Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng

74 0 0
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần vinatex đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với nhaumà còn phải đối phó với các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang thâm nhập vào thịtrường Việt Nam.Trong cơ chế thị

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD : Th.S HỒ THỊ PHI YẾN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1.TK Tài khoản 2.GTGT Giá trị gia tăng 3.TSCĐ Tài sản cố định 4.TTĐB Tiêu thụ đặc biệt 5.XK Xuất khẩu 6.BVMT Bảo vệ môi trường 7.BĐS Bất động sản 8.HĐQT Hội đồng quản trị 9.TNDN Thu nhập doanh nghiệp 10.ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông 11.TGNH Tiền gởi ngân hàng 12.CP Cổ phiếu 13.CP Cổ phần 14.NVL Nguyên vật liệu MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI DOANH NGHIỆP 2 SVTH: Nguyễn Thị Hà CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD : Th.S HỒ THỊ PHI YẾN 1.1 Một số khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 2 1.1.1 Khái niệm 2 1.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ: 2 1.1.1.2 Khái niệm kết quả tiêu thụ: .2 1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 2 1.1.3Ý nghĩa của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp 3 1.2 Các phương thức tiêu thụ và các phương thức thanh toán 4 1.2.1 Các phương thức tiêu thụ 4 1.2.1.1 Phương thức tiêu thụ trực tiếp 4 1.2.1.2 Phương thức chuyển hàng 4 1.2.1.3 Phương thức bán hàng qua đại lý, ký gửi 4 1.2.1.4 Phương thức bán hàng trả chậm trả góp 4 1.2.1.5 Các phương thức tiêu thụ khác 5 1.2.2 Các phương thức thanh toán 5 1.2.2.1 Phương thức thanh toán trực tiếp 5 1.2.2.2 Phương thức thanh toán trả chậm 5 1.3 Kế toán tiêu thụ .5 1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5 1.3.1.1 Nội dung doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5 1.3.1.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: .6 1.3.1.3 Tài khoản sử dụng .6 1.3.1.4 Phương pháp hạch toán 7 1.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 9 1.3.2.1 Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu 9 1.3.2.2 Tài khoản sử dụng: 9 1.3.2.3 Phương pháp hạch toán 10 1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán: 11 1.3.3.1 Các phương pháp tính giá vốn hàng bán .11 1.3.3.2 Tài khoản sử dụng: 12 1.3.3.3 Phương pháp hạch toán 15 SVTH: Nguyễn Thị Hà CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD : Th.S HỒ THỊ PHI YẾN 1.3.4 Kế toán chi phí bán hàng: 16 1.3.4.1 Nội dung chi phí bán hàng 16 1.3.4.2 Tài khoản sử dụng 17 1.3.4.3 Phương pháp hạch toán 18 1.3.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 18 1.3.5.1 Nội dung kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 18 1.3.5.2 Tài khoản sử dụng 18 1.3.5.3 Phương pháp hạch toán 19 1.3.6 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 21 1.3.6.1 Nội dung kế toán xác định kết quả tiêu thụ 21 1.3.6.2 Tài khoản sử dụng 21 1.3.6.3 Phương pháp hạch toán 22 PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG 23 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Vinatex Đà nẵng 23 2.1.1 Giới thiệu về công ty 23 2.1.2 Lịch sử hình thành,quá trình phát triển .23 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh: 23 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý 24 2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán .27 2.2 Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng .30 2.2.1 Đặc điểm hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng .30 2.2.1.1 Phương thức bán hàng 30 2.2.1.2 Thị trường tiêu thụ 31 2.2.1.3 Phương thức thanh toán 32 2.2.2 Kế toán tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 32 2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 32 2.2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 38 SVTH: Nguyễn Thị Hà CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD : Th.S HỒ THỊ PHI YẾN 2.2.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 38 2.2.2.4 Kế toán chi phí bán hàng tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 43 2.2.2.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 45 2.2.2.6 Kế toán kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 48 PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG 52 3.1 Nhận xét về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 52 3.1.1 Nhận xét về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 52 3.1.1.1 Ưu điểm: 52 3.1.1.2 Nhược điểm: .54 3.1.2 Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng 54 KẾT LUẬN 56 SVTH: Nguyễn Thị Hà CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD : Th.S HỒ THỊ PHI YẾN LỜI MỞ ĐẦU Từ khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế sản xuất tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều loại hình kinh tế phong phú và đa dạng Các quan hệ kinh tế thương mại ngày càng mở rộng với nhiều loại hình kinh doanh, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải đối phó với các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như vậy, để đạt được mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận cũng như ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi, hoàn thiện công tác quản lý và hợp tác kinh doanh để nâng cao uy tín của doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ được trên thị trường Quan trọng hơn là phải làm sao tăng lợi nhuận với chi phí thấp nhất nhưng sản phẩm vẫn đạt chất lượng cao, mẫu mã và giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó mới có thể đứng vững trên thị trường Cùng với việc doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc ghi nhận doanh thu, chi phí và xác định kết quả tiêu thụ đầy đủ, chính xác, phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện, tổng hợp toàn bộ các mặt sản xuất tiêu thụ và kết quả thu nhập của từng bộ phận trong doanh nghiệp Giúp cho nhà quản lý phân tích, đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua đó đưa ra những phương hướng mới để khai thác hết tiềm năng của doanh nghiệp mình từ đó lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả nhất Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ, em chọn làm đề tài “ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng” Đề tài gồm ba nội dung chính: Phần 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại doanh nghiệp Phần 2: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng Phần 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Thị Hà Trang 1 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD : Th.S HỒ THỊ PHI YẾN PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 1.1.1 Khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ: Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình kinh doanh, là quá trình đơn vị cung cấp thành phẩm, hàng hóa và dịch vụ cho đơn vị mua, qua đó đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã thỏa thuận giữa đơn vị mua và đơn vị bán Thành phẩm, hàng hóa được coi là tiêu thụ khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người bán 1.1.1.2 Khái niệm kết quả tiêu thụ: Kết quả tiêu thụ là kết quả cuối cùng về mặt tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh Nói cách khác, kết quả tiêu thụ là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ Để đáp ứng được các yêu cầu của quá trình quản lý công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ: - Theo dõi tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm một cách chính xác Đồng thời phản ánh, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ về chủng loại, số lượng, giá cả của hàng hóa, thời hạn thanh toán…trên cơ sở đề xuất định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị - Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời chính xác tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, kết quả tiêu thụ, các khoản doanh thu, giảm trừ doanh thu, tập hợp đầy đủ và phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của từng khoản mục chi phí - Mở sổ theo dõi chi tiết theo từng yếu tố, từng khoản mục, làm cơ sở cho việc tính giá thành dịch vụ vận tải một cách đúng đắn SVTH: Nguyễn Thị Hà Trang 2 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD : Th.S HỒ THỊ PHI YẾN - Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ  Nếu thực hiện tốt các nhiệm vụ trên sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp Đồng thời, dựa vào đó doanh nghiệp có thể kịp thời đưa ra những chính sách phù hợp với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai 1.1.3 Ý nghĩa của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp Quá trình tiêu thụ hàng hóa,dịch vụ và xác định kết quả tiêu thụ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp vì đây là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh, nó quyết định đến kết quả kinh doanh cao hay thấp của doanh nghiệp Như vậy, tiêu thụ là hoạt động hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh nói riêng Trong cơ chế thị trừơng bán hàng là một nghệ thuật, khối lượng sản phẩm tiêu thụ là nhân tố quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp Nó thể hiện sức cạnh tranh trên thị trường và là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Những thông tin từ kết quả tiêu thụ là thông tin rất cần thiết đối với các nhà quản trị trong việc tìm hướng đi cho doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình và tình hình tiêu thụ trên thị trường mà đề ra kế hoạch sản xuất tiêu thụ cho phù hợp Việc thống kê các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh chính xác, khoa học sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có được các thông tin chi tiết về tình hình tiêu thụ cũng như hiệu quả sản xuất của từng mặt hàng tiêu dùng trên thị trường khác nhau Từ đó, nhà quản trị có thể tính được mức độ hoàn thành kế hoạch, xu hướng tiêu dùng, hiệu quả quản lý chất lượng cũng như nhược điểm trong công tác tiêu thụ của từng loại sản phẩm hàng hóa Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xác định được kết quả kinh doanh, thực tế lãi cũng như số thuế nộp ngân sách Nhà Nước Và cuối cùng nhà quản trị sẽ đề ra được kế hoạch sản xuất của từng loại sản phẩm trong kỳ tới, tìm ra biện pháp khắc phục những yếu điểm để hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hà Trang 3 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD : Th.S HỒ THỊ PHI YẾN 1.2 Các phương thức tiêu thụ và các phương thức thanh toán 1.2.1 Các phương thức tiêu thụ 1.2.1.1 Phương thức tiêu thụ trực tiếp Tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho ( của doanh nghiệp hoặc khách hàng) hoặc trực tiếp tại phân xưởng không qua kho Hàng hóa được coi là tiêu thụ khi người bán mất quyền sở hữu về số hàng này và được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số hàng người bán đã giao Khi doanh nghiệp giao hàng trực tiếp tại kho hoặc tại các phân xưởng không qua kho thì số sản phẩm này giao cho khách hàng được coi là chính thức tiêu thụ 1.2.1.2 Phương thức chuyển hàng Theo phương thức này, doanh nghiệp chuyển giao số hàng này cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng Số hàng này chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán ( một phần hoặc toàn bộ) thì số hàng được coi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hữu về lô hàng 1.2.1.3 Phương thức bán hàng qua đại lý, ký gửi Theo phương thức này, doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở đại lý Bên nhận đại lý sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý bán Số hàng gửi đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Số hàng này được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được thông báo chấp nhận thanh toán 1.2.1.4 Phương thức bán hàng trả chậm trả góp Theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ bán hàng thu tiền nhiều lần Khách hàng sẽ thanh toán một phần tiền hàng ở ngay lần đầu tiên để được nhận hàng, phần còn lại sẽ được trả dần trong một thời gian nhất định và phải trả một khoản lãi suất đã được quyết định trước trong hợp đồng Khi bán hàng theo phương thức trả chậm trả góp thì doanh thu được ghi nhận theo giá bán trả ngay tại thời điểm ghi nhận doanh thu Giá bán trả ngay được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo SVTH: Nguyễn Thị Hà Trang 4 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD : Th.S HỒ THỊ PHI YẾN lãi suất hiện hành, phần lãi bán hàng trả chậm trả góp bằng giá bán trả chậm, trả góp 1.2.1.5 Các phương thức tiêu thụ khác -Thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên bằng sản phẩm - Cung cấp sản phẩm dịch vụ cho nhà nước 1.2.2 Các phương thức thanh toán 1.2.2.1 Phương thức thanh toán trực tiếp Trường hợp này, doanh nghiệp tiến hành vận chuyển quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng và tiến hành thu tiền mặt trực tiếp từ khách hàng Ngoài ra, khách hàng có thể tiến hành thanh toán cho doanh nghiệp bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng , Séc, Ngân phiếu… 1.2.2.2 Phương thức thanh toán trả chậm Trường hợp này doanh nghiệp chấp nhận chuyển quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng và khách hàng đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa thanh toán ngay tại thời điểm giao hàng hay cung cấp dịch vụ Trong trường hợp bán trả chậm, các khoản phải thu của khách hàng là các khoản sẽ thu nhưng không loại trừ khả năng không thu được, gọi là nợ phải thu khó đòi.Thường thì khách hàng thường chọn cách thanh toán trả chậm trả góp,vì vậy, để giảm bớt rủi ro do các khoản bán chịu trở thành nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp phải tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi theo đúng quy định 1.3 Kế toán tiêu thụ 1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.3.1.1 Nội dung doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ -Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền - Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bất động sản đầu tư SVTH: Nguyễn Thị Hà Trang 5 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD : Th.S HỒ THỊ PHI YẾN - Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vân tải, du lịch, cho thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng… 1.1.1.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua; - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác); - Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; - Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng 1.1.1.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản 511 –Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Kết cấu và nội dung của tài khoản 511 như sau: Bên Nợ: - Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT); - Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ; - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; - Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ; - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 tài khoản cấp 2: SVTH: Nguyễn Thị Hà Trang 6

Ngày đăng: 07/03/2024, 20:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan