NHẬP KHẨU SONG SONG VÀ VẤN ĐỀ NHẬP KHẨU SONG SONG THUỐC Ở VIỆT NAM

23 2K 7
NHẬP KHẨU SONG SONG VÀ VẤN ĐỀ NHẬP KHẨU SONG SONG THUỐC Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHẬP KHẨU SONG SONG VÀVẤN ĐỀ NHẬP KHẨU SONG SONG THUỐC Ở VIỆT NAMI.Một số vấn đề lý luận1.Khái niệm nhập khẩu song song Hiểu theo nghĩa chung nhất Nhập khẩu song song là việc nhập khẩu những hàng hóa chính hiệu đã được chính chủ sở hữu quyền SHTT hoặc một chủ thể khác với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền (chủ thể này có thể là người được cấp li xăng, người được phân phối hoặc hãng con, chi nhánh…) đưa ra thị trường nước ngoài. Việc kinh doanh này diễn ra song song với các kênh phân phối được uỷ quyền.Góc độ thương mạiNhập khẩu song song tức là nhập khẩu hàng hóa ngoài các kênh phân phối đã được thỏa thuận bằng hợp đồng bởi nhà sản xuất. (Theo http:www.wipo.intsme)Vì nhà sản xuấtchủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ không có mối liên hệ hợp đồng với nhà nhập khẩu song song, nên hàng hóa nhập khẩu đôi khi được gọi là “grey market goods”, trên thực tế có thể gây nhầm lẫn rằng những sản phẩm này là sản phẩm gốc, chỉ có các kênh phân phối không bị kiểm soát bởi nhà sản xuấtchủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Góc độ pháp lýTheo WTO: “When a product made legally (i.e. not pirated) abroad is imported without the permission of the intellectual property rightholder (e.g. the trademark or patent owner). Some countries allow this, others do not.”( Khi một sản phẩm được tạo ra một cách hợp pháp (tức là không vi phạm bản quyền) ở nước ngoài được nhập khẩu mà không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ như chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế). Một số quốc gia cho phép điều này, một số khác thì không.)(http:www.wto.orgenglishthewto_eglossary_eparallel_imports_e.htm)Theo WIPO: “Parallel imports (PI), also called graymarket imports, are goods produced genuinely under protection of a trademark, patent, or copyright, placed into circulation in one market, and then imported into a second market without the authorization of the local owner of the intellectual property right. This owner is typically a licensed local dealer.”(Nhập khẩu song song (Parallel Import PI), còn gọi là thị trường ‘nhập khẩu xám’ (gray market import), là hiện tượng những hàng hoá được sản xuất dưới sự bảo hộ đầy đủ của các luật thương hiệu, bằng sáng chế, hoặc bản quyền, chúng được đưa vào lưu thông trong một thị trường, và sau đó được nhập khẩu vào một thị trường thứ hai mà không được phép của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ trong địa bàn đó. Các chủ sở hữu này thường là một đại lý địa phương được các nhà sản xuất cấp phép phân phối cho sản phẩm của mình.)(http:www.wipo.intaboutipzhlinkswww.wipo.intaboutipenstudiespdfssa_maskus_pi.pdf)Tóm lại, nhập khẩu song song là việc một chủ thể (không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền SHTT) tiến hành nhập khẩu hàng hóa (hợp pháp, chính hãng, đã đăng ký bảo hộ) sau khi hàng hóa này được tung ra thị trường từ những kênh phân phối chính thức.2.Đặc điểm của nhập khẩu song songNhập khẩu song song có những đặc điểm sau đây: (i)Đây là một hiện tượng kinh tế và hiện tượng này có thể xảy ra đối với tất cả các loại hàng hoá.(ii) Hàng hoá chính hiệu được đưa ra thị trường nước ngoài bởi chính chủ sở hữu quyền SHTT hoặc chủ thể khác được chủ sở hữu quyền cho phép.(iii) Chủ thể nắm giữ quyền SHTT ở nước xuất khẩu và ở nước nhập khẩu là một hoặc là những chủ thể khác nhau nhưng có mối quan hệ pháp lý vàhoặc kinh tế với nhau.(iv) Hoạt động nàycó sự xuất hiện của hai nhà kinh doanh, đó là nhà kinh doanh được uỷ quyền và nhà kinh doanh không được uỷ quyền.(v)Hoạt động này có thể xảy ra giữa hai nước trở lên.3.Nguyên nhân của nhập khẩu song song

NHẬP KHẨU SONG SONG VẤN ĐỀ NHẬP KHẨU SONG SONG THUỐC VIỆT NAM I. Một số vấn đề lý luận 1. Khái niệm nhập khẩu song song  Hiểu theo nghĩa chung nhất Nhập khẩu song song là việc nhập khẩu những hàng hóa chính hiệu đã được chính chủ sở hữu quyền SHTT hoặc một chủ thể khác với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền (chủ thể này có thể là người được cấp li xăng, người được phân phối hoặc hãng con, chi nhánh…) đưa ra thị trường nước ngoài. Việc kinh doanh này diễn ra song song với các kênh phân phối được uỷ quyền.  Góc độ thương mại Nhập khẩu song song tức là nhập khẩu hàng hóa ngoài các kênh phân phối đã được thỏa thuận bằng hợp đồng bởi nhà sản xuất. (Theo http://www.wipo.int/sme ) Vì nhà sản xuất/chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ không có mối liên hệ hợp đồng với nhà nhập khẩu song song, nên hàng hóa nhập khẩu đôi khi được gọi là “grey market goods”, trên thực tế có thể gây nhầm lẫn rằng những sản phẩm này là sản phẩm gốc, chỉ có các kênh phân phối không bị kiểm soát bởi nhà sản xuất/chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.  Góc độ pháp lý  Theo WTO: “When a product made legally (i.e. not pirated) abroad is imported without the permission of the intellectual property right-holder (e.g. the trademark or patent owner). Some countries allow this, others do not.” ( Khi một sản phẩm được tạo ra một cách hợp pháp (tức là không vi phạm bản quyền) nước ngoài được nhập khẩu mà không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ như chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế). Một số quốc gia cho phép điều này, một số khác thì không.) (http://www.wto.org/english/thewto_e/glossary_e/parallel_imports_e.htm)  Theo WIPO: “Parallel imports (PI), also called gray-market imports, are goods produced genuinely under protection of a trademark, patent, or copyright, placed into circulation in one market, and then imported into a second market without the authorization of the local owner of the intellectual property right. This owner is typically a licensed local dealer.” (Nhập khẩu song song (Parallel Import - PI), còn gọi là thị trường ‘nhập khẩu xám’ (gray market import), là hiện tượng những hàng hoá được sản xuất dưới sự bảo hộ đầy đủ của các luật thương hiệu, bằng sáng chế, hoặc bản quyền, chúng được đưa vào lưu thông trong một thị trường, sau đó được nhập khẩu vào một thị trường thứ hai mà không được phép của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ trong địa bàn đó. Các chủ sở hữu này thường là một đại lý địa phương được các nhà sản xuất cấp phép phân phối cho sản phẩm của mình.) (http://www.wipo.int/about-ip/zh/links/www.wipo.int-about-ip-en-studies-pdf- ssa_maskus_pi.pdf)  Tóm lại, nhập khẩu song song là việc một chủ thể (không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền SHTT) tiến hành nhập khẩu hàng hóa (hợp pháp, chính hãng, đã đăng ký bảo hộ) sau khi hàng hóa này được tung ra thị trường từ những kênh phân phối chính thức. 2. Đặc điểm của nhập khẩu song song Nhập khẩu song song có những đặc điểm sau đây: (i) Đây là một hiện tượng kinh tế hiện tượng này có thể xảy ra đối với tất cả các loại hàng hoá. (ii) Hàng hoá chính hiệu được đưa ra thị trường nước ngoài bởi chính chủ sở hữu quyền SHTT hoặc chủ thể khác được chủ sở hữu quyền cho phép. (iii) Chủ thể nắm giữ quyền SHTT nước xuất khẩu nước nhập khẩu là một hoặc là những chủ thể khác nhau nhưng có mối quan hệ pháp lý và/hoặc kinh tế với nhau. (iv) Hoạt động nàycó sự xuất hiện của hai nhà kinh doanh, đó là nhà kinh doanh được uỷ quyền nhà kinh doanh không được uỷ quyền. (v) Hoạt động này có thể xảy ra giữa hai nước trở lên. 3. Nguyên nhân của nhập khẩu song song Nguyên nhân của nhập khẩu song song là sự khác biệt về giá giữa nước xuất khẩu nước nhập khẩu hàng hoá. Các công ty, hoặc là nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, do nhiều lý do đã thiết lập mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm của mình tại các thị trường khác nhau. Vì thế, các nhà nhập khẩu song song thường mua sản phẩm tại một quốc gia với mức giá P1, sau đó họ nhập khẩu vào quốc gia thứ hai nơi mà những sản phẩm này đang được bán với mức giá P2>P1. Nhà nhập khẩu song song sẽ bán sản phẩm thị trường thứ hai này với một mức giá thường nằm giữa P1 P2. 4. Cơ sở pháp lý của nhập khẩu song song Có nhiều tranh cãi giữa những người ủng hộ phản đối xung quanh tính hợp pháp của việc nhập khẩu song song, nó liên quan đến một học thuyết gọi là “Học thuyết hết quyền – Exhaustion doctrine” hay học thuyết “bán lần đầu – first sale doctrine”. Theo học thuyết này, lợi nhuận có được từ việc các công ty bán sản phẩm của mình lần đầu tiên ra thị trường là đã đủ để đền đáp cho công ty đó trong việc nghiên cứu ra sản phẩm. Vì vậy, khi sản phẩm mang đối tượng SHTT đã được đưa ra thị trường bởi chính chủ thể nắm giữ quyền SHTT hoặc với sự đồng ý của chủ thể này thì chủ thể nắm giữ quyền SHTT không còn quyền kiểm soát đối với việc phân phối khai thác thương mại sản phẩm hay bất cứ quyền hạn nào khác về sở hữu trí tuệ với sản phẩm đó nữa, nói cách khác họ không thể can thiệp vào những gì xảy đến tiếp theo đối với các sản phẩm đã bán ra trên thị trường. Ví dụ: Sau khi bán một chai nước có ga mang nhãn hiệu Coca-Cola, quyền sở hữu trí tuệ của hãng Coca-Cola đối với chai nước này không còn nữa. Có nghĩa là: Công ty không có quyền ngăn cản khách hàng uống nước, tặng hay bán sản phẩm này cho người khác. Tuy nhiên, người mua đồ uống Coca-Cola không thể sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng Coca-Cola cho đồ uống mà họ sản xuất hay chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu này cho người khác. Thuyết hết quyền là cơ sở pháp lý cho thương mại song song nói chung nhập khẩu song song nói riêng. Tuy nhiên, quan niệm về tính đúng đắn của học thuyết đó là khác nhau giữa các quốc gia. Những nước phản đối sẽ ban hành các luật lệ cấm việc nhập khẩu song song, trong khi các nước ủng hộ thì sẽ xem việc nhập khẩu như thế là hợp pháp. Nói cách khác, nhập khẩu song song có được thừa nhận hay không phụ thuộc vào cơ chế hết quyền mà nước nhập khẩu áp dụng. Trường hợp 1: Nếu nước nhập khẩu áp dụng cơ chế hết quyền quốc gia (the national exhaustion regime), chủ thể nắm giữ quyền SHTT chỉ mất quyền kiểm soát việc phân phối khai thác thương mại sản phẩm trong phạm vi lãnh thổ nước này. Do đó, nhập khẩu song song không được công nhận. Một số nước như Mỹ,…áp dụng cơ chế này. Trường hợp 2 : Nếu nước nhập khẩu áp dụng cơ chế hết quyền khu vực (the regional exhaustion regime), chủ thể nắm giữ quyền SHTT mất quyền kiểm soát việc phân phối khai thác thương mại sản phẩm trong phạm vi khu vực. Do đó, nhập khẩu song song chỉ được thừa nhận trong phạm vi khu vực. Hết quyền khu vực được áp dụng trong liên minh EU. Sự xuất hiện của sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế tại một nước thành viên trong khu vực đó sẽ khiến cho quyền phân phối độc quyền sản phẩm đó trong tất cả các nước thành viên của khu vực đó mất hiệu lực, điển hình là trong khối thị trường chung EU. Vì vậy hàng hóa có thể di chuyển tự do trong khu vực này. Trường hợp 3: Nếu nước nhập khẩu song song áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế (the international exhaustion regime), chủ thể nắm giữ quyền SHTT không còn quyền kiểm soát việc phân phối khai thác thương mại sản phẩm trên toàn thế giới. Do đó, nhập khẩu song song được thừa nhận. Việt Nam, Nhật Bản…là những nước áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế. Tóm lại, thuyết hết quyền nhập khẩu song song có mối quan hệ chặt chẽ, hai vấn đề này thường được đặt cạnh nhau. 5. Các dạng của nhập khẩu song song Nhập khẩu song song có thể xảy ra dưới các hình thức sau đây:  Thứ nhất, công ty A (Mỹ) chuyên sản xuất máy khoan có thị trường tại Mỹ, thành lập một công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng sản xuất loại máy khoan này để bán tại thị trường Việt Nam với giá rẻ hơn thông qua nhà phân phối được ủy quyền. Nhãn hiệu sử dụng cho máy khoan của công ty được bảo hộ tại Mỹ Việt nam. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, việc kiểm soát phân phối này không được thực hiện triệt để nên hàng hóa rơi vào kênh phân phối không chính thức (không được ủy quyền) có một số được nhập khẩu lại vào Mỹ.  Thứ hai, một nhà sản xuất, là công ty A (Đức), cấp li-xăng nhãn hiệu A cho một nhà nhập khẩu độc quyền B (Việt Nam). Với sự đồng ý của công ty A (Đức), công ty B (Việt Nam) đăng ký bảo hộ nhãn hiệu A trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu này tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một công ty thương mại X tại Malaysia nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiêu A từ công ty A (Đức) vào Malaysia để kinh doanh, nhưng sau đó Công ty X này lại bán hàng này vào thị trường Việt Nam. Công ty B (Việt Nam) không có quyền yêu cầu Hải quan ngăn cấm nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu A vào Việt nam.  Thứ ba, một nhà sản xuất Việt Nam là chủ sở hữu nhãn hiệu A. Ngoài kinh doanh nội địa còn xuất khẩu sản phẩm mang nhãn hiệu của mình sang các thị trường nước ngoài. Nhưng sau đó các sản phẩm này lại được công ty khác nhập khẩu vào lại Việt Nam.  Thứ tư, đặt hàng qua thư. Hình thức này đang sẽ phát triển nhờ hệ thống internet là một nguồn quan trọng của nhập khẩu song song. Công ty A nước ngoài đã đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam đưa hàng hóa vào thị trường Việt Nam. Những nhà nhập khẩu nhỏ, người bán lẻ Việt Nam có thể mua hàng trực tiếp qua catalog từ các nhà buôn lớn nước ngoài hoặc gửi thư đặt hàng các thị trường khác nhau có bán hàng hóa do công ty A đưa ra thị trường. 6. Tác động của nhập khẩu song song a. Tác động tích cực.  Nhập khẩu song song làm tăng thặng dư của những nhà bán lẻ. Nếu một người bán lẻ có thể có được cùng một sản phẩm với giá thấp hơn Pháp so với Thụy Sĩ, thì họ sẽ mua nhập khẩu hàng hóa đó từ nhà phân phối tại Pháp. Điều này sẽ cho phép những nhà bán lẻ tính giá thấp hơn cho người tiêu dùng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh so những nhà bán lẻ khác tại các thị trường có mức giá cao hơn đối với sản phẩm đó.  Mở cửa thị trường để nhập khẩu song song tạo ra phúc lợi tích cực cho người tiêu dùng. Đối với nhiều hàng hóa nhạy cảm, đặc biệt là dược phẩm, có một hiện tượng thường gặp là tồn tại sự khác biệt về giá cả các mặt hàng giống nhau thuộc cùng một công ty trong các thị trường quốc gia khác nhau trên khắp thế giới. Quy định cho phép các dược phẩm có bằng sáng chế được nhập nhẩu song song công khai sẽ đem lại cho người tiêu dùng cơ hội tiếp cận các sản phẩm đã có ủy quyền hợp pháp trên thị trường quốc tế với mức giá thấp nhất. Điều này làm tăng thặng dư của người tiêu dùng phúc lợi xã hội thông qua việc: - cung cấp cho người tiêu dùng mức giá thấp hơn cho cùng sản phẩm. - làm cho những người có thu nhập thấp có thể tiếp cận với các dược phẩm có bằng sáng chế - làm giảm sức căng ngân sách, bao gồm nguồn quỹ dành cho các chương trình vì sức khỏe cộng đồng.  Nhập khẩu song song có thể làm tăng lợi ích của các nước đang phát triển do lợi thế so sánh về chi phí thấp. Chúng ta có thể công nhận với nhau rằng việc sản xuất hàng hóa các quốc gia đang phát triển thường tốn ít chi phí hơn là các quốc gia phát triển do sự sẵn có của nguồn lao động giá rẻ với chi phí - phúc lợi xã hội thấp hơn nên các tổ chức đa quốc gia thường muốn đặt các cơ sở sản xuất của họ tại đây. Nếu các nhà bán buôn các nhà phân phối các nước đang phát triển có thể xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại địa phương với chi phí thấp hơn vào thị trường các nước phát triển thì nó sẽ làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng cho các sản phẩm đó đồng thời thúc đẩy thương mại, tạo điều kiện cho các nước này phát triển kinh tế. Ví dụ: So với tại thị trường Mỹ, Coca Cola sản xuất tại công ty Coca Cola Việt Nam có chi phí thấp hơn được tiêu dùng với giá thấp hơn khoảng 3 lần, trong khi chất lượng vẫn đạt chuẩn do tập đoàn Coca Cola yêu cầu. Theo quy chế hiện tại, những sản phẩm này chỉ được tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như hoạt động nhập khẩu song song sản phẩm này được cấp phép thì Coca Cola Việt Nam có thể xuất khẩu Coca cola sang các thị trường khác. Điều này không chỉ giúp công ty phát triển hơn mà còn giúp người tiêu dùng thị trường khác được mua sản phẩm với giá rẻ hơn, dẫn tới kích thích tiêu dùng.  Với những nước nghèo đang phát triển, nhập khẩu song song được xem là một trong những công cụ hữu hiệu để bình ổn giảm giá những mặt hàng nhạy cảm trên thị trường. Hiện nay, tồn tại một thực tế là các nhà phân phối thuốc độc quyền thường lợi dụng ưu thế là nguồn cung cấp thuốc duy nhất trên thị trường nên đã áp đặt các mức giá cao có thể tăng giá một cách tùy ý. Ví dụ: Thị trường thuốc Việt Nam có sự chênh lệch rất cao giữa giá nhập khẩu giá thuốc bán ra của các công ty độc quyền phân phối. Mức chênh lệch khoảng 10-88%. Nhưng khi bộ y tế cho phép nhập khẩu song song thì giá nhiều loại thuốc được phân phối độc quyền đã giảm một cách đáng kể nhiều loại thuốc ngoại nhập đã không còn tuỳ tiện tăng giá như trước. b. Tác động tiêu cực.  Nhập khẩu song song có thể lấy đi cơ hội được hưởng ưu đãi về giá của các nước phát triển cho các nước đang phát triển. Có rất nhiều trường hợp các nhà sản xuất có bằng sáng chế không muốn bán sản phẩm của mình với giá ưu đãi cho các nước đang phát triển bởi họ e ngại những sản phẩm đó sẽ được tái nhập khẩu vào các nước phát triển. Điều này được lý giải là do các nước khác không nằm trong danh sách hưởng ưu đãi sẽ mua lại thuốc từ các quốc gia này với mức giá rẻ hơn để cung ứng cho thị trường trong nước. Nếu điều này xảy ra thì mục tiêu trợ cấp giá cho nước nghèo không đạt được, thuốc chưa chắc đã đến được tay người nghèo mà lợi ích của nhà sản xuất cũng không được đảm bảo. Do đó các nước phát triển này sẽ không tiếp tục dành ưu đãi cho các nước nghèo nữa, các nước nghèo sẽ ngày càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn thuốc tốt trong tương lai. Nếu theo phân tích trên thì nhập khẩu song song mang lại lợi ích cho những nước nghèo trong ngắn hạn thì đây xét về yếu tố dài hạn, nhập khẩu song song sẽ gây ra những bất lợi không nhỏ cho họ.  Thực tế có một mối lo ngại lớn rằng nhập khẩu song song sẽ gây khó khăn trong vấn đề kiểm soát giá chất lượng hàng hóa trên thị trường quốc tế. Việc nhập khẩu song song một cách ạt các hàng hóa trên thị trường sẽ bị nhiều nhà kinh doanh lợi dụng để làm các mặt hàng giả, hàng nhái đem đến tay người tiêu dùng.  Nhập khẩu song song làm giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất, từ đó dẫn đến giảm động lực kinh doanh động lực nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Rõ ràng, việc tất cả các quốc gia đều chấp nhận nhập khẩu song song sẽ giới hạn khả năng áp đặt các mức giá khác nhau cho các thị trường khác nhau của nhà sản xuất. Phân biệt giá cho phép họ đạt được tổng doanh thu cao bằng việc tạo ra các mức giá tùy theo điều kiện các quốc gia, tức là việc tính giá người tiêu dùng ở các quốc gia giàu có hơn sẽ cao hơn so với người tiêu dùng trong các quốc gia nghèo hơn. Nếu không thực hiện được sự phân biệt giá giữa các thị trường, các công ty nắm giữ bằng sáng chế sẽ tăng giá những vùng có thu nhập thấp để tránh làm giảm lợi nhuận của họ trong các vùng giàu có hơn.  Việc lạm dụng nhập khẩu song song có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các ngành sản xuất tại quốc gia cho phép quá trình này. Các nhà sản xuất cùng một loại sản phẩm được nhập khẩu song song trong nước sẽ khó có thể cạnh tranh với những hàng hóa nhập khẩu song song có nhãn hiệu của các hãng nổi tiếng xuất hiện ạt tại đây. Điều này có thể dẫn đến việc phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung ứng từ nước ngoài, đồng thời suy giảm khả năng sản xuất trong nước. Trong dài hạn, đây là mối nguy lớn cho nền kinh tế của một quốc gia 7. Các quy định pháp lý về nhập khẩu song song 7.1. Các quy định quốc tế Nói chung, khi bán sản phẩm của mình lần đầu ra thị trường, các nhà sản xuất được cho là đã nhận đủ lợi nhuận bù đắp những chi phí nghiên cứu, phát triển. vì vậy độc quyền phân phối của anh ta chấm dứt tại đây (học thuyết cạn quyền). Kết quả là, bất kì bên thứ ba nào cũng có thể phân phối hoặc bán lại những sản phẩm này mà không cần đến sự cho phép của chủ sở hữu tài sản trí tuệ. ngay sau đó, sản phẩm tự do di chuyển trên thị trường. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, độc quyền phân phối sẽ chấm dứt trên thị trường nào: chỉ trong đất nước nơi sản phẩm đó được bán lần đầu hay trên toàn thế giới. Vấn đề này cũng được nêu đến trong phạm vi các công ước hiệp định quốc tế về sở hữu trí tuệ. Theo nguyên tắc về sự độc lập của các sáng chế (Article 4bis.1 trong hiệp ước Paris), độc quyền đối với sáng chế là theo khu vực. Cụ thể, điều này quy định: “Các Patent do công dân của các nước thành viên của Liên minh xin cấp tại các nước thành viên khác nhau của liên minh sẽ độc lập với những patent cấp cho cùng một sáng chế những nước khác bất kể nước đó có hay không là thành viên của liên minh”. Có nghĩa là, khi muốn được bảo hộ quyền SHTT một quốc gia nào đó, nhà phát minh phải xin cấp bằng sáng chế quốc gia đó. Tuy nhiên có một số ngoại lệ như trong tổ chức quyền sở hữu trí tuệ theo khu vực Châu Phi (African Regional Intellectual Property Organisation_ARIPO), các nhà sáng chế có thể nộp đơn xin cấp bằng sáng chế lên tổ chức để được bảo vệ hầu hết các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, độc quyền sáng chế được cấp còn phải phụ thuộc vào luật từng nước chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ từng nước. Theo thỏa ước TRIPS (Article 6) Paragraph 5(d) của Tuyên bố Doha về TRIPS sức khỏe cộng đồng, độc quyền phân phối của chủ sở hữu quyền đối với một sản phẩm nhất định sẽ kết thúc sau lần bán đầu tiên trong giới hạn quốc gia hay trên phạm vi thế giới phụ thuộc vào quyết định của các nhà lập pháp mỗi nước. Theo đó, các thành viên WTO có thể tự do chấp nhận hay cấm nhập khẩu song song. 7.2. Quy định của một số nước trên TG [...]... cấp phép nhập khẩu song song thuốc 1 Về đảm bảo chất lượng thuốc nhập khẩu: a Doanh nghiệp cung cấp thuốc của nước ngoài phải có chức năng kinh doanh thuốc có cam kết đảm bảo chất lượng thuốc nhập khẩu vào Việt Nam b Doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu thuốc của Việt Nam cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc do doanh nghiệp nhập khẩu song song 2 Về giá thuốc nhập khẩu song song: giá... Luật này II Nhập khẩu song song thuốcViệt Nam 1 Khái niệm vai trò của nhập khẩu song song thuốc a Khái niệm Nhập khẩu song song thuốc là việc nhập khẩu những loại thuốc thành phẩm có cùng tên biệt dược, có cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng dạng bào chế với thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam khi các công ty dược phẩm nước ngoài định giá thuốc nước này thấp hơn nước kia (Theo... thuốc nhập khẩu song song khi tới cảng Việt Nam tối thiểu phải là 18 tháng Đối với thuốc có hạn dùng bằng hoặc dưới hai năm thì hạn dùng còn lại của thuốc khi tới cảng Việt Nam tối thiểu phải là 12 tháng Trong trường hợp đặc biệt, Cục Quản lý dược Việt Nam xem xét, giải quyết theo thẩm quyền Điều 5 In hoặc dán nhãn phụ đối với thuốc nhập khẩu song song lưu hành tại Việt Nam l Thuốc nhập khẩu song song... nhập khẩu song song Nội dung đưa ra sau đây tập trung vào phân tích về hết quyền SHTT nhập khẩu song song, đặc biệt là chính sách nhập khẩu song song thuốc trong pháp luật của ba quốc gia – Singapore, Malaysia, Philipine Bởi cũng giống như Việt Nam, các quốc gia này đều chú trọng chính sách nhập khẩu song song thuốc coi đây là hoạt động hợp pháp, là công cụ hữu hiệu nhằm giảm giá thuốc tăng... NKSS giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng cơ hội đầu tư, buôn bán giữa các nước với nhau, làm tăng lợi nhuận 2 Các hình thức nhập khẩu song song thuốc vào Việt Nam hiện nay Hiện nay, các doanh nghiệp nhập khẩu song song thuốc vào Việt Nam dưới các hình thức như sau:  Nhập khẩu thuốc có cùng tên biệt dược với thuốc đã có SĐK tại Việt Nam nhưng được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác nhau của cùng... hàng nhập khẩu, đặc biệt lưu ý những loại thuốc biệt dược có chứa hoạt chất đang còn ít SÐK tại Việt Nam và đang bị áp đặt giá cao trên thị trường - Các doanh nghiệp nhập khẩu được phép quy định giá bán buôn, bán lẻ của thuốc nhập khẩu song song, nhưng phải thấp hơn mức giá mà biệt dược đó đang được áp đặt tại Việt Nam Tất cả các cơ sở có chức năng xuất nhập khẩu thuốc đều có quyền nhập song song nếu... về vấn đề nhập khẩu song song thuốc vào Việt Nam 4.1 Về phía Nhà nước - Tuy có mục đích cung cấp thuốc với giá rẻ nhưng đây không phải là biện pháp lâu dài Đối với Việt Nam, việc nhập khẩu song song thuốc đang bước thử nghiệm nên các nhà quản lý phải thận trọng để bệnh nhân thật sự được hưởng lợi - Nhà nước cần sớm ban hành những qui định cụ thể, theo chiều hướng các thủ tục đơn giản hơn nhập khẩu. .. đang phát triển thường coi nhập khẩu song song là công cụ hữu hiệu nhằm giảm giá thuốc tăng khả năng tiếp cận thuốc của người dân Singapore là nước phát triển, tuy nhiên, một số lượng lớn thuốc của nước này phải nhập khẩu Do đó, quốc gia này áp dụng chính sách cho phép nhập khẩu song song thuốc Đối với thuốc, Singapore phải giảm bớt mức độ bảo hộ cho thuốc nhập khẩu song song được bảo hộ sáng chế trước... hơn về nhập khẩu song song tại Mục 58A Bên cạnh quy định mở về nhập khẩu song song tại Mục 58A, Malaysia cũng quy định giới hạn cho nhập khẩu song song  Philipines Mặc dù nhập khẩu song song đem lại lợi ích cho các nước đang phát triển, tuy nhiên, Philipines vẫn duy trì cơ chế hết quyền quốc gia cho các đối tượng sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, ngoại trừ nguyên tắc hết quyền quốc tế dành cho thuốc. .. Những thuốc này phải có giấy phép lưu hành tại nước sở tại của nhà sản xuất hoặc tại nước mà thuốc đó đang được phép lưu hành Cơ sở xuất khẩu cơ sở nhập khẩu phải có cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc Thuốc nhập khẩu phải được lấy mẫu kiểm tra chất lượng cho từng lô sản xuất Chỉ những lô thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được lưu hành đưa vào sử dụng Giá bán của các thuốc nhập khẩu . NHẬP KHẨU SONG SONG VÀ VẤN ĐỀ NHẬP KHẨU SONG SONG THUỐC Ở VIỆT NAM I. Một số vấn đề lý luận 1. Khái niệm nhập khẩu song song  Hiểu theo nghĩa chung nhất Nhập khẩu song song là việc nhập khẩu. về nhập khẩu song song tại Mục 58A. Bên cạnh quy định mở về nhập khẩu song song tại Mục 58A, Malaysia cũng quy định giới hạn cho nhập khẩu song song.  Philipines Mặc dù nhập khẩu song song. thi hành Luật này. II. Nhập khẩu song song thuốc ở Việt Nam 1. Khái niệm và vai trò của nhập khẩu song song thuốc a. Khái niệm Nhập khẩu song song thuốc là việc nhập khẩu những loại thuốc thành

Ngày đăng: 23/06/2014, 09:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan