Phân tích cấu trúc tài chính tại xí nghiệp 309 – công ty tnhh mtv đtxd vạn tường

73 0 0
Phân tích cấu trúc tài chính tại xí nghiệp 309 – công ty tnhh mtv đtxd vạn tường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC GVHD:TS Phan Thanh Hải DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ DỒ LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 1 Khái quát về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1 1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 1 1.2.Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1 1.3 Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1 1.4.1 Xu hướng phát triển của nền kinh tế .1 1.4.2 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp 2 1.4.3 Quy mô hoạt động của doanh nghiệp 2 1.4.4 Đặc điểm cấu trúc tài sản của doang nghiệp 3 1.4.5 Các nhân tố khác .3 1.5 Mục đích ,ý nghĩa của phân tích cấu trúc doanh nghiệp 3 1.5.1 Đối với bản thân doanh nghiệp .4 1.5.2 Đối với chủ thể kinh tế khác 4 2 Tài liệu và phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 5 2.1 Tài liệu sử dụng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 5 2.1.1 Bảng cân đối kế toán .5 2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6 2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính 6 2.1.5 Các nguồn thông tin khác 7 2.2 Phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp .8 2.2.1 Phương pháp so sánh 8 2.2.2 Phương pháp loại trừ .9 2.2.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn 9 2.2.2.2 Phương pháp số chênh lệch 10 2.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối 10 2.2.4 Phương pháp phân tích tương quan - hồi quy .10 SVTH : Lê Thị Thùy Nhung Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Thanh Hải 3 Nội dung phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 10 3.1.Phân tích cấu trúc tài sản doanh nghiệp 10 3.1.1 Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản 10 3.1.1.1.Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền 11 3.1.1.2.Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính 12 3.1.1.3.Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng 12 3.1.1.4.Tỷ trọng hàng tồn kho 13 3.1.1.5.Tỷ trọng tài sản cố định 13 3.1.1.6.Tỷ trọng bất động sản đầu tư 14 3.1.2 Phân tích biến động tài sản trong doanh nghiệp 14 3.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn doanh nghiệp 15 3.2.1.Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính 15 3.2.1.1.Hệ số nợ 15 3.2.1.2.Hệ số tự tài trợ 16 3.2.1.3.Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu 16 3.2.2 Phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ 17 3.2.2.1 Tỷ suất nguồn vốn tạm thời 17 3.2.2.2 Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên 17 3.2.2.3 Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên 18 3.3.Phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp 18 3.3.1 Phân tích vốn lưu động ròng và cân bằng tài chính .18 3.3.2 Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng trong cân bằng tài chính 20 PHẦN 2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI XÍ NGHIỆP 309 – CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VẠN TƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 22 A Giới thiệu chung về Xí nghiệp 309 – Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Vạn Tường 22 1 Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp 309 .22 2 Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp 309 .23 3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp 309 23 4 Tổ chức công tác quản lý tại Xí nghiệp 309 24 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý .24 4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 24 5 Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp 309 25 SVTH : Lê Thị Thùy Nhung Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Thanh Hải 5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp 309 25 5.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán .25 5.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận .26 5.2.Hình thức tổ chức sổ sách kế toán tại Xí nghiệp 309 26 5.2.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ 26 5.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán 27 B Phân tích cấu trúc tài chính tại Xí nghiệp 309 – Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Vạn Tường giai đoạn 2011 -2013 29 1.Tài liệu sử dụng 29 2 Phân tích cấu trúc tài sản tại Xí nghiệp 309 – Công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường 29 2.1 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản của Xí nghiệp 309 29 2.2 So sánh với cấu trúc tài sản của Xí nghiệp 491 37 3 Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại Xí nghiệp 309 – Công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường .40 3.1 Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của Xí nghiệp 309 41 3.2 Phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ của Xí nghiệp 309 46 4 Phân tích cân bằng tài chính tại Xí nghiệp 309 .49 PHẦN 3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP 309 – CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VẠN TƯỜNG 53 3.1 Nhận xét về cấu trúc tài chính của Xí nghiệp 309 53 3.1.1 Ưu điểm .53 3.1.2 Hạn chế 54 3.2 Một số biện pháp khắc phục .55 3.2.1 Quản trị khoản mục vốn bằng tiền 55 3.2.2 Quản trị hàng tồn kho 55 3.2.3 Quản trị các khoản phải thu 56 3.2.4 Đầu tư thêm vốn vào TSCĐ 57 3.2.5 Quản trị vốn chủ sở hữu 57 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO SVTH : Lê Thị Thùy Nhung Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Thanh Hải DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCTC Báo cáo tài chính DH Dài hạn ĐTTC Đầu tư tài chính ĐTXD Đầu tư xây dựng GTGT Giá trị gia tăng MTV Một thành viên NCVLĐR Nhu cầu vốn lưu động ròng NH Ngắn hạn NPT Nợ phải trả NVTT Nguồn vốn tạm thời NVTX Nguồn vốn thường xuyên T&TĐT Tương đương tiền TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐR Vốn lưu động ròng XN Xí nghiệp SVTH : Lê Thị Thùy Nhung Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Thanh Hải DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT NỘI DUNG TRANG 1 Bảng 2.1:Bảng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tại Xí nghiệp 309 30 2 Bảng 2.2 Bảng phân tích chi tiết biến động hàng tồn kho 32 3 Bảng 2.3 Bảng phân tích chi tiết biến động các khoản phải thu 34 4 Bảng 2.4:Bảng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tại Xí nghiệp 491 37 5 Bảng 2.5 Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn Xí nghiệp 309 40 6 Bảng 2.6: Bảng phân tích tính tự chủ về tài chính Xí nghiệp 309 41 7 Bảng 2.7: Phân tích chi tiết sự biến động các khoản nợ ngắn hạn của công ty 43 8 Bảng 2.8: Bảng phân tích tính tự chủ về tài chính Xí nghiệp 491 45 9 Bảng 2.9: Bảng phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ Xí nghiệp 309 46 10 Bảng 2.10: Bảng phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ Xí nghiệp 491 47 11 Bảng 2.11: Các chỉ tiêu trong cân bằng tài chính tại Xí nghiệp 309 49 12 Bảng 2.12: Các chỉ tiêu trong cân bằng tài chính tại Xí nghiệp 491 51 DANH MỤC SƠ DỒ STT NỘI DUNG TRANG 24 1 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 25 27 2 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 28 29 3 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ 32 34 4 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán máy 41 5 Hình 2.1 : Biến động tổng tài sản Xí nghiêp 309 6 Hình 2.2 Tỷ trọng các khoản mục trong hàng tồn kho 7 Hình 2.3 Tỷ trọng các khoản mục trong khoản phải thu 8 Hình 2.4 Tình hình biến động tổng nguồn vốn SVTH : Lê Thị Thùy Nhung Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Thanh Hải LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt Để đứng vững trên thị trường, để có được các quyết định kinh doanh đúng đắn, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm đến tình hình tài chính, nó được đặt lên hàng đầu vì ổn định tình hình tài chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao, các doanh nghiệp đã có sự quan tâm thích đáng đến công tác phân tích tình hình tài chính Việc phân tích tình hình tài chính giúp cho thông tin cung cấp trên các Báo cáo tài chính thực sự có ý nghĩa với người sử dụng Qua phân tích họ có căn cứ để đánh gi tốt hơn tình hình sử dụng vốn cũng như thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, xác định được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ cũng như xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, từ đó các đối tượng quan tâm có thể ra quyết định tối ưu nhất Bên cạch đó việc phân tích cấu trúc tài chính còn cho ta biết được nguồn vốn đơn vị đang sử dụng được hình thành từ những nguồn tài trợ nào? Trong điều kiện như thế nào thì doanh nghiệp cần huy động thêm nguồn vốn cho hoạt động của mình? Đồng thời, phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp ta đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như mức rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và để hiểu sâu hơn trong thực tiễn, trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp 309 em chọn đề tài: “Phân tích cấu trúc tài chính tại Xí nghiệp 309 – công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình Khóa luận gồm ba phần: Phần 1: Cơ sở lý luận về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp Phần 2: Phân tích cấu trúc tài chính tại Xí nghiệp 309 – công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường Phần 3: Một số đánh giá, kiến nghị nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại Xí nghiệp 309 – công ty TNHH MTV ĐTXD Vạn Tường SVTH : Lê Thị Thùy Nhung Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Thanh Hải PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 Khái quát về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là toàn bộ các quan hệ tài chính biểu hiện qua quá trình “huy động” và “sử dụng vốn” để tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp “Huy động” còn gọi là chức năng tài trợ, ám chỉ quá trình tạo ra quỹ tiền tệ từ các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động trong lâu dài với chi phí thấp nhất “Sử dụng vốn” còn gọi là đầu tư, liên quan đến việc phân bổ vốn ở đâu?, lúc nào?, sao cho vốn được sử dụng có hiệu quả nhất 1.2.Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp Cấu trúc tài chính phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Cấu trúc tài sản: là tỉ lệ % của từng loại tài sản tương ứng chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp Cấu trúc nguồn vốn: là tỉ lệ % của từng loại nguồn vốn tương ứng chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Cân bằng tài chính: xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản 1.3 Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát về tình hình đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tài sản để từ đó làm rõ những dấu hiệu về cân bằng tài chính Một cấu trúc tài chính còn chỉ ra những tác động đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của doanh nghiệp.Thông qua phân tích cấu trúc tài chính, nhà quản lý có thể tìm ra phương cách tốt nhất trong việc kết hợp giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp SVTH : Lê Thị Thùy Nhung Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Thanh Hải 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp 1.4.1 Xu hướng phát triển của nền kinh tế Xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngành mà doanh nghiệp hoạt động có tác động lớn đến định hướng phát triển của doanh nghiệp Nền kinh tế ở trạng thái ổn định với xu hướng phát triển tích cực thúc đẩy nhanh các doanh nghiệp thực hiện chiến lược đầu tư mở rộng hoặc nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm nâng cao cạnh tranh, tăng cường năng lực hoạt động, mở rộng thị trường Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động các nguồn vốn thích hợp phục vụ cho quá trình hoạt động Ngược lại, nếu nền kinh tế đang rơi vào trường hợp tiêu cực như các doanh nghiệp bị ràng buộc điều kiện nào đó mà khả năng tăng vốn chủ sở hữu là khó khăn Đứng trước những cơ hội phát triển sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn vay nợ từ bên ngoài để đầu tư khai thác cơ hội kinh doanh thuận lợi Lúc này, hiệu ứng đòn bẩy nợ sẽ phát huy tác dụng làm tăng giá trị doanh nghiệp Vì vậy, quá trình này sẽ tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp 1.4.2 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp Các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì bị ràng buộc bởi những quy định có tính pháp lý về tư cách pháp nhân, điều kiện hoạt động cũng như cơ chế vận hành và các mục tiêu hoạt đông khác nhau Do đó, điều kiện và khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ từ bên ngoài cũng khác nhau Đứng trước một cơ hội phát triển, thì các công ty cổ phần, công ty niêm yết sẽ dễ dàng huy động nguồn vốn từ bên ngoài như từ thị trường chứng khoán hay gia tăng NVCSH bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc gia tăng vốn góp của các thành viên, cổ đông Nhưng đối với những doanh nghiệp tư nhân thì việc gia tăng VCSH rất khó khăn, họ phải tự mình đi vay nợ bên ngoài để đầu tư Như vậy ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có cách duy trì một cấu trúc tài chính hợp lí 1.4.3 Quy mô hoạt động của doanh nghiệp Những doanh nghiệp đạt quy mô lớn là kết quả của một quá trình hoạt động lâu dài, được nhiều người biết đến và tạo được uy tín trên thị trường Đồng thời tương ứng với quy mô lớn thì những doanh nghiệp này có một tiềm lực tài chính SVTH : Lê Thị Thùy Nhung Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Thanh Hải mạnh và dồi dào Nên họ có khả năng huy động được nhiều nguồn vốn trên thị trường tài chính và gặp nhiều thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp khác trong việc vay nợ 1.4.4 Đặc điểm cấu trúc tài sản của doang nghiệp Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có hai bộ phận: TSNH và TSDH Doanh nghiệp nào có nhiều TSDH thì rủi ro xảy ra càng nhiều vì có đòn bẩy kinh doanh lớn Mặt khác, TSDH thường được dùng làm vật thế chấp khi đi vay nợ nhằm đảm bảo độ an toàn cho các chủ nợ khi xảy ra rủi ro Do đó, để giảm bớt rủi ro thì các doanh nghiệp có tỷ trọng TSDH cao thì nên duy trì tỷ suất nợ thấp, đảm bảo tính ổn định của cấu trúc tài chính 1.4.5 Các nhân tố khác Ngoài ra còn có các nhân tố khác ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính như thuế thu nhập doanh nghiệp, điều kiện kinh doanh, quy mô kinh doanh, sự linh hoạt của hoạt động tài chính Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp chịu thuế thu nhập thì lãi vay trừ ra khỏi lợi nhuận khi tính thuế, do đó nó kích thích doanh nghiệp vay ngân hàng hơn Khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thì tỷ trọng vốn vay trên tổng nguồn vốn tăng, doanh nghiệp vay ngân hàng có lợi hơn là không vay Điều kiện kinh doanh thuận lợi thì để nâng cao hiệu ứng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp tăng cường vay ngân hàng Quy mô kinh doanh phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp thì các tài sản phân bổ hợp lí hơn Doanh nghiệp thường có tỉ trọng từng loại tài sản ước tính sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình để có kế hoạch phân bổ vốn cho từng loại tài sản Khi quy mô kinh doanh được coi là đủ về số lượng và chất lượng thì sự phân bổ vốn cho từng loại tài sản sẽ đúng theo dự tính, không gặp phải trường hợp đầu tư đủ ở tài sản này nhưng lại thiếu ở tài sản khác hoặc thừa ở tài sản này thiếu ở tài sản khác Sự linh hoạt của hoạt động tài chính: Nếu thị trường tài chính quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động phát triển mạnh thì cấu trúc tài chính của doanh nghiệp dễ được thay đổi một cách phù hợp SVTH : Lê Thị Thùy Nhung Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Thanh Hải 1.5 Mục đích ,ý nghĩa của phân tích cấu trúc doanh nghiệp Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp giúp cho các nhà phân tích thấy được xu hướng, bản chất của chỉ tiêu tài chính mà nhà phân tích cần tìm hiểu Từ đó nhà quản trị có thể ra quyết định đúng đắn về việc hoàn thiện cấu trúc tài chính hoặc đầu tư và huy động vốn.Tuỳ theo mỗi chủ thể kinh tế mà phân tích cấu trúc tài chính có ý nghĩa khác nhau 1.5.1 Đối với bản thân doanh nghiệp Đối với bản thân doanh nghiệp thì việc phân tích cấu trúc tài chính nhằm giúp doanh nghiệp thấy được tình hình đầu tư và huy động vốn từ đó có thể dự đoán được hiệu quả hoặc rủi ro tài chính có thể xảy ra Vì vậy doanh nghiệp có thể giữ nguyên cấu trúc như cũ hoặc thay đổi cho phù hợp với chiến lược phát triển của mình Khi phân tích cấu trúc tài sản nhà quản lý có thể điều chỉnh tỷ trọng từng loại tài sản Tuỳ theo doanh nghiệp, tuỳ theo chính sách phát triển của doanh nghiệp mà có thể tăng hay cắt giảm hàng tồn kho, nên đầu tư vào loại tài sản nào, thời điểm nào là hợp lý Phân tích cấu trúc nguồn vốn, nhà quản trị có thể thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định, tự chủ và cân bằng không từ đó có thể điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn theo mong muốn của mình Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi nếu như doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả tài chính cao thì tỷ suất nợ cao nhưng hiệu quả cao luôn gắn với rủi ro cao Ngược lại doanh nghiệp muốn đảm bảo an toàn thì tỉ suất nợ thấp Khi tỷ suất nợ cao doanh nghiệp có hai cái lợi đó là: thuế thu nhập doanh nghiệp đánh trên lợi nhuận sau khi trừ chi phí lãi vay va thường thì chi phí lãi vay doanh nghiệp phải trả cho các tổ chức tín dụng nhỏ hơn cổ tức phải chia cho các cổ đông 1.5.2 Đối với chủ thể kinh tế khác Phân tích cấu trúc tài chính không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với riêng doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, nhà cung cấp tín dụng (ngân hàng), các cơ quan quản lý nhà nước SVTH : Lê Thị Thùy Nhung

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan