NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA - Full 10 điểm

13 0 0
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA - Full 10 điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

90 Thông báo khoa hoc LÊ THỊ LIÊN (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM trong các chương trình giáo dục tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Mở đầu Những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống bảo tàng trên thế giới đã ngày càng góp phần khẳng định bảo tàng là thiết chế văn hóa quan trọng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Bởi “Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận, hoạt động thường xuyên, mở cửa đón công chúng đến xem, phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội Bảo tàng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, thông tin và trưng bày các bằng chứng vật thể và phi vật thể về con người và môi trường của con người với mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức” (Edson G , Dean D 2001: 35) Với mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu thưởng thức của công chúng, các bảo tàng cần đổi mới trên mọi lĩnh vực từ nghiên cứu, sưu tầm đến trưng bày, bảo quản, truyền thông đặc biệt là đổi mới các chương trình giáo dục và hoạt động tương tác, trải nghiệm phục vụ khách tham quan Hiện nay, khái niệm hoạt động tương tác, trải nghiệm đang ngày càng trở thành “key word” quan trọng trong chương trình giáo dục ở các bảo tàng trong nước và trên thế giới Vậy hoạt động trải nghiệm là gì? Trải nghiệm tại nhà trường và tại bảo tàng khác nhau như thế nào là vấn đề được nhiều học giả trong nước và quốc Hình 1 Đông đảo học sinh tham gia trải nghiệm tại Phòng Khám phá, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Ảnh: Lê Thị Liên) 91 Museum Bulletin tế quan tâm, nghiên cứu Dưới góc độ Giáo dục học “Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của các nhà giáo dục, học sinh được trực tiếp thực hiện các tương tác, trải nghiệm dưới nhiều hình thức khác nhau (tùy thuộc vào nội dung/chủ đề, cơ sở vật chất và phương pháp thể hiện) của cơ sở giáo dục Qua đó, các em học sinh được nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, kỹ năng và các tri thức lịch sử, văn hóa, xã hội ; tích lũy thêm kinh nghiệm, tri thức và phát huy tiềm năng sáng tạo riêng của mỗi cá nhân” (Bộ Giáo dục và Đào tạo 2016: 24) Dưới góc độ Bảo tàng học hiện đại , hoạt động trải nghiệm trong các chương trình giáo dục không chỉ trở thành một xu thế được nhiều bảo tàng hướng tới mà còn là “sự tham gia chủ động, tích cực, sáng tạo của công chúng vào các hoạt động, trò chơi mà bảo tàng tổ chức” (Ambrose T , Paine C 2000: 88) Trong đó, chú trọng đến mục tiêu khuyến khích, hướng dẫn cách học, cách tự học và hỗ trợ công chúng trực tiếp tham gia hoạt động trải nghiệm Qua đó, “bản thân mỗi người (hoặc nhóm người) tham gia trải nghiệm có cơ hội làm phong phú, đa dạng hơn đời sống tinh thần của họ và có điều kiện để kết nối, hợp tác với những cá nhân (nhóm người) khác cùng giải quyết các vấn đề xuất phát từ nhu cầu của họ” (Ambrose T , Paine C 2000: 90) Cùng với trưng bày, giáo dục vừa là chức năng chính, vừa là kênh kết nối hiệu quả nhất đưa nội dung trưng bày bảo tàng tới đông đảo các đối tượng công chúng khác nhau và phát huy giá trị của trưng bày bảo tàng và các khâu công tác nghiệp vụ khác Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục, trong những năm qua, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (BTLSQG) thường xuyên đa dạng hóa các chương trình giáo dục (các chương trình Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” “Giờ học lịch sử” dành cho học sinh các nhóm gia đình và nhà trường ) (Nguyễn Thị Thu Hoan 2016: 132 - 133) Trong đó, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức các hoạt động trải nghiệm trong chương trình Câu lạc bộ “ Em yêu lịch sử ” và “ Giờ học lịch sử ” và đạt được những kết quả đáng khích lệ BTLSQG trở thành một trong những địa chỉ tin cậy, thân thuộc, gắn bó với những người yêu lịch sử, trong đó, đối tượng tham gia chiếm số lượng đông đảo nhất phải kể tới là thế hệ trẻ học đường như: học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, sinh viên, học viên Hình 2 (a, b, c) Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - Địa chỉ quen thuộc của thế hệ trẻ (Ảnh: Lê Thị Liên) a b c 92 Thông báo khoa hoc 1 Một số yếu tố quan trọng khi tiến hành xây dựng hoạt động trải nghiệm Câu lạc bộ “Em yêu Lịch sử” là một hình thức sinh hoạt câu lạc bộ thu hút thế hệ trẻ đến với BTLSQG tham gia các hoạt động “vừa học vừa chơi” để chuyển tải những tri thức và cảm xúc lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, bổ sung kiến thức lịch sử cho các em học sinh Ngoài phần tham quan trưng bày theo chủ đề, trao đổi, thảo luận, tương tác trực tiếp với học sinh theo hình thức hỏi - đáp; làm phiếu thu hoạch thì một phần không thể thiếu trong các chương trình giáo dục này là các hoạt động giáo dục trải nghiệm Đây cũng là hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất và thu hút nhất đối với các em học sinh Từ thực tiễn hoạt động giáo dục tại BTLSQG, việc xây dựng hoạt động trải nghiệm được dựa trên một số yếu tố: - Hoạt động trải nghiệm cần được diễn ra có chủ đích, có kế hoạch, có hệ thống, mang tính giáo dục cao và là yếu tố không thể thiếu trong chương trình giáo dục - Học sinh sẽ đóng vai trò là chủ thể, là người trực tiếp tham gia trải nghiệm dưới nhiều hình thức khác nhau; cán bộ giáo dục là người định hướng, tổ chức và hướng dẫn thực hiện - Hoạt động trải nghiệm bám sát nội dung/ chủ đề chương trình giáo dục và nội dung trưng bày bảo tàng; chứa đựng nội dung, ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với khả năng trải nghiệm của từng đối tượng công chúng Như vậy có thể thấy, hoạt động trải nghiệm là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả và sức hấp dẫn của các chương trình giáo dục bảo tàng Một bảo tàng muốn thu hút công chúng thì cần thường xuyên đổi mới và đa dạng hoạt động giáo dục, trải nghiệm 2 Các bước nghiên cứu, xây dựng hoạt động trải nghiệm Trên cơ sở thực tiễn thường xuyên tổ chức các chương trình giáo dục cho học sinh phổ thông kết hợp kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá công chúng hàng năm, BTLSQG đã xây dựng được quy trình cơ bản để tiến hành nghiên cứu, xây dựng hoạt động trải nghiệm, sau đó áp dụng quy trình này vào các chương trình giáo dục tại Bảo tàng và đạt được những kết quả nhất định, ngày càng đưa BTLSQG đến gần hơn với thế hệ trẻ học đường 2 1 Thiết kế chủ đề và nghiên cứu xây dựng hoạt động trải nghiệm Chủ đề chương trình là yếu tố quan trọng nhất để nghiên cứu xây dựng hoạt động trải nghiệm, theo đó, chủ đề nào sẽ quy định hoạt động trải nghiệm đó (Nguyễn Quốc Vương, Lê Xuân Quang 2017: 16) Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng chủ đề, hoạt động trải nghiệm đòi hỏi cán bộ giáo dục phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và trí tuệ Đặc biệt là cần có sự am hiểu tâm sinh lý, lứa tuổi và kết hợp hài hòa giữa tri thức và kỹ năng, tạo nên những hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa và hấp dẫn công chúng Để lựa chọn được chủ đề, hoạt động phù hợp cần: - Xác định chủ đề chương trình giáo dục, trải nghiệm không chỉ phù hợp nội dung trưng bày, chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng, phù hợp trình độ nhận thức, tâm lí lứa tuổi, chứa đựng ý nghĩa lịch sử, xã hội sâu sắc, mà còn đảm bảo tính chủ động, sáng tạo của chủ thể tham gia trải nghiệm và tính an toàn trong quá trình triển khai, thực hiện và tạo mối quan hệ gắn kết hiệu quả giữa học sinh, giáo viên và cán bộ giáo dục bảo tàng - Nghiên cứu, xây dựng hoạt động trải nghiệm từ lí thuyết đến thực tiễn: + Tìm hiểu, thu thập thông tin liên quan đến nội dung lịch sử, sự kiện, nhân vật chủ đề chương trình, lên ý tưởng hoạt động trải nghiệm + Lập danh mục các hoạt động trải nghiệm; phân tích, lựa chọn phương án trải nghiệm phù hợp + Đặt tên hoạt động trải nghiệm và xây dựng kịch bản: dẫn dắt ý nghĩa hoạt động chơi, nội quy, cách chơi, luật chơi thật rõ ràng, chi tiết, cụ thể + Xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia, đồng 93 Museum Bulletin nghiệp để điều chỉnh nội dung, kịch bản, tên gọi hoạt động sao cho phù hợp, ngắn gọn, súc tích và hấp dẫn nhất + Thiết kế kỹ thuật chuẩn bị cơ sở vật chất, đạo cụ cho hoạt động trải nghiệm: đây là khâu quan trọng để chuyển từ ý tưởng thành hoạt động thực tiễn + Thử nghiệm hoạt động để điều chỉnh, đảm bảo sự phù hợp, hiệu quả, khả thi + Đặc biệt, cần chú trọng xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức trải nghiệm cho phù hợp với thể chất, tâm lí của học sinh và cơ sở vật chất, không gian tổ chức tại bảo tàng 2 2 Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm Trong các bước thực hiện chương trình giáo dục tại BTLSQG thường gồm 2 phần chính: 1 Tham quan bảo tàng, tập trung vào nội dung chủ đề của buổi học 2 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trí tuệ và thể chất: Các hoạt động trải nghiệm này được gắn với từng nội dung chủ đề (theo phương pháp học mà chơi, chơi mà học - learning by playing) và có thể thay đổi cho phù hợp với từng nội dung chương trình, từng lứa tuổi học sinh sau khi thống nhất chương trình giữa bảo tàng với nhà trường; bảo tàng với nhóm gia đình, phụ huynh (Nguyễn Thị Kim Thành 2014: 135 - 136) Trong khoảng 120 - 150 phút thời lượng một chương trình giáo dục, hoạt động trải nghiệm sẽ chiếm khoảng 45 - 60 phút (30 - 40% thời lượng chương trình) và là hoạt động được các em học sinh thích thú và hào hứng nhất Việc phân bổ thời gian của các hoạt động được dựa trên tâm lí, lứa tuổi và sở thích của học sinh Với đối tượng học sinh khối Tiểu học và Trung học cơ sở, các em thích các hoạt động trải nghiệm, khám phá, sáng tạo, chính vì vậy cán bộ giáo dục cần tổ chức các hoạt động, trò chơi linh hoạt, để các em được vận động, giao lưu, tương tác giữa các đội nhóm, qua đó thể hiện sự hiểu biết, tri thức và các kỹ năng cần thiết của mình trong quá trình trải nghiệm Kể từ khi thành lập (năm 2007) đến nay, chương trình Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” và “Giờ học lịch sử” tại BTLSQG đã ngày càng đáp ứng tốt những nhu cầu từ phía học sinh, giáo viên và nhà trường, góp phần bổ trợ kiến thức lịch sử và tạo sân chơi trải nghiệm lịch sử bổ ích, lí thú cho các em học sinh Nội dung, chủ đề các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ “Em yêu Lịch sử” thường gắn với các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử, lịch sử địa phương, tìm hiểu giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa Đến với Câu lạc bộ “Em yêu Lịch sử” các em được tham quan hệ thống trưng bày của Bảo tàng, tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng như: “Lật mảnh ghép, tìm di sản”, “Dấu chân Cách mạng”, “Hóa thân thành người tiền sử”, “ V ận chuyển lương thực vào trận địa”… Ngoài ra các em còn được giao lưu với các nhân chứng lịch sử, được trải nghiệm làm MC, thuyết trình, hùng biện về nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử… Trên cơ sở nghiên cứu nội dung sách giáo Hình 3 Cán bộ Bảo tàng Lịch sử quốc gia xin ý kiến tư vấn chuyên môn của PGS TS Nguyễn Khắc Sử về các hoạt động trải nghiệm thời kỳ Tiền sử, ngày 3/3/2021 (Ảnh: Lê Thị Liên) 94 Thông báo khoa hoc khoa lịch sử các khối lớp và nội dung trưng bày của bảo tàng, đặc biệt là các sưu tập hiện vật gốc, BTLSQG đã xây dựng được một hệ thống ngân hàng dữ liệu các chủ đề chương trình giáo dục và các hoạt động trải nghiệm theo tiến trình lịch sử và chuyên đề chuyên sâu Các nội dung, hoạt động trải nghiệm này đã được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động giáo dục tại BTLSQG trong nhiều năm qua và nhận được những hiệu ứng tích cực từ phía học sinh, giáo viên và nhà trường Tiêu biểu như: - Chủ đề “Việt Nam thời kỳ tiền sử” với trải nghiệm “Hóa thân thành người tiền sử” - Chủ đề “Về miền Hồng Bàng” với trải nghiệm “Xây thành Cổ Loa” - Chủ đề “Hào khí Đông A - Tinh thần dân tộc” với trải nghiệm “Hố bẫy ngựa” - Chủ đề “Âm vang Điện Biên” với trải nghiệm “Vận chuyển lương thực vào trận địa” Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu và sự trở lại nhiều lần, nhiều năm của các em học sinh, BTLSQG luôn chủ động đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa chủ đề chương trình giáo dục và hoạt động trải nghiệm Bởi trên thực tế, có những trường học đã gắn bó thường niên với chương trình giáo dục BTLSQG như: trường THCS Thanh Quan, THCS Lê Ngọc Hân, THCS Hoàn Kiếm (9 - 10 năm); Tiểu học Vinschool (5 - 6 năm) thì yêu cầu về “tính mới” của các chủ đề và hoạt động trải nghiệm lại càng được chú trọng hơn Năm 2020 - 2021, dưới sự tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều bảo tàng di tích trong nước và thế giới gặp không ít khó khăn, nhưng sau khi đợt dịch Covid-19 tạm thời được kiểm soát, BTLSQG lại liên tiếp đón tiếp, tổ chức các chương trình giáo dục phục vụ các em học sinh Theo thống kê, từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2021, BTLSQG đã tổ chức được 249 chương trình giáo dục, trong đó có 105 chương trình Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” (nhóm nhà trường) và 144 chương trình “Giờ học lịch sử” (nhóm gia đình) Trong đó, một số hoạt động trải nghiệm được tổ chức thực hiện nhiều lần, với nhiều đối tượng khác Hình 4 Học sinh trường THCS Hoàn Kiếm với hoạt động trải nghiệm “Dấu chân Cách Mạng” (Ảnh: Lê Thị Liên) Hình 6 Trải nghiệm Xây thành Cổ Loa và hoạt động “Hùng biện lịch sử” (Ảnh: Lê Thị Liên) Hình 5 Bảng danh mục một số chủ đề, hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Ảnh: Lê Thị Liên) 95 Museum Bulletin nhau (học sinh tiểu học, trung học cơ sở, khách du lịch) và nhận được những hiệu ứng tích cực cả về tính hấp dẫn và hiệu quả của trải nghiệm như: hoạt động “Hóa thân thành người tiền sử”; “Chiến thuật hố bẫy ngựa” và “ V ận chuyển lương thực vào trận địa” 3 Nghiên cứu, xây dựng một số hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 3 1 Nghiên cứu, xây dựng hoạt động “Hóa thân thành người tiền sử” Thời kỳ tiền sử là thời kỳ hình thành và phát triển của các cư dân tiền sử giai đoạn đồ Đá cũ và đồ Đá mới Nhằm giúp các em học sinh hi ể u rõ hơn, cảm nhận chân thực hơn v ề đời s ố ng vật chất và tinh thần của cư dân nguyên thủy thời kỳ tiền sử, BTLSQG nghiên cứu, xây dựng và tổ chức ho ạ t đ ộ ng tr ả i nghi ệ m “ H ó a thân th à nh ngư ờ i ti ề n sử ̉” Tham gia hoạt động này, học sinh được tự chuẩn bị nguyên liệu thân thiện với môi trường (lá cây, dây lạt, mặt nạ…) và trình diễn thời trang thời tiền sử Trong phần tham quan trưng bày, các em đã được cung cấp, giới thiệu những nội dung về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân tiền sử qua các hiện vật bảo tàng Với sự sáng tạo và hiểu biết của mình, các em cùng nhau tạo ra những bộ trang phục thời tiền sử độc đáo, ấn tượng bám sát chủ đề “Việt Nam thời kỳ tiền sử” Hoạt động này không chỉ giúp hi ể u các em hiểu rõ hơn, cảm nhận chân thực hơn v ề đời s ố ng vật chất và tinh thần của cư dân nguyên thủy cách ngày nay hàng trăm ngàn năm mà còn tạo cơ hội cho các em được tự do trải nghiệm, sáng tạo theo cách riêng của mình 3 2 Nghiên cứu, xây dựng hoạt động trải nghiệm “Chiến thuật hố bẫy ngựa” Trên cơ sở nghiên cứu nội dung lịch sử và vai trò của việc sử dụng các chiến thuật, chiến lược của ông cha ta trong kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thế kỷ 13, BTLSQG đã xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm “Chiến thuật hố bẫy ngựa” Tham gia hoạt động trải nghiệm, học sinh được hóa thân thành quân dân Đại Việt thời Trần để tạo dựng các “hố bẫy ngựa” sao cho đội bạn sa vào hố của mình nhiều nhất và không thể tiến quân vào thành Thăng Long Ngược lại, các em cũng được hóa thân thành binh lính Mông Cổ để làm sao vượt qua các hố bẫy ngựa mà đội bạn đã chuẩn bị Được tự mình đóng vai là những nhân vật lịch sử (cả phía ta và quân Mông Cổ) không chỉ giúp các em có cái nhìn đa chiều về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến, hiểu sâu sắc hơn về nội dung, giá trị lịch sử và ý nghĩa của sự kiện mà còn phát huy được tính chủ động, sáng tạo, khám phá năng lực và sở thích của bản thân các em khi tham gia trải nghiệm 3 3 Nghiên cứu, xây dựng hoạt động trải nghiệm “ Vận chuyển lương thực vào trận địa” Nhằm giúp các em học sinh có thể hình dung và hiểu hơn khó khăn, gian khổ của những người Hình 7 Các em học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm “Hóa thân thành người tiền sử” (Ảnh: Lê Thị Liên) 96 Thông báo khoa hoc dân công trong quá trình vận chuyển lương thực phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây gần 70 năm, BTLSQG nghiên cứu, xây dựng hoạt động trải nghiệm “Vận chuyển lương thực vào trận địa” Tham gia hoạt động này, các em học sinh được hóa thân thành các cô, chú dân công, sử dụng xe đạp thồ - một phương tiện vận chuyển hiệu quả nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ để vận chuyển những bao lương thực, vượt qua chướng ngại vật mang vào trận địa để phục vụ chiến dịch Đội nào vận chuyển được nhiều lương thực nhất, trong thời gian nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng Hoạt động này đã giúp các em hiểu sâu sắc hơn về tinh thần yêu nước, sự dũng cảm, tinh thần vượt khó khăn, gian khổ và sự linh hoạt, sáng tạo, trí tuệ của nhân dân ta trong hành trình vận chuyển lương thực vào trận địa 4 Một số vấn đề đặt ra Ngay từ khi ra đời (năm 2007), các chương trình giáo dục di sản tại BTLSQG luôn được nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh hưởng ứng, đánh giá cao Điều này được thể hiện cụ thể qua số liệu thống kê chi tiết từ năm 2012 đến nay với tổng sổ là 1 811 chương trình và 88 202 lượt học sinh tham gia (Phòng Giáo dục công chúng 2021) Đây thực sự là con số đáng ghi nhận trong hoạt động giáo dục của BTLSQG so với các bảo tàng, di tích khác trên phạm vi cả nước Đặc biệt, trên cơ sở kết quả, hiệu ứng đó, BTLSQG đã thử nghiệm, phối hợp và tổ chức chương trình Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” tại hơn 20 bảo tàng, di tích trên cả nước và được các bảo tàng, di tích, các giáo viên, học sinh ở địa phương đánh giá rất cao Các chương trình giáo dục tại BTLSQG luôn được chuẩn bị công phu, bài bản, lấy hiện vật làm chủ thể, đảm bảo yếu tố giáo dục tinh thần và thể chất, kết hợp với hoạt động trải nghiệm (mô phỏng, hiện thực hóa, sân khấu hóa sự kiện, nội dung lịch sử) Sự kết hợp này đã đem lại những bài học bổ ích, những trải nghiệm thú vị thực sự hấp dẫn, thu hút các học sinh khi đến Bảo tàng và thể hiện rõ nhất hiệu quả của phương pháp giáo dục “học mà chơi - chơi mà học” mà BTLSQG đã và đang thực hiện Cùng với các trải nghiệm hấp dẫn còn có sự đam mê tâm huyết của các cán bộ giáo dục đã thực sự tạo “sức hút” và “điểm nhấn” cho các chương trình giáo dục tại BTLSQG Trong thực tiễn tổ chức các chương trình giáo dục, BTLSQG đã tổ chức các chương trình giáo dục, trải nghiệm với hai phương thức cơ bản là: - Một chương trình tổ chức cho nhiều đối tượng (dành cho đối tượng đến tham gia chương trình 1 lần) - Một đối tượng học tập nhiều buổi nhiều chương trình (dành cho đối tượng tham gia chương trình nhiều lần) Mỗi phương thức đều có những khó khăn và hạn chế nhất định Tuy nhiên, khó khăn hơn là đối với việc xây dựng chương trình theo phương thức 2, đó là cùng một đối tượng học sinh nhưng các em sẽ đến bảo tàng nhiều buổi (thực tế có nhóm các em đã đến bảo tàng liên tiếp từ 10 đến 16 buổi và sẽ còn quay trở lại vào năm sau); có những em đến nhiều năm liên tiếp (lớp 4, 5, lớp 6,7,8 ) Vì vậy, để duy trì được sự thích thú, gây nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh, tránh Hình 8 Các em học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm “Vận chuyển lương thực vào trận địa” (Ảnh: Lê Thị Liên) 97 Museum Bulletin sự nhàm chán, trùng lặp trong các chương trình giáo dục, đòi hỏi BTLSQG phải thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức hoạt động tương tác trong mỗi chương trình Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị điện tử và việc ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động giáo dục ở nhà trường và một số bảo tàng cũng đã đặt ra không ít những thách thức cho hoạt động giáo dục tại BTLSQG Cùng với đó là những khó khăn về trình độ ngoại ngữ, trình độ kỹ thuật/ứng dụng công nghệ (tiếp cận với các phương pháp giáo dục hiện đại) và cơ sở vật chất, không gian tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm cũng đặt ra nhiều thách thức cho hoạt động giáo dục tại BTLSQG nói riêng và các bảo tàng, di tích nói chung Kết luận Như vậy, hoạt động trải nghiệm không chỉ là “thước đo” chất lượng chương trình mà nó còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công của mỗi bảo tàng trong hành trình “đến gần” với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ Bởi, học tập, trải nghiệm là một quá trình mà “nghe thì biết, nhìn thì nhớ, trải nghiệm thì thấu hiểu” (Nguyễn Thị Thu 2014: 25) và học tập ở bảo tàng không chỉ để biết, để đạt kết quả học tập tốt mà thông qua trải nghiệm hấp dẫn còn giúp cho các em thấu hiểu sâu sắc, tạo cảm xúc lịch sử (lòng ngưỡng mộ, sự tự hào, tự rút ra bài học, kinh nghiệm vận dụng vào cuộc sống, nâng cao ý thức giúp cho cuộc sống của bản thân mỗi cá nhân trở nên có ý nghĩa, giá trị hơn), từ đó góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc Như phần đầu bài viết đã đề cập, việc thu hút được nhiều công chúng đến với bảo tàng để tham quan, tìm hiểu, khám phá về nội dung trưng bày và tham gia các hoạt động tương tác, trải nghiệm là mục tiêu của mọi bảo tàng Làm thế nào để nghiên cứu, xây dựng, tổ chức các hoạt động trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn để công chúng có những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ, không chỉ đưa bảo tàng đến gần hơn với công chúng mà còn là cách thức hữu hiệu để bảo tàng làm tốt chức năng giáo dục, truyền thụ tri thức, từ đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị và tinh hoa văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc tới mọi đối tượng công chúng Tài liệu tham khảo Ambrose T , Paine C 2000 Cơ sở Bảo tàng học (bản dịch của Lê Thị Thúy Hoàn), Bảo tàng Cách mạng Việt Nam xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo 2015 Kỹ năng xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm , Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Edson G , Dean D 2001 Cẩm nang Bảo tàng , Bảo tàng Cách mạng Việt Nam xuất bản Nguyễn Thị Thu Hoan 2016 Hoạt động giáo dục của BTLSQG trong 5 năm đầu thành lập, Bảo tàng Lịch sử quốc gia - Khởi đầu một hành trình mới , tr 127 - 139 Phòng Giáo dục, Công chúng 2021 Bảng thống kê chương trình giáo dục Tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Thị Kim Thành 2014 Bảo tàng, Di tích - Nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học lịch sử cho học sinh phổ thông , Nxb Giáo dục Việt Nam Nguyễn Thị Thu 2014 Giáo viên Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tham luận Tọa đàm Giáo dục tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Quốc Vương, Lê Xuân Quang 2017 Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học , Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 98 Thông báo khoa hoc RESEARCH AND DEVELOPMENT OF THE EXPERIENTIAL ACTIVITY IN EDUCATIONAL PROGRAMS OF THE VNMH The museum is currently considered as a "bridge" to convey knowledge in all fields to the public Therefore, the public has become the target and motivation for museums to research and promote their professional activities The more innovative and diverse the museum’s contents, the more the public comes to the museum, especially the youth This article focuses on clarifying the importance of research and developing museum experiences with an interdisciplinary approach From theory to practice, experiential activities are explained by the author from the perspective of a person who directly researches, develops and organizes educational and experiential activities The author also analyzes a number of experiential activities in the programs of "I love history" and "History class" at the Vietnam National Museum of History and then asks some questions for innovating and diversifying experience activities for the public at the Vietnam National Museum of History in the coming time 99 Museum Bulletin 100 Thông báo khoa hoc 101 Museum Bulletin 102 Thông báo khoa hoc

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM chương trình giáo dục Bảo tàng Lịch sử Quốc gia LÊ THỊ LIÊN (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) Mở đầu Những năm gần đây, phát triển hệ thống bảo tàng giới ngày góp phần khẳng định bảo tàng thiết chế văn hóa quan trọng bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa quốc gia, dân tộc Bởi “Bảo tàng thiết chế phi lợi nhuận, hoạt động thường xun, mở cửa đón cơng chúng đến xem, phục vụ cho xã hội phát triển xã hội Bảo tàng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, thông tin trưng bày chứng vật thể phi vật thể người mơi trường người với mục đích nghiên cứu, giáo dục thưởng thức” (Edson G., Dean D 2001: 35) Với mục đích đáp ứng tốt nhu cầu thưởng thức công chúng, bảo tàng cần đổi lĩnh vực từ nghiên cứu, sưu tầm đến trưng bày, bảo quản, truyền thông đặc biệt đổi chương trình giáo dục hoạt động tương tác, 90 Thơng báo khoa hoc Hình Đông đảo học sinh tham gia trải nghiệm Phòng Khám phá, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Ảnh: Lê Thị Liên) trải nghiệm phục vụ khách tham quan Hiện nay, khái niệm hoạt động tương tác, trải nghiệm ngày trở thành “key word” quan trọng chương trình giáo dục bảo tàng nước giới Vậy hoạt động trải nghiệm gì? Trải nghiệm nhà trường bảo tàng khác vấn đề nhiều học giả nước quốc tế quan tâm, nghiên cứu Dưới góc độ Giáo dục học “Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo hoạt động giáo dục, đó, hướng dẫn tổ chức nhà giáo dục, học sinh trực tiếp thực tương tác, trải nghiệm nhiều hình thức khác (tùy thuộc vào nội dung/chủ đề, sở vật chất phương pháp thể hiện) sở giáo dục Qua đó, em học sinh nâng cao lực, phẩm chất đạo đức, kỹ tri thức lịch sử, văn hóa, xã hội ; tích lũy thêm kinh nghiệm, tri thức phát huy tiềm sáng tạo riêng cá nhân” (Bộ Giáo dục Đào tạo 2016: 24) Dưới góc độ Bảo tàng học đại, hoạt động trải nghiệm chương trình giáo dục khơng trở thành xu nhiều bảo tàng hướng tới mà “sự tham gia chủ động, tích cực, sáng tạo cơng chúng vào hoạt động, trò chơi mà bảo tàng tổ chức” (Ambrose T., Paine C 2000: 88) Trong đó, trọng đến mục tiêu khuyến khích, hướng dẫn cách học, cách tự học hỗ trợ công chúng trực tiếp tham gia hoạt động trải nghiệm Qua đó, “bản thân người (hoặc nhóm người) tham gia trải nghiệm có hội làm phong phú, đa dạng đời sống tinh thần họ có điều kiện để kết nối, hợp tác với cá nhân (nhóm người) khác giải vấn đề xuất phát từ nhu cầu họ” (Ambrose T., Paine C 2000: 90) Cùng với trưng bày, giáo dục vừa chức chính, vừa kênh kết nối hiệu đưa nội dung trưng bày bảo tàng tới đông đảo đối tượng công chúng khác phát huy giá trị trưng bày bảo tàng khâu công tác nghiệp vụ khác Nhận thức vai trò quan trọng hoạt động giáo dục, năm qua, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (BTLSQG) thường xuyên đa dạng hóa chương trình giáo dục (các chương trình Câu lạc “Em yêu lịch sử” “Giờ học lịch sử” dành cho học sinh nhóm gia đình nhà trường ) (Nguyễn Thị Thu Hoan 2016: 132 - 133) Trong đó, trọng đổi nội dung, hình thức hoạt động trải nghiệm chương trình Câu lạc “Em yêu lịch sử” “Giờ học lịch sử” đạt kết đáng khích lệ BTLSQG trở thành địa tin cậy, thân thuộc, gắn bó với người yêu lịch sử, đó, đối tượng tham gia chiếm số lượng đơng đảo phải kể tới hệ trẻ học đường như: học sinh Tiểu học, Trung học sở, Trung học phổ thông, sinh viên, học viên a b c Hình (a, b, c) Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - Địa quen thuộc hệ trẻ (Ảnh: Lê Thị Liên) 91 Museum Bulletin Một số yếu tố quan trọng tiến hành xây dựng hoạt động trải nghiệm Câu lạc “Em yêu Lịch sử” hình thức sinh hoạt câu lạc thu hút hệ trẻ đến với BTLSQG tham gia hoạt động “vừa học vừa chơi” để chuyển tải tri thức cảm xúc lịch sử cách sinh động, hấp dẫn, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, bổ sung kiến thức lịch sử cho em học sinh Ngoài phần tham quan trưng bày theo chủ đề, trao đổi, thảo luận, tương tác trực tiếp với học sinh theo hình thức hỏi - đáp; làm phiếu thu hoạch phần khơng thể thiếu chương trình giáo dục hoạt động giáo dục trải nghiệm Đây hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc thu hút em học sinh Từ thực tiễn hoạt động giáo dục BTLSQG, việc xây dựng hoạt động trải nghiệm dựa số yếu tố: - Hoạt động trải nghiệm cần diễn có chủ đích, có kế hoạch, có hệ thống, mang tính giáo dục cao yếu tố khơng thể thiếu chương trình giáo dục - Học sinh đóng vai trị chủ thể, người trực tiếp tham gia trải nghiệm nhiều hình thức khác nhau; cán giáo dục người định hướng, tổ chức hướng dẫn thực - Hoạt động trải nghiệm bám sát nội dung/ chủ đề chương trình giáo dục nội dung trưng bày bảo tàng; chứa đựng nội dung, ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đảm bảo tính khả thi phù hợp với khả trải nghiệm đối tượng cơng chúng Như thấy, hoạt động trải nghiệm yếu tố quan trọng tạo nên hiệu sức hấp dẫn chương trình giáo dục bảo tàng Một bảo tàng muốn thu hút cơng chúng cần thường xun đổi đa dạng hoạt động giáo dục, trải nghiệm Các bước nghiên cứu, xây dựng hoạt động trải nghiệm Trên sở thực tiễn thường xuyên tổ chức chương trình giáo dục cho học sinh phổ 92 Thơng báo khoa hoc thông kết hợp kết điều tra, khảo sát, đánh giá công chúng hàng năm, BTLSQG xây dựng quy trình để tiến hành nghiên cứu, xây dựng hoạt động trải nghiệm, sau áp dụng quy trình vào chương trình giáo dục Bảo tàng đạt kết định, ngày đưa BTLSQG đến gần với hệ trẻ học đường 2.1 Thiết kế chủ đề nghiên cứu xây dựng hoạt động trải nghiệm Chủ đề chương trình yếu tố quan trọng để nghiên cứu xây dựng hoạt động trải nghiệm, theo đó, chủ đề quy định hoạt động trải nghiệm (Nguyễn Quốc Vương, Lê Xuân Quang 2017: 16) Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng chủ đề, hoạt động trải nghiệm đòi hỏi cán giáo dục phải đầu tư nhiều thời gian, cơng sức trí tuệ Đặc biệt cần có am hiểu tâm sinh lý, lứa tuổi kết hợp hài hòa tri thức kỹ năng, tạo nên hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa hấp dẫn công chúng Để lựa chọn chủ đề, hoạt động phù hợp cần: - Xác định chủ đề chương trình giáo dục, trải nghiệm khơng phù hợp nội dung trưng bày, chức năng, nhiệm vụ Bảo tàng, phù hợp trình độ nhận thức, tâm lí lứa tuổi, chứa đựng ý nghĩa lịch sử, xã hội sâu sắc, mà cịn đảm bảo tính chủ động, sáng tạo chủ thể tham gia trải nghiệm tính an tồn q trình triển khai, thực tạo mối quan hệ gắn kết hiệu học sinh, giáo viên cán giáo dục bảo tàng - Nghiên cứu, xây dựng hoạt động trải nghiệm từ lí thuyết đến thực tiễn: + Tìm hiểu, thu thập thông tin liên quan đến nội dung lịch sử, kiện, nhân vật chủ đề chương trình, lên ý tưởng hoạt động trải nghiệm + Lập danh mục hoạt động trải nghiệm; phân tích, lựa chọn phương án trải nghiệm phù hợp + Đặt tên hoạt động trải nghiệm xây dựng kịch bản: dẫn dắt ý nghĩa hoạt động chơi, nội quy, cách chơi, luật chơi thật rõ ràng, chi tiết, cụ thể + Xin ý kiến tư vấn chuyên gia, đồng nghiệp để điều chỉnh nội dung, kịch bản, tên gọi hoạt động cho phù hợp, ngắn gọn, súc tích hấp dẫn + Thiết kế kỹ thuật chuẩn bị sở vật chất, đạo cụ cho hoạt động trải nghiệm: khâu quan trọng để chuyển từ ý tưởng thành hoạt động thực tiễn + Thử nghiệm hoạt động để điều chỉnh, đảm bảo phù hợp, hiệu quả, khả thi + Đặc biệt, cần trọng xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức trải nghiệm cho phù hợp với thể chất, tâm lí học sinh sở vật chất, không gian tổ chức bảo tàng 2.2 Tổ chức thực hoạt động trải nghiệm Trong bước thực chương trình giáo dục BTLSQG thường gồm phần chính: Tham quan bảo tàng, tập trung vào nội dung chủ đề buổi học Tổ chức hoạt động trải nghiệm trí tuệ thể chất: Các hoạt động trải nghiệm gắn với nội dung chủ đề (theo phương pháp học mà chơi, chơi mà học - learning by playing) thay đổi cho phù hợp với nội dung chương trình, lứa tuổi học sinh sau thống chương trình bảo tàng với nhà trường; bảo tàng với nhóm gia đình, phụ huynh (Nguyễn Thị Kim Thành 2014: 135 - 136) Trong khoảng 120 - 150 phút thời lượng chương trình giáo dục, hoạt động trải nghiệm chiếm khoảng 45 60 phút (30 - 40% thời lượng chương trình) hoạt động em học sinh thích thú hào hứng Việc phân bổ thời gian hoạt động dựa tâm lí, lứa tuổi sở thích học sinh Với đối tượng học sinh khối Tiểu học Trung học sở, em thích hoạt động trải nghiệm, khám phá, sáng tạo, cán giáo dục cần tổ chức hoạt động, trò chơi linh hoạt, để em vận động, giao lưu, tương tác đội nhóm, qua thể hiểu biết, tri thức kỹ cần thiết trình trải nghiệm Hình Cán Bảo tàng Lịch sử quốc gia xin ý kiến tư vấn chuyên môn PGS.TS Nguyễn Khắc Sử hoạt động trải nghiệm thời kỳ Tiền sử, ngày 3/3/2021 (Ảnh: Lê Thị Liên) Kể từ thành lập (năm 2007) đến nay, chương trình Câu lạc “Em yêu lịch sử” “Giờ học lịch sử” BTLSQG ngày đáp ứng tốt nhu cầu từ phía học sinh, giáo viên nhà trường, góp phần bổ trợ kiến thức lịch sử tạo sân chơi trải nghiệm lịch sử bổ ích, lí thú cho em học sinh Nội dung, chủ đề buổi sinh hoạt Câu lạc “Em yêu Lịch sử” thường gắn với kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, lịch sử địa phương, tìm hiểu giá trị di tích lịch sử, văn hóa Đến với Câu lạc “Em yêu Lịch sử” em tham quan hệ thống trưng bày Bảo tàng, tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng như: “Lật mảnh ghép, tìm di sản”, “Dấu chân Cách mạng”, “Hóa thân thành người tiền sử”, “Vận chuyển lương thực vào trận địa”… Ngoài em giao lưu với nhân chứng lịch sử, trải nghiệm làm MC, thuyết trình, hùng biện nhân vật lịch sử, kiện lịch sử… Trên sở nghiên cứu nội dung sách giáo 93 Museum Bulletin Hình Học sinh trường THCS Hồn Kiếm với hoạt động trải nghiệm “Dấu chân Cách Mạng” (Ảnh: Lê Thị Liên) khoa lịch sử khối lớp nội dung trưng bày bảo tàng, đặc biệt sưu tập vật gốc, BTLSQG xây dựng hệ thống ngân hàng liệu chủ đề chương trình giáo dục hoạt động trải nghiệm theo tiến trình lịch sử chuyên đề chuyên sâu Các nội dung, hoạt động trải nghiệm ứng dụng vào thực tiễn hoạt động giáo dục BTLSQG nhiều năm qua nhận hiệu ứng tích cực từ phía học sinh, giáo viên nhà trường Tiêu biểu như: - Chủ đề “Việt Nam thời kỳ tiền sử” với trải nghiệm “Hóa thân thành người tiền sử” - Chủ đề “Về miền Hồng Bàng” với trải nghiệm “Xây thành Cổ Loa” - Chủ đề “Hào khí Đơng A - Tinh thần dân tộc” với trải nghiệm “Hố bẫy ngựa” - Chủ đề “Âm vang Điện Biên” với trải nghiệm “Vận chuyển lương thực vào trận địa” Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu trở lại nhiều lần, nhiều năm em học sinh, BTLSQG chủ động đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa chủ đề chương trình giáo dục hoạt động trải nghiệm Bởi thực tế, có trường học gắn bó thường niên với chương trình giáo dục BTLSQG 94 Thơng báo khoa hoc như: trường THCS Thanh Quan, THCS Lê Ngọc Hân, THCS Hoàn Kiếm (9 - 10 năm); Tiểu học Vinschool (5 - năm) u cầu “tính mới” chủ đề hoạt động trải nghiệm lại trọng Năm 2020 - 2021, tác động, ảnh hưởng đại dịch Covid-19, nhiều bảo tàng di tích nước giới gặp khơng khó khăn, sau đợt dịch Covid-19 tạm thời kiểm soát, BTLSQG lại liên tiếp đón tiếp, tổ chức chương trình giáo dục phục vụ em học sinh Theo thống kê, từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2021, BTLSQG tổ chức 249 chương trình giáo dục, có 105 chương trình Câu lạc “Em yêu lịch sử” (nhóm nhà trường) 144 chương trình “Giờ học lịch sử” (nhóm gia đình) Trong đó, số hoạt động trải nghiệm tổ chức thực nhiều lần, với nhiều đối tượng khác Hình Bảng danh mục số chủ đề, hoạt động trải nghiệm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Ảnh: Lê Thị Liên) Hình Trải nghiệm Xây thành Cổ Loa hoạt động “Hùng biện lịch sử” (Ảnh: Lê Thị Liên) (học sinh tiểu học, trung học sở, khách du lịch) nhận hiệu ứng tích cực tính hấp dẫn hiệu trải nghiệm như: hoạt động “Hóa thân thành người tiền sử”; “Chiến thuật hố bẫy ngựa” “Vận chuyển lương thực vào trận địa” Nghiên cứu, xây dựng số hoạt động trải nghiệm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 3.1 Nghiên cứu, xây dựng hoạt động “Hóa thân thành người tiền sử” Thời kỳ tiền sử thời kỳ hình thành phát triển cư dân tiền sử giai đoạn đồ Đá cũ đồ Đá Nhằm giúp em học sinh hiểu rõ hơn, cảm nhận chân thực về đời sống vật chất tinh thần cư dân nguyên thủy thời kỳ tiền sử, BTLSQG nghiên cứu, xây dựng tổ chức hoạt động trải nghiệm “Hóa thân thành người tiền sử̉” Tham gia hoạt động này, học sinh tự chuẩn bị nguyên liệu thân thiện với mơi trường (lá cây, dây lạt, mặt nạ…) trình diễn thời trang thời tiền sử Trong phần tham quan trưng bày, em cung cấp, giới thiệu nội dung đời sống vật chất, tinh thần cư dân tiền sử qua vật bảo tàng Với sáng tạo hiểu biết mình, em tạo trang phục thời tiền sử độc đáo, ấn tượng bám sát chủ đề “Việt Nam thời kỳ tiền sử” Hoạt động không giúp hiểu em hiểu rõ hơn, cảm nhận chân thực về đời sống vật chất tinh thần cư dân nguyên thủy cách ngày hàng trăm ngàn năm mà tạo hội cho em tự trải nghiệm, sáng tạo theo cách riêng 3.2 Nghiên cứu, xây dựng hoạt động trải nghiệm “Chiến thuật hố bẫy ngựa” Trên sở nghiên cứu nội dung lịch sử vai trò việc sử dụng chiến thuật, chiến lược ông cha ta kháng chiến chống quân Mông - Nguyên kỷ 13, BTLSQG xây Hình Các em học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm “Hóa thân thành người tiền sử” (Ảnh: Lê Thị Liên) dựng tổ chức thực hoạt động trải nghiệm “Chiến thuật hố bẫy ngựa” Tham gia hoạt động trải nghiệm, học sinh hóa thân thành quân dân Đại Việt thời Trần để tạo dựng “hố bẫy ngựa” cho đội bạn sa vào hố nhiều tiến quân vào thành Thăng Long Ngược lại, em hóa thân thành binh lính Mông Cổ để vượt qua hố bẫy ngựa mà đội bạn chuẩn bị Được tự đóng vai nhân vật lịch sử (cả phía ta quân Mông Cổ) không giúp em có nhìn đa chiều bối cảnh lịch sử kháng chiến, hiểu sâu sắc nội dung, giá trị lịch sử ý nghĩa kiện mà cịn phát huy tính chủ động, sáng tạo, khám phá lực sở thích thân em tham gia trải nghiệm 3.3 Nghiên cứu, xây dựng hoạt động trải nghiệm “Vận chuyển lương thực vào trận địa” Nhằm giúp em học sinh hình dung hiểu khó khăn, gian khổ người 95 Museum Bulletin dân công trình vận chuyển lương thực phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ cách gần 70 năm, BTLSQG nghiên cứu, xây dựng hoạt động trải nghiệm “Vận chuyển lương thực vào trận địa” Tham gia hoạt động này, em học sinh hóa thân thành cơ, dân công, sử dụng xe đạp thồ - phương tiện vận chuyển hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ để vận chuyển bao lương thực, vượt qua chướng ngại vật mang vào trận địa để phục vụ chiến dịch Đội vận chuyển nhiều lương thực nhất, thời gian nhanh đội chiến thắng Hoạt động giúp em hiểu sâu sắc tinh thần yêu nước, dũng cảm, tinh thần vượt khó khăn, gian khổ linh hoạt, sáng tạo, trí tuệ nhân dân ta hành trình vận chuyển lương thực vào trận địa Một số vấn đề đặt Ngay từ đời (năm 2007), chương trình giáo dục di sản BTLSQG nhiều giáo viên, học sinh phụ huynh hưởng ứng, đánh giá cao Điều thể cụ thể Hình Các em học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm “Vận chuyển lương thực vào trận địa” (Ảnh: Lê Thị Liên) 96 Thông báo khoa hoc qua số liệu thống kê chi tiết từ năm 2012 đến với tổng sổ 1.811 chương trình 88.202 lượt học sinh tham gia (Phịng Giáo dục cơng chúng 2021) Đây thực số đáng ghi nhận hoạt động giáo dục BTLSQG so với bảo tàng, di tích khác phạm vi nước Đặc biệt, sở kết quả, hiệu ứng đó, BTLSQG thử nghiệm, phối hợp tổ chức chương trình Câu lạc “Em yêu lịch sử” 20 bảo tàng, di tích nước bảo tàng, di tích, giáo viên, học sinh địa phương đánh giá cao Các chương trình giáo dục BTLSQG ln chuẩn bị công phu, bản, lấy vật làm chủ thể, đảm bảo yếu tố giáo dục tinh thần thể chất, kết hợp với hoạt động trải nghiệm (mơ phỏng, thực hóa, sân khấu hóa kiện, nội dung lịch sử) Sự kết hợp đem lại học bổ ích, trải nghiệm thú vị thực hấp dẫn, thu hút học sinh đến Bảo tàng thể rõ hiệu phương pháp giáo dục “học mà chơi - chơi mà học” mà BTLSQG thực Cùng với trải nghiệm hấp dẫn cịn có đam mê tâm huyết cán giáo dục thực tạo “sức hút” “điểm nhấn” cho chương trình giáo dục BTLSQG Trong thực tiễn tổ chức chương trình giáo dục, BTLSQG tổ chức chương trình giáo dục, trải nghiệm với hai phương thức là: - Một chương trình tổ chức cho nhiều đối tượng (dành cho đối tượng đến tham gia chương trình lần) - Một đối tượng học tập nhiều buổi nhiều chương trình (dành cho đối tượng tham gia chương trình nhiều lần) Mỗi phương thức có khó khăn hạn chế định Tuy nhiên, khó khăn việc xây dựng chương trình theo phương thức 2, đối tượng học sinh em đến bảo tàng nhiều buổi (thực tế có nhóm em đến bảo tàng liên tiếp từ 10 đến 16 buổi quay trở lại vào năm sau); có em đến nhiều năm liên tiếp (lớp 4, 5, lớp 6,7,8 ) Vì vậy, để trì thích thú, gây nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh, tránh nhàm chán, trùng lặp chương trình giáo dục, địi hỏi BTLSQG phải thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức hoạt động tương tác chương trình Hiện nay, với phát triển nhanh chóng thiết bị điện tử việc ứng dụng công nghệ số hoạt động giáo dục nhà trường số bảo tàng đặt khơng thách thức cho hoạt động giáo dục BTLSQG Cùng với khó khăn trình độ ngoại ngữ, trình độ kỹ thuật/ứng dụng công nghệ (tiếp cận với phương pháp giáo dục đại) sở vật chất, không gian tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm đặt nhiều thách thức cho hoạt động giáo dục BTLSQG nói riêng bảo tàng, di tích nói chung Kết luận Như vậy, hoạt động trải nghiệm không “thước đo” chất lượng chương trình mà cịn có ý nghĩa vơ quan trọng, định đến thành công bảo tàng hành trình “đến gần” với cơng chúng, đặc biệt hệ trẻ Bởi, học tập, trải nghiệm trình mà “nghe biết, nhìn nhớ, trải nghiệm thấu hiểu” (Nguyễn Thị Thu 2014: 25) học tập bảo tàng không để biết, để đạt kết học tập tốt mà thông qua trải nghiệm hấp dẫn giúp cho em thấu hiểu sâu sắc, tạo cảm xúc lịch sử (lòng ngưỡng mộ, tự hào, tự rút học, kinh nghiệm vận dụng vào sống, nâng cao ý thức giúp cho sống thân cá nhân trở nên có ý nghĩa, giá trị hơn), từ góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc Như phần đầu viết đề cập, việc thu hút nhiều công chúng đến với bảo tàng để tham quan, tìm hiểu, khám phá nội dung trưng bày tham gia hoạt động tương tác, trải nghiệm mục tiêu bảo tàng Làm để nghiên cứu, xây dựng, tổ chức hoạt động trải nghiệm lạ, hấp dẫn để công chúng có trải nghiệm thú vị, đáng nhớ, khơng đưa bảo tàng đến gần với công chúng mà cách thức hữu hiệu để bảo tàng làm tốt chức giáo dục, truyền thụ tri thức, từ góp phần bảo tồn phát huy giá trị tinh hoa văn hóa quốc gia, dân tộc tới đối tượng công chúng Tài liệu tham khảo Ambrose T., Paine C 2000 Cơ sở Bảo tàng học (bản dịch Lê Thị Thúy Hoàn), Bảo tàng Cách mạng Việt Nam xuất Bộ Giáo dục Đào tạo 2015 Kỹ xây dựng tổ chức hoạt động trải nghiệm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Edson G., Dean D 2001 Cẩm nang Bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam xuất Nguyễn Thị Thu Hoan 2016 Hoạt động giáo dục BTLSQG năm đầu thành lập, Bảo tàng Lịch sử quốc gia - Khởi đầu hành trình mới, tr 127 - 139 Phịng Giáo dục, Cơng chúng 2021 Bảng thống kê chương trình giáo dục Tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Thị Kim Thành 2014 Bảo tàng, Di tích - Nơi khơi nguồn cảm hứng dạy học lịch sử cho học sinh phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam Nguyễn Thị Thu 2014 Giáo viên Trung học sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tham luận Tọa đàm Giáo dục Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Quốc Vương, Lê Xuân Quang 2017 Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 97 Museum Bulletin RESEARCH AND DEVELOPMENT OF THE EXPERIENTIAL ACTIVITY IN EDUCATIONAL PROGRAMS OF THE VNMH The museum is currently considered as a "bridge" to convey knowledge in all fields to the public Therefore, the public has become the target and motivation for museums to research and promote their professional activities The more innovative and diverse the museum’s contents, the more the public comes to the museum, especially the youth This article focuses on clarifying the importance of research and developing museum experiences with an interdisciplinary approach From theory to practice, experiential activities are explained by the author from the perspective of a person who directly researches, develops and organizes educational and experiential activities The author also analyzes a number of experiential activities in the programs of "I love history" and "History class" at the Vietnam National Museum of History and then asks some questions for innovating and diversifying experience activities for the public at the Vietnam National Museum of History in the coming time 98 Thông báo khoa hoc 99 Museum Bulletin 100 Thông báo khoa hoc 101 Museum Bulletin 102 Thông báo khoa hoc

Ngày đăng: 26/02/2024, 09:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan