TIỂU LUẬN NGÂN HÀNG VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

7 992 5
TIỂU LUẬN NGÂN HÀNG VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước thì các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Cộng với đó là sự biến động, ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, các doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phá sản hàng loạt, những doanh nghiệp ngấp nghé đứng bên bờ vực phá sản cũng không ít. Con đường để tồn tại lúc này là phải nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, kỹ thuật công chưa mấy hiện đại với vốn đầu tư thấp, các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, chưa tạo lập được cho mình một cơ sở vật chất kĩ thuật đầy đủ, vững chắc nhất định để nắm bắt những cơ hội phát triển kinh tế. Thực tế đó đã đặt ra nhu cầu cấp bách về việc giải quyết vấn đề vốn cho các doanh nghiệp. Trong điều kiện các nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, thì cho thuê tài chính ra đời với những ưu điểm vốn có đã trở thành giải pháp kịp thời và đúng đắn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên thế giới, hoạt động cho thuê tài chính đã phát triển từ khá lâu, xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kì, một cường quốc kinh tế số một hiện nay. Ở Việt Nam, cho thuê tài chính được đề cập lần đầu trong Quyết định số 149QĐ NH5 ngày 1751995 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Đây cũng là một hoạt động cấp tín dụng quan trọng của các TCTD ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên hoạt động cho CTTC vẫn đang vướng mắc một số bất cập và khó khăn, khiến cho hoạt động này vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế việc nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho thuê tài chính là rất cần thiết.

A. MỞ ĐẦU Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Cộng với đó là sự biến động, ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, các doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phá sản hàng loạt, những doanh nghiệp ngấp nghé đứng bên bờ vực phá sản cũng không ít. Con đường để tồn tại lúc này là phải nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, kỹ thuật công chưa mấy hiện đại với vốn đầu tư thấp, các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, chưa tạo lập được cho mình một cơ sở vật chất kĩ thuật đầy đủ, vững chắc nhất định để nắm bắt những cơ hội phát triển kinh tế. Thực tế đó đã đặt ra nhu cầu cấp bách về việc giải quyết vấn đề vốn cho các doanh nghiệp. Trong điều kiện các nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, thì cho thuê tài chính ra đời với những ưu điểm vốn có đã trở thành giải pháp kịp thời và đúng đắn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên thế giới, hoạt động cho thuê tài chính đã phát triển từ khá lâu, xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kì, một cường quốc kinh tế số một hiện nay. Ở Việt Nam, cho thuê tài chính được đề cập lần đầu trong Quyết định số 149/QĐ - NH5 ngày 17/5/1995 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Đây cũng là một hoạt động cấp tín dụng quan trọng của các TCTD ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên hoạt động cho CTTC vẫn đang vướng mắc một số bất cập và khó khăn, khiến cho hoạt động này vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế việc nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho thuê tài chính là rất cần thiết. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG QUY ĐINH CHUNG VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH 1. Hoạt động cho thuê tài chính 1. 1. Khái niệm “Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận”[2] Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. 1.2. Đặc điểm Hoạt động CTTC có những đặc điểm sau: - Thứ nhất, tài sản thuê và bên cung cấp tài sản do bên thuê lựa chọn mà không phụ thuộc vào kỷ năng và ý kiến của bên thuê. - Thứ hai, thời hạn thuê trung hoặc dài hạn và không thể hủy ngang theo ý chí của một bên. - Thứ ba, chi phí cho việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hiểm tài sản chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê. 1.3. Vai trò của CTTC Hoạt động CTTC là hoạt động mang lại lợi nhuận không chỉ cho người thuê, mà còn cả bên cho thuê, cũng như đối với nền kinh tế. * Đối với nền kinh tế : - CTTC phần mở rộng chủ thể tham gia cung úng nguồn vốn cho nền kinh tế. - CTTC góp phần đổi mới công nghệ thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật. * Đối với bên thuê: - CTTC giúp cho người thuê nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn trong điều kiện hạn chế về nguồn vốn đầu tư. - Cho thuê tài chính giúp cho người đi thuê không bị ứ đọng vốn đầu tư vào tài sản cố định, tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. - CTTC là một phương thức tài trợ thuận lợi cho những khoản đầu tư nhanh chóng, đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh của bên thuê. - Thông qua phương thức CTTC, người đi thuê có thể tìm kiếm, lựa chọn trước tài sản từ nhà cung cấp, sau đó mới yêu cầu công ty cho thuê tài chính tài trợ, nên ưu thế cho phép người thuê rút ngắn thời gian đầu tư thiết bị, đặc biệt thủ tục tài trợ cũng đơn giản và ít rủi ro hơn các phương thức khác. * Đối với bên cho thuê: CTTC cho phép doanh nghiệp cho thuê thu lợi nhuận an toàn hơn và cao hơn cho với cho thuê thông thường, rủi ro thấp hơn vì lợi nhuận từ tài sản cho thuê có tính ổn định cao, và trong suốt thời hạn thuê, bên cho thuê có quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản thuê nên người cho thuê có khả năng nhanh chóng chiếm hữu lại tài sản nếu người đi thuê không tân thủ hợp đồng và vẫn nhận được số tiền thuê theo thỏa thuận ban đầu. Do tài trợ bằng hiện vật nên giá trị của vốn tài trợ luôn được giữ vững mà không bị ảnh hưởng của lạm phát. Vì đối với hình thức tài trợ bằng cách xuất quỹ cho vay có thể làm biến động đến lưu lượng của đồng tiền trong lưu thông cũng như việc thu hồi đồng vốn vào cuối kì cho vay có thể giảm giá trị đồng tiền, còn hình thức tài trợ trực tiếp thông qua hiện vật tránh được rủi ro đó. 1.3. Tiêu chuẩn xác định hoạt động cho thuê tài chính Hoạt động CTTC phải thoả mãn một trong các điều kiện sau: - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên. - Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền chọn mua lại tài sản thuê theo giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. - Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. -Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hoạt động thuê, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. II. Quy định của pháp luật về cho thuê tài chính của các TCTD Theo quy định tại nghị định số 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC thì hoạt động cho thuê tài chính trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện qua các công ty CTTC được thành lập và hoạt động tại Việt Nam và tuân theo các quy định của Nghị định này. Ở Việt Nam dịch vụ CTTC do các công ty CTTC và ngân hàng cung cấp. Tuy nhiên, trường hợp ngân hàng muốn hoạt động CTTC phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động CTTC. Như vậy, thực chất chỉ có các công ty CTTC độc lập và công ty CTTC trực thuộc ngân hàng được trực tiếp cung cấp dịch vụ CTTC. 2.1. Công ty CTTC 2.1.1. Khái niệm Theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, nghị định số 16/2001/NĐ-CP, và nghị định số 95/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 16/2001/NĐ-CP thì công ty CTTC là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam. Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức: - Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. - Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Công ty cho thuê tài chính cổ phần. 2.1.2. Hoạt động của công ty CTTC Theo quy định của pháp luật, hoạt động nghiệp vụ của công ty CTTC bao gồm các hoạt động: - Huy động vốn. - Cho thuê tài chính. - Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính (dưới đây gọi tắt là mua và cho thuê lại). - Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính. - Thực hiện các dịch vụ ủy thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính. - Các hoạt động khác khi được NHNN cho phép. Trong đó thì hoạt động cho thuê tài chính là hoạt động chủ yếu của các công ty CTTC, được thực hiên thông qua các hợp đồng CTTC. 2.2. Hợp đồng CTTC 2.2.1. Khái niệm Quan hệ CTTC được thực hiện thông qua hợp đồng CTTC giữa TCTD với khách hàng thuê. Theo quy định nghị tại K1 Đ17 nghị định số 16/2001/NĐ-CP thì : Hợp đồng cho thuê tài chính là thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê một hoặc một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và động sản khác theo những quy định tại Điều 1 của Nghị định này, phù hợp với quyền và nghĩa vụ của các bên. 2.2.2. Hình thức và nội dung Hợp đồng cho thuê tài chính phải được lập thành văn bản, phù hợp với quy định của pháp luật. Hợp đồng phải ghi rõ việc xử lí khi hợp đồng chấm dứt trước thời hạn. Nội dung của hợp đồng chứa đựng các điều khoản như điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ, và có thể cả điều khoản tùy nghi. Các điều khoản này xác định quyền và nghĩa vụ của các bên kí kết hợp đồng và phải phù hợp với quy định của NHNN. 2.2.3. Chủ thể tham gia hợp động 2.2.3.1. Bên cho thuê Bên cho thuê là công ty CTTC được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. 2.2.3.2. Bên thuê Là tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình. Bao gồm: - Cá nhân, hộ gia đình - Doanh nghiệp - Các tổ chức khác thuộc đối tượng vay của các tổ chức tín dụng. 2.2.3.3. Bên cung ứng Bên cung ứng chỉ xuất hiện khi bên thuê và bên cho thuê thỏa thuận xong về các điều khoản và khi đó bên cung ứng sẽ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các yêu cầu về máy móc, thiết bị theo yêu cầu của bên thuê. 2.2.4. Đối tượng cho thuê trong hợp đồng CTTC Tài sản cho thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác. Riêng đối với tài sản cho thuê có giấy phép sử dụng, cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép sử dụng cho bên thuê trên cơ sở giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho thuê của công ty CTTC và hợp đồng CTTC. 2.2.5. Lãi suất cho thuê tài chính - Mức lãi suất cho thuê tài chính do công ty cho thuê tài chính thỏa thuận với bên thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính. - Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ gốc tiền thuê tài chính quá thời hạn trả nợ do công ty cho thuê tài chính thỏa thuận với bên thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho thuê tài chính áp dụng trong thời hạn cho thuê tài chính đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng cho thuê tài chính. 2.2.6. Phương thức cho thuê tài chính Theo quy định của pháp luật, có các phương thức cho thuê phổ biến sau: - Hợp đồng cho thuê tài chính liên kết (Syndicate Lease) Gồm nhiều bên cùng tài trợ cho một bên thuê. Đây còn được gọi là hình thức cho thuê hợp vốn, thường được áp dụng trong trường hợp khoản cho thuê tài chính vượt quá hạn mức cho phép của NHNN quy định tại từng thời kỳ. - Hợp đồng cho thuê bắc cầu (Leveraged Lease) Bên cho thuê (công ty CTTC) đi vay từ bên thứ 3( ngân hàng) để mua tài sản rồi cho thuê. Loại cho thuê này thường áp dụng cho những dự án đầu tư lớn. - Hợp đồng bán rồi thuê lại Công ty cho thuê tài chính mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản thuộc sở hữu của bên thuêcho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó để tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình. - Hợp đồng cho thuê giáp lưng (Under Lease) Bên cho thuê cho phép bên thuê được cho khách hàng khác thuê lại tài sản mà bên thuê đang sử dụng nếu hợp đồng thuê tài chính chưa hết hạn. - Hợp đồng cho thuê trả góp Bên cho thuê sẽ trả 1 khoản tiền từ 25% - 30% giá trị tài sản cho bên cung ứng, sau đó bên cung ứng sẽ chuyển giao tài sản cho bên thuê vào thời điểm kết thúc hợp đồng thuê tài chính. Sau đó bên thuê sẽ trả đủ số tiền mua tài sản cho nhà tài trợ. Hình thức này giúp cho bên cung ứng bán được tài sản của mình, còn bên thuê thì có ngay tài sản để sử dụng, mà không phải trả ngay những khoản tiền lời. 2.3. Thu hồi và xử lí tài sản cho thuê Việc thu hồi tài sản cho thuê trong quá trình thực hiện hợp đồng CTTC được tiến hành khi bên thuê không thanh toán được số tiền thuê còn lại sau khi công ty CTTC đã có thông báo tuyên bố chấm dứt hợp đồng cho thuê trước thời hạn. Bên CTTC có thể sử dụng quyền này trong 4 trường hợp sau: - Khi bên thuê không trả tiền thuê theo thỏa thuận. - Khi bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng. - Khi bên thuê bị giải thể, phá sản. - Khi bên cho thuê không chấp thuận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của bên thuê. Việc xử lí tài sản được tiến hành dưới các hình thức như bán tài sản, cho thuê tiếp tài sản, trực tiếp sử dụng tài sản thu hồi phục vụ nhu cầu kinh doanh của bên cho thuê, tái xuất tài sản cho thuê CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP. I. Thực trạng về hoạt động cho thuê tài chính của các TCTD ở Việt Nam hiện nay Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng hoạt động CTTC của chúng ta đã có những bước phát triển đáng kể. CTTC thực sự là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng được đánh giá là khá hữu hiệu tạo điều kiện thu hút vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy mô hoạt động kinh doanh CTTC phát triển khá nhanh và tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Có một điều rất đáng khuyến khích là trong hoạt động kinh doanh của mình, các công ty CTTC thường không có sự phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế khác nhau, đối tượng CTTC chủ yếu là các DN ngoài quốc doanh; các DN đi thuê còn được hưởng lợi ích từ các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến; được hưởng các dịch vụ tư vấn miễn phí và những thông tin cần thiết khác từ những nhà cung cấp dịch vụ. Theo đánh giá chung hoạt động CTTC trong thời gian qua đã dần mở rộng quy mô đối tượng cho thuê và thành phần khách hàng tham gia, doanh số cho thuê ngày một tăng cao, chất lượng hoạt động CTTC tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép, lợi nhuận năm sau tăng hơn năm trước. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được hoạt động CTTC ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại một số vấn đề sau: Thứ nhất, Hoạt động CTTC chưa hiệu quả. Tình trạng thua lỗ khá phổ biến trong nhóm các công ty CTTC hiện nay. Điển hình trong hoàn cảnh này phải kể đến hai công ty CTTC có cùng ngân hàng mẹ - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT VN) là Công ty CTTC I (ALC I) và Công ty CTTC II (ALC II). Theo con số báo cáo chính thức gần nhất từ những đơn vị này, con số lỗ tính đến 2009 của ALC II là 3.000 tỉ đồng, ALC I có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tính đến tháng 6/2010 là âm (-) 200%. Đặc biệt, nợ xấu tại ALC I lên tới 46,38% (30/6/2010). ALC II mặc dù không công bố báo cáo tài chính kế toán kể từ 2010 nhưng theo nhiều nguồn tin khác nhau, công ty này đang phải gánh số nợ lên tới 7.000 tỉ đồng (vốn điều lệ của ALC II chỉ là 350 tỉ đồng), tình hình tài chính cũng không mấy khả quan, công ty này cũng đang rơi vào tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng, không huy động được thêm nguồn vốn. Vào ngày 12/3/2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố Quyết định 509 của Thống đốc về việc thu hồi giấy phép hoạt động của Công ty CTTC ANZ/V-TRAC (100% vốn nước ngoài). Tuy vậy, quyết định trên chỉ để hợp thức hóa bởi ANZ/V-TRAC thực chất đã ngừng hoạt động tại thị trường tài chính nước ta từ lâu do hiệu quả hoạt động yếu kém. Ngoài ANZ/V-TRAC, còn 3 công ty CTTC 100% vốn nước ngoài đang hoạt động là Công ty TNHH CTTC Quốc tế Việt Nam, Công ty CTTC Kexim và Công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease. Tuy vậy, hiệu quả hoạt động các công ty này cũng không cao. Trong số 9 công ty CTTC trong nước, chỉ một vài công ty trực thuộc các NHTM lớn mới đủ tiềm lực về vốn và khách hàng để hoạt động ổn định và có lợi nhuận. Số còn lại cũng đang chật vật để tồn tại. Theo ông Đàm Đức Long, Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam cho biết, trong số các công ty CTTC đang hoạt động, hiện chỉ có Công ty CTTC ACB, Công ty CTTC Vietinbank và Công ty CTTC Vietcombank là báo lãi. Theo thống kê từ NHNN, năm 2012, thị phần tín dụng của các công ty CTTC tại một địa bàn phát triển mạnh về tín dụng như thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ đạt chừng 3-4%/tổng dư nợ trung, dài hạn. Ngoài ra, dư nợ trong hoạt động CTTC lại đang rơi vào những ngành nghề hiện đang gặp nhiều khó khăn như vận tải biển, đóng tàu… Vì vậy, nợ xấu cao và gần như không có khả năng thu hồi tài sản. Thứ hai, số lượng các doanh nghiệp biết đến và tham gia loại hình dịch vụ này còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là giá cho thuê còn cao (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm ). Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng CTTC, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng. Trong khi đó, hoạt động quảng cáo, tuyên truyền cho các công ty CTTC chưa được chú trọng. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp cần vốn để đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị nhưng thay vì đến các công ty CTTC để tìm sự giúp đỡ thì các doanh nghiệp này lại tìm đến ngân hàng để vay. Ngoài ra, một số đơn vị có chất lượng thẩm định chưa cao, dự báo phát triển ngành hàng chưa tốt, cơ cấu tài sản cho thuê chưa tính toán kỹ, có đơn vị cho thuê tập trung nhiều vào một loại tài sản, lên đến 70% tổng dư nợ. Theo nguồn tin từ Thời báo kinh tế Sài Gòn , thì một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại. II. Một sô bất cập trong quy định của pháp luật Thực trạng CTTC hiện nay ở Việt Nam diễn ra khá bất ổn và chứa đựng nhiều rủi ro. Ngoài nguyên nhân chủ quan từ phía các công ty CTTC thì nguyên nhân quan trọng hơn là chính từ bất cập trong quy định của pháp luật. Thứ nhất, quy định của pháp luật chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể cho thuê. Theo Điều 1 Nghị định 16/2001/NĐ-CP, CTTC là hoạt động tín dụng và đối tượng là tài sản cụ thể. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Các TCTD thì: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”, như vậy có nghĩa rằng, ngân hàng hoàn toàn có thể được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính vì đây là một hình thức cấp tín dụng. Nhưng theo K3 Đ1 NĐ16/2001/NĐ-CP lại quy định : hoạt động CTTC trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện thông qua các công ty CTTC được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Công ty CTTC là một “TCTD phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam” [3]. Như vậy theo quy định này các TCTD là ngân hàng không được tiến hành hoạt động CTTC trừ khi ngân hàng đó thành lập công ty CTTC. Quy định như vậy là không công bằng đối với loại hình tổ chức tín dụng là ngân hàng, đồng thời không phù hợp với Luật các TCTD. Thứ hai, quy định về đối tượng cho thuê còn nhiều bất cập. Theo nghị định số 16/2001/NĐ-CP về hoạt động CTTC thì đối tượng cho thuê tài chính bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Đồng thời tại Đ73 luật các tổ chức tín dụng quy định : các tổ chức tín dụng không được trực tiếp kinh doanh bất động sản. Điều này làm hạn chế đi đối tượng được CTTC, chỉ bó hẹp trong phạm vi là động sản trong khi nhu cầu về bất động sản hiện nay cũng đang phát triển. Điển hình như dịch vụ cho thuê văn phòng, nhưng đây là bất động sản nên không xếp vào đối tượng của hợp đồng CTTC. Một bất lợi cho cả doanh nghiệp thuê và bên cho thuê. Thứ ba, quy định về thu hồi và xử lí tài sản CTTC chưa thực sự hiệu quả. Những quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính vẫn chưa trở thành một công cụ đủ mạnh trong công tác thu hồi tài sản cho thuê tài chính. Khoản 5, mục 2, Thông tư 08 quy định, khi rủi ro tín dụng phát sinh, bên thuê có quyền thu hồi tài sản cho thuê ngay, nhưng lại “buộc” thêm một số điều kiện. Tại khoản 7 mục 2 quy định, sau 30 ngày kể từ thông báo mới được thu hồi tài sản CTTC. Quy định này dẫn đến việc, khi công ty CTTC đi kiểm tra phát hiện bên thuê đã bỏ trốn, DN không có người quản lý, một số tài sản đã bị di dời ra khỏi nhà xưởng… nhưng nếu thu hồi thì vi phạm pháp luật, không thu hồi thì bị mất tài sản. Việc để thời gian thu hồi sau 30 ngày kể từ ngày thông báo cũng dễ dẫn đến tình trạng khách hàng tẩu tán tài sản thuê. Việc thu hồi tài sản cũng không dễ bởi lẽ bên thuê thường lợi dụng việc mình đang nắm giữ và sử dụng nên chây lì, không hợp tác trong việc trả lại tài sản cho bên cho thuê. Trong trường hợp cuối cùng, công ty CTTC có thể kiện ra tòa, và giành phần thắng, tuy nhiên việc này cũng tốn không ít thời gian, trong thời gian này, khách hàng có thể tẩu tán tài sản bằng việc bán hoặc giấu đi nơi khác. Công ty CTTC dùng biện pháp đảm bảo khẩn cấp tạm thời cũng không có cơ sở để đánh giá lại tài sản nhằm tạm ứng tiền cho tòa án bởi khách hàng không cho kiểm tra tài sản. Một khó khăn nữa của các công ty cho thuê tài chính là rất khó huy động vốn. Tuy nhiên, cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa đưa ra được những cơ chế phù hợp với công ty cho thuê tài chính để tháo gỡ vướng mắc này. III. Giải pháp Từ việc nghiên cứu những bất cập trên, nhóm xin đưa ra một số giải pháp, nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động CTTC hiện nay như sau: Thứ nhất, nên bổ sung quy định về quyền cho các công ty CTTC được thu hồi ngay lại tài sản cho thuê mà không cần có phán quyết của tòa án khi bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê. Như vậy sẽ đảm bảo được lợi ích của các công ty CTTC, bên cho thuê sẽ an tâm hơn khi kí kết hợp đồng với khách hàng. Thứ hai, pháp luật nên mở rộng đối tượng CTTC bao gồm cả bất động sản. Trên thực tế, các công ty CTTC chỉ sở hữu tạm thời tài sản, tài sản được bên đi thuê sử dụng trong suốt thời gian thuê, cho nên vấn đề vi phạm Đ73 luật các tổ chức tín dụng sẽ không phát sinh. Thứ ba, NHNN nên có những quy định cụ thể và mở rộng hơn nữa đối với việc huy động vốn cho các công ty CTTC. Ngoài ra, các công ty CTTC cũng cần chủ động tìm kiếm đối tượng khách hàng phù hợp, nâng cao chất lượng dịch vụ, cố gắng giảm các loại chi phí đầu vào nhằm hạ giá dịch vụ để thu hút khách hàng. Có như vậy, dịch vụ CTTC mới có thể ổn định và phát triển. C. KẾT LUẬN Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có xu hướng đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu cho nguồn nhân lực, thiết bị, máy móc, công nghệ, công tác quản trị…, nhưng phần lớn vốn tự có của doanh nghiệp còn rất hạn chế. Doanh nghiệp thiếu vốn thì lẽ thường họ phải đi vay ngân hàng, nhưng nguồn vốn ngân hàng không phải lúc nào cũng dễ tiếp cận, do đó ngoài kênh cấp vốn phổ biến từ ngân hàng thì kênh cấp vốn từ dịch vụ cho thuê tài chính có xu hướng phát triển và ngày chiếm vị trí quan trọng trên thị trường tài chính thế giới. Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay, đã dẫn đến sự xuất hiện nhu cầu về vốn rất lớn cho đầu tư của các doanh nghiệp, đồng thời các loại thị trường cũng có cơ hội được mở rộng, kéo theo đó là việc mở rộng môi trường kinh doanh cho dịch vụ cho thuê tài chính phát triển. Đây sẽ là điều hứa hẹn một tương lai phát triển dịch vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam. . Các TCTD thì: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”, như vậy có nghĩa rằng, ngân hàng hoàn toàn. Công ty CTTC là một “TCTD phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam” [3]. Như vậy theo quy định này các TCTD là ngân hàng không được tiến hành hoạt động CTTC trừ khi ngân hàng đó thành lập công ty CTTC thiếu vốn thì lẽ thường họ phải đi vay ngân hàng, nhưng nguồn vốn ngân hàng không phải lúc nào cũng dễ tiếp cận, do đó ngoài kênh cấp vốn phổ biến từ ngân hàng thì kênh cấp vốn từ dịch vụ cho

Ngày đăng: 23/06/2014, 14:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan