Nghiên cứu mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp kiên long chi nhánh đà nẵng giai đoạn 2017 2019

73 0 0
Nghiên cứu mở rộng  hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp kiên long chi nhánh đà nẵng giai đoạn 2017 2019

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 6 1.1.1 Khái niệm về Cho vay tiêu dùng 6 1.1.2 Đặc trưng cơ bản của một món vay tiêu dùng 7 1.1.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng 9 1.1.4 Qui trình cho vay tiêu dùng 12 1.1.5 Lợi ích của việc cho vay tiêu dùng 15 1.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG .17 1.2.1.Doanh số cho vay: .17 1.2.2 Dư nợ cho vay: 17 1.2.3 Nợ xấu 18 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 19 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 19 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi Nhánh Đà Nẵng 19 2.1.2 Cơ cấu tổ chức 20 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 20 2.2.THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 21 2.2.1 Tình hình cho vay tiêu dùng tại KienLongBank-Chi Nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2017-2019 21 2.2.2 Qui trình tín dụng cho vay tiêu dùng tại NH Kiên Long - Chi Nhánh Đà Nẵng 46 2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NH KIÊN LONG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 48 2.3.1 Những thành tích đạt được của NH Kiên Long - Chi Nhánh Đà Nẵng 48 2.3.2 Những tồn tại trong cho vay tiêu dùng tại NH Kiên Long - Chi Nhánh Đà Nẵng 49 2.4.3 Khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng tại NH Kiên Long - Chi Nhánh Đà Nẵng 51 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG .53 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG 53 3.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG 53 3.2.1.Giải pháp về dịch vụ 53 3.2.2.Giải pháp về điều kiện và quy trình CVTD .57 3.2.3.Giải pháp về Marketing .59 3.2.4.Giải pháp về công nghệ .61 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 62 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Cho vay tiêu dùng chung .23 Hình 2.2 Cho vay theo hình thức đảm bảo 27 Hình 2.3 Cho vay theo đối tượng .32 Hình 2.4 Cho vay tiêu dùng theo phương thức vay 36 Hình 2.5 Cho vay theo phương theo mục đích 40 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cho vay tiêu dùng trực tiếp 9 Sơ đồ 1.2: Cho vay tiêu dùng gián tiếp 10 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Đà Nẵng 20 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Cho vay tiêu dùng chung 24 Biểu đồ 2.2 Cho vay theo hình thức đảm bảo 28 Biểu đồ 2.3 Cho vay theo đối tượng 33 Biểu đồ 2.4 Cho vay tiêu dùng theo phương thức vay .37 Biểu đồ 2.5 Cho vay theo phương theo mục đích 41 CVTD DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NH CB Cho vay tiêu dùng CNV Ngân hàng NHNN Cán bộ TMCP Công nhân viên WTO Ngân hàng Nhà nước ASEAN Thương mại cổ phần APEC Tổ Chức Thương Mại Thế Giới HĐLĐ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á TSĐB Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương TGĐ Hợp đồng lao động Tài sản đảm bảo Tổng giám đốc 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Tốc độ toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi lớn về môi trường kinh tế quốc tế Trong điều kiện đó, nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế thế giới thông qua việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), WTO (Tổ chức thương mại thế giới), Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) Trong, nền kinh tế năng động và đầy cạnh tranh này, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội luôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia Với vai trò là một trung gian tài chính, kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế, để có thể đứng vững trên thị trường tài chính – tiền tệ thì các ngân hàng thương mại cần không ngừng tự hoàn thiện phù hợp với quy luật phát triển chung Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, từng địa phương cũng như toàn bộ nền kinh tế cần phải khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nước thông qua hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do đó, nhu cầu mở rộng hoạt động cho vay là tất yếu trong giai đoạn hiện nay Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày càng cao và tài chính trở thành vấn đề rất quan trọng để tài trợ cho những nhu cầu đó Nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà không tiêu thụ được do người dân không có nhu cầu về hàng hóa đó hoặc có nhu cầu nhưng lại không có khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung vượt quá cầu, hàng hóa bị tồn kho và ứ đọng vốn Từ thực tế đó cho thấy, khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là đối tượng cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cá nhân cũng là những người cần vốn và hoạt động cho vay tiêu dùng ra đời để đáp ứng nhu 2 cầu tiêu dùng của người dân Cho vay tiêu dùng, một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho chính ngân hàng, mặt khác giúp đỡ cho các cá nhân có được nguồn vốn để cải thiện cuộc sống của mình, góp phần phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy việc thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ, tạo công ăn việc làm, giúp người lao động có thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống xã hội Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều bước chuyển mình, ngành ngân hàng với vị thế của mình trong nền kinh tế đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đó Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, mức sống con người ngày một tăng cao, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân cũng ngày một lớn Những năm trở lại đây, hoạt động cho vay tiêu dùng mang một vai trò quan trọng trong dịch vụ ngân hàng, cho vay tiêu dùng đóng góp một phần lợi nhuận không nhỏ trong hoạt động cho vay của ngân hàng Người tiêu dùng với mức thu nhập ngày càng ổn định và được cải thiện, cùng với trình độ dân trí và mức sống cao, hứa hẹn sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong đời sống xã hội nói chung và đối với toàn hệ thống Ngân hàng nói riêng, sao một thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi Nhánh Đà Nẵng, kết hợp với những kiến thức trong quá trình học tập, em đã chọn “Nghiên cứu mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kiên Long- Chi Nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2017-2019 “ làm đề tài nghiên cứu của mình 1.2 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích và chỉ ra những vấn đề nảy sinh, cần giải quyết trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kiên Long- Chi Nhánh Đà Nẵng, đề tài đề xuất những giải pháp giúp NH TMCP Kiên Long -Chi nhánh Đà Nẵng mở rộng dịch vụ cho vay tiêu dùng, góp phần phát triển ngân hàng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của NH TMCP Kiên Long -Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn tiếp theo 3 1.3 Mục tiêu nguyên cứu - Làm rõ những cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại - Phân tích được sự phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kiên Long -Chi nhánh Đà Nẵng, nhất là đánh giá kết quả, những hạn chế của hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng này - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Đà Nẵng trong những năm tiếp theo 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích Thông tin thu thập được thông qua nhiều kênh như quá trình thực tập trực tiếp tại chi nhánh, phỏng vấn các cán bộ công nhân viên của ngân hàng, các báo cáo tài chính năm, báo cáo tín dụng… Phương pháp phân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin, từ đó đưa ra những nhận định về tình hình cho vay tiêu dùng ở ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi Nhánh Đà Nẵng 1.5 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết Ho1: Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Đà Nẵng Ho2: Mức độ ảnh hưởng của hoạt động cho vay tiêu dùng Ngân hàng TMCP Kiên Long Chi nhánh Đà Nẵng 1.6 Câu hỏi nghiên cứu - Nội dung của hoạt động cho vay tiêu dùng và tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng là gì? - Thực trạng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Đà Nẵng ra sao? 4 - Những giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Đà Nẵng? 1.7 Phạm vi nguyên cứu - Về không gian : Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long – Chi Nhánh Đà Nẵng - Về thời gian : Từ năm 2017 đến năm 2019 - Khoá luận tập trung nghiên cứu sâu về tình hình cho vay tiêu tại ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi Nhánh Đà Nẵng để biết được những thành công cũng như những tồn tại chưa khắc phục được của ngân hàng trong hoạt động này Từ đó đưa ra ý tưởng và giải pháp để khắc phục và phát triển nó một cách có hiệu quả hơn 1.8 Tổng quan nghiên cứu Tổng quan tài liệu nghiên cứu Nguồn dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu mà nhà nghiên cứu thị trường thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình Nguồn tài liệu sơ cấp được sử dụng bao gồm: các báo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo của phòng kế hoạch tổng hợp, phòng kế toán của NH TMCP Kiên Long - Chi Nhánh Đà Nẵng Nguồn tài liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp có nguồn gốc từ những tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích, thảo luận là nguồn dữ liệu được thu thập và xử lý cho mục tiêu nào đó, được các nhà nghiên cứu thị trường sử dụng lại cho việc nghiên cứu của mình Dữ liệu thứ cấp của luận văn được lấy là các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng như các luận án Tiến sĩ, luận văn, bài báo, báo cáo khoa học như: Luận văn Thạc sỹ “Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Trung Việt TP Đà Nẵng”, tác giả Lê Hồ Tuyết Minh, 2011; Luận văn Thạc sỹ“Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng, tác giả Lê Thị Hồng Ánh, 2011; Luận văn Thạc sỹ “Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP 5 Ngoại Thương Việt Nam”, tác giả Lê Minh Sơn, 2009; Luận văn Thạc sỹ “Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng’, tác giả Đinh Thị Mỹ Lệ, 2017 1.9 Kết cấu của khoá luận Nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương như sau : Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long - Chi nhánh Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nâng cao hoạt động cho tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Đà Nẵng 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1.1 Khái niệm về Cho vay tiêu dùng Trong khi nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển với đa dạng các mẫu mã, chủng loại hàng hoá, hình thức cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãng bán lẻ do yêu cầu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá Một số hãng phải vay ngân hàng để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt Trước tiên, xét về cơ sở để tiến hành cho vay tiêu dùng ta căn cứ trên 2 giác độ: - Trên giác độ người tiêu dùng, nhu cầu vay tiêu dùng càng ngày càng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền càng được mở rộng (nhà cửa, phương tiện đi lại, nội thất hay nhu cầu du lịch) Đồng thời, người tiêu dùng có thu nhập ổn định để trả nợ ngân hàng Khi mức thu nhập đạt tới mức khá hoặc cao, người tiêu dùng có xu hướng muốn nâng cao mức sống của mình (tiêu dùng các mặt hàng tốt chất lượng cao, ăn ngon, mặc đẹp, cuộc sống đầy đủ tiện nghi, hiện đại) hay là tăng khả năng được đào tạo bản thân để giúp mình có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc với mức thu nhập cao hơn hiện tại - Trên giác độ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp, tổ chức tự tài trợ chủ yếu bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu, nhiều công ty tài chính cạnh tranh với ngân hàng trong cho vay làm thị phần cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút Điều này đã buộc chính ngân hàng phải mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng để tăng thu nhập Như vậy, người ta đã đưa ra khái niệm cụ thể về hoạt động cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân hộ gia đình Các khoản vay tiêu dùng là nguồn tài trợ chính quan trọng giúp cho người tiêu dùng có

Ngày đăng: 07/03/2024, 20:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan