để đảm bảo theo yêu cầu thiết kế khai thác - Quy trình vận chuyển: Sau khi hút cát đủ tải trọng tàu và làm róc nước bằng hệ thống thoát nước, cát được vận chuyển theo đường biển từ khu vực khai thác đến khu vực bến neo đậu tàu tạm tại bờ sông Đáy với quãng đường vận chuyển khoảng 30km; Lượng nguyên vật liệu hao hụt trong quá trình vận chuyển cần được đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép - Quy trình bơm dỡ tải Khi tàu vận chuyển cát cập bến neo tàu tạm, cát từ các tàu được 02 bơm ly tâm công suất 300m3/h bơm đẩy trực tiếp qua đường ống D200 (bằng sắt bên ngoài bọc cao su dẻo) đến bãi tập kết hoặc bơm trực tiếp lên công trình thi công; các đường ống này được định vị chặt vào các giá neo để cố định đường ống nhằm giảm sự di chuyển do sóng, gió và lực đẩy trong quá trình bơm cát Việc thi công khu vực bến neo tạm cho tàu thuyền neo đậu tại khu vực dọc bờ sông Đáy do vậy thuận lợi cho công tác lắp đặt đường ống và neo đậu tàu thuyền Các phương án neo đậu tàu thuyền và lắp đặt đường ống bơm cát phải được chấp thuận và cho phép của Cảng vụ hàng hải Nam Định, Chi cục quản lý đê điều và các cơ quan quản lý nhà nước trên khu vực Nhìn chung quá trình khai thác và vận chuyển cát theo đường biển phụ thuộc nhiều vào chế độ thủy văn của con nước, chế độ sóng, các điều kiện thời tiết Do vậy thực tế 1 năm Công ty chỉ khai thác khoảng 300 ngày/năm Kế hoạch khai thác sẽ được nhà đầu tư căn cứ vào lịch thủy triều hàng năm được Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia công bố Kế hoạch khai thác cụ thể sẽ được gửi tới các cơ quan ban ngành hàng năm trước mỗi năm khai thác Trong quá trình khai thác, Công ty sẽ xây dựng phương án đảm bảo giao thông, thông suốt, an toàn, đồng thời bố trí hệ thống báo hiệu, phao tiêu trong phạm vi tiến hành khai thác, các thiết bị khai thác phải neo đậu đúng nơi quy định, không gây cản trở đến các phương tiện giao thông đường thủy khác và phải bố trí người 6 Chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định thường trực liên tục hướng dẫn giao thông tại các vị trí khai thác Kết thúc việc khai thác khoáng sản phải thanh thải vật chướng ngại do khai thác khoáng sản gây ra Các thiết bị được dùng trong sản xuất được tính phù hợp với điều kiện mỏ và phương pháp khai thác; Số lượng, chủng loại, mã hiệu của các phương tiện vận chuyển sẽ được đăng ký, đăng kiểm, lịch trình tuyến đường vận chuyển với Cảng vụ hàng hải Nam Định 5.1.2.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án a Các hạng mục chính của dự án Dự án khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường tại lô số 19 khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành có diện tích là 100 ha trong đó bố trí các hạng mục gồm: mở vỉa, xén chân tuyến cho tàu tiếp cận mỏ và vị trí neo đậu tầu, cắm các phao tiêu biển báo, làm các thủ tục thuê lại bến neo đậu tàu tạm và lắp đặt đường ống bơm cát từ khu vực bến neo đậu đến công trình cần san lấp, đóng cọc theo dõi đường bờ Do vậy hạng mục chính của dự án được thể hiện tại bảng sau: Bảng 1.4: Bảng tổng hợp các hạng mục chính của dự án TT Hạng mục thi công Diện tích & Kích Ghi chú thước - Công đoạn này chủ yếu dùng tàu hút khai thác, bơm hút cát trực tiếp tại chân Mở vỉa Xén chân Chiều dài 275 m thân khoáng và các vùng lân cận cho đến 1 tuyến làm bãi neo rộng 35 m, khi đạt chiều sâu và chiều rộng phù hợp đậu tầu và tạo tầng sâu 4m - Căn cứ địa hình thực tế sẽ tiến hành mở công tác ban đầu vỉa xén chân tuyến cho tàu bơm hút tiếp cận mỏ tại khu vực phía Đông Bắc khu mỏ tại điểm góc số 2 của khu mỏ Thả 8 phao tiêu định vị tại các mốc giới khu mỏ tại các vị trí số 1,2,3,4 (trong Xây dựng phao tiêu, lòng biển) và 1 phao tiêu tiếp giáp với bờ 2 biển báo - biển để thông báo cho tàu đang lưu thông trên tuyến được biết về vị trí và thiết bị, tàu đang thực hiện khai thác khoáng sản; 3 Lắp đặt đường ống Chiều dài đường - Lắp đặt và neo cố định đường ống bơm 7 Chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định TT Hạng mục thi công Diện tích & Kích Ghi chú thước ống: Tùy thuộc cát vào các giá định vị đường ống từ bến D200 để bơm cát từ vào khoảng cách neo đậu tàu thuyền đến bãi tập kết nhằm tàu thuyền tại bến từ bến neo đậu giảm thiểu các tác động do sóng, thủy neo đậu đến công đến vị trí san lấp; triều, gió, mưa bão đến các đường ống trình bơm hút cát Chiều dài đường ống dự kiến khoảng 1,0km Cách 100m/1cọc - Đóng cọc có chia vạch để theo dõi diễn Đóng cọc theo diễn biến thay đổi độ sâu đáy biển của các vị Với chiều dài khu trí giám sát trong quá trình khai thác số biến thay đổi độ sâu vực tiếp giáp: 4 đáy biển tại khu vực với hiện trạng ban đầu khi chưa có hoạt cồn Cồn Mờ, Nghĩa 500m; Số lượng động khai thác cát (vị trí cọc tại khu vực cọc: 6 cọc; chiều Cồn Mờ, Nghĩa Hưng dọc theo chiều dài Hưng dài cọc 10m tiếp giáp với khu vực các mỏ khai thác b Các hạng mục phụ trợ - Bến neo đậu tàu tạm: Trong quá trình khai thác, cát được hút từ mỏ lên tàu sau đó sẽ vận chuyển bằng đường biển đến bến neo tàu tạm Công ty dự kiến sẽ thuê lại bến cho tàu thuyền neo đậu tại khu vực bờ sông Ninh Cơ và sông Đáy thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Mỗi khu vực bến neo tàu tạm có diện tích khoảng 50m2 Vị trí bến neo đậu sẽ được công ty thỏa thuận với đơn vị có chức năng hoặc các tổ chức đã được cấp phép, sau đó sẽ bố trí hệ thống đường ống D200 với chiều dài khoảng 5km để bơm vật liệu từ tàu đến vị trí công trình cần san lấp - Lán trại cho công nhân làm việc: Dự án có số lượng CBCNV trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ mỏ khoảng 10 người, chủ đầu tư không bố trí thi công lán trại mà tiến hành thuê nhà dân trên địa bàn các xã lân cận như xã Nghĩa Phúc, Thị trấn Rạng Đông cách khu vực dự án khoảng 10 km để phục vụ cho điều hành và sinh hoạt của CBCNV, cắt cử 2 - 3 người ở lại trông coi phương tiện khai thác Lựa chọn thuê nhà dân đã có hệ thống điện nước và hệ thống xử lý nước thải bằng bể tự hoại trước khi thải ra nguồn tiếp nhận - Tập kết phương tiện và thiết bị thi công ngay trên khu vực thi công, tại vị trí neo đậu tàu thuyền 8 Chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - Đóng 6 cọc có chiều dài 10m có chia vạch tại mép nước cồn Xanh (Cồn Mờ) huyện Nghĩa Hưng dọc theo khu vực tiếp giáp với các khu mỏ khai thác để theo dõi cao độ cồn Xanh (cồn Mờ) c Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường - Đối với nước thải sinh hoạt: Do hoạt động khai thác và vận chuyển cát chủ yếu diễn ra trên các tàu; Nước thải sinh hoạt của công nhân được xử lý qua các nhà vệ sinh được trang bị tại mỗi tàu hút; định kỳ chất thải trong bể được công ty thuê các đơn vị có chức năng đến hút và vận chuyển đi xử lý theo quy định - Đối với chất thải rắn: Chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt thu gom vào các thùng đựng rác được trang bị trên các tàu bơm hút Định kỳ thuê các đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển đi xử lý - Đối với chất thải rắn nguy hại: Được phân loại và chứa trong các thùng chứa chất thải nguy hại dung tích 50 lít – 80 lít có nắp đậy, dán nhãn và định kỳ thuê đơn vị có chức năng tiến hành thu gom, xử lý theo quy định - Đối với sự cố tràn dầu: Trên mỗi tàu khai thác trang bị phao quây dầu, máy hút dầu để ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra - Đối với sự cố cháy nổ: Trang bị trên mỗi tàu khai thác các dụng cụ, thiết bị PCCC như: Bình cứu hỏa, máy bơm cứu hỏa, thùng cát, mặt nạ phòng độc - Các công trình đảm bảo chế độ thủy văn, bảo tồn sinh thái: Hoạt động khai thác cát biển tác động đến chế độ thủy văn và hệ sinh thái khu vực Tuy nhiên tác động này được nhận diện ở mức độ trung bình và được giảm thiểu bằng các biện pháp kỹ thuật và quản lý Bảng 1.5 Các hạng mục công trình về bảo vệ môi trường TT Tên công trình Số lượng/tàu I Đối với nước thải sinh hoạt 1 Bể tự hoại 1 II Đối với rác thải sinh hoạt 1 Thùng đựng rác dung tích 50 lít 1 2 Thuê đơn vị chức năng thu gom, xử lý - III Đối với chất thải nguy hại 1 Thùng đựng CTNH nguy hại rắn dung tích 50l 2 2 Thùng đựng chất thải nguy hại lỏng dung tích 80l 1 3 Thuê đơn vị chức năng tiến hành thu gom, xử lý - 9 Chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định TT Tên công trình Số lượng/tàu IV Ứng phó sự cố tràn dầu 1 - Phao quây dầu tự nổi, Bơm hút dầu tràn; Vật 01 bộ liệu thấm dầu; Bồn chứa dầu - Xuất xứ: Việt Nam V Đối với sự cố cháy nổ 1 Bình cứu hỏa 3 2 Máy bơm cứu hỏa 1 3 Thùng cát 1 4 Mặt nạ phòng độc 40 VI Đối với sự cố tai nạn lao động 1 Bảo hộ lao động cho công nhân 40 5.1.2.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có): Căn cứ điểm c khoảng 1 Điều 28 Luật Bảo vệ Môi trường, khoản 4 điều 25 của nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường thì dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường 10 Chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Giai đoạn - Khai thác và vận chuyển cát; - Đóng cọc có chia vạch để theo dõi diễn biến thay đổi độ sâu đáy - Chất thải rắn và CTNH dự án đi - Hoạt động bơm hút cát đến công - Bụi, khí thải vào khai trình cần san lấp biển của các vị trí giám sát trong quá trình khai thác so với hiện - Nước thải - Hoạt động sinh hoạt của CBCN - Tiếng ồn thác - Hoạt động bảo dưỡng máy móc, trạng ban đầu khi chưa có hoạt động khai thác cát (vị trí cọc tại thiết bị - Bụi và khí thải Giai đoạn khu vực Cồn Xanh (Cồn Mờ), Nghĩa Hưng dọc theo chiều dài - Tiếng ồn, rung động cải tạo, - San gạt lại địa hình khu vực khai - Nước thải sinh hoạt; phục hồi thác tiếp giáp với khu vực các mỏ khai thác Cách 100m/1cọc với - Chất thải rắn sinh và đóng - Tháo dỡ các phao tiêu, biển báo tại hoạt cửa mỏ khu vực khai thác và các công trình tại chiều dài khu vực tiếp giáp: 500m; Số lượng cọc: 6 cọc; chiều bến tạm và phụ trợ khai thác, - Di chuyển các thiết bị ra khỏi khu dài cọc 10m vực khai thác; - Đo vẽ lại địa hình khu vực khai thác; - Sử dụng tàu cuốc HB-16 công suất bơm hút 1.000m 3 hỗn - Hoạt động của công nhân thực hiện hợp cát-nước/h cải tạo, phục hồi - Sử dụng tàu có dung tích chứa hàng từ 200m3 để vận chuyển cát đến bến tạm - Sử dụng 02 máy bơm ly tâm để bơm hút cát đến công trình qua đường ống PVC chịu lực D200 - Hoạt động sinh hoạt của CBCNV trên tàu hút và tàu vận chuyển, tại bến tạm neo đậu để bơm đẩy cát - Bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị phục vụ khai thác 12 Chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Nam Đại Thành Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định 5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 5.3.1 Giai đoạn xây dựng cơ bản của dự án Giai đoạn này diễn ra trong khoảng thời gian 02 tháng với các hoạt động chủ yếu chuẩn bị phục vụ khai thác như: - Mở vỉa xén chân tuyến làm bãi neo đậu tầu và tạo tầng công tác ban đầu - Xây dựng, lắp đặt phao tiêu, biển báo - Hoạt động thỏa thuận vị trí bến neo đậu tàu tạm và lắp đặt đường ống bơm hút cát để bơm cát từ tàu thuyền tại bến neo đậu đến công trình - Đóng cọc theo diễn biến thay đổi độ sâu đáy biển tại khu vực cồn Cồn Mờ, Nghĩa Hưng Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn này xây dựng cơ bản như sau: * Nước thải: - Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công: Lượng công nhân hoạt động trong giai đoạn này khoảng 10 người Lượng nước thải phát sinh khoảng 0,4m3/ngày.đêm Thành phần ô nhiễm chính là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (NO3-, PO43-) và các vi sinh vật gây bệnh * Bụi và khí thải: - Bụi: Phát sinh từ công đoạn vận chuyển nguyên vật liệu và hoạt động của các phương tiện vận chuyển; của máy bơm khi với thành phần ô nhiễm: Bụi đất, bụi đá, bụi cát,… - Khí thải: + Khí thải phát sinh từ các thiết bị máy móc hoạt động trên công trường (xe tải, máy xúc, máy cắt, máy đầm, ) và phương tiện vận chuyển với thành phần ô nhiễm: khí SO2, COx, NOx, Hydrocacbon + Khí thải phát sinh do quá trình rải và phun nhựa đường với thành phần ô nhiễm chủ yếu là: Hơi dầu, hắc ín, CO, H2S + Khí thải phát sinh từ sự phân huỷ các chất thải, rác thải trên công trường thi công như: CH4, NH3, H2S, * Chất thải rắn, chất thải nguy hại: - Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tham gia thi công chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, bìa carton, vỏ hoa quả, phần thức ăn thừa, khoảng 4 kg/ngày - Chất thải nguy hại: Do thười gian thi công ngắn, các hoạt động thi công ít và khá đơn giản nên không phát sinh CTNH * Tiếng ồn, độ rung: 13 Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - Tiếng ồn chủ yếu từ tàu cuốc, máy đóng cọc, máy bơm, - Độ rung từ máy đóng cọc để theo dõi đường bờ tại khu vực Cồn Xanh (Cồn Mờ) huyện Nghĩa Hưng Tác động đến hệ sinh thái, giao thông, sức khỏe cộng đồng, kinh tế - xã hội khu vực thi công dự án * Các tác động khác: Các tác động do các rủi ro, sự cố như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố cháy nổ, sự cố do thiên tai 5.3.2 Giai đoạn vận hành Dự án 5.3.2.1 Tác động do bụi và khí thải a Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động bơm hút cát tại vị trí khai thác lên tàu vận tải Các máy móc, thiết bị chính sử dụng trong hoạt hoạt động hút cát từ vị trí khai thác lên các tàu vận tải là máy bơm sử dụng nhiên liệu dầu diesel để hoạt động Quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ phát thải vào môi trường các chất ô nhiễm bụi và khí thải như: SO2; NO2, CO; Các khí thải này phát tán vào môi trường tác động trực tiếp đến công nhân làm việc trên các tàu bơm hút và môi trường không khí xung quanh khu vực khai thác b Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình trong quá trình vận chuyển cát từ vị trí khai thác đến bến neo đậu tàu tạm Trong giai đoạn khai thác sẽ có 01 tàu cuốc hút cát và 12 tàu vận chuyển cát từ khu mỏ đến bến neo đậu tàu tạm Hoạt động này cũng phát sinh một lượng bụi và khí thải do các tàu sử dụng dầu DO làm nhiên liệu Bụi và khí thải sẽ ảnh hưởng đến môi trường dọc theo các tuyến đường vận chuyển; Cùng với các phương tiện vận chuyển tại các mỏ cát liền kề lô số 14, 15, 16, 17, 18 và các phương tiện lưu thông trên biển làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm; Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân trên các tàu vận chuyển mà còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và các sinh vật thủy sinh tại vùng biển có các tàu vận chuyển đi qua c Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động bơm cát từ tàu chở cát đến công tình thi công công trình thi công Hoạt động bơm hút cát từ tàu lên khu vực tập kết nhìn chung có tác động hoàn toàn tương tự với hoạt động bơm cát từ khu vực mỏ lên tàu; Do vậy tác động chủ yếu do bụi và khí thải chỉ ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp khai thác tại mỏ 5.3.2.2 Tác động của nước thải 14 Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Nguồn nước thải trong hoạt động khai thác bao gồm: - Nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc trên các tàu khai thác chủ yếu chứa cặn bã, các chất hữu cơ bị phân hủy, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật - Nước thải từ quá trình bơm hút cát; - Nước mưa chảy tràn vào mùa mưa mang theo nhiều cặn bã lơ lửng a Tác động do nước thải sinh hoạt Nước thải vệ sinh chủ yếu chứa cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật; Nguồn thải này nếu không có biện pháp thu gom và xử lý triệt để sẽ gây mất mỹ quan, ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí, môi trường đất, nước mặt và nước ngầm Sự phân hủy của các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thuỷ sinh; Ngoài ra, do dư thừa các chất dinh dưỡng Nitơ, photpho có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng kéo theo sự phát triển của các loài tảo không mong muốn tại các vùng tiếp nhận nước thải Các loài tảo sẽ phát triển rất nhanh trong mùa khô khi mà lưu lượng nước trao đổi (pha loãng) giảm xuống và giảm khả năng tự làm sạch của nước b Tác động do nước thải từ quá trình khai thác, bơm cát san lấp - Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân: Với số lượng công nhân trên các tàu khai thác của dự án khoảng 40 người phát sinh khoảng 1,6m3/ngày; Toàn bộ nước thải vệ sinh được thu gom về các nhà vệ sinh di động đặt trên các tàu khai thác (1 nhà vệ sinh với bể chứa 0,5m3/tàu); Định kỳ 5-7 ngày/lần thuê các đơn vị có chức năng bơm hút đưa đi xử lý; Do vậy xét về quy mô, tính chất và vùng ảnh hưởng của nước thải này không đáng kể - Đối với nước thải từ quá trình khai thác: chủ yếu là nước bơm hút theo cát lên tàu sau đó trở lại biển nên loại nước thải này có tính chất tương tự như nước biển, mức độ ô nhiễm không cao chủ yếu là độ đục, cặn TSS Do vậy quy mô tác động không lớn; nguồn tác động chủ yếu là các bùn sét, có khả năng lắng nhanh; vì vậy vùng ảnh hưởng chủ yếu trong khu vực khai thác mỏ của công ty - Tác động: Tác động đến hệ động thực vật thủy sinh: Khối lượng nước đục có chứa các chất lơ lửng cao tách ra khi hút cát bằng phương pháp cơ học hàng ngày gây đục nguồn nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của động thực vật thủy sinh Trong quá trình bơm dỡ tải cát từ tàu vận chuyển lên công trình san lấp: một phần nước được tách ra khỏi cát; Lượng nước thải này nếu như không có biện pháp thu gom và xử lý lắng cặn; một phần nước thải từ các điểm tập kết 15 Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định chảy vào các ao nuôi trồng thủy sản sẽ tác động đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản và canh tác nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân dọc theo bờ sông Đáy, huyện Nghĩa Hưng; Do nước thải từ khu vực tập kết cát mang theo độ đục và nhiễm mặn có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng, thủy sản… c Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn qua bề mặt các thuyền khai thác trong ngày mưa to là tương đối lớn, sẽ cuốn theo bùn cát, chất thải xuống biển Tuy nhiên nguồn nước thải này có tính chất tương tự nước biển và công ty sẽ dừng khai thác và vận chuyển cát vào những ngày mưa bão Do vậy tác động đến môi trường không đáng kể 5.3.2.3 Tác động do chất thải rắn Chất thải rắn trong quá trình khai thác được phân thành hai loại chính là chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động khai thác cát a Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc tại các tàu khai thác và vận chuyển Tổng số CBCNV làm việc trên các tàu khai thác, vận chuyển là 40 người Toàn bộ tàu vận chuyển và CBCNV làm trên tàu vận chuyển là công ty thuê Lượng Chất thải rắn phát sinh khoảng 0,4kg/người/ngày Vậy lượng CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 16kg/ngày Các chất hữu cơ chiếm 80% trong chất thải rắn sinh hoạt, chúng có khả năng phân hủy cao và là môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh, ruồi, nhặng cư trú Lượng chất thải không được thu gom, xử lý sẽ gây tác động xấu đến môi trường, nếu để lâu và vứt bừa bãi sẽ gây mùi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí và mất mỹ quan khu vực dự án b Chất thải rắn từ quá trình khai thác Lượng chất thải rắn từ quá trình khai thác chủ yếu là bùn sét bị rửa trôi theo nước vào biển có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nước biển tại các khu vực xung quanh mỏ Lượng đất thải này theo dòng nước và thủy triều sẽ di chuyển vào bên trong bờ gây đục nguồn nước, ảnh hưởng đến các khu nuôi trồng thủy sản, giảm chất lượng về môi trường tại các bãi tắm, … Tuy nhiên theo đánh giá mức độ lan truyền bùn sét diện tích vùng ảnh hưởng chủ yếu tại khu vực khai thác và ít tác động đến các khu vực xung quanh do có khoảng cách khá xa c Đối với chất thải nguy hại - Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động khai thác bao gồm: chất thải nguy hại từ sinh hoạt của công nhân: Bóng đèn huỳnh quang bị vỡ, hỏng, pin, giẻ lau dính dầu với lượng phát sinh không đáng kể Chất thải nguy hại từ quá trình hoạt động của tàu 16 Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định khai thác phát sinh gồm: Dầu bôi trơn thải và nước la canh thải khoảng 1m3/tàu/năm tương đương khoảng 13m3/năm Lượng chất thải nguy hại phát sinh không lớn nhưng nếu không có biện pháp thu gom xử lý phù hợp sẽ tác động gây ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái; làm giảm nồng độ oxi hòa tan vào nước (do tạo váng bề mặt) ảnh hưởng đến động thực vật thủy sinh - Các tác động không liên quan đến chất thải bao gồm: Tiếng ồn, độ rung tai, kinh tế xã hội - Các sự cố, rủi ro: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, cháy nổ, dịch bệnh, tràn dầu, sạt nở bờ sông b Quy mô, tính chất và vùng ảnh hưởng do nước thải - Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân: Với số lượng công nhân trên các tàu khai thác của dự án khoảng 40 người phát sinh khoảng 1,6m3/ngày; Toàn bộ nước thải vệ sinh được thu gom về các nhà vệ sinh di động đặt trên các tàu khai thác (1 nhà vệ sinh/tàu); Định kỳ 5-7 ngày/lần thuê các đơn vị có chức năng bơm hút đưa đi xử lý; Do vậy xét về quy mô, tính chất và vùng ảnh hưởng của nước thải này không đáng kể - Đối với nước thải từ quá trình khai thác: chủ yếu là nước bơm hút theo cát lên tàu sau đó trở lại biển nên loại nước thải này có tính chất tương tự như nước biển, mức độ ô nhiễm không cao chủ yếu là độ đục, cặn TSS Do vậy quy mô tác động không lớn; nguồn tác động chủ yếu là các bùn sét, có khả năng lắng nhanh; vì vậy vùng ảnh hưởng chủ yếu trong khu vực khai thác mỏ của công ty c Quy mô, tính chất của chất thải rắn - Chất thải rắn sinh hoạt: Với số lượng 40 công nhân trên các tàu khai thác, vận chuyển, lượng chất thải rắn sinh hoạt không lớn được thu gom vào các thùng chứa sau đó hàng ngày được công ty thuê các đơn vị có chức năng tại khu vực vận chuyển đưa đi xử lý nên xét về quy mô, tính chất của rác thải này hoàn toàn tương tự như rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình; lượng rác thải không lớn nên tác động đến môi trường và hệ sinh thái không nhiều - Chất thải từ quá trình khai thác cát: Chất thải rắn từ quá trình khai thác chủ yếu là bùn cặn sét theo nước thải từ quá trình bơm hút đi vào nguồn tiếp nhận Trong giai đoạn này hầu như không thu gom được lượng chất thải này Vì vậy quy mô, tính chất ô nhiễm là không lớn; vùng ảnh hưởng nhỏ chủ yếu tại khu mỏ 5.2.3.4 Các tác động môi trường khác 17 Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định a Tác động do tiếng ồn, độ rung Tiếng ồn từ khu vực khai thác chủ yếu là tiếng ồn từ tàu vận chuyển và máy bơm hút cát đối tượng chịu ảnh hưởng là công nhân khai thác Độ ồn cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người như: gây mất ngủ, mệt mỏi, tạo tâm lý khó chịu lâu dần ảnh hưởng đến thính giác và ngưỡng nghe Ngoài ra tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động, giảm sức khoẻ của công nhân Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động trên là không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động của dự án Chủ đầu tư áp dụng một số biện pháp để giảm thiểu tiếng ồn như thường xuyên bảo dưỡng thiết bị, tra dầu mỡ để làm trơn, ít gây tiếng ồn b Tác động đến hệ sinh thái Hoạt động khai thác sẽ làm thay đổi dòng chảy, gia tăng độ đục của nước, giảm hiệu suất quang hợp của thực vật thủy sinh và sinh trưởng của động vật thủy sinh Ngoài ra, một số loài động thực vật có thể bị hút theo bùn cát, làm suy giảm về số lượng động thực vật thủy sinh tại khu vực nạo vét c Tác động do hoạt động xói lở bồi lắng tại khu vực Hoạt động khai thác cát tại mỏ cát lô số 19 khu vực ven biển Nghĩa Hưng, sử dụng bơm để bơm cát lên các tàu vận chuyển với công suất 640.000m3/năm; Việc bơm hút một lượng lớn cát trong lòng biển có thể gây các hiện tượng xói lở bờ moong khai thác hoặc các khu vực xung quanh Đồng thời hoạt động bơm hút cát xả một phần bùn sét có kích thước nhỏ, khó lắng; Do vậy khi gặp thủy triều lên sẽ đẩy lượng bùn sét vào các cửa sông gây các hiện tượng bồi lắng, thu hẹp dòng chảy tại các sông; Tạo thành các doi cát gây cản trở hoạt động lưu thông của các tàu thuyền dễ gây hiện tượng mắc cạn, hoặc gây tai nạn cho các tàu thuyền d Tác động do dịch bệnh Việc tập trung công nhân có thể phát sinh bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và vệ sinh cộng đồng Điều kiện vệ sinh không tốt tại tàu khai thác sẽ dẫn đến những dịch bệnh như: sốt xuất huyết, bệnh mắt, bệnh dịch tả…ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, sau đó lan truyền rộng ra khu vực dân cư xung quanh e Nguồn gây tác động đến giao thông đường thủy khu vực Hoạt động khai thác, vận chuyển cát từ vị trí khai thác đến khu neo đậu tàu tạm làm tăng mật độ giao thông đường thủy, gây các sự cố tai nạn, ắc tắc giao thông Do vậy, chủ đầu tư, đơn vị thi công cần có các biện pháp giảm thiểu trong suốt quá trình khai thác f Nguồn gây tác động đến kinh tế - xã hội khu vực 18 Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Nguồn tác động đến kinh tế - xã hội tại khu vực như sau: - Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực neo đậu tàu thuyền khai thác - Có thể làm gia tăng một số bệnh truyền nhiễm: Sự gia tăng đột biến số lượng công nhân ở vùng dự án có thể mang theo những bệnh lạ truyền nhiễm từ nơi khác đến Trong quá trình chung sống với cộng đồng dân cư địa phương có nguy cơ cao trong việc làm lây truyền bệnh sang người dân địa phương - Tác động đến đời sống xã hội: Việc tập trung đông công nhân sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý ở địa phương nơi thực hiện dự án Bên cạnh đó có thể gia tăng các tệ nạn như cờ bạc, rượu chè, mại dâm, trộm cắp…ảnh hưởng không tốt cho một bộ phận thanh niên địa phương 5.2.3.5 Các rủi ro, sự cố Dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố giai đoạn khai thác tại mỏ cát như sau: - Nguồn gây tác động do tai nạn lao động, tai nạn giao thông; - Sự cố xói lở sạt lở đê do sóng tạo ra trong quá trình vận chuyển, thay đổi dòng chảy; - Sự cố rò rỉ dầu mỡ, tràn dầu; - Sự cố về thiên tai bão nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới; - Tác động cộng hưởng của các mỏ khai thác lân cận; - Sự cố vỡ đường ống bơm cát từ tàu thuyền lên công trình san lấp 5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường 5.4.1 Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi và khí thải 5.4.1.1 Biện pháp giảm thiểu tác động do hoạt động bơm hút cát từ vị trí khai thác lên tàu Biện pháp giảm thiểu các tác động bao gồm: - Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân - Tuân thủ các biện pháp an toàn trong công tác khai thác như quy định thời gian khai thác, trình tự khai thác, thông báo rộng rãi thông tin đến cộng đồng người dân chịu tác động bởi dự án - Có kế hoạch bơm hút khai thác rõ ràng, tách biệt về mặt thời gian nhằm hạn chế việc tập trung nhiều máy bơm hút cùng lúc 19 Báo cáo ĐTM dự án: Khai thác cát làm vật liệu san lấp tại lô số 19, khu vực ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - Bố trí thời gian khai thác phù hợp theo đúng thiết kế đã được phê duyệt; giảm việc khai thác vào ban đêm và dừng khai thác khi có mưa lũ, quy định thời gian khai thác và vận chuyển từ 7h đến 17h hàng ngày - Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ máy bơm, sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ; - Tập huấn an toàn lao động cho công nhân trước khi tiến hành khai thác - Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện công tác an toàn lao động trong quá trình khai thác 5.4.1.2 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động từ hoạt động vận chuyển cát đến tập kết hoặc san lấp mặt bằng - Các phương tiện tàu thuyền cần được định kỳ bảo dưỡng để đảm bảo luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất; - Đầu tư những loại thiết bị khai thác hiện đại, có hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao để thay thế các máy móc cũ, lạc hậu - Quy định các tàu vận chuyển đúng trọng tải quy định; tốc độ vận chuyển tối đa ra vào khu vực khai thác 5km/h; tham gia giao thông thủy là 15km/h Đồng thời bố trí các phao chỉ dẫn trên tuyến giao thông thủy ra vào khu vực khai thác - Bố trí luồng thuyền vào ra trong quá trình khai thác và các khu vực bãi neo đậu riêng biệt trong khu vực - Công nhân được trang bị đầy đủ các loại bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ; phao bơi, giài vải chống trơn trượt … - Các thuyền vận chuyển có bố trí gian nghỉ kín trên tàu cho công nhân nghỉ ngơi trong quá trình chờ chất tải và dỡ tải - Bồi dưỡng độc hại cho công nhân vận hành máy, thuyền viên theo quy định của pháp luật 5.4.1.3 Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động bơm cát từ thuyền vận chuyển lên khu vực kết cát hoặc công trình thi công Biện pháp giảm thiểu tác động từ hoạt động dỡ tải tương tự như biện pháp giảm thiểu tác động từ hoạt động chất tải; biện pháp giảm thiểu tương tự như biện pháp giảm thiểu do hoạt động bơm hút cát lên tàu 5.4.2 Biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải 5.4.2.1 Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt - Công ty thuê 12 nhà vệ sinh di động trang bị trên 12 tàu khai thác; dung tích chứa của các bể 0,5 m3/bể để xử lý nước thải vệ sinh của công nhân 20

Ngày đăng: 09/03/2024, 18:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan