Đề thi và đáp án môn Lịch sử Tư Tưởng Việt Nam

21 4.2K 36
Đề thi và đáp án môn Lịch sử Tư Tưởng Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÂU HỎI THI HẾT HỌC PHẦN LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM (Dành cho bậc đào tạo đại học hệ chính quy) Số tín chỉ: 2. Thời gian làm bài 90 phút cho mỗi đề. Mỗi đề 2 câu. Mỗi câu 5 điểm Câu hỏi và đáp án thi môn lịch sử tư tưởng việt nam cho các bạn nghiên cứu học tập.

ĐẠI HỌC HUẾ BỘ CÂU HỎI THI HẾT HỌC PHẦN TRƯỜNG ĐHKH LỊCH SỬ TƯỞNG VIỆT NAM (Dành cho bậc đào tạo đại học hệ chính quy) Số tín chỉ: 2. Thời gian làm bài 90 phút cho mỗi đề. Mỗi đề 2 câu. Mỗi câu 5 điểm HỆ THỐNG ĐỀ MỞ (SV ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU) I. Kiến thức khối 1: Câu 1: Phân tích những đặc điểm của lịch sử tưởng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (208 TCN – 938)? – 5 điểm Câu 2: Phân tích những đặc điểm của lịch sử tưởng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc (938 – 1400)? – 5 điểm Câu 3: Phân tích những đặc điểm của lịch sử tưởng Việt Nam thời kỳ ổn định thịnh trị của xã hội phong kiến (thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI)? - 5 điểm Câu 4: Phân tích những đặc diểm của lịch sử tưởng Việt Nam thời kỳ khủng hoảng chia cắt của xã hội phong kiến Việt Nam (Thế kỷ XVI - Thế kỷ XVII)? – 5 điểm Câu 5: Phân tích những đặc điểm của lịch sử tưởng Việt Nam thời kỳ chiến tranh nông dân và sự sụp đổ của các chính quyền Đàng Trong, Đàng Ngoài? – 5 điểm Câu 6: Phân tích những nét đặc trưng của tưởng Việt Nam trước khi có sự du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin.? – 5 điểm Câu 7: Phân tích đặc điểm của tưởng Việt Nam thời kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam? – 5 điểm Câu 8: Làm rõ một trong những đặc điểm nổi trội của Lịch sử tưởng Việt Nam là Chủ nghĩa yêu nước truyền thống? – 5 điểm Câu 9: Làm rõ đặc điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của lịch sử tưởng Việt Nam? – 5 điểm Câu 10: Những sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh? – 5 điểm II. Kiến thức khối 2: Câu 1: Phân tích tưởng “dân là gốc” của Trần Quốc Tuấn? – 5 điểm Câu 2: Từ tưởng của Nguyễn Trãi hãy làm rõ tưởng nhân nghĩa toàn diện và tiến bộ của Việt Nam thế kỷ XV-XVI? – 5 điểm Câu 3: Làm rõ tưởng “Dân là gốc” của Nguyễn Trãi? – 5 điểm Câu 4: Làm rõ những nội dung cơ bản trong tưởng của Trần Quốc Tuấn? – 5 điểm Câu 5: Làm rõ những nội dung cơ bản trong tưởng của Lê Thánh Tông? – 5 điểm Câu 6: Làm rõ những nội dung cơ bản trong tưởng của Hồ Quý Ly? – 5 điểm Câu 7: Phân tích những nội dung cơ bản của tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm? – 5 điểm 1 Câu 8: Phân tích những nội dung cơ bản của tưởng Gia Long? – 5 điểm Câu 9: Phân tích những đặc điểm cơ bản của tưởng Minh Mạng? – 5 điểm Câu 10: Phân tích những nội dung chủ yếu để khẳng định: Hồ Chí Minh là nhà lý luận thiên tài của Việt Nam? ĐẠI HỌC HUẾ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN TRƯỜNG ĐHKH LỊCH SỬ TƯỞNG VIỆT NAM (Dành cho bậc đào tạo đại học hệ chính quy) Số tín chỉ: 2. Thời gian làm bài 90 phút cho mỗi đề. Mỗi đề 2 câu. Mỗi câu 5 điểm HỆ THỐNG ĐỀ MỞ (SV ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU) KHỐI KIẾN THỨC 1: Câu 1: Phân tích những đặc điểm của lịch sử tưởng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (208 TCN – 938)? – 5 điểm Đáp án câu 1: Vài nét về lịch sử – 1 điểm, mỗi ý 0,5 điểm - Liệt kê các giai đoạn lịch sử - Thời kỳ này kéo dài 1117 năm. Đây là thời kỳ đầy máu nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức quật khởi cũng như sự vươn lên kỳ diệu của dân tộc Việt Nam. Năm 111 tcn, Nhà Hán xâm lược Nam Việt, lại đổi Âu Lạc thành châu Giao Châu kéo dài đến 938 scn. Giai đoạn này có rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại sự thống trị của giặc phương Bắc: Các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43); Bà Triệu (248); Tiền Lý (Lý Bí 544 đến 548) Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục 549 đến 570), rồi Hậu Lý (571 đến 603) nước ta có tên là Vạn Xuân; Mai Hắc Đế (722); Phùng Hưng (791). Vì thế không thể gọi là thời kỳ Bắc thuộc, mà phải gọi là thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc Đặc điểm tưởng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc – 4 điểm: - Nêu đủ các đặc điểm – 1 điểm, mỗi đặc điểm 0,2 điểm: Là một cộng đồng người Việt có chủ quyền; Tôn kính, biết ơn tổ tiên; Tôn kính tuân thủ các thủ lĩnh; Coi trọng vai trò của phụ nữ trong xã hội; Cuộc đấu tranh chống Hán hóa diễn ra khá gay gắt. - Phân tích đặc điểm chống Hán hóa – 3 điểm, ba ý đầu và ý cuối mỗi ý 0,25 điểm; Ý thứ ba 2 điểm: + Trong quá trình đấu tranh chống Hán hoá đối với Việt Nam ở thế kỷ I tưởng Phật giáo nổi lên hàng đầu, từ thế kỷ III đến thế kỷ X là sự ảnh hưởng ngày càng rộng, càng sâu của Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam. Trong đó, từ thế kỷ III đến thế kỷ VI là Hán Nho, VI-X là Tống Nho với thế tam giáo Nho-Phật-Lão, mà chủ yếu vẫn là Nho Phật giữ địa vị tưởng độc tôn trong tưởng dân tộc Việt. + Mâu thuẫn cơ bản của dân tộc Việt Nam lúc này là: Một bên là nhân dân Việt Nam yêu nước căm thù giặc; Một bên là đế quốc Hán với bè lũ tay sai. Đây 2 cũng là mâu thuẫn giữa một nước nhỏ tuy giàu lòng yêu nước chí căm thù giặc nhưng cư dân ít hơn không dễ gì có thể nhanh chóng tạo được sự chuyển hoá để có thể thắng được một nước lớn hơn với số dân đất đai của họ gấp nhiều lần Việt Nam. + Mâu thuẫn này một mặt loại trừ nguồn gốc động lực của xã hội Văn Lang-Âu Lạc cũ, mặt khác làm nảy sinh nguồn gốc động lực mới. Một mặt nó chắn ngang hướng phát triển lịch sử của xã hội cũ, mặt khác nó quy định những chiều hướng phát triển mới của xã hội mới. Động lực phát triển của đất nước bây giờ không chỉ là nội bộ trong nước mà chủ yếu còn do những người yêu nước bên trong cả những kẻ thống trị bên ngoài. Chính ý thức, ý chí, hành động vì lợi ích khác nhau của họ là nguồn gốc, động lực quy định hướng thay đổi của xã hội Việt Nam. + Nét khác biệt so với giai đoạn trước cũng như với các giai đoạn sau là trên đất Việt Nam cổ đã đồng thời diễn ra hai quá trình vận động trái ngược nhau Hán Hoá chống Hán hoá – 2, 0 điểm, a 0,5 điểm, b 1,5 điểm: a) Cuộc Hán hoá đầu tiên diễn ra trên lĩnh vực chính trị-xã hội. Chúng có ý thức di thực mô hình tổ chức chính trị sinh hoạt xã hội Trung Quốc sang Việt Nam. Chúng bắt dân Việt Nam học tập, ăn mặc, tổ chức đời sống xã hội như người Hán; Làm ruộng, canh tác theo kỹ thuật người Hán; Di dời cả dân Hán xuống định cư để dễ bề nhiễm hoá người Việt. b) Trên lĩnh vực tưỏngsự truyền bá các học thuyết Nho, Phật, Lão vào Việt Nam: Nho học – 0,5 điểm: Tuy có khác nhau ở mỗi thời kỳ, nhưng Nho giáo có cái chung là nó không phải là một tôn giáo, nó cũng không là một triết thuyết triết học, mà chỉ là một học thuyết về chính trị-đạo đức-xã hội của giai cấp phong kiến. tưởng này ban đầu không phù hợp với xã hội vừa thoát thai từ Văn Lang-Âu Lạc với chế độ lạc hầu, lạc tướng của Việt Nam. Nhân dân Việt Nam khi đó không cần đến Nho giáo, mà Nho giáo vào Việt Nam là do bọn thống trị Trung Quốc áp đặt. Về sau Nho giáo mới là một yêu cầu tất yếu, một tưởng cần phải tiếp thụ của xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam cuối thời kỳ này. Nho giáo trong thời kỳ này là chưa mạnh, nhưng nó là tưởng định hướng cho sự phát triển của xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ X trở đi. Thái độ của nhân dân Việt Nam ta thời ấy với Nho giáo là từ sự phản ứng đến tiếp thụ, từ xa lạ đến gần gũi, từ là công cụ của kẻ thù đến công cụ của bản thân mình. Hiện tượng này xảy ra càng rõ ở cuối thời kỳ này. Lão-Trang – 0,25 điểm - do Lão Tử (cùng thời với Khổng tử) sáng lập Trang Tử (369-286 tcn) phát triển, nó đối lập với Nho giáo trên nhiều lĩnh vực. Đạo này vào Việt Nam thời kỳ này (207 tcn - 938 scn) chủ yếu lưu hành trong người Hán thất thế trên con đường chính trị, bị ngược đãi đã tìm đến Lão- Trang để tự an ủi mình. Nó chỉ là dấu vết của khuynh hướng tự do-tự tại, thể hiện trong các nhà Nho kiêm nhà thơ Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nam Hoa kinh. 3 Cuối thời kỳ này, khi thiền tông Trung Quốc truyền sang Việt Nam thì Lão- Trang mới ảnh hưởng rõ rệt đến các nhà tu hành Việt Nam. Đạo giáo – 0,25 điểm - là tôn giáo của Trung Quốc không liên quan đến Lão-Trang mà dựa một cách hình thức vào Đạo của Lão Tử thờ Hoàng Đế Lão Tử (thần thánh hoá Lão Tử). Đạo này ảnh hưởng rõ rệt ở Việt Nam trong giai đoạn này. Nó gồm hai phái: phái phù thuỷ (chữa bệnh), phái thần tiên (luyện đan). Đạo này được nhiều người Việt Nam tin theo do nó phù hợp với tín ngưỡng dân gian Việt Nam, nó bổ sung tín điều cho tín ngưỡng dân gian Việt Nam chưa có. Đạo Phật (Buddaha) – 0,5 điểm - Có thể nói Thiền tông là sản phẩm riêng của Phật giáo tại Trung Quốc. Cùng với quá trình Hán hoá các phái thiền của Trung Quốc tuy đến Việt Nam muộn hơn Phật giáo Ấn Độ, nhưng đã để lại dấu ấn sâu sắc hơn trong đời sống tinh thần người Việt. Thời kỳ này Việt Nam đã tiếp thu hai môn phái thiền của Trung Quốc là Tỳ Ni Đa Lưu Chi Vô Ngôn Thông. + Về coi trọng vai trò của phụ nữ thời kỳ này, minh chứng tiêu biểu là khởi nghĩa của Hai Bà Trưng – 0,25 điểm: Mặc dù chỉ giành độc lập trong thời gian ngắn nhưng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ tinh thần dân tộc cao cả. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn là một minh chứng cho sức mạnh lớn lao, khả năng dồi dào của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Trang sử oanh liệt này sẽ mãi mãi được lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Câu 2: Phân tích những đặc điểm của lịch sử tưởng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc (938 – 1400)? – 5 điểm Đáp án câu 2: Vài nét về lịch sử thời kỳ đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc – 1 điểm, mỗi ý 0,25 điểm Thời kỳ này tính từ khởi nghĩa của Ngô Quyền cho đến cải cách của Hồ Quý Ly (938 đến1400) với những sự kiện lịch sử lớn: - Nước Đại Việt với Nhà Ngô 939 đến 967 - Nước Đại Cồ Việt với Nhà Đinh - Nước Đại Việt với Nhà Lý - Nước Đại Việt với Nhà Trần Đặc điểm của lịch sử tưởng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc – 4 điểm - Khái quát – 0.5 điểm: Các nhà tưởng tiêu biểu trong giai đoạn này. Đặc điểm nổi bật của tưởng Việt Nam giai đoạn này là: Về tưởng, Phật giáo phát triển mạnh trở thành như quốc giáo, Nho giáo tồn tại như một hiện tượng hiển nhiên, Lão giáo chi phối ảnh hưởng mê tín của nhân dân, ba tôn giáo này là nền tảng tưởng của đời sống tinh thần người Việt. Trên nền tảng ấy, nổi bật 4 lên tưởng dân tộc là: + Khoan sức dân: Đoàn kết với dân, tổ chức dân, dưỡng dân. + Nêu cao đạo đức: yêu nước, anh hùng, vinh dự, sỹ nhục, trung nghĩa hiếu thuận. + Kết hợp hợp lý Thần quyền - Thế quyền - Tôn giáo trong lĩnh vực chính trị. Nói chung, chính trị xã hội giai đoạn này gắn liền với thực thiễn dựng nước giữ nước, Chủ nghĩa duy tâm mang đậm tín ngưỡng Phật giáo; Cuối thế kỷ XIV, Phật giáo bị phê phán nên dần suy yếu thay thế vào đó là sự phát triển của Nho giáo (Tống Nho bàn nhiều về Lý Khí). a) tưởng của các thiền tín đồ Phật giáo – 1 điểm, mỗi ý 0,2 điểm: - Các thiền giai đoạn này đã dùng “vô thường”, “vô ngã” để xem thế giới hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi, mọi sự vật, hiện tượng không chỉ là tạm thời mà trong dòng biến đổi chúng còn liên hệ với nhau theo nhân quả, duyên nghiệp. Trong đời sống xã hội hiểu được lẽ “vô thường”, “vô ngã” thì sẽ bình tâm, không dao động hay đau khổ khi thấy sự vật biến đổi. - Các vị chân tu thời Lý - Trần cũng nhìn ra những giá trị vĩnh hằng bất di bất dịch là cái bản thể duy nhất có một không hai của của tất cả vạn vật chính là tự tính, chân tâm. Nó là viên ngọc sáng mãi, là bông sen không hề rã cánh trong lò hỏa. - Trong khi nhấn mạnh phát triển hoàn thiện quan niệm tâm Phật, các cao tăng cũng nhấn mạnh quan niệm kiến tính thành Phật với sự phủ định duy ngôn ngữ khái niệm. - Phật tại tâm cũng là triết lý giải thoát nhập thế của các tín đồ Phật giáo Lý - Trần. Tự tính, chân tâm là Như Lai không có tính quy định không ở ngoài thế giới trần gian như Chúa của Công giáo. Phật ở trong trần gian, Phật là bản tâm của mọi người, trong tâm mọi người đều có Phật. - Các đại biểu Phật giáo Lý - Trần còn coi đau khổ giải thoát, chân tính vọng tâm, sắc không là thống nhất không tách rời nhau nên trực giác tự tính, chân tâm ngay trong trần gian, trong cõi sinh tử của con người chứ không phải đi đâu xa. b) Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống chính trị-xã hội – 1 điểm, mỗi ý 0,25 điểm: - Dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê ảnh hưởng của Nho giáo trên lĩnh vực tưởng chính trị xã hội ở nước ta là chưa rõ nét. - Sang thời kỳ Nhà Lý, nho sỹ mới xuất hiện tuy chưa là tầng lớp đông đảo, chưa là một lực lượng xã hội lớn mạnh nhưng nó đã thực sự đi vào đời sống tưởng chính trị xã hội. Nho giáo đã giành được chỗ đứng trong tưởng chính trị xã hội thời Lý, bởi lẽ lúc này đã thỏa mãn được một yêu cầu bức bách của sự phát triển của xã hội Việt Nam là củng cố chế độ phong kiến xây dựng một nhà nước quân chủ tập quyền mạnh mẽ. - Thời Nhà Trần ảnh hưởng của Nho giáo diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc hơn. Nhà Trần đã chỉ rõ Phật giáo lo việc giải thoát cho con người khỏi luân hồi sinh 5 tử, Nho giáo là cái đạo trị nước, là đường lối tu, tề, trị, bình những quy tắc đạo đức để chấn chỉnh xã hội phong kiến Việt Nam. - Chu Văn An, Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu là những đại biểu trung thành của Nho giáo. Vấn đề quan tâm đầu tiên của các Nho sỹ thời Trần là đường lối đức trị: vua sáng tôi lành cùng đồng tâm hiệp đức để trị nước yên dân. Vua có đức sáng, quan mẫn cán trung thành nên ân trạch thấm thía đến dân chúng khiến trăm họ được an ninh, hạnh phúc. Họ coi đức sáng của vua là điều kiện tiên quyết làm cho đất nước thịnh trị. Vì vậy họ thường khuyên vua phải chính tâm tu thân, phải thường xuyên sửa đức. Họ cũng bàn đến bạo lực của nhà nước phong kiến sự hiểm trở của đất đai nhưng chỉ là thứ yếu sau đường lối đức trị. “Thiên hưng Địa thế hùng thay, Cõi Nam trụ cột xưa nay đời đời; Muôn năm đế nghiệp lâu dài, Chẳng cần đất hiểm nhờ nơi đức lành”. c) Đến giữa đời Nhà Trần, sự phát triển của Nho giáo trở nên giáo điều rập khuôn những bài học kinh nghiệm có sẵn trong Nho giáo Trung Quốc, nên đã diễn ra một xu hướng chống chủ nghĩa giáo điều đó – 0.5 điểm, mỗi ý 0,25 điểm. - Trần Minh Tông nói: “Nhà nước đã có phép tắc nhất định. Nam Bắc khác nhau nếu nghe theo kế của kẻ học trò mặt trắng tìm đường tiến thân thì sinh loạn ngay”. - Trần Nghệ Tông cũng nói: “Triều trước dựng nước tự có phép độ, không theo chế độ nhà Tống, là vì Bắc Nam đều chủ nước mình, không phải noi nhau. Khoảng năm Đại trị kẻ học trò mặt trắng được dùng không hiểu ý sâu xa của sự lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo phong tục phương Bắc cả, như về y phục, nhạc chương không thể kể hết” 1 . d) Từ giữa thế kỷ XIV trở đi cũng đã diễn ra trào lưu phê phán Phật giáo của đông đảo các Nho sỹ – 1 điểm, 2 ý đầu mỗi ý 0,25 điểm; ý thứ ba 0,5 điểm. - Từ thời nhà Lý khi Nho giáo bước lên vũ đài chính trị tưởng Nho giáo ở nước ta nó đã có những quan điểm khác biệt thậm chí đối lập với Phật giáo nhưng nó vẫn tồn tại hòa bình với Phật giáo. Sự công kích Phật giáo chỉ xảy ra riêng lẻ ở một vài cá nhân như Đàm Dĩ Mông mà thôi. - Từ giữa thế kỷ XIV trở đi nó mới trở thành tiếng nói phổ biến của trào lưu tưởng chống Phật giáo. Những đại biểu tiêu biểu là Trương Hán Siêu, Lê Văn Hưu. - Sự phê phán của các Nho sỹ đối với Phật giáo không nhằm đánh đổ Phật giáo về tưởng triết lý, mà chủ yếu nhằm vào sự hao phí tài lực, nhân lực của Phật giáo vào tệ chứa chấp những kẻ lười biếng không cày mà có ăn, không dệt mà có mặc, trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước làm tổn thương đến Nho phong. Họ bóc trần những hậu quả tệ nạn xã hội do Phật giáo gây ra trong đời sống hiện thực những ảnh hưởng xấu của Phật giáo đến sự tiến bộ xã hội 1 Sách đã dẫn - Trang 225 - 226. 6 Câu 3: Phân tích những đặc điểm của lịch sử tưởng Việt Nam thời kỳ ổn định thịnh trị của xã hội phong kiến (thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI)? - 5 điểm Đáp án câu 3: Vài nét về lịch sử thời kỳ ổn định thịnh trị của xã hội phong kiến thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI – 1,5 điểm, mỗi ý 0,5 điểm - Nước Đại Ngu với Nhà Hồ 1400 đến 1427. Giặc Minh xâm lược nước ta từ 1413 đến 1427 thì từ 1418 đến 1427 là khởi nghĩa của Bình Định Vương Lê Lợi. - Nước Đại Việt với Nhà Lê (Tiền Lê Sơ) 1428-1504. Lê Thánh Tông (1460-1497), dẹp loạn Chiêm Thành thu hồi lại lãnh thổ Việt Nam từ Duy Xuyên Quảng Nam đến Đồng Xuân Phú Yên xác lập chủ quyền của người Việt ở Đàng Trong. - Thế kỷ XV là thế kỷ anh hùng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm anh hùng trong công cuộc xây dựng đất nước. Đặc điểm của lịch sử tưởng Việt Nam thời kỳ ổn định thịnh trị của xã hội phong kiến thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI – 3,5 điểm: ý một và ý ba mỗi ý 0,5 điểm; ý hai 1 điểm, ý bốn 1,5 điểm - Những nhà tưởng lớn của dân tộc nổi bật ở thời kỳ này là Hồ Quý Ly, Lương Thế Vinh, Ngô Sỹ Liên, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông - tưởng của các nhà sử học thời Lê như Phan Phú Tiên, Ngô Sỹ Liên, cho thấy họ là những người chịu ảnh hưởng kinh học. Ý một và hai mỗi ý 0,25 điểm; ý ba 0,5 điểm: + Đề cao thiên mệnh, thiên đạo, thiên đế. + Chú trọng tu dưỡng đạo đức cương thường Nho gia. + Từ thế kỷ XV trở đi là sự thẩm định lịch sử: Ôn cố nhi tri tân, vừa nêu gương cũ vừa đưa ra bài học mới cho tương lai thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc; Họ đề cao tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu ngoan cường, đánh giá cao vai trò của các nữ anh hùng dân tộc; Họ cũng là những người đề cao tính dân bản “đề cao lòng dân, thương dân” nhưng không phải vì dân mà trước hết là vì quyền lợi lâu dài của giai cấp thống trị nhà vua; Họ cũng là những người đề cao tưởng nhân nghĩa ở ba nội dung: Nhân nghĩa là cứu vớt người nghèo đổi đời cho họ, Nhân nghĩa là có nguyên tắc có thể dùng bạo lực để chống bạo tàn, Nhân nghĩa là sức mạnh; Họ cũng là những người đề cao kẻ sỹ phê phán Phật giáo. - Song song với xu hướng chống giáo điều cuối thời Nhà Trần còn xuất hiện xu hướng sửa chữa, uốn nắn những nguyên lý, tín điều của Nho giáo. Đại biểu xuất sắc cho xu hướng này là Hồ Quý Ly. - Nhìn chung tưởng Việt Nam thời kỳ này nổi lên ở mấy đặc điểm sau. Mỗi ý 0,5 điểm: + Ý thức về một quốc gia độc lập là rất rõ ràng thông qua các tiêu chí: lãnh thổ, văn hiến, phong hóa (phong tục tập quán), lịch sử dân tộc 7 + Quan niệm nhân nghĩa tiến bộ toàn diện: Nhân nghĩa vừa là đường lối chính trị, vừa là một chính sách cứu nước, cứu dân, dựng nước./ Nhân nghĩa là chuẩn mực của đối xử, nguyên tắc của giải quyết sự việc, là phương pháp luận của suy nghĩ hành động./ Nhân nghĩa là yêu hòa bình, lên án chiến tranh. Quan điểm nhân nghĩa đó thể hiện một chủ nghĩa nhân đạo cao cả toàn diện: Vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì hòa bình của đất nước mà suy nghĩ hành động (điều này trước thế kỷ XV chưa từng có). + Nhân - Trí - Dũng là những điều được chú ý trong đạo làm người: Khiêm nhường, cân nhắc thiệt hơn, toan tính kỹ lưỡng, kiên quyết dũng mãnh. Câu 4: Phân tích những đặc điểm của lịch sử tưởng Việt Nam thời kỳ khủng hoảng chia cắt của xã hội phong kiến Việt Nam (Thế kỷ XVI - Thế kỷ XVII)? – 5 điểm Đáp án câu 4: Vài nét về lịch sử thời kỳ khủng hoảng chia cắt của xã hội phong kiến Việt Nam (Thế kỷ XVI - Thế kỷ XVII) – 1.5 điểm: hai ý đầu mỗi ý 0,25 điểm, hai ý sau mỗi ý 0,5 điểm. Thời kỳ này được tính từ Hậu Lê Sơ (Lê Uy Mục 1505-1509) đến Trịnh- Nguyễn phân tranh chia nước ta thành Đàng Trong, Đàng Ngoài (1624). - Nước Đại Việt, nhà Hậu Lê Sơ. Chế độ phong kiến Lê Sơ đi vào khủng hoảng. - Nhà Mạc 1527-1595, Mạc Đặng Dung cướp ngôi Nhà Lê lập nên Nhà Mạc. - Thời Lê Trung Hưng (Lê-Trịnh) 1533-1624. Trịnh-Nguyễn dùng lũy Trường Dục làm biên giới vào năm 1624. Ở Đàng Ngoài các chúa Trịnh tiếm quyền vua Lê. Ở Đàng Trong giai đoạn này có 2 chúa: Nguyễn Hoàng (1558- 1612), Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1634) chúa thu hồi lãnh thổ Việt Nam từ Phú Yên đến Đồng Nai. - Từ thời Lê Uy Mục (1505-1509) đến Lê Thần Tông lần thứ nhất (1619- 1643) xã hội Việt Nam đã bắt đầu khủng hoảng đi đến mục nát bị chia cắt: Trong triều đình các phe phái tranh giành quyền lợi địa vị; Vua ươn hèn lao vào cuộc sống trụy lạc; Hoạn quan ngoại thích ngang tàng hoành hành; Tuy cuối cùng thất bại nhưng phong trào nông dân nổi lên rầm rộ đã làm cho nhà Lê thêm suy yếu tan rã. Khái quát về tưởng thời kỳ khủng hoảng chia cắt của xã hội phong kiến Việt Nam (Thế kỷ XVI - Thế kỷ XVII) - 3.5 điểm: hai ý đầu mỗi ý 1,5 điểm, ý thứ ba 0,5 điểm. - Sau khi Nho giáo lên địa vị độc tôn ở thế kỷ XIV-XV, đây là thời kỳ khủng hoảng của chính Nho giáo trong đời sống tinh thần Việt Nam – 1,5 điểm: mỗi ý 0,5 điểm + Trong cảnh đất nước loạn lạc triền miên, chiến tranh huynh đệ tương tàn sự chia cắt đất nước, hầu hết các Nho sỹ đều để tâm tìm nguồn gốc loạn lạc 8 đưa ra những chủ trương đường lối trị nước của mình mong được đương thời chấp nhận. + Họ khái quát bá đạo là dùng chiến tranh, dùng bạo lực, dùng sức mạnh để đạt được sự thống trị; vương đạo là dùng nhân nghĩa đạo đức để yên dân, để quy phục dân. Nhưng quan niệm của họ có nhiều điều khác trước mâu thuẫn. + Những người nói đến nhân nghĩa một cách thiết tha thường không là các nhà Nho đương chức mà là các nhà Nho ở ẩn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ Tâm trạng trung với đạo cương thường như trước đây không còn nữa, Nho giáo thời này đã thể hiện sự bất lực đầu tiên của nó trước các lĩnh vực xã hội. Vấn đề theo Nho, Phật hay Lão, theo đơn thuần một hay kết hợp cả ba là tốt lại được đặt ra. Tuy vậy, vẫn có những người quan niệm chỉ Nho giáo mới có ích. Đó là các Nho thần: Phùng Khắc Hoan (1528-1613), Lương Hữu Khánh (thế kỷ XVI), Đào Duy Từ (1572-1634), Phạm Công Trứ (1599-1675) - Thật ra, lúc này kiên trì truyền Nho là cố chấp, bởi Nho giáo không còn là tưởng chủ đạo nữa – 1,5 điểm: mỗi ý 0,5 điểm. + Khuynh hướng chính lúc này là kết hợp Nho-Đạo giáo như Nguyễn Dữ, hoặc thuần Lão-Trang như Nguyễn Hàng, mà đặc biệt là kết hợp Nho-Lão Trang như Nguyễn Bỉnh Khiêm là phù hợp nhất. Thời kỳ này cũng có sự kết hợp Nho- Phật-Lão của Minh Châu Hương Hải. + Nếu các nhà tưởng ở thế kỷ XIV, XV chỉ dừng ở chính trị-xã hội, tính triết học còn ít thì thế kỷ XVI trở đi, tính triết học trong duy của các nhà tưởng thể hiện ngày càng rõ. Các phạm trù triết học phương Đông họ thường bàn trên cơ sở thế giới quan duy tâm, tiêu cực là: Nhân dục, Thiên lý, Mệnh trời, Sức người, Âm dương, Bỉ-thái, Trị-loạn + Về quan niệm sống họ là đa nguyên chứ không chỉ giới hạn trong quan niệm của Nho giáo nữa. Người thì chủ trương ra làm quan (xuất), người thì chủ trương không ra làm quan (xử), người thì chủ trương xuất rồi lại xử Phái chủ xuất thì hướng về danh lợi, tưởng không có gì đặc sắc, tình cảm không mặn mà. Phái chủ xử (khuynh hướng chủ yếu) khá phức tạp: người thì vẫn mang tưởng ưu dân ái quốc, vẫn quyến luyến với luân thường, nhân nghĩa; Người thì bất hợp tác với triều đình nhưng trông chờ ngày xuất nếu có bề trên sáng; Người thì chủ trương xử hẳn để được tự do tự tại sống tùy thích. Nói chung quan niệm sống của họ là hoang mang, bế tắc. - Những tưởng cơ bản của người Việt Nam giai đọan này thể hiện khái quát sinh động ở các nhà tưởng tiêu biểu Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ và Phùng Khắc Hoan (Khoan) – 0.5 điểm. Câu 5: Phân tích những đặc điểm của lịch sử tưởng Việt Nam thời kỳ chiến tranh nông dân và sự sụp đổ của các chính quyền Đàng Trong, Đàng Ngoài? – 5 điểm Đáp án câu 5: Vài nét về lịch sử – 1 điểm, mỗi ý 0,5 điểm 9 Thời kỳ này tính từ 1624 đến hết thời Tây Sơn 1802, nước ta bị chia cắt thành gần như hai quốc gia. Khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh nước ta cũng mới chỉ thống nhất được từ Bắc vào đến Bình Định. Từ Bình Định trở vào Nam chịu sự chia nhau cai quản của Nguyễn Nhạc chúa Phúc Thuần: - Thời Lê Trung Hưng (Lê-Trịnh) 1624 đến 1788 còn gọi là thời Lê Mạt, tên nước là Đại Việt. - Nhà Tây Sơn 1778-1802. tưởng thời kỳ chiến tranh nông dân sự sụp đổ của các chính quyền Đàng Trong, Đàng Ngoài – 4 điểm (4 ý đầu mỗi ý 0.5 điểm, ý năm 2 điểm): - Từ 1624 đến 1788 Việt Nam bị chia cắt làm hai miền không liên hê với nhau. Đây là thời kỳ về tưởng dân tộc Việt Nam có nhiều lúng túng. Thế kỷ XVIII Phật giáo được phục hồi phát triển. Đây cũng là thời kỳ Đạo giáo được truyền bá rộng rãi. Đạo giáo thực sự sánh vai cùng Nho giáo, Phật giáo. - Bên cạnh các tôn giáo truyền thống, Công giáo được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ XVI đến lúc này có điều kiện mở rộng. Tuy nhiên, do Công giáo đoạn tuyệt với các giáo lý truyền thống một số các giáo sỹ vừa hoạt động tôn giáo vừa hoạt động gián điệp nên ít có người thiện cảm, chính quyền Đàng Ngoài Đàng Trong đã phải ngăn cấm trục xuất các giáo sỹ. - Trên lĩnh vực văn hóa tưởng Phật giáo Đạo giáo vẫn được coi trọng, nhưng về cơ bản đã tụt xuống bình diện tâm lý tín ngưỡng, vai trò trên trường lý luận không rõ. Đạo gia trên thực tế chỉ còn là Đạo giáo. Phật giáo chỉ còn là tiếng than thở về cuộc đời. Trên bình diện lý luận Nho giáo lại vươn lên vị trí độc tôn nhưng không tách biệt với Phật giáo Lão giáo. Hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” trên cơ sở Nho giáo ngày càng trở thành xu hướng lớn của giai đoạn này. - Tam giáo đồng nguyên không là hiện tượng mới mẻ. Trong lịch sử triết học phương Đông đã nhắc đến. Ở nước ta thời Lý-Trần nó xuất hiện vì mỗi học thuyết đều có phạm vi hạn chế của nó: Nho giáo chú trọng về mặt chính trị xã hội; Phật giáo thì giải quyết về vấn đề sống chết, hoạ phúc; Lão-Trang thì cung cấp một phương thức ứng xử cho nhà Nho khi thất thế. Tam giáo đồng nguyên xuất hiện thời Lý-Trần là trên cơ sở Phật giáo, còn ở thế kỷ XVIII nó xuất hiện trên cơ sở Nho giáo. Thời Lý-Trần chủ trương đồng nguyên vì nhà tưởng chưa hiểu Nho thấu đáo, ở thế kỷ XVIII lại chủ trương đồng nguyên là do nhà tưởng bất lực trong việc sử dụng Nho giáo để giải thích các vấn đề xã hội. Thực ra dùng đồng nguyên là không đúng, vì các học thuyết đó vốn có những lý luận những hệ thống khác nhau. - Về tưởng triết học chính trị xã hội thì vẫn tiếp tục được bàn tới như trước nhưng ở mức độ đề xuất cấp bách hơn, ý kiến xoay quanh các phạm trù rõ ràng hơn, biện luận cũng căng thẳng hơn. Các nhà tưởng đều tìm nguyên nhân của trị loạn theo họ nguyên nhân của trị loạn là ở thái độ của tập đoàn phong kiến với lòng dân ý trời. – 2 điểm, mỗi ý 0,4 điểm 10 [...]... nguyên xi nó vào nghiên cứu lịch sử triết học phương Đông đặc biệt là lịch sử tưởng Việt Nam thì lại là một việc làm gượng ép, thậm chí là một việc làm sai lầm làm nghèo nàn tưởng dân tộc Mô hình dạng thức nghiên cứu lịch sử tưởng Việt Nam phải là nghiên cứu các vấn đề về triết học xã hội, về đường lối trị nước, về đạo làm người, mà không nên trình bày lịch sử tưởng Việt Nam cũng theo... bản thân tưởng Nếu quả là có một dòng tưởng chủ đạo thì nó phải là kết quả trải qua nghiên cứu chứ không là định đề có sẵn + Cuộc đấu tranh trong lịch sử tưởng Việt Nam xung quanh vấn đề cơ bản của triết học là không trực diện, không rõ Nhưng nếu muốn tránh sự trình bày một chiều, đơn điệu, không phù hợp với thực tế phải làm rõ những giá trị tưởng của lịch sử tưởng Việt Nam thì phải... nghiên cứu của lịch sử tưởng Việt Nam? – 5 điểm Đáp án câu 9: - Đặc điểm nghiên cứu của lịch sử tưởng Việt Nam – 2,5 điểm, mỗi ý 0,5 điểm + Cần phải xác định rõ rằng: tưởng triết học Việt Nam dù được hình thành trên cơ sở bản địa hay được kế thừa từ ngoài vào, tất cả đều trải qua một quá trình vận động phát triển ở Việt Nam, đều bị thực tiễn Việt Nam chi phối nên nó có những... cũng theo các vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, cũng tập trung vào các trường phái duy vật, duy tâm, kinh nghiệm, v.v + Tam giáo là một trong những nguồn gốc của tưởng triết học Việt Nam Nhưng không thể vì lịch sử tưởng Việt Nam “lấy gốc từ tam giáo”, “vận dụng tam giáo”, mà lại đi trình bày lịch sử tưởng dân tộc như là lịch sử phát triển của tam giáo Phạm trù triết học Việt Nam tuy chưa phát... của lịch sử tưởng triết học Việt Nam + Về kết cấu của tưởng, thế giới quan của tưởng triết học Việt Nam là thế giới quan phức hợp, là một thể kết hợp của Nho-Phật-Lão + Về khuynh hướng của duy, thế giới quan triết học Việt Nam nặng về vấn đề xã hội nhân sinh, mà ít quan tâm đến vấn đề tự nhiên các hình thức duy của con người + Về quá trình phát triển, thế giới quan triết học Việt. .. Nói chung tưởng Việt Nam giai đoạn này đầy mâu thuẫn Ngay như Đào Duy Từ tưởng cách tân nhưng vẫn gương cao Nho giáo lợi dụng Phật giáo Các nhà tưởng ở thế kỷ XVIII-XIX mỗi người lại đại diện cho một khuynh hướng Câu 6: Phân tích những nét đặc trưng của tưởng Việt Nam trước khi có sự du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin.? – 5 điểm Đáp án câu 6: - tưởng triết học Việt Nam chưa có hệ thống,... trong to lớn trong nghiên cứu lịch sử tưởng Việt Nam Đây cũng chính là vấn đề hiện đang được các nhà tưởng quan tâm có nhiều ý kiến khác nhau Ta có thể 14 phân kỳ lịch sử theo các triều đại, các thế kỷ, các sự kiện chính trị-xã hội, các hình thái kinh tế-xã hội, nhưng hợp lý hơn cả là phân kỳ theo hình thái kinh tếxã hội Nhưng lịch sử Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945 không xuất hiện... trên lời nói, họ đều ca ngợi đường lối nhân nghĩa giành cho mình lá cờ vương đạo của Nho gia Chỉ có Lê Quý Đôn là người chủ trương kết hợp Nho gia Pháp gia, nhân nghĩa với sức mạnh trong đạo trị nước Quan niệm này của ông không được đương thời hậu thế hưởng ứng, nhưng đây là điểm mới trong lịch sử tưởng Việt Nam + Thế kỷ XVIII như là đỉnh cao của lịch sử tưởng Việt Nam từ trước cho đến... về nguồn, cũng so sánh Phương pháp quan trọng trong nghiên cứu không phải là so sánh mà là phân tích Phải phân tích mới thấy được ý nghĩa của các khái niệm ấy giá trị của những nội dung ấy Là một môn khoa học, lịch sử tưởng Việt Nam chỉ có thể nêu lên một yêu cầu quán xuyến là trình bày sự phát triển của tưởng phù hợp với quy luật, quy luật tác động qua lại giữa tồn tại ý thức, quy luật... chính yếu” đề cấp một cách toàn diện hơn, tập trung hơn, chú trọng cả tưởng chỉ đạo lẫn thực tiễn, ít viện dẫn kinh điển Nho giáo Bắc sử mà thường viện dẫn tình hình cụ thể các kinh nghiệm của Gia Long, của các chúa Nguyễn để luận chứng cho tưởng việc làm của mình Nói chung, Minh Mạng là người có khuynh hướng cố gắng xây dựng hệ tưởng riêng mà Nho giáo là nòng cốt - Những vấn đề cơ . gốc của tư tưởng triết học Việt Nam. Nhưng không thể vì lịch sử tư tưởng Việt Nam “lấy gốc từ tam giáo”, “vận dụng tam giáo”, mà lại đi trình bày lịch sử tư tưởng dân tộc như là lịch sử phát. sử tư tưởng Việt Nam? – 5 điểm Đáp án câu 9: - Đặc điểm nghiên cứu của lịch sử tư tưởng Việt Nam – 2,5 điểm, mỗi ý 0,5 điểm. + Cần phải xác định rõ rằng: Tư tưởng triết học Việt Nam. Phân tích tư tưởng “dân là gốc” của Trần Quốc Tuấn? – 5 điểm Câu 2: Tư tư tưởng của Nguyễn Trãi hãy làm rõ tư tưởng nhân nghĩa toàn diện và tiến bộ của Việt Nam thế

Ngày đăng: 24/06/2014, 11:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan