Thực trạng về hoạt động cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng sacombank – chi nhánh đà nẵng (2011 – 2013)

75 0 0
Thực trạng về hoạt động cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng sacombank – chi nhánh đà nẵng (2011 – 2013)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là thành phầnkinh tế rất nhạy bén trong kinh doanh, sáng tạo, dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinhdoanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và nền kinh tế.+ Hộ kinh doanh cá thể cũn

GVHD:Th.S PHẠM THỊ UYÊN THI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI NHTM 1.1 Lý luận chung về hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1 Khái niệm cho vay của NHTM Căn cứ vào khoản 16, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, khái niệm cho vay được hiểu là : “ cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng và mục đích xác định trong thời gian nhất định theo thõa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” Đối với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng nói chung thì cho vay là một nghiệp vụ Đó là việc NHTM giao cho khách hàng một khoản tiền nhất định trong một khoản thời gian nhất định với điều kiện họ phải hoàn trả cùng với một khoản tiền vượt trội được gọi là lãi Đối với NHTM bao giờ họ cũng phải thu lãi, ít nhất là đủ trả lãi cho người gởi tiền vào ngân hàng, bởi vì họ cũng là người kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận 1.1.2 Nguyên tắc cho vay của NHTM - Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được trình bày với ngân hàng và được ngân hàng chấp nhận Đó là các khoản chi phí, đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận Việc sử dụng vốn sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho tiền vay Do đó, tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hoạt động của bên vay trên phương diện này - Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả vốn và lãi theo cam kết trong hợp đồng tín dụng Về phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng: tiền vay phải được đảm bảo không bị giảm giá, tiền vay phải được đảm bảo thu hồi đầy đủ và có sinh lời, tuân thủ nguyên tắc này là đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, SVTH: NGUYỄN THỊ HOÀI NHƠN Trang 1 GVHD:Th.S PHẠM THỊ UYÊN THI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP xã hội được ổn định, các mối quan hệ của ngân hàng được phát triển theo xu thế an toàn và năng động Đối với công việc hạch toán của từng ngân hàng, việc tuân thủ nguyên tắc này đảm bảo tạo điều kiện vật chất cho sự duy trì và phát triển của ngân hàng, thực hiện tính kinh doanh của tín dụng Hơn nữa, do phương thức hoạt động của ngân hàng là “ đi vay để cho vay” nên tính hoàn trả của tín dụng khẳng định như cơ chế tồn tại của ngân hàng - Vốn vay phải có đảm bảo Nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng trong quá trình kinh doanh, khi khách hàng không có khả năng trả nợ thì TSĐB là nguồn thu hồi nợ thứ hai của ngân hàng Các tài sản dùng làm đảm bảo là sở hữu hợp pháp của bên đi vay, có giá trị và giá trị sử dụng, được thị trường chấp nhận 1.1.3 Phân loại cho vay của NHTM 1.1.3.1 Dựa vào mục đích sử dụng vốn : Cho vay sản xuất kinh doanh : Nhằm tăng sản lượng thu nhập trong nền kinh tế và tìm kiếm mức độ sinh lời của đồng vốn, bao gồm các hình thưc sau : - Cho vay bất động sản : Nguồn vốn vay sẽ được sử dụng để mua sắm và xây dựng các bất động sản trong lĩnh vực công nghệ, thương mại, dịch vụ … - Cho vay công nghiệp và thương mại : Nhằm bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này - Cho vay nông nghiệp : Nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ chi phí sản xuất, xây dựng công trình thủ lợi… Cho vay tiêu dùng : Là loại cho vay để trang trải các chi phí thông thường , đáp ứng các nhu cầu về đời sống và sinh hoạt của cá nhân, gia đình trong xã hội Ví dụ như : cấp tín dụng để mua xe máy , mua nhà… SVTH: NGUYỄN THỊ HOÀI NHƠN Trang 2 GVHD:Th.S PHẠM THỊ UYÊN THI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1.1.3.2 Dựa vào thời hạn cho vay Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và khả năng kiểm tra, giám sát, việc sử dụng vốn của ngân hàng thì ngân hàng và khách hàng thường lựa chọn phương thức sau: Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư tài sản lưu động cho các tổ chức kinh tế hay nhu cầu chi tiêu cá nhân ngắn hạn Cho vay trung hạn : Là loại cho vay có thời hạn trên một năm Mục đích của loại cho vay này thường là đầu tư tài sản cố định hoặc đầu tư vào dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống Cho vay dài hạn : Là loại hình cho vay trên 60 tháng, nhằm mục đích cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư vào các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạn tầng, mở rộng sản xuất với quy mô lớn 1.1.3.3 Dựa vào hình thức đảm bảo Cho vay đảm bảo không bằng tài sản : Là loại cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay Cho vay đảm bảo bằng tài sản : Là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo cho tiền vay như: thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nào khác 1.1.3.4 Dựa vào phương thức cho vay Cho vay theo hạn mức tín dụng: NHTM và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Hạn mức tín dụng là số dư tối đa tại thời điểm tính Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và NHTM thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết SVTH: NGUYỄN THỊ HOÀI NHƠN Trang 3 GVHD:Th.S PHẠM THỊ UYÊN THI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP hợp đồng tín dụng Hình thức này thương được áp dụng đối với khách hàng vay lần đầu hoặc chưa tạo được uy tín đối với ngân hàng Các phương thức cho vay khác : Thấu chi là nghiệp vụ mà qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi vượt quá số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định, giới hạn này được gọi là hạn mức thấy chi 1.1.3.5 Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay  Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn  Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp  Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy vào khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào 1.1.3.6 Căn cứ nguồn gốc hình thành các khoản vay:  Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay mà ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay cũng hoàn trả trực tiếp cho ngân hàng Hình thức này chỉ có hai chủ thể tham gia đó là ngân hàng và khách hàng  Cho vay gián tiếp: là khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các chứng từ có giá còn trong thời hạn thanh toán Để thực hiện theo hình thức này thì người đi vay phải có giấy tờ có giá và còn thời hạn đem đến ngân hàng Nó gồm các loại hình như: chiết khấu thương phiếu, mua lại phiếu bán hàng tiêu dung và máy móc công nghiệp trả góp 1.2 Lý luận chung về cho vay hộ kinh doanh cá thể của NHTM 1.2.1 Khái niệm ,đặc điểm hộ kinh doanh cá thể của NHTM 1.2.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh cá thể của NHTM Theo Nghị định số 88/2006/ NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, khái niệm pháp lý về hộ kinh doanh được sử dụng thống nhất hiện nay là : “Hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh ” SVTH: NGUYỄN THỊ HOÀI NHƠN Trang 4 GVHD:Th.S PHẠM THỊ UYÊN THI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1.2.1.2 Đặc điểm hộ kinh doanh cá thể của NHTM - Hộ kinh doanh được hiểu là tất cả các hộ sản xuất kinh doanh chưa đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế biến, vận tải, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh thương mại, dịch vụ - Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ sở hữu, thường có quy mô sản xuất nhỏ, mức độ phát sinh nghiệp vụ kinh tế ít, chu trình sản xuất kinh doanh ngắn và khép kín - Trình độ quản lý cũng như việc hạch toán kế toán của hộ kinh doanh thấp, thường theo mô hình hoạt động gia đình, mức độ thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ còn hạn chế - Về tư cách pháp lý: + Cá nhân đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ của hộ kinh doanh Điều này có nghĩa nếu việc kinh doanh thất bại, chủ hộ kinh doanh sẽ phải sử dụng các tài sản cá nhân của mình (tiền, nhà, đất, xe ôtô, v.v.) để trang trải các khoản nợ của hộ kinh doanh + Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và con dấu - Về quy mô tổ chức: + Đơn giản, gọn nhẹ, được phép sử dụng không quá 10 lao động và chỉ được phép đăng ký một địa điểm kinh doanh trên phạm vi toàn quốc nếu muốn phát triển quy mô phải chuyển đổi thành DN được quy định tại Luật Doanh nghiệp + Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể được xem là buôn bán nhỏ lẻ, mang tính tự chủ cao, tự tìm kiếm nguồn lực, vốn, sức lao động Đây là thành phần kinh tế rất nhạy bén trong kinh doanh, sáng tạo, dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và nền kinh tế + Hộ kinh doanh cá thể cũng có một số mặt hạn chế do làm ăn riêng lẻ, tản mạn, rời rạc và luôn tìm mọi cách để tìm ra những chỗ sơ hở, non yếu trong quản lý kinh tế để kinh doanh trái phép, lách luật, trốn thuế SVTH: NGUYỄN THỊ HOÀI NHƠN Trang 5 GVHD:Th.S PHẠM THỊ UYÊN THI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1.2.2 Khái niệm cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể của NHTM Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Việt Nam: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” Cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể là hình thức cấp tín dụng đối với hộ kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu vay bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư, mở rộng qui mô kinh doanh 1.2.3 Phân loại cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể của NHTM  Căn cứ vào ngành kinh tế - Cho vay kinh doanh thương mại và dịch vụ: là loại hình cho vay để bổ sung vốn lưu động trong quá trình kinh doanh thương mại và dịch vụ - Cho vay sản xuất công nghiệp: là loại cho vay nhằm bổ sung vốn lưu động hay đầu tư sản xuất - Cho vay nông nghiệp: là loại hình cho vay để trang trải các chi phí sản xuất trong nông nghiệp như phân bón, giống cây trồng, thức ăn gia súc - Cho vay bất động sản: là loại tiền vay liên quan đến hoạt động mua sắm, xây dựng nhà ở, đất đai hay bất động sản - Cho vay khác  Căn cứ vào thời hạn cho vay - Cho vay ngắn hạn: là loại hình cho vay nhằm bổ sung vốn lưu động của hộ kinh doanh mà thời hạn vay dưới 1 năm - Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm Mục đích của khoản vay này là đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng kinh doanh, xây dựng những dự án kinh doanh với qui mô nhỏ - Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn vay trên 5 năm Mục đích của khoản vay này là tài trợ đầu tư vào các dự án  Căn cứ vào hình thức đảm bảo - Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là hình thức cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba SVTH: NGUYỄN THỊ HOÀI NHƠN Trang 6 GVHD:Th.S PHẠM THỊ UYÊN THI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: là hình thức cho vay dựa trên uy tín của người đi vay để ngân hàng quyết định cho vay  Căn cứ vào phương thức cho vay - Cho vay theo món (cho vay từng lần): là hình thức cho vay phát sinh theo từng nhu cầu của khách hàng - Cho vay theo hạn mức tín dụng: là hình thức cho vay mà khách hàng có thể vay trong một lần, nhưng được rút và hoàn trả nhiều lần trong một giới hạn do Ngân hàng qui định, với thời hạn không quá một năm Nếu hết thời hạn này, khách hàng có thể vay một hạn mức khác tùy theo uy tín và quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng - Các phương thức cho vay khác như: cho vay thấu chi, cho vay ứng trước, cho vay đồng tài trợ và các loại cho vay khác 1.2.4 Vai trò cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể của NHTM 1.2.4.1 Đối với nền kinh tế Thông qua tín dụng Ngân hàng đối với Hộ kinh doanh cá thể,làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng từ đó góp phần đáng kể vào việc phân công lại lao động, tạo việc làm mới tăng thu nhập cho Hộ kinh doanh cá thể mở mang dân trí, điều chỉnh chuyển đổi ngành,cơ cấu vật nuôi thích ứng với thị trường, sử dụng hiệu quả lao động, tiền vốn, ứng dụng thiết bị kỹ thuật vào sản xuất thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo chiều hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước Góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện bộ mặt nông thôn, góp phần thúc đẩy một phần- phần đông dân nhất của nền kinh tế phát triển Góp phần mở rộng, hoàn thiện thị trường tài chính tiền tệ trên toàn quốc, khai thác có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực ở nông thôn, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tạo môi trường nghiên cứu, triển khai các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, tạo thêm nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và xuất khẩu Tạo điều kiện khôi phục các ngành nghề truyền thống, taọ thêm công ăn việc làm, tạo thêm nhiều sản phẩm xuất khẩu, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy lùi tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội SVTH: NGUYỄN THỊ HOÀI NHƠN Trang 7 GVHD:Th.S PHẠM THỊ UYÊN THI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Góp phần tích cực trong việc thực hiện đường lối CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng, triển khai các chính sách kinh tế xã hội của Chính phủ trong nông thôn, tạo thêm niềm tin cho lực lượng dân cư đông đảo nhất, là cơ sở tạo nên sự ổn định của chính trị đất nước 1.2.4.2 Đối với NHTM Hoạt động cho vay là chủ yếu và mang lại lợi nhuận nhất cho ngân hàng thương mại, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là trung gian chuyển vốn từ người có vốn tạm thời nhàn rỗi sang người có nhu cầu vốn để đầu tư Ngay từ buổi ban đầu hoạt động của NHTM đã tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về vốn của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong quá trình sản xuất- kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dung cá nhân Trong quá trình phát triển, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi, nhiều phương pháp, nhiều công cụ kinh doanh mới xuất hiện nhưng hoạt động cho vay vẫn là hoạt động cơ bản, chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động của NHTM Bởi hoạt động cho vay chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng tài sản có của NHTM , lãi thu được từ hoạt động cho vay chiếm tỉ trọng lớn trong thu nhập của NHTM, điều này cho thấy hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của NHTM Cùng với sự phát triển của thị trường hoạt động cho vay ngày càng phát triển một cách đa dạng với sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế, theo đó quan hệ tín dụng được mở rộng về cả đối tượng lẫn quy mô làm cho hoạt động cho vay ngày càng đa dạng và phức tạp hơn Để ngân hàng có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và phục vụ nền kinh tế ngày càng tốt hơn, đòi hỏi các NHTM phải luôn làm tốt chức năng, nghiệp vụ của mình 1.2.4.3 Đối với Hộ kinh doanh cá thể Hoạt động cho vay có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và hộ kinh doanh cá thể nói riêng Nhờ những khoản vay này mà các hộ kinh doanh cá thể có điều kiện để đầu tư phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn, đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ, phân công lao động, giúp cho việc khai SVTH: NGUYỄN THỊ HOÀI NHƠN Trang 8 GVHD:Th.S PHẠM THỊ UYÊN THI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP thác các nguồn lực có hiệu quả, qua đó góp phần vào tăng thu nhập cho kinh tế hộ kinh doanh cá thể, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo Cũng nhờ hoạt động cho vay của ngân hàng mà các hộ kinh doanh cá thể có điều kiện phát huy tiềm năng, thế mạnh, sự chuyên môn trong sản xuất tao ra hàng hóa có chât lượng cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển; giúp cho mọi người có điều kiện tiếp cận với hàng hóa chất lượng, cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập, đồng thời tạo điều kiện cho hộ phát huy được tính tự chủ năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động cho vay hộ kinh doanh cá thể của NHTM 1.2.5.1 Nhân tố khách quan - Hoàn cảnh kinh tế xã hộị: quy luật phát triển kinh tế có tính chu kỳ, khi ở thời kỳ thịnh vượng các hộ kinh doanh cá thể làm ăn có hiệu quả và nhiều hộ kinh doanh cá thể thành lập khiến nhu cầu vốn kinh doanh sẽ tăng cao, ngược lại vào thời kỳ suy thoái, các hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn, nhiều hộ phải chịu phá sản, nhu cầu vay vốn sẽ giảm sút Điều quan trọng của NHTM là dự đoán tình hình nhu cầu thị trường trong từng thời kỳ để đề ra chính sách hợp lý - Môi trường pháp lý, chính sách: hoạt động ngân hàng có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế do đó chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước thông qua các quan hệ pháp lý và đường lối chính sách Một hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, đầy đủ và hợp lý sẽ khiến cho môi trường kinh doanh trở nên không lành mạnh làm cho hoạt động của ngân hàng trở nên khó khăn và rủi ro cao Hệ thống chính sách của nhà nước cũng thay đổi theo từng thời kỳ, điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Điều quan trọng là ngân hàng phải nắm vững chính sách, pháp luật để hoạt động có hiệu quả theo quy định của pháp luật và ngăn ngừa hành vi trục lợi, lừa đảo từ phía khách hàng - Khách hàng: Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng Để tiếp cận được các khoản vay, khách hàng phải có đủ năng lực tài chính, có phương án sử dụng hiệu quả vốn vay, có ý chí trả nợ và lãi Tùy vào hiệu quả kinh doanh của mình, khách hàng có thể vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc thu SVTH: NGUYỄN THỊ HOÀI NHƠN Trang 9 GVHD:Th.S PHẠM THỊ UYÊN THI CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP hẹp sản xuất kinh doanh Nếu khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhu cầu vốn tăng lên và ngân hàng có cơ hội tăng doanh số và ngược lai, khách hàng thu hẹp quy mô thì nhu cầu vốn giảm, hoạt động của ngân hàng hạn chế Do đó, việc mở rộng cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của khách hàng 1.2.5.2 Nhân tố chủ quan - Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng: con người là nhân tố trung tâm, liên kết các nhân tố khác với nhau, ở đây chính là nhân viên ngân hàng, đặc biệt là những nhân viên có nhiệm vụ trực tiếp giám sát, hướng dẫn, kiểm soát cac hợp đồng tín dụng Bởi họ chính là người xem xét, phân tích các yếu tố của đối tượng vay vốn Cho dù công nghệ ngân hàng có hiện đai bao nhiêu, tiềm lực mạnh đến đâu, nhưng đội ngũ nhân viên lại hạn chế về chuyên môn thì thật khó để mở rộng quy mô cho vay mà vẫn đảm chất lượng các khoản vay Chất lượng ngồn nhân lực không những là khả năng giải quyết công việc, trình độ chuyên môn, sự hiểu biết mà quan trọng hơn còn là đạo đức nghề nghiệp của họ Vì vậy, để mở rộng quy mô mà vẫn đảm bảo chất lượng các khoản vay hay nói cách khác là để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển thì đòi hỏi cấp thiết là không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Quy mô kỳ hạn của nguồn vốn: một điều hiển nhiên là khi mở rộng quy mô cho vay phải dựa trên cơ sở mở rộng quy mô vốn Nếu quy mô vốn không được mở rộng hoặc huy động được nhưng chi phí quá cao thì không thể mở rộng quy mô cho vay được, ngược lại nếu quy mô vốn được mở rộng thì ngân hàng có thể mở rộng quy mô cho vay cả về doanh số lẫn dư nợ Ngoài ra, sự hợp lý về kỳ hạn cũng là yếu tố cần thiết, nếu nhu cầu vốn trung dài hạn cao mà ngân hàng chỉ có nguồn vốn ngắn hạn thì cũng không thể mở rộng quy mô cho vay được Vì thế, muốn mở rộng quy mô cho vay thì phải xem xét sự phù hợp với quy mô, cấu trúc nguồn vốn - Tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất của ngân hàng: Tiềm lực tài chính có thể hiểu là khả năng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, nó thể hiện ngân hàng đang hoạt động ở trạng thái tốt Một ngân hàng có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh thường quan tâm đến khách hàng lớn, quy mô cho vay lớn; ngược lại, những ngân hàng nhỏ do tiềm lực có hạn thường quan tâm đến doanh nghiệp nhỏ và vừa với SVTH: NGUYỄN THỊ HOÀI NHƠN Trang 10

Ngày đăng: 08/03/2024, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan