XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 - Full 10 điểm

96 0 0
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 - Full 10 điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON -----  ----- CAO THỊ THANH TUYỀN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Qu ả ng Nam, tháng 5 n ă m 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô giáo ở trường Đại học Quảng Nam, cũng như các thầy cô ở trường Tiểu học Hùng Vương và các bạn sinh viên cùng khóa Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành tới cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Diệp giảng viên khoa Tiểu học - Mầm non Cô là người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non đã dạy dỗ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh ở trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ đã tạo điều kiện để tôi tiến hành điều tra, khảo sát và thực nghiệm Cuối cùng tôi xin thành cảm ơn bạn bè, gia đình, người thân đã luôn ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực hết mình nhưng với khả năng có hạn của bản thân, chắc chắn rằng đề tài của mình vẫn còn rất nhiều thiếu sót cần bổ sung, chỉnh sửa Vì vậy, tôi rất mong nhận được các lời nhận xét, góp ý của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! Tam K ỳ , tháng 05 n ă m 2017 Sinh viên thực hiện Cao Thị Thanh Tuyền DANH MỤC VIẾT TẮT STT Kí hiệu chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 BT Bài tập 2 ĐC Đối chứng 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 HTBT Hệ thống bài tập 6 LGVT Làm giàu vốn từ 7 LTVC Luyện từ và câu 8 MRVT Mở rộng vốn từ 9 SGK Sách giáo khoa 10 SGV Sách giáo viên 11 TN Thực nghiệm DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG BIỂU TRANG 1 Bảng 1 1 Nội dung dạy Luyện từ và câu trong chương trình lớp 5 15 2 Bảng 1 2 Phương pháp, hình thức GV sử dụng khi dạy học MRVT cho HS 17 3 Bảng 1 3 Những khó khăn chủ yếu khi dạy nội dung về LGVT cho học sinh 18 4 Bảng 1 4 Mức độ cần thiết phải xây dựng HTBT LGVT cho HS lớp 5 19 5 Bảng 1 5 Đánh giá hệ thống bài tập trong SGK 20 6 Bảng 1 6 Nguồn bài tập được GV sử dụng khi dạy học LTVC 21 7 Bảng 1 7 Thời điểm sử dụng các bài tập ngoài sách giáo khoa 23 8 Bảng 3 1 Kết quả kiểm tra đầu vào của 2 lớp TN và ĐC 63 9 Bảng 3 2 Kết quả kiểm tra đầu ra của 2 lớp TN và ĐC 64 10 Bảng 3 3 Kết quả kiểm tra đầu vào và đầu ra của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng 65 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ TRANG 1 Biểu đồ 1 1 Mức độ cần thiết phải xây dựng HTBT LGVT cho HS lớp 5 19 2 Biểu đồ 1 2 Đánh giá hệ thống bài tập trong SGK 20 3 Biểu đồ 1 3 Nguồn bài tập đươc sử dụng khi dạy học LTVC 22 4 Biểu đồ 1 4 Thời điểm sử dụng các bài tập ngoài sách giáo khoa 24 5 Biểu đồ 3 1 Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra đầu vào ở 2 lớp TN và ĐC 64 6 Biểu đồ 3 2 Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra đầu ra ở 2 lớp TN và ĐC 65 7 Biểu đồ 3 3 Biểu đồ so sánh kết quả học tập ở 2 lớp TN và ĐC 66 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4 7 Đóng góp của đề tài 5 8 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5 9 Cấu trúc tổng quan của đề tài 5 NỘI DUNG 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 6 1 1 Cơ sở lý luận 6 1 1 1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 6 1 1 2 Vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu 7 1 1 1 1 Vị trí 7 1 1 3 Nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu 9 1 1 4 Một số phương pháp chung dạy học Luyện từ và câu 13 1 1 5 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 5 14 1 2 Cơ sở thực tiễn 15 1 2 1 Nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn Luyện từ và câu lớp 5 15 1 2 2 Thực trạng của việc xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh 16 Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 25 2 1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh 25 2 1 1 Đảm bảo tính khoa học 25 2 1 2 Đảm bảo tính hệ thống 25 2 1 3 Đảm bảo tính vừa sức 25 2 1 4 Đảm bảo tính thực tiễn 26 2 2 Xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh 26 2 2 1 Nhóm bài tập phân loại từ 27 2 2 2 Nhóm bài tập tích cực hóa vốn từ (sử dụng từ) 39 2 3 Hướng dẫn sử dụng hệ thống bài tập 44 2 3 1 Gợi ý sử dụng hệ thống bài tập 45 2 3 2 Đáp án hệ thống bài tập 46 Chương 3: THỰC NGHIỆM 60 3 1 Mô tả thực nghiệm 60 3 1 1 Mục đích thực nghiệm 60 3 1 2 Đối tượng và địa điểm thực nghiệm 60 3 1 3 Thời gian thực nghiệm 60 3 1 4 Phương pháp thực nghiệm 60 3 1 5 Chuẩn bị thực nghiệm 61 3 1 6 Nội dung thực nghiệm 61 3 2 Tổ chức thực nghiệm 62 3 3 Kết quả thực nghiệm 63 3 3 1 Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 63 3 3 2 Kết quả đánh giá 63 3 4 Kết luận về kết quả thực nghiệm 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 1 Kết luận 68 2 Kiến nghị 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học trên Trong các môn học ở bậc tiểu học, Tiếng Việt là môn học có vai trò hết sức quan trọng Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để sử dụng trong học tập và đời sống Bên cạnh đó, môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết cơ bản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam, từ đó bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt Đây là môn học vừa trang bị cho học sinh công cụ ngôn ngữ, vừa trang bị cho học sinh những kiến thức về tiếng Việt, những kĩ năng sử dụng tiếng Việt, là công cụ giúp học sinh học các môn học khác Môn Tiếng Việt ở tiểu học gồm bảy phân môn là Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện Trong đó, phân môn Luyện từ và câu là một phân môn giúp học sinh mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, phát triển ngôn ngữ Việc làm giàu vốn từ cho học sinh là rất quan trọng; ngoài việc dạy cho học sinh biết đọc, biết viết còn cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ làm giàu vốn từ để học sinh có vốn từ ngày càng phong phú Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp Việc học “Từ” ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh năng lực từ ngữ, giúp học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập những cấp học tiếp theo và phát triển toàn diện Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, sâu sắc bấy nhiêu Vì vậy số lượng từ, tính đa dạng, tính năng động của từ được xem là điều kiện quan trọng hàng đầu để phát triển ngôn ngữ Mặt khác, lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi “Học ăn, học nói”, các em cần được hình thành vốn từ đạt chuẩn để có thể học tập và thực hiện quá trình giao tiếp một cách tốt nhất Ngoài nhiệm vụ giúp học sinh làm giàu vốn từ ngữ, 2 giáo viên còn có nhiệm vụ giúp các em trau dồi vốn từ, qua đó rèn luyện cho các em năng lực tư duy, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh Thông qua giờ Luyện từ và câu, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ và hình thành cho các em những từ mới; mặt khác còn giúp các em nắm bắt được cái hay, cái đẹp của việc sử dụng từ Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng thực tế hiện nay việc dạy Luyện từ và câu nói chung và dạy học làm giàu vốn từ cho học sinh còn nhiều hạn chế và chưa đạt được kết quả như mong muốn Nguyên nhân một phần là do năng lực tư duy của học sinh còn hạn chế, vốn từ còn nghèo nàn, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ còn chưa cao, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ sung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp Bên cạnh đó, việc hiểu nghĩa từ chưa cặn kẽ dẫn đến tình trạng học sinh không vận dụng linh hoạt các vốn từ khi nói và viết, có nhiều em đưa cả những từ không thích hợp vào bài văn của mình hoặc ngay cả phát biểu trên lớp Chính vì vậy mà việc dạy vốn từ cho học sinh có vị trí, tầm quan trọng rất lớn Nó góp phần rèn luyện cho học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và trong các môn học khác, cung cấp cho các em hệ thống các kiến thức kĩ năng mở rộng vốn từ, tạo điều kiện cho học sinh lựa chon và sử dụng một cách chính xác Xuất phát từ những lí do trên và với mong muốn phần nào giúp cho học sinh mở rộng vốn từ ngữ nên chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh trong dạy học Luyện từ và câu lớp 5” để nghiên cứu và thực hiện 2 Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tình hình dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5, chúng tôi sẽ xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3 1 Đố i t ượ ng nghiên c ứ u Hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh 3 3 2 Khách th ể nghiên c ứ u - Quá trình dạy học Luyện từ và câu - Học sinh lớp 5 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc dạy học Luyện từ và câu lớp 5 - Khảo sát thực trạng của việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học Tìm hiểu nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng việt lớp 5 - Xây dựng hệ thống bài tập phong phú, đa dạng nhằm làm giàu vốn từ cho học sinh - Tổ chức thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài 5 Phương pháp nghiên cứu 5 1 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u lý lu ậ n Đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu, sách báo liên quan để tìm hiểu cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu 5 2 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u th ự c ti ễ n - Phương pháp quan sát: quan sát một số tiết dạy và học Luyện từ và câu ở trường Tiểu học - Phương pháp điều tra, khảo sát: điều tra, khảo sát thực trạng dạy học làm giàu vốn từ ở trường Tiểu học thông qua phiếu điều tra - Phương pháp đàm thoại: trực tiếp trò chuyện, trao đổi với giáo viên, học sinh một số vấn đề liên quan đến việc dạy học làm giàu vốn từ cho học sinh - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: trao đổi ý kiến với các thầy cô để có những định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu, góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê xử lý số liệu, kết quả điều tra - Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ ở phân môn LTVC trong thực tế dạy học 4 6 Lịch sử vấn đề nghiên cứu Hệ thống ngữ pháp tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, việc hiểu, học thông viết thạo là điều mà mỗi chúng ta cần phải bỏ nhiều công sức để trao dồi, học tập Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy phân môn Luyện từ và câu đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau Sau đây là một số tác giả có nghiên cứu liên quan đến mảng kiến thức xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ: Tác giả Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga với cuốn “Ph ươ ng pháp d ạ y h ọ c Ti ế ng vi ệ t ở ti ể u h ọ c” Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra các dạng bài tập theo các phân môn: Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn và những điều cần lưu ý Tác giả tìm hiểu vốn từ ngữ của HS tiểu học, bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng từ ngữ cho HS Cuốn “B ồ i d ưỡ ng h ọ c sinh gi ỏ i Ti ế ng vi ệ t ở ti ể u h ọ c” của tác giả Lê phương Nga đã đưa ra một số bài tập Luyện từ và câu nâng cao, phong phú, đa dạng và có gợi ý, hướng dẫn cách giải bài tập Tuy nhiên, phần hệ thống bài tập về làm giàu vốn từ cho học sinh còn ít Chuyên đề “D ạ y h ọ c T ừ ng ữ ở ti ể u h ọ c” của tác giả Phan Thiều - Lê Hữu Tỉnh đã đi sâu nghiên cứu vị trí, nhiệm vụ, một số ưu điểm và hạn chế của chương trình dạy học từ ngữ ở tiểu học Ngoài ra, tác giả đưa ra một số bài tập về từ tuy nhiên số lượng bài tập còn ít Khóa luận của Nguyễn Trần Như Ý “Xây d ự ng h ệ th ố ng bài t ậ p m ở r ộ ng v ố n t ừ theo ch ủ đ i ể m cho h ọ c sinh l ớ p 3 thông qua phân môn Luy ệ n t ừ và câu” đã đưa ra hệ thống các bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm khi dạy học Luyện từ và câu lớp 3 Trong mỗi chủ điểm, khóa luận đưa ra các dạng bài tập, tuy nhiên khóa luận mới chỉ nghiên cứu một phần nhỏ trong dạy học làm giàu vốn từ cho học sinhvà xây dựng bài tập dành cho học sinh đại trà Như vậy, đã có nhiều tác giả nghiên cứu đến việc xây dựng hệ thống bài tập nhưng số lượng bài tập còn hạn chế, chúng tôi chưa tìm thấy tác giả nào xây dựng bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh trong dạy học Luyện từ và câu lớp 5 Dựa vào các sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu nghiên cứu và hiểu 5 biết của bản thân; tôi xin nghiên cứu đề tài “Xây d ự ng h ệ th ố ng bài t ậ p làm giàu v ố n t ừ cho h ọ c sinh trong d ạ y h ọ c Luy ệ n t ừ và câu l ớ p 5” với mong muốn đưa ra hệ thống bài tập đa dạng, phong phú dành cho học sinh 7 Đóng góp của đề tài Hệ thống bài tập làm giàu vốn từ dành cho học sinh lớp 5 được xây dựng sẽ là tài liệu tham khảo dành cho giáo viên dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5 8 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 8 1 V ề lý lu ậ n Tìm hiểu tài liệu về hệ thống bài tập làm giàu vốn từ lớp 5 8 2 V ề th ự c ti ễ n Tìm hiểu thực trạng dạy học làm giàu vốn từ lớp 5 thực hiện tại trường tiểu học Hùng Vương - Thành Phố Tam Kỳ Tiến hành thực nghiệm một số nội dung đã xây dựng tại trường tiểu học Hùng Vương 9 Cấu trúc tổng quan của đề tài Ngoài trang viết tắt, mục lục, phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung khóa luận bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 5 Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 6 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 1 1 Cơ sở lý luận 1 1 1 M ộ t s ố khái ni ệ m liên quan đế n đề tài nghiên c ứ u 1 1 1 1 Khái ni ệ m t ừ Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu “Từ của Tiếng việt là một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong Tiếng việt và nhỏ nhất để tạo câu” [9, 16] 1 1 1 2 Làm giàu v ố n t ừ cho h ọ c sinh Vốn từ là khối từ ngữ cụ thể, hoàn chỉnh (có đủ hình thức âm, chữ và nội dung ngữ pháp) mà mỗi cá nhân tích lũy được trong kí ức của mình Vốn từ của từng người cụ thể, không ai giống ai Vốn từ nhiều hay ít, đơn giản hay đa dạng tùy thuộc ở kinh nghiệm sống, ở trình độ học vấn, ở sự giao tiếp, giao lưu văn hóa ngôn ngữ ở từng người Mỗi một ngôn ngữ phát triển có số lượng từ vựng hết sức lớn và phong phú, có thể lớn tới hàng chục vạn, hàng triệu từ [19, 30] Vốn từ của HS là toàn bộ các từ ngữ cố định (thành ngữ, tục ngữ,…) mà học sinh có được trong quá trình học tập, giao tiếp trong và ngoài nhà trường Là các đơn vị tương đương của từ tiềm tại trong trí óc của học sinh và được sử dụng trong hoạt động giao tiếp [19, 135] Như vậy, làm giàu vốn từ cho học sinh là mục đích của các bài học mở rộng vốn từ theo chủ đề và tất cả các bài học liên quan đến từ Đó là những bài học theo mạch các lớp từ vựng, mạch cấu tạo từ và mạch từ loại 1 1 1 3 H ệ th ố ng bài t ậ p Bài tập là một dạng nhiệm vụ học tập do giáo viên đặt ra cho học sinh, trên cơ sở những thông tin đã biết học sinh phải tư duy, tìm ra cách giải quyết 7 nhằm lĩnh hội nội dung học tập, rèn luyện kỹ năng, đạt được mục tiêu của giờ học, bài học, môn học Hệ thống bài tập là tập hợp các bài tập theo một trật tự nhất định, trong đó giữa các bài tập có mối liên hệ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu của bài học, giờ học, môn học 1 1 2 V ị trí, m ụ c tiêu và nhi ệ m v ụ c ủ a phân môn Luy ệ n t ừ và câu 1 1 1 1 V ị trí Từ và câu có vai trò quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp Vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở tiểu học Việc dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời giúp cho học sinh có khả năng hiểu các câu nói của người khác Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em [3, 184] 1 1 1 2 M ụ c tiêu Phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh: - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ; trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ, câu, văn bản - Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng từ chính xác, tinh tế để đặt câu, rèn luyện kĩ năng tạo lập câu, sử dụng câu và các dấu câu phù hợp với tình huống giao tiếp - Luyện cho học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng Tiếng việt văn hóa trong giao tiếp 1 1 1 3 Nhi ệ m v ụ - Làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em: [3, 184] 8 + Dạy nghĩa từ: Làm cho học sinh nắm được nghĩa của từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của học sinh những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em nắm được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ Dạy từ ngữ phải hình thành những khả năng phát hiện từ mới cần tiếp nhận trong văn bản, nắm thao tác giải nghĩa từ, phát hiện những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong các ngữ cảnh khác nhau + Hệ thống hóa vốn từ: Dạy học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống để tích lũy từ được nhanh chóng và tạo ra tính thường trực của từ, tạo điều kiện cho việc huy động và sử dụng từ trong hoạt động lời nói được thuận lợi Công việc này hình thành ở học sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hệ thống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo , tức là kĩ năng liên tưởng để huy động vốn từ + Tích cực hóa vốn từ: Dạy cho học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ trong lời nói và lời viết của học sinh, đưa từ vào trong vốn từ tích cực được học sinh dùng thường xuyên Tích cực hóa vốn từ tức là dạy học sinh biết dùng từ ngữ trong hoạt động nói năng của mình + Dạy cho học sinh biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu, phù hợp với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp - Cung cấp một số kiến thức về từ và câu: [3, 184] Trên sơ sở vốn ngôn ngữ có được trước khi đến trường, từ những hiện tượng cụ thể của tiếng mẹ đẻ, phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh một số kiến thứ về từ và câu cơ bản, sơ giản, cần thiết và vừa sức với các em Luyện từ và câu trang bị cho học sinh những hiểu biết về cấu trúc của từ, quy luật hành chức của chúng Cụ thể đó là kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại; các kiến thức về câu như cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặ câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp Ngoài các nhiệm vụ chuyên biệt trên, Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ rèn luy ệ n t ư duy và giáo d ụ c th ẩ m m ỹ cho học sinh 9 1 1 3 Nguyên t ắ c d ạ y h ọ c Luy ệ n t ừ và câu 1 1 3 1 Nguyên t ắ c giao ti ế p Nguyên tắc giao tiếp (hay cũng chính là sự vận dụng nguyên tắc thực hành của lí luận dạy học vào dạy học tiếng mẹ đẻ nên còn gọi là nguyên tắc thực hành) trong dạy học luyện từ và câu không chỉ được thể hiện trên phương diện nội dung mà cả phương pháp dạy học [3, 185-186] Về phương pháp dạy học, trước hết các kĩ năng tiếng Việt phải được hình thành từ những từ ngữ giao tiếp tự nhiên Chính vì vậy, trong SGK Tiếng Việt tiểu học, phần thực hành nhiều, dung lượng lí thuyết ít và khái niệm được hình thành ở phần lý thuyết cũng ở dạng đơn giản nhất Như vậy, nguyên tắc giao tiếp trong dạy luyện từ và câu đòi hỏi học sinh phải tiến hành hoạt động ngôn ngữ thường xuyên Đó là việc yêu cầu thực hiện những bài tập miệng, bài viết trình bày ý nghĩa, tình cảm, đọc, ứng dụng tri thức lý thiết vào bài tập, vào việc giải quyết nhiệm vụ cụ thể của ngữ pháp, tập đọc, chính tả, tập làm văn Quán triệt nguyên tắc giao tiếp trong dạy luyện từ và câu chính là việc hướng dẫn xây dựng nội dung dạy học dưới hình thức các bài tập luyện từ và câu Để hướng dẫn học sinh luyện từ và câu, giáo viên phải tạo ra hệ thống nhiệm vụ và hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh thực hiện Nguồn cơ bản của dạy từ cần được xem là kinh nghiệm sống của cá nhân HS và những quan điểm thiên nhiên, con người, xã hội của các em Việc làm giàu vốn từ, dạy từ phải gắn với đời sống, gắn với việc làm giàu những biểu tượng tư duy, bằng con đường quan sát trực tiếp và thông qua những mẫu lời nói Dạy học LTVC phải bảo đảm sự thống nhất giữa lý thuyết ngữ pháp và thực hành ngữ pháp với mục đích phát triển những kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ Việc phân tích từ, câu không có mục đích tự thân mà là phương tiện để nhận diện các phương tiện ngữ pháp, nắm chức năng của chúng, từ đó sử dụng chúng trong lời nói Làm giàu vốn từ là một trong những nội dung quan trọng của việc dạy từ ngữ cho học sinh ở mọi lứa tuổi đặc biệt là tiểu học Nhiệm vụ học tập, nhu cầu hiểu biết khám phá thế giới, nhu cầu giao tiếp buộc học sinh phải tăng cường vốn 10 từ Một đứa trẻ có vốn từ phong phú sẽ dễ dàng hơn, tự tin hơn trong giao tiếp và tiếp thu bài học, tiếp nhận nội dung của sách đọc Với vốn từ phong phú, học sinh sẽ chủ động trong việc lựa chọn và sử dụng từ Ngược lại, nếu có vốn từ nghèo nàn, các em sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp, lâu dần sinh ra mặc cảm, ngại nói chuyện thiếu cởi mở ảnh hưởng đến việc học tập Chính vì vậy, các bài tập được xây dựng cần chú ý tạo được nhiều tình huống giao tiếp, hình thành ở học sinh kĩ năng sử dụng từ 1 1 3 2 Nguyên t ắ c tích h ợ p Tích hợp trong dạy học Luyện từ và câu thể hiện ở những yêu cầu cơ bản như sau: [3, 186] Trong dạy học LTVC, hai mảng kiến thức và kĩ năng về từ và câu cần đucợ gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau và cùng hướng tới mục đích sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp Ở bậc tiểu học, lần đầu tiên ngôn ngữ trở thành đối tượng quan sát, tìm hiểu của các em Vì vậy, để nắm bắt được các nội dung cơ bản về từ và câu, học sinh cần sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát Đây là điều khó khăn đối với học sinh tiểu học Để giảm bớt độ khó cho học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức về từ và câu được xây dựng theo hướng đồng tâm: các kiến thức và kĩ năng về từ và câu của lớp trên bao hàm kiến thức, kĩ năng về từ và câu của lớp dưới nhưng cao hơn và sâu hơn Việc dạy luyện từ và câu phải được tiến hành mọi nơi, mọi lúc ngoài giờ học, trong tất cả các môn học, trong tất cả các giờ học khác của phân môn Tiếng Việt Không phải chỉ trong giờ học Tiếng Việt mà trong tất cả các hoạt động khác và trong các giờ học khác, giáo viên cần điều chỉnh kịp thời những các hiểu từ sai lạc, những cách nói, viết câu không đúng ngữ pháp của học sinh, kịp thời loại bỏ ra khỏi vốn từ tích cực của học sinh những từ ngữ không văn hóa Vì vậy, việc xây dựng các bài tập mở rộng vốn từ chúng ta cần phải chú ý đến nguyên tắc tích hợp 11 1 1 3 3 Nguyên t ắ c tr ự c quan Nguyên tắc trực quan trong dạy học Luyện từ và câu được xây dựng trên cơ sở đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh tiểu học từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Nguyên tắc này yêu cầu việc dạy học Luyện từ và câu phải chú ý đến các vấn đề sau: [3, 187] Trước hết cần chú trọng đến các ngữ liệu dạy học LTVC Ngữ liệu là một hình thức quan trong dạy học LTVC Ngữ liệu thường được lựa chọn sao cho gần gũi với đời sống giao tiếp của học sinh Đặc biệt, ngữ liệu phải chứa đựng đầy đủ các đặc điểm ngữ pháp của hiện tượng được tìm hiểu Cần sử dụng các phương pháp trực quan như: tranh ảnh, vật thật, mô hình,… hoặc KTDH tích cực để dạy các bài LTVC phù hợp, giúp học sinh hiểu nghĩa từ chính xác và ghi nhớ bền vững các kiến thức Trong dạy học LTVC, giáo viên có thể sử dụng các sơ đồ, biểu bảng để giúp học sinh củng cố kiến thức về từ và câu một cách có hệ thống hoặc để hệ thống hóa kiến thức và tiết kiệm được thời gian Chính vì vậy, tùy theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau Trong khi giảng cần xác định đúng thời điểm sử dụng đồ dùng trực quan, phải đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan Để từ đó, thông qua sự trình bày của giáo viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp học sinh học tập được những thao tác mẫu của GV từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo,… 1 1 3 4 Nguyên t ắ c đả m b ả o tính h ệ th ố ng c ủ a t ừ , câu trong d ạ y h ọ c Luy ệ n t ừ và câu Từ đặc điểm tính hệ thống của ngôn ngữ, trong dạy học Luyện từ và câu, ngoài các nguyên tắc chung, người ta còn đề xuất một nguyên tắc dạy học có tính chất đặc thù, đó là nguyên tắc “Bảo đảm tính hệ thống của từ trong dạy học từ ngữ (luyện từ)” Nguyên tắc này đòi hỏi việc “luyện từ” phải tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ Khi dạy từ cần phải: [3, 189] - Đối chiếu từ với hiện thực (vật thật hoặc vật thay thế) trong việc giải 12 nghĩa từ (nguyên tắc ngoài ngôn ngữ) - Đặt từ trong hệ thống của nó để xem xét, nghĩa là đặt từ trong các lớp từ, trong các mối quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng chủ đề, … (nguyên tắc hệ hình) - Đặt từ trong mối quan hệ với những từ khác xung quan nó trong văn bản với mục đích làm rõ khả năng kết hợp của từ (nguyên tắc cú đoạn) - Chỉ ra việc sử dụng từ trong một phong cách xã hội (nguyên tắc chức năng) Cũng như vậy, việc dạy câu: hiểu nghĩa câu, nói, viết câu ohair đặt trong ngữ cảnh, trong văn bản đẻ luyện tập, để đánh giá đúng/sai, hay/dở Chú ý đến đặc điểm của từ, câu trong hệ thống được xem là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học Luyện từ và câu Chính vì vậy trong quá trình dạy học từ ngữ cho học sinh tiểu học, giáo viên cần tổ chức cho học sinh làm nhiều bài tập theo một hệ thống để làm sao hình thành ở học sinh ý thức làm giàu vốn từ cho bản thân, hình thành nhu cầu, thói quen, kĩ năng mở rộng, phát triển vốn từ cho bản thân 1 1 3 5 Nguyên t ắ c đả m b ả o tính th ố ng nh ấ t gi ữ a n ộ i dung và hình th ứ c ng ữ pháp trong d ạ y h ọ c Luy ệ n t ừ và câu Nguyên tắc này được xây dựng dựa vào bản chất của khái niệm ngữ pháp và những khó khăn của học sinh trong việc lĩnh hội chúng Khái niệm ngữ pháp thường mang tính khái quát cao Việc tiếp nhận các khái niệm ngữ pháp đối với học sinh tiểu học hết sức khó khăn vì nó đòi hỏi một trình độ tư duy nhất định Để giảm độ khó cho học sinh trong việc lĩnh hội các khái niệm ngữ pháp, bên cạnh việc cung cấp ý nghĩa ngữ pháp, giáo viên cần cung cấp các dấu hiệu hình thức ngữ pháp để học sinh dễ nhận diện [3, 190] Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác lập mối quan hệ giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp bằng cách giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của các dấu hiệu hình thức của hiện tượng ngữ pháp được xem xét và chức năng của chúng trong hoạt động lời nói Chính vì vậy, khi tổ chức cho học sinh thực hiện các bài tập cần chú ý định hướng cho các em tìm hiểu về nội dung và ngữ pháp Bên cạnh 13 đó, khi xây dựng bài tập cần chọn lựa ngữ liệu tiêu biểu thể hiện rõ kiến thức, kĩ năng cần rèn cho học sinh 1 1 4 M ộ t s ố ph ươ ng pháp chung d ạ y h ọ c Luy ệ n t ừ và câu 1 1 4 1 Ph ươ ng pháp luy ệ n t ậ p theo m ẫ u Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, khi dạy Luyện từ và câu giáo viên nên sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu để các em dễ dàng lĩnh hội được kiến thức và kĩ năng sử dụng Tiếng việt Trong giờ dạy, giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói (cũng có thể cùng học sinh xây dựng mẫu lời nói) thông qua đó, hướng dẫn các em nhận xét, phân tích để rút ra những kiến thức, kĩ năng mà bài học yêu cầu, từ đó có thể thực hành, luyện tập theo mẫu Mẫu ở đây được coi là một phương tiện để “thị phạm hóa”, giúp học sinh tiếp nhận những lí thuyết ngôn ngữ không chỉ bằng cách nghe qua lời giảng của giáo viên mà còn được tận mắt chứng kiến, tận mắt được nhìn một cách tường minh mẫu mà mình cần làm theo [1, 45] 1 1 4 2 Ph ươ ng pháp phân tích ngôn ng ữ Đây là phương pháp thường được sử dụng để dạy các bài Luyện từ và câu Theo phương pháp này, dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học, cũng tức là theo định hướng của nội dung khoa học bộ môn, trên cơ sở đó rút ra những nội dung lí thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ Cụ thể là, giáo viên hướng dẫn học sinh phân chia đối tượng (chứa hiện tượng ngôn ngữ cần lĩnh hội) ra thành những bộ phận, những khía cạnh, những mặt khác nhau,… để lần lượt tìm hiểu một cách kĩ càng hơn, sâu sắc hơn, nhằm mục đích nhận thức về đối tượng một cách đầy đủ, chính xác [1, 46] 1 1 4 3 Ph ươ ng pháp giao ti ế p Phương pháp giao tiếp rất cần được sử dụng trong giờ Luyện từ và câu, bởi vì mọi hiện tượng từ ngữ, ngữ pháp trong SGK không nằm ngoài môi trường giao tiếp của lứa tuổi học sinh Phương pháp này không chỉ là cách hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, mà còn là phương pháp cung cấp lí thuyết cho học sinh trong chính quá 14 trình giao tiếp Khi vận dụng phương pháp giao tiếp vào dạy học Luyện từ và câu, chúng ta đã tận dụng vốn hiểu biết về từ ngữ, ngữ pháp của học sinh vào dạy học để học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện các kĩ năng mới [1, 46] Ngoài các phương pháp dạy học nêu trên, trong giờ LTVC lớp 5, tùy từng nội dung dạy học, điều kiện của lớp học và đối tượng HS từng vùng miền, GV có thể vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức như phương pháp trò chơi học tập, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai 1 1 5 Đặ c đ i ể m tâm sinh lý c ủ a h ọ c sinh l ớ p 5 Giai đoạn học sinh lớp 5 tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn Trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó, Vì vậy, các em có thể hoàn toàn trực tiếp quan sát, ghi chép và nêu nhận xét, nhận định về vấn đề các em được tiếp cận nhờ đó học sinh lĩnh hội nội dung bài học nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả Học sinh chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, sức tập trung chú ý kéo dài 30 - 35 phút nên sự chú ý của học sinh với việc thực hiện các nhiệm vụ bên ngoài thường bền vững hơn sự chú ý đối với việc thực hiện các hành động trí tuệ Vì vậy tổ chức cho học sinh tìm tòi, khám phá trí thức của bài học từ thực tế xung quanh giúp các em thêm hứng thú với bài học, tránh cảm giác mệt mỏi, chán nản Trí nhớ của học sinh ngày càng tốt hơn, ghi nhớ có chủ định đã phát triển Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em Việc tổ chức cho học sinh khám phá tri thức của bài học từ thực tế xung quanh sẽ giúp các em ghi nhớ tốt hơn các tri thức đó Ngoài ra, học sinh đã có sự phát triển về tư duy và từng bước chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Học sinh bắt đầu thực hiện các hoạt động trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa,… Nhờ vậy học sinh chuyển từ nhận thức những thuộc tính bên ngoài sự vật, hiện 15 tượng sang nhận thức những thuộc tính, những dấu hiệu bản chất của đối tượng Đây là điều kiện để các em có thể lĩnh hội các khái niệm về chuẩn mực đạo đức của xã hội, giúp các em hình thành năng lực sáng tạo, tính tích cực, độc lập, chủ động, ham tìm hiểu Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng, đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí, Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng Chính vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần phải dựa vào những đặc điểm tâm lí để lựa chọn và xây dựng những nội dung dạy học và tổ chức các hình thức dạy học phù hợp 1 2 Cơ sở thực tiễn 1 2 1 N ộ i dung ch ươ ng trình sách giáo khoa phân môn Luy ệ n t ừ và câu l ớ p 5 Bảng 1 1 Nội dung dạy Luyện từ và câu trong chương trình lớp 5 Nội dung Số tiết dạy Học kỳ 1 Học kỳ 2 Cả năm Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ 12 10 22 16 Các lớp từ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nghiều nghĩa) 11 11 Từ loại (đại từ, quan hệ từ) 5 5 Câu ghép 8 8 Ngữ pháp văn bản (liên kết câu) 4 4 Ôn tập (về từ loại, cấu tạo từ, câu đơn, dấu câu, tổng kết vốn từ) 4 8 12 Tổng số 32 30 62 Luyện từ và câu ở lớp 5 được học 62 tiết dạy trong 31 tuần, mỗi tuần 2 tiết trong cả năm học (trừ ôn tập) Ở phần này học sinh được hướng dẫn để cùng tìm những từ theo mẫu SGK, sắp xếp chúng theo một hệ thống nhất định hoặc giải nghĩa chúng…Mở rộng và hệ thống hóa các vốn từ ngữ theo các chủ điểm: Tổ quốc; Nhân dân; Hòa bình; Hữu nghị, hợp tác; Thiên nhiên, Bảo vệ môi trường; Hạnh phúc; Công dân; Trật tự - an ninh; Truyền thống; Nam và nữ; Trẻ em, Quyền và bổn phận Giữa và cuối kì đều có 1 tuần dành cho ôn tập và kiểm tra 1 2 2 Thực trạng của việc xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh 1 2 2 1 M ụ c đ ích đ i ề u tra Chúng tôi tìm hiểu thực trạng của việc dạy học làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 5 thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập ở trường Tiểu học Hùng Vương - Thành phố Tam Kỳ Điều tra nhằm mục đích tìm hiểu vốn từ ở học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hùng Vương, tìm hiểu giáo viên tại trường có xây dựng hệ thống bài tập để hỗ trợ dạy học, giáo viên thường sử dựng hình thức và phương pháp dạy học nào và tìm hiểu xem việc xây dựng hệ thống bài tập với GV thường gặp những khó khăn gì 1 2 2 2 Đố i t ượ ng đ i ề u tra Giáo viên đang dạy lớp 5 và học sinh lớp 5 1 2 2 3 Nội dung điều tra 17 Để điều tra thực trạng dạy học làm giàu vốn từ cho HS lớp 5 trong dạy học LTVC, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra gồm 7 câu hỏi có nội dung liên quan đến vấn đề dạy học làm giàu vốn từ cho HS lớp 5 Đồng thời xây dựng HTBT làm giàu vốn từ để biết được mức độ hiểu biết của HS Số giáo viên điều tra: 6 giáo viên 1 2 2 4 Ph ươ ng pháp đ i ề u tra Nhằm đạt được mục đích điều tra đã đề ra, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp Anket: Thiết kế phiếu điều tra gửi trực tiếp cho GV - Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với GV để có thêm những thông tin về kinh nghiệm dạy học cũng như những khó khăn mà giáo viên gặp phải Trao đổi với HS về sự tiếp thu của các em về HTBT của giáo viên để từ đó chúng tôi có cái nhìn cụ thể và bao quát hơn về vấn đề mình nghiên cứu - Phương pháp thống kê: Thống kê toán học để phân tích số liệu tổng hợp báo cáo 1 2 2 5 K ế t qu ả đ i ề u tra Chúng tôi đã tiến hành điều tra 6 GV đang giảng dạy lớp 5 của trường Tiểu học Hùng Vương Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra và thu hồi xử lý kết quả Cụ thể, chúng tôi đã thu được kết quả sau: * Ph ươ ng pháp, hình th ứ c d ạ y h ọ c m ở r ộ ng v ố n t ừ cho HS Bảng 1 2: Phương pháp, hình thức GV sử dụng khi dạy học MRVT cho HS Nội dung Sử dụng Tỉ lệ Phương pháp Thảo luận nhóm 6/6 100% Thực hành 6/6 100% Trực quan 6/6 100% Nêu gương 4/6 66,67% Hình thức Cả lớp 6/6 100% Nhóm 6/6 100% Cá nhân 2/6 33,33% 18 Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy hầu hết GV khi dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh trong phân môn LTVC lớp 5 đều sử dụng các phương pháp dạy học: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành, phương pháp trực quan (100%) Đối với học sinh lớp 5, các em đã thành thạo và hoàn thiện hơn về các mặt nhận thức, vì vậy ở giai đoạn này, hầu hết GV sử dụng phương pháp trực quan Và thời gian cho mỗi tiết dạy là có hạn, cho nên một số giáo viên còn sử dụng phương pháp nêu gương vào tiết dạy (66,67%) điều này giúp tiết học thêm sinh động và học sinh dễ nhớ bài hơn Về hình thức dạy học, đa số giáo viên vẫn trung thành với hình thức dạy học theo lớp và theo nhóm (100%), chỉ có một số giáo viên chú trọng hơn đến từng cá nhân học sinh (33,33%) Như vậy, khi dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh, đa số giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống, ít sử dụng những phương pháp mới cũng như việc dạy học chưa rà sát từng cá nhân học sinh để phân loại mà chủ yếu sử dụng hình thức dạy học theo lớp, nhóm * Nh ữ ng khó kh ă n ch ủ y ế u GV g ặ p ph ả i khi d ạ y n ộ i dung v ề LGVT cho HS l ớ p 5 Bảng 1 3: Những khó khăn chủ yếu khi dạy nội dung về LGVT cho học sinh Những khó khăn chủ yếu Lựa chọn Tỉ lệ Thiếu phương tiện dạy học 1/6 16,67% Bài tập trong SGK chưa phong phú 2/6 33,33% Tài liệu tham khảo còn hạn chế 2/6 33,33% GV chưa có nhiều thời gian để xây dựng HTBT phong phú 5/6 83,33% Học sinh thiếu tập trung 4/6 66,67% Những khó khăn khác 0/6 0% Qua bảng trên, ta thấy khi giáo viên triển khai thực hiện dạy học làm giàu vốn từ cho học sinh vẫn còn nhiều khó khăn Có 16,67% giáo viên cho là thiếu phương tiện dạy học; 33,33% GV cho là bài tập trong SGK chưa phong phú; 19 33,33% GV cho rằng tài liệu tham khảo còn hạn chế; 66,67% GV cho rằng HS thiếu tập trung trong giờ học dẫn đến tiết học gặp không ít khó khăn và 83,33% GV cho rằng bản thân chưa có nhiều thời gian để xây dựng hệ thống bài tập phong phú, đa dạng cho học sinh mình Như vậy, có thể thấy GV gặp rất nhiều khó khăn khi dạy nội dung về làm giàu vốn từ cho học sinh GV đều nhận thấy được hạn chế cũng như khó khăn khi dạy Luyện từ và câu là chưa đầu tư xây dựng hệ thống bài tập phong phú Đây cũng là thực trạng chung của nhiều giáo viên trong giảng dạy * Quan đ i ể m c ủ a GV v ề s ự c ầ n thi ế t c ủ a vi ệ c xây d ự ng HTBT LGVT cho HS l ớ p 5: Để biết được mức độ cần thiết phải xây dựng HTBT LGVT cho HS lớp 5, chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả sau: Bảng 1 4: Mức độ cần thiết phải xây dựng HTBT LGVT cho HS lớp 5 Mức độ Lựa chọn Tỉ lệ Rất cần thiết 6/6 100% Cần thiết 0/6 0% Không cần thiết 0/6 0% Từ bảng số liệu, chúng tôi có sơ đồ sau: Biểu đồ 1 1: Mức độ cần thiết phải xây dựng HTBT LGVT cho HS lớp 5 Qua biểu đồ 1 cho thấy, hầu hết các GV đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng HTBT làm giàu vốn từ cho HS lớp 5 Thống kê được rằng có tới 6 0% 20% 40% 60% 80% 100% Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 100% 0% 0% 20 GV (chiếm 100%) cho rằng việc xây dựng HTBT LGVT là “rất cần thiết” trong quá trình dạy học phân môn LTVC Hệ thống bài tập là phương tiện tốt để GV giúp HS dễ dàng nắm được nghĩa từ, từ đó giúp các em mở rộng vốn từ hơn Như vậy, có thể khẳng định GV đã nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải xây dựng HTBT làm giàu vốn từ cho HS lớp 5 * Đ ánh giá v ề h ệ th ố ng bài t ậ p trong SGK Bảng 1 5: Đánh giá hệ thống bài tập trong SGK Đánh giá về HTBT Mức độ Rất tốt Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % SL % Số lượng bài tập 5/6 83,33% 3/6 50% 0/6 0% 0/6 0% Ngữ liệu 0/6 0% 5/6 83,33% 2/6 33,33% 0/6 0% Câu lệnh 0/6 0% 5/6 83,33% 0/6 0% 0/6 0% Đáp ứng mục tiêu bài dạy 0/6 0% 6/6 100% 0/6 0% 0/6 0% Độ khó 0/6 0% 4/6 66,67% 2/6 33,33% 0/6 0% Từ bảng số liệu, chúng tôi có biểu đồ: Biểu đồ 1 2: Đánh giá hệ thống bài tập trong SGK 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Số lượng bài tập Ngữ liệu Câu lệnh Đáp ứng mục tiêu bài dạy Độ khó 83,33% 50% 83,33% 83,33% 100% 66,67% 33% 33,33% Rất tốt Tốt Khá Trung bình 21 Qua thống kê, ta thấy có tới 5 GV (chiếm 83,33%) đánh giá là số lượng bài tập trong SGK “rất tốt” và có 3 GV (chiếm 50%) đánh giá là số lượng bài tập trong SGK “tốt” Về ngữ liệu trong SGK, có tới 5 GV (chiếm 83,33%) đánh giá là ngữ liệu “tốt” và 2 GV (chiếm 33,33%) đánh giá là ngữ liệu trong SGK đạt mức “khá” 83,33% GV cho rằng việc sử dụng câu lệnh đều ở mức “tốt”, mục tiêu bài dạy “tốt”(chiếm 100%) tuy nhiên, về độ khó của bài tập, có 4 GV (chiếm 66,67%) đánh giá là “tốt” và 2 GV (chiếm 33,33%) đánh giá là “khá” Hay nói cách khác, hệ thống bài tập trong SGK có số lượng bài tập rất tốt, ngữ liệu được sử dụng rất tiêu biểu, chuẩn mực, vừa đảm bảo tính chính xác, khoa học, vừa thích hợp với học sinh; câu lệnh và độ khó tốt; hệ thống bài tập đáp ứng được mục tiêu bài dạy Chính vì vậy mà việc dạy học của giáo viên phụ thuộc vào sách giáo khoa nhiều Giáo viên chưa có sự đầu tư cho việc xây dựng HTBT, đa số GV sử dụng nguồn bài tập ở SGK để giảng dạy * Ngu ồ n bài t ậ p đượ c GV s ử d ụ ng khi d ạ y h ọ c LTVC Bảng 1 6: Nguồn bài tập được GV sử dụng khi dạy học LTVC Nguồn bài tập Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL % Sách giáo khoa 6/6 100% 0/6 0% 0/6 0% 0/6 0% Sách giáo viên 6/6 100% 0/6 0% 0/6 0% 0/6 0% Tự thầy cô thiết kế 0/6 0% 4/6 66,67% 2/6 33,33% 0/6 0% Sách bài tập nâng cao 6/6 100% 0/6 0% 0/6 0% 0/6 0% Tham khảo trên internet 6/6 100% 0/6 0% 0/6 0% 0/6 0% Từ bảng số liệu, chúng tôi có biểu đồ sau: 22 Biểu đồ 1 3: Nguồn bài tập được GV sử dụng khi dạy học LTVC Hiểu được sự quan trọng và cần thiết của việc xây dựng HTBT làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 5 nên giáo viên đã chú trọng hơn trong việc biên soạn bài tập ngoài sách giáo khoa để học sinh làm thêm Mặc khác cũng là xây dựng HTBT sao cho phù hợp với học sinh của mình cũng như củng cố thêm kiến thức Qua thống kê, có tới 100% GV “thường xuyên” lấy nguồn bài tập từ sách giáo khoa, sách giáo viên và tham khảo trên internet để giảng dạy cho HS Bên cạnh đó, do GV khá bận rộn và không có thời gian tự thiết kế các bài tập cho HS, trong số 6 GV thì có 4 GV (chiếm 66,67%) thì “thỉnh thoảng” tự thiết kế các bài tập cũng như lấy bài tập từ sách nâng cao và chỉ có 2 GV (chiếm 33,33%) “hiếm khi” tự thiết kế bài tập và không có GV nào “không bao giờ” soạn thêm các bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh GV lấy bài tập từ rất nhiều nguồn Tuy nhiên, rất ít GV tập trung xây dựng một HTBT làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 5 Đa số GV thường sử dụng các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên hoặc các bài tập nâng cao tham khảo trên internet để giảng dạy cho các em 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Sách giáo khoa Sách giáo viên Tự thầy cô thiết kế Sách bài tập nâng cao Tham khảo trên internet 100% 100% 0% 100% 100% 66,67% 0% 0% 33,33% 0% 0% Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 23 * Th ờ i đ i ể m s ử d ụ ng các bài t ậ p ngoài sách giáo khoa Bảng 1 7: Thời điểm sử dụng các bài tập ngoài sách giáo khoa Thời điểm sử dụng bài tập Lựa chọn Tỉ lệ Đầu tiết học 1/6 16,67% Cuối tiết học 2/6 33,33% Tiết ôn luyện buổi chiều 3/6 50% Từ số liệu điều tra, chúng tôi có biểu đồ: Biểu đồ 1 4: Thời điểm sử dụng các bài tập ngoài sách giáo khoa Qua biểu đồ, ta thấy có 1 GV (chiếm 16,67% ) sử dụng các bài tập ngoài sách giáo khoa vào đầu tiết học, 2 GV (chiếm 33,33%) sử dụng các bài tập ngoài sách giáo khoa vào cuối tiết học và 3 GV (chiếm 50%) sử dụng các bài tập ngoài sách giáo khoa vào tiết ôn luyện buổi chiều Như vậy, ngoài việc đưa bài tập ngoài sách giáo khoa vào đầu tiết học và cuối tiết học thì chủ yếu là GV đưa bài tập ngoài sách giáo khoa vào tiết ôn luyện buổi chiều cho học sinh làm bài 16,67% 33,33% 50% Đầu tiết Cuối tiết Tiết ôn luyện buổi chiều 24 * Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học LGVT cho học sinh lớp 5 - Về phía giáo viên: Bản thân giáo viên nhận thấy việc xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh là rất cần thiết, nhưng giáo viên chưa đầu tư cho việc thiết kế bài tập Các bài tập giáo viên đưa ra phần lớn dựa vào sách giáo khoa, sách giáo viên và tham khảo trên internet Điều kiện giảng dạy của GV có nhiều khó khăn Ngoài sách giáo khoa và sách giáo viên, các tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy học còn hạn chế Đồ dùng dạy học (tranh ảnh, vật thật và các đồ dùng dạy học khác dùng để dạy về nghĩa của từ) rất ít ỏi - Về phía học sinh: Học sinh ít có hứng thú khi học phân môn này, các em chưa có ý thức tự học Do vốn từ của học sinh còn ít, học sinh chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa tập trung vào tiết học và các giờ ôn luyện buổi chiều Ngoài ra, hệ thống bài tập trong sách thì hạn chế, không có nhiều tài liệu về các dạng bài tập mở rộng vốn từ, bên cạnh đó GV không có nhiều thời gian giải nghĩa từ cho học sinh nên chưa tạo điều kiện cho HS phát triển và mở rộng vốn từ Tiểu kết chương 1 Chúng tôi đã làm rõ các khái niệm có liên quan, tìm hiểu đặc điểm, vị trí, tính chất của phân môn Luyện từ và câu, tìm hiểu các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu, các phương pháp dạy học Luyện từ và câu, ngoài ra còn tìm hiểu đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh lớp 5 Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng về tình hình dạy học phân môn Luyện từ và câu học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hùng Vương - TP Tam Kỳ Điều này giúp chúng tôi nắm được tình hình thực tế về thực trạng vốn từ của học sinh cũng như tìm hiểu để nắm các nguyên nhân từ phía giáo viên và học sinh về việc sử dụng HTBT LGVT Đó là cơ sở đúng đắn giúp cho việc xây dựng hệ thống bài tập phù hợp 25 Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 5 2 1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh 2 1 1 Đả m b ả o tính khoa h ọ c Hệ thống bài tập phải có tính khoa học Câu lệnh, đáp án của bài tập phải ngắn gọn, rõ ràng, không mập mờ, dẫn đến rắc rối cho học sinh trong các bài tập với nhau và trong cùng bài tập Ngữ liệu được sử dụng trong các bài tập phải cụ thể, không sử dụng vốn từ mà học sinh chưa có Tránh trường hợp câu lệnh và ngữ liệu bài tập đưa ra không phù hợp với nhau Lệnh của bài tập không nên quá dài vì khả năng chú ý của học sinh tiểu học còn hạn chế, nếu lệnh quá dài học sinh không nhớ hết yêu cầu dẫn đến làm thiếu hoặc làm sai Bên cạnh đó, nội dung bài tập đảm bảo khoa học về từ vựng và ngữ pháp 2 1 2 Đả m b ả o tính h ệ th ố ng Hiểu theo nghĩa chung, hệ thống là chỉnh thể các yếu tố có liên quan đến nhau, tác động, quy định lẫn nhau Tính hệ thống - đó là điều kiện để dạy học có hiệu quả Tính hệ thống còn được thể hiện trong việc trình bày các tài liệu học tập Tính hệ thống của bài tập mở rộng vốn từ thể hiện ở mối liên hệ giữa các bài tập cả về hình thức lẫn nội dung Về mặt hình thức, hệ thống bài tập được chia theo nhóm, các dạng, các kiểu… Về nội dung, nội dung ở các bài tập có sự kế thừa và phát triển Bài tập được xây dựng và sắp xếp theo phân bố nội dung chương trình dạy học 2 1 3 Đả m b ả o tính v ừ a s ứ c Tính vừa sức ở đây được thể hiện cụ thể ở việc hệ thống bài tập đưa ra phải phù hợp với hiểu biết về tri thức cũng như trình độ, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh Nếu bài tập quá dễ khiến học sinh không hứng thú, không phát huy được tính sáng tạo của bài tập và sẽ không phát huy được tính sáng tạo của các em và nếu bài 26 tập quá khó các em sẽ không đủ sức để giải quyết yêu cầu của bài tập Đồng thời, nội dung đưa vào bài tập phải phù hợp với lứa tuổi học sinh Để có thể ứng dụng vào thực tế dạy học, hệ thống bài tập không thể không dựa vào nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy sáng tạo của học sinh 2 1 4 Đả m b ả o tính th ự c ti ễ n Xây dựng HTBT phải dựa trên thực tiễn dạy học để nắm rõ vốn từ ngữ của học sinh, từ đó làm cơ sở để xây dựng nên các bài tập phù hợp góp phần mở rộng vốn từ cho học sinh Bên cạnh đó, những ngữ liệu, nội dung đưa ra trong bài tập phải là những gì học sinh được học hoặc gần gũi với các em để đảm bảo học sinh có thể hiểu và làm được 2 2 Xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh Hệ thống bài tập làm giàu vốn từ, chúng tôi xây dựng có thể khái quát bằng sơ đồ sau: HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM GIÀU VỐN TỪ 2 2 1 2 2 2 2 2 1 1 2 2 1 2 2 2 1 3 2 2 1 4 2 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 3 Giải thích chữ số trong sơ đồ: 2 2 1 Nhóm bài tập phân loại từ 2 2 2 Nhóm bài tập tích cực hóa vốn từ (dạy sử dụng từ) 2 2 1 1 Bài tập phân loại từ theo nghĩa 2 2 1 2 Bài tập phân loại từ theo lớp từ vựng 2 2 1 3 Bài tập phân loại từ theo cấu tạo 2 2 1 4 Bài tập phân loại từ theo từ loại 2 2 2 1 Bài tập điền từ, thay thế từ 2 2 2 2 Bài tập về đặt câu, viết đoạn văn với từ cho sẵn 2 2 2 3 Bài tập chữa lỗi dùng từ 27 Như vậy, hệ thống bài tập trong khóa luận được chia làm 2 nhóm, bao gồm 7 dạng bài tập nhỏ Để phát triển vốn từ cho học sinh, chúng tôi đã cố gắng xây dựng một HTBT gồm nhiều nhóm, nhiều kiểu loại theo từng dạng khác nhau HTBT này vừa giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhận diện từ, giải nghĩa từ, tăng thêm vốn từ, đồng thời giúp em rèn luyện kỹ năng sử dụng từ Tuy nhiên, do dung lượng của đề tài, trong mỗi dạng bài tập chúng tôi chỉ xây dựng một số bài tập tiêu biểu 2 2 1 Nhóm bài t ậ p phân lo ạ i t ừ 2 2 1 1 Bài t ậ p phân lo ạ i t ừ theo ngh ĩ a Bài 1: Em hiểu các thành ngữ dưới đây nói gì? a/ B ố n bi ể n m ộ t nhà b/ K ề vai sát cánh c/ Chung l ư ng đấ u s ứ c Bài 2: Trong cụm từ “gi ữ gìn tr ậ t t ự an ninh” , em hiểu từ “tr ậ t t ự ” có nghĩa là gì? Bài 3: “truy ề n” trong cụm từ “k ẻ thù truy ề n ki ế p” có nghĩa là gì? Em hãy đánh dấu X vào ý kiến em tán thành □ Trao lại cho người khác (thuộc thế hệ sau) □ Lan rộng hoặc làm lan

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON - - CAO THỊ THANH TUYỀN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng năm 2017 LỜI CẢM ƠN Để hồn thành khóa luận, tơi nhận nhiều quan tâm giúp đỡ học hỏi nhiều kinh nghiệm từ thầy cô giáo trường Đại học Quảng Nam, thầy cô trường Tiểu học Hùng Vương bạn sinh viên khóa Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng biết ơn chân thành tới cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Diệp giảng viên khoa Tiểu học - Mầm non Cô người hướng dẫn, giúp đỡ thời gian vừa qua để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn giúp đỡ thầy cô giáo khoa Tiểu học - Mầm non dạy dỗ, giúp đỡ tạo điều kiện cho tơi q trình học tập hồn thành khóa luận tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn giúp đỡ Ban giám hiệu, thầy cô giáo em học sinh trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ tạo điều kiện để tiến hành điều tra, khảo sát thực nghiệm Cuối xin thành cảm ơn bạn bè, gia đình, người thân ln ủng hộ tơi suốt thời gian qua Mặc dù cố gắng nỗ lực với khả có hạn thân, chắn đề tài cịn nhiều thiếu sót cần bổ sung, chỉnh sửa Vì vậy, tơi mong nhận lời nhận xét, góp ý q thầy bạn để khóa luận hồn thiện Tôi xin chân thành cảm ơn! Tam Kỳ, tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực Cao Thị Thanh Tuyền DANH MỤC VIẾT TẮT STT Kí hiệu chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ Bài tập BT Đối chứng ĐC Giáo viên Học sinh GV Hệ thống tập Làm giàu vốn từ HS Luyện từ câu Mở rộng vốn từ HTBT Sách giáo khoa Sách giáo viên LGVT Thực nghiệm LTVC MRVT SGK 10 SGV 11 TN DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG BIỂU TRANG Bảng 1.1 Nội dung dạy Luyện từ câu chương 15 trình lớp Bảng 1.2 Phương pháp, hình thức GV sử dụng dạy 17 học MRVT cho HS Bảng 1.3 Những khó khăn chủ yếu dạy nội dung 18 LGVT cho học sinh Bảng 1.4 Mức độ cần thiết phải xây dựng HTBT 19 LGVT cho HS lớp 5 Bảng 1.5 Đánh giá hệ thống tập SGK 20 Bảng 1.6 Nguồn tập GV sử dụng dạy học 21 LTVC Bảng 1.7 Thời điểm sử dụng tập sách 23 giáo khoa Bảng 3.1 Kết kiểm tra đầu vào lớp TN 63 ĐC Bảng 3.2 Kết kiểm tra đầu lớp TN ĐC 64 10 Bảng 3.3 Kết kiểm tra đầu vào đầu lớp 65 thực nghiệm đối chứng DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ TRANG 19 Biểu đồ 1.1 Mức độ cần thiết phải xây dựng HTBT 20 LGVT cho HS lớp 22 24 Biểu đồ 1.2 Đánh giá hệ thống tập SGK 64 65 Biểu đồ 1.3 Nguồn tập đươc sử dụng dạy học 66 LTVC Biểu đồ 1.4 Thời điểm sử dụng tập sách giáo khoa Biểu đồ 3.1 Biểu đồ so sánh kết kiểm tra đầu vào lớp TN ĐC Biểu đồ 3.2 Biểu đồ so sánh kết kiểm tra đầu lớp TN ĐC Biểu đồ 3.3 Biểu đồ so sánh kết học tập lớp TN ĐC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng khách thể nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đóng góp đề tài Giới hạn phạm vi nghiên cứu Cấu trúc tổng quan đề tài NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.1.2 Vị trí, mục tiêu nhiệm vụ phân mơn Luyện từ câu 1.1.1.1.Vị trí 1.1.3 Nguyên tắc dạy học Luyện từ câu 1.1.4 Một số phương pháp chung dạy học Luyện từ câu 13 1.1.5 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 14 1.2 Cơ sở thực tiễn 15 1.2.1 Nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn Luyện từ câu lớp 15 1.2.2 Thực trạng việc xây dựng hệ thống tập làm giàu vốn từ cho học sinh 16 Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 25 2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống tập làm giàu vốn từ cho học sinh 25 2.1.1 Đảm bảo tính khoa học 25 2.1.2 Đảm bảo tính hệ thống 25 2.1.3 Đảm bảo tính vừa sức 25 2.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn 26 2.2 Xây dựng hệ thống tập làm giàu vốn từ cho học sinh 26 2.2.1 Nhóm tập phân loại từ 27 2.2.2 Nhóm tập tích cực hóa vốn từ (sử dụng từ) 39 2.3 Hướng dẫn sử dụng hệ thống tập 44 2.3.1 Gợi ý sử dụng hệ thống tập 45 2.3.2 Đáp án hệ thống tập 46 Chương 3: THỰC NGHIỆM 60 3.1 Mô tả thực nghiệm 60 3.1.1 Mục đích thực nghiệm 60 3.1.2 Đối tượng địa điểm thực nghiệm 60 3.1.3 Thời gian thực nghiệm 60 3.1.4 Phương pháp thực nghiệm 60 3.1.5 Chuẩn bị thực nghiệm 61 3.1.6 Nội dung thực nghiệm 61 3.2 Tổ chức thực nghiệm 62 3.3 Kết thực nghiệm 63 3.3.1 Các tiêu chí đánh giá kết thực nghiệm 63 3.3.2 Kết đánh giá 63 3.4 Kết luận kết thực nghiệm 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 Kết luận 68 Kiến nghị 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Tiểu học cấp học đặt sở ban đầu cho việc hình thành phát triển nhân cách người, đặt tảng cho giáo dục phổ thông cấp học Trong môn học bậc tiểu học, Tiếng Việt mơn học có vai trị quan trọng Mơn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành phát triển cho học sinh kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để sử dụng học tập đời sống Bên cạnh đó, mơn Tiếng Việt cịn cung cấp cho học sinh kiến thức sơ giản tiếng Việt hiểu biết xã hội, tự nhiên, người, văn hóa, văn học Việt Nam, từ bồi dưỡng tình u tiếng Việt hình thành thói quen giữ gìn sáng giàu đẹp tiếng Việt Đây môn học vừa trang bị cho học sinh công cụ ngôn ngữ, vừa trang bị cho học sinh kiến thức tiếng Việt, kĩ sử dụng tiếng Việt, công cụ giúp học sinh học môn học khác Môn Tiếng Việt tiểu học gồm bảy phân mơn Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ câu, Tập làm văn, Kể chuyện Trong đó, phân mơn Luyện từ câu phân mơn giúp học sinh mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, phát triển ngôn ngữ Việc làm giàu vốn từ cho học sinh quan trọng; việc dạy cho học sinh biết đọc, biết viết cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ làm giàu vốn từ để học sinh có vốn từ ngày phong phú Khơng có vốn từ đầy đủ nắm ngôn ngữ phương tiện giao tiếp Việc học “Từ” tiểu học tạo cho học sinh lực từ ngữ, giúp học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập cấp học phát triển toàn diện Vốn từ học sinh giàu khả lựa chọn từ lớn, xác, trình bày tư tưởng, tình cảm rõ ràng, sâu sắc nhiêu Vì số lượng từ, tính đa dạng, tính động từ xem điều kiện quan trọng hàng đầu để phát triển ngôn ngữ Mặt khác, lứa tuổi học sinh tiểu học lứa tuổi “Học ăn, học nói”, em cần hình thành vốn từ đạt chuẩn để học tập thực trình giao tiếp cách tốt Ngoài nhiệm vụ giúp học sinh làm giàu vốn từ ngữ, giáo viên cịn có nhiệm vụ giúp em trau dồi vốn từ, qua rèn luyện cho em lực tư duy, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh Thông qua Luyện từ câu, giáo viên giúp học sinh làm giàu vốn từ hình thành cho em từ mới; mặt khác giúp em nắm bắt hay, đẹp việc sử dụng từ Tuy nhiên, phải thừa nhận thực tế việc dạy Luyện từ câu nói chung dạy học làm giàu vốn từ cho học sinh nhiều hạn chế chưa đạt kết mong muốn Nguyên nhân phần lực tư học sinh hạn chế, vốn từ nghèo nàn, kĩ sử dụng ngơn ngữ cịn chưa cao, việc tìm hiểu sử dụng từ cịn lúng túng, gặp nhiều khó khăn cần phải bổ sung phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập giao tiếp Bên cạnh đó, việc hiểu nghĩa từ chưa cặn kẽ dẫn đến tình trạng học sinh khơng vận dụng linh hoạt vốn từ nói viết, có nhiều em đưa từ khơng thích hợp vào văn phát biểu lớp Chính mà việc dạy vốn từ cho học sinh có vị trí, tầm quan trọng lớn Nó góp phần rèn luyện cho học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho em giao tiếp sống ngày môn học khác, cung cấp cho em hệ thống kiến thức kĩ mở rộng vốn từ, tạo điều kiện cho học sinh lựa chon sử dụng cách xác Xuất phát từ lí với mong muốn phần giúp cho học sinh mở rộng vốn từ ngữ nên lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống tập làm giàu vốn từ cho học sinh dạy học Luyện từ câu lớp 5” để nghiên cứu thực Mục đích nghiên cứu Thơng qua việc nghiên cứu sở lí luận thực tiễn tình hình dạy học Luyện từ câu cho học sinh lớp 5, xây dựng hệ thống tập làm giàu vốn từ cho học sinh Đối tượng khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Hệ thống tập làm giàu vốn từ cho học sinh 3.2 Khách thể nghiên cứu - Quá trình dạy học Luyện từ câu - Học sinh lớp Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu sở lý luận việc dạy học Luyện từ câu lớp - Khảo sát thực trạng việc dạy học phân môn Luyện từ câu trường Tiểu học Tìm hiểu nội dung, chương trình phân mơn Luyện từ câu sách Tiếng việt lớp - Xây dựng hệ thống tập phong phú, đa dạng nhằm làm giàu vốn từ cho học sinh - Tổ chức thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi đề tài Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu, sách báo liên quan để tìm hiểu sở lý luận cho việc nghiên cứu 5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: quan sát số tiết dạy học Luyện từ câu trường Tiểu học - Phương pháp điều tra, khảo sát: điều tra, khảo sát thực trạng dạy học làm giàu vốn từ trường Tiểu học thông qua phiếu điều tra - Phương pháp đàm thoại: trực tiếp trò chuyện, trao đổi với giáo viên, học sinh số vấn đề liên quan đến việc dạy học làm giàu vốn từ cho học sinh - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: trao đổi ý kiến với thầy để có định hướng đắn q trình nghiên cứu, góp phần hồn thiện nội dung nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê xử lý số liệu, kết điều tra - Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm để đánh giá hiệu việc sử dụng hệ thống tập làm giàu vốn từ phân môn LTVC thực tế dạy học

Ngày đăng: 27/02/2024, 11:12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan