Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát .DOC

51 3.5K 45
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát .DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát

Trang 1

Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Thuế giá trị gia tăng

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Sau hàng loạt những đổi mới kinh tế xã hội của đất nước, sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã thực sự mang lại niềm tin lớn lao cho đất nước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của hội nhập và phát triển, không chỉ thu hút làn sóng đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực sản xuất mà Việt Nam còn đang thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khác như Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm các doanh nghiệp ở Việt Nam hơn bao giờ hết đang đứng trước cơ hội lớn lao cũng như thách thức không nhỏ của nền kinh tế thời mở cửa trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế Quy mô sản xuất, xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu và phạm vi công tác kế toán ngày càng mở rộng, vai trò và vị trí của kế toán ngày càng được chú trọng.

Qua một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bấtđộng sản Tiến Phát, cụ thể là phòng Kế toán – Tài chính, em đã cố gắng tiếp cận,tìm hiểu về Công ty và phòng Kế toán – Tài chính, đồng thời cũng nhận sự giúp

đỡ nhiệt tình từ phía đơn vị thực tập, em đã thu thập được một số tài liệu để hoàn

thành “Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất độngsản Tiến Phát ”

Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần như sau:

Phần 1: Tổng quan chung về Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất độngsản Tiến Phát

Phần 2: Tổ chức bộ máy Kế toán tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp vàbất động sản Tiến Phát

Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm nâng cao công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát

Do giới hạn về thời gian và sự hiểu biết nên Báo cáo thực tập tổng hợp của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ dạy từ phía các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Qua bài viết này, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo CN ĐặngThị Hồng Thắm đồng cảm ơn Ban Giám đốc và phòng Kế toán – Tài Chính Công

Trang 3

ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát đã tận tình hướng dẫn

và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo này.

KẾT LUẬN

Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, cùng với những chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường như chính sách kích cầu của Nhà nước năm 2009, là những tiền đề giúp doanh nghiệp ngày càng mở rộng về quy mô, hoàn thiện về bộ máy tổ chức Trong đó, hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán cả về quy mô lẫn năng lực đóng vai trò quan trọng, đây là người giúp việc đắc lực trong việc ra các quyết định kinh doanh, tài chính đối với Giám đốc.

Trong quá trình thực tập một thời gian ngắn tại Công ty Cổ phần Kinh doanhxây lắp và bất động sản Tiến Phát với nội dung báo cáo thực tập tổng hợp, em đã

tìm hiểu được đặc điểm hoạt động kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý và đặc biệt là tổ chức bộ máy và công tác kế toán tại Công ty Qua đó rút ra những đánh giá và hướng khắc phục nhằm hoàn thiện hơn bộ máy kế toán cũng như công tác kế toán ở

Công ty cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát.

Trong thời gian thực tập ở Công ty, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do trình độ cũng như nhận thức của bản thân còn hạn chế, thời gian thực tập không dài, bài viết của em mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất cũng như đưa ra những ý kiến chủ quan của bản thân nên không tránh khỏi sơ xuất và thiếu sót Em mong nhận đựơc sự quan tâm góp ý của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn – CN Đặng ThịHồng Thắm cùng toàn thể nhân viên phòng KT – TC của Công ty Cổ phần Kinhdoanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện đểem có thể hoàn thành Báo cáo thực tập này.

Hà Nội, ngày … tháng …năm 2010 Sinh viên

Nguyễn Phương Thảo

Trang 5

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Phần 1: Khái quát chung về Công ty Cổ phần kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát…… 1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển……….1

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty……….1

1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Cty……… 1

1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty……… 1

1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp……….2

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cty……… 2

1.4 Tình hình tài chính và Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh……… 3

Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Cty… 4

2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Cty…… ……… 4

2.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại Cty….……… 5

2.2.1 Các chính sách kế toán chung tại Cty……… … 5

2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Cty……….5

2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Cty……….6

2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại Cty ……… 6

2.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán tại Cty……… 7

2.3 Tổ chức kế toán các phần hành kế toán cụ thể tại Cty ……… 7

2.3.1 Tổ chức hạch toán TSCĐ………7

2.3.2 Tổ chức hạch toán NVL và CCDC ……… 8

2.3.3 Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương……… 9

2.3.4 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm………… 10

2.3.5 Tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh……….11

Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm nâng cao công tác kế toán tạiCty……… 14

3.1 Những kết quả thu được trong quá trình thực tập tại Cty……….14

Trang 6

3.2 Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán tại Cty……….14

Trang 7

Tài liệu tham khảo

 Giáo trình kế toán doanh nghiệp trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Chủ biên: TS Trần Thế Khải.

 Giáo trình kế toán tài chính của Nhà xuất bản tài chính Chủ biên: - GS.TS.Ngô Thế Chi

Trang 8

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 11

PHẦN 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

KINH DOANH XÂY LẮP VÀ BẤT ĐỘNG SẢN TIẾN PHÁT 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Tên công ty: Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến PhátTên quốc tế: Tiến Phát construction business and real estate joint stock company

Tên viết tắt: TIENPHAT CBRE.,JSC

Địa điểm trụ sở chính: Số 1, ngõ 123 phố Âu Cơ, phường Từ Liêm, quận Tây Hồ,

thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 04.37186435

Mã số thuế: 10201.0000.797535 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công

thương Việt Nam, chi nhánh thành phố Hà Nội.

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp: Chi cục Thuế quận Tây Hồ.

Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát được thành

lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 0103037905 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 28 tháng 05 năm 2006 với chức năng chính là xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và xây dựng đường giao thông.

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Để thực hiện mục tiêu đã đề ra như trên, Công ty cần phải thực hiện tốt chức năng,

nhiệm vụ là:

+ Tư vấn, khảo sát, thiết kế, lập dự án quản lý và điều hành các dự án đầu tư

XDCB thuộc các ngành Giao thông, thoát nước, xây dựng dân dụng và chuyên dụng; nhận thầu và thi công xây dựng các công trình đường giao thông, thoát nước, xây dựng dân dụng và công nghiệp, thi công cải tạo và nâng cấp mặt bằng kỹ thuật + Tạo công việc ổn định và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ với Nhà nước và cộng đồng.

Trang 12

1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Qua thực tế tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất độngsản Tiến Phát, có thể nhận thấy rằng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Công ty

rất đa dạng, bao gồm:

♦ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và san lấpmặt bằng

♦ Dịch vụ tư vấn nhà, đất

♦ Trang trí nội, ngoại thất công trình♦ Sản xuất, mua bán Vật liệu xây dựng

♦ Lắp đặt thiết bị điện nước, điện lạnh công trình♦ Xây dựng đường dây và trạm biến áp 35KV

1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp

Là một doanh nghiệp luôn lấy chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu, Công tyCổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát rất chú ý tới kỹ thuật thi

công công trình, ngoài việc tuân thủ các qui định về xây dựng của Nhà nước, Công ty còn không ngừng học hỏi, tìm hiểu và cải tiến kỹ thuật thi công

Tất cả các công trình mà Công ty thực hiện đều tuân thủ theo một qui trình

quản lý chặt chẽ nhưng hiệu quả Điều đó được thể hiện khái quát qua sơ đồ (Sơ đồ 1)

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được khái quát theo sơ đồ (Sơ đồ 2)Trong đó, chức năng và nhiệm vụ từng Phòng, Ban, Bộ phận như sau:

♦ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý và quyết định cao nhất trong Công ty.

HĐQT có các quyền quyết định các vấn đề sau: Chiến lược phát triển của Công ty, Chính sách chi trả cổ tức, Phương án đầu tư, Cách thức vay vốn và huy động vốn…

♦ Giám đốc công ty: do HĐQT bổ nhiệm, là người trực tiếp quản lý, điều hành

sản xuất kinh doanh trong Công ty.

♦ Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc Kinh tế - Kỹ thuật và Phó giámđốc Tài chính – Nhân sự - Tổ chức lao động – Tiền lương

♦ Phòng quản lý xây lắp: là phòng chuyên trách về kỹ thuật, chịu sự quản lý

trực tiếp của Phó giám đốc Kinh tế - Kỹ thuật

Trang 13

♦ Phòng dự án: có nhiệm vụ là nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh

dài hạn, trung hạn, ngắn hạn,tham mưu cho Giám đốc giao chỉ tiêu hoạt động cho các bộ phận trong Công ty.

♦ Phòng kế toán – tài chính: là phòng tham mưu giúp giám đốc quản lý điều

hành các mặt hoạt động kinh doanh thông qua việc quản lý tài chính

♦ Phòng hành chính – nhân sự : đề xuất các phương án xây dựng và kiện

toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị

Các Phòng, Ban, Bộ phận không chỉ phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình mà còn phài duy trì mối quan hệ mật thiết với các Phòng, Ban, Bộ phận khác và hỗ trợ nhau trong hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất

1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty

Mặc dù mới tiến hành SXKD trong thời gian 4 năm song Công ty đã có những bước tiến đáng ghi nhận, điều đó được thể hiện trong các Báo cáo Tài chính qua

các năm 2007, 2008, 2009 (Bảng 1, Bảng 2)

Từ bảng số liệu trên, có thể nhận thấy từ khi thành lập đến nay, Công ty Cổphần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát có hoạt động sản xuất kinhdoanh hiệu quả Cụ thể (Bảng 3)

+ Qui mô tài sản tăng đáng kể Thời điểm cuối năm 2007, Tổng tài sản là

khoảng 7.209 triệu đồng, sang năm 2008 đạt khoảng 28.023 triệu đồng thì đến cuối năm 2009 đã đạt trên 50.579 triệu đồng.

+ Chỉ tiêu hàng tồn kho mà chủ yếu là Giá trị sản phẩm dở dang của các công

trình xây dựng chưa được hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư,

cũng tăng nhanh qua các năm Cụ thể, năm 2007, Giá trị hàng tồn kho tại thời

điểm cuối năm là 7.797 triệu đồng thì đến 31/12/2009, chỉ tiêu này đã tăng khoảng 7.777 triệu đồng đạt hơn 15.574 triệu đồng, tăng 99,7% so với cùng kỳ năm 2007.

Đối với một hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng như Công ty Cổ phầnKinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát thì chỉ tiêu Hàng tồn kho cao là

điều hoàn toàn bình thường.

+ Doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm Năm 2007, Tổng doanh

thu đạt khoảng 27.302 triệu đồng, Lợi nhuận sau thuế đạt 395 triệu đồng, và đến

năm 2009 Doanh thu đã tăng tới hơn 65.434 triệu đồng và Lợi nhuận sau thuế làhơn 840 triệu đồng Lợi nhuận Công ty tăng là do Doanh thu tăng nhanh qua các

năm và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chỉ tiêu chi phí Đây là một thành tựu của Công ty và cần được tiếp tục duy trì, phát huy trong các năm tới.

Trang 14

Với những bước đi thành công và vững chắc, có thể khẳng định Công ty Cổphần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát đã và đang dần trở thành

một doanh nghiệp xây dựng mạnh mẽ, có đủ năng lực thi công công trình quy mô lớn với chất lượng, tiến độ, hiệu quả cao, đồng thời hoạt động thương mại cũng được ban lãnh đạo công ty quan tâm, chú trọng, hứa hẹn có nhiều khởi sắc trong thời gian tới.

PHẦN 2

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠICÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XÂY LẮP VÀ BẤT ĐỘNG

SẢN TIẾN PHÁT

2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán

+ Ghi chép, tính toán, phản ánh rõ số liệu có, tình hình luôn chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của Công ty.

+ Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, thanh toán.

+ Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất , kinh doanh và phân tích, kiểm tra tình hình tài chính toàn Công ty.

+ Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về vốn của Công ty, từ đó báo cáo cho giám đốc, để giám đốc có hướng giải quyết đúng đắn, kịp thời.

+ Phối hợp với các phòng ban chức năng khác thực hiện các nhiệm vụ, công việc do lãnh đạo Công ty giao phó khi cần thiết

Tổ chức bộ máy Kế toán

Bộ máy hoạt động điều hành của Công ty, bộ máy Kế toán của Công ty được phân cấp gồm 4 nhân viên như sau:

Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán

♦ Kế toán trưởng: Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về công tác Kế toán nói

chung, có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống Kế toán của Công ty, chỉ

Trang 15

đạo thống nhất trong phòng Kế toán, phân công các phần hành Kế toán cũng như nhiệm vụ rõ ràng cho từng Kế toán viên.

Dưới Kế toán trưởng là các Kế toán viên với số lượng và nhiệm vụ được phân công như sau:

♦ Kế toán thanh toán: có chức năng cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho

lãnh đạo Công ty về các khoản vốn bằng tiền và các khoản thanh toán với người bán, người mua, người lao động và Nhà nước

♦ Kế toán TSCĐ và hàng tồn kho: thực hiện chức năng cung cấp đầy đủ, kịp

thời thông tin cho công tác quản lý TSCĐ và hàng tồn kho

♦ Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: có chức năng là cung cấp đầy đủ,

kịp thời thông tin cho ban lãnh đạo về tình hình chi phí và tính giá thành sản phẩm phục vụ việc ra quyết định

2.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty

2.2.1 Các chính sánh kế toán chung tại Công ty

- Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn thực hiện kèm theo.

- Đồng tiền sử dụng trong quá trình kế toán của Công ty là Đồng Việt Nam

- Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong Kế

toán: sử dụng tỷ giá thực tế.

Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm đó

- Niên độ kế toán: Công ty chọn niên độ kế toán từ ngày 01/01/N đến ngày

- Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Công ty tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10%.- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Trang 16

+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO).

+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

- Nguyên tắc ghi nhận và tính KHTSCĐ:

Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình:

TSCĐ được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế Nguyên giá TSCĐ bao gồm toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ

TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty

Hệ thống Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản TiếnPhát nắm rõ các quy định về Chứng từ kế toán nên hệ thống Chứng từ kế toán sử

dụng tại Công ty được lập đúng theo biểu mẫu, đúng nội dung, ký chứng từ theo đúng quy định và hướng dẫn của Luật kế toán và Quyết định 15/2006/QĐ – BTC

ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

Tất cả các chứng từ kế toán do Công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều

tập trung tại phòng KT - TC Kế toán viên tại phòng KT – TC của công ty sẽ kiểm

tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của

chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán (Sơ đồ 4)

2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty

Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo

quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính và do vậy,

hiện nay, Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC.

Ngoài ra, do thực tiễn hoạt động và yêu cầu quản lý của Công ty, một số Tài khoản đã được chi tiết thành các tiểu khoản như sau:

♦ Tài khoản 154 – Chi phí SXKD dở dang được chi tiết thành các tài khoản

cấp 2 tùy theo từng công trình thi công, như:

Trang 17

+ Tài khoản 1541 – Chi phí SXKD dở dang Công trình đường Nam Triệu

+ Tài khoản 1542 – Chi phí SXKD dở dang Công trình Nhà làm việc Ngân hàng

Cầu Bươu

+ Tài khoản 1543 – Chi phí SXKD dở dang Công trình Đường Bắc Ninh…

♦ Các tài khoản về chi phí sản xuất và giá vốn như TK 621 – Chi phí NVLtrực tiếp, TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, TK 623 – Chi phí sử dụng máythi công, TK 627 – Chi phí sản xuất chung, TK 632 – Giá vốn hàng bán cũng

được chi tiết theo từng công trình thi công.

Trang 18

2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty

Quy trình ghi sổ kế toán

Do quy mô sản xuất của Công ty ngày càng mở rộng và trong bối cảnh nền

kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, yêu cầu đặt ra đối với phòng Kếtoán tài chính của Công ty là cung cấp thông tin kế toán phải nhanh chóng,

chính xác và kịp thời, phục vụ cho việc ra quyết định của Ban lãnh đạo Để làm được điều đó, công tác kế toán trong Công ty không ngừng được đổi mới và

hoàn thiện cho phù hợp với tình hình, hiện tại công ty đang áp dụng hình thứckê toán Chứng từ ghi sổ (Sơ đồ 5)

Hệ thống sổ sách kế toán

Với việc áp dụng hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ, hệ thống sổ sách củacông ty hiện nay bao gồm:

♦ Sổ tổng hợp

+ Chứng từ ghi sổ

+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Sổ Cái các tài khoản.

♦ Sổ chi tiết được mở chi tiết cho từng đối tượng theo dõi và cho từng công

trình thi công, gồm các loại chủ yếu như sau: + Sổ chi tiết TSCĐ

+Sổ chi tiết NVL, CCDC

+ Sổ chi tiết hàng hóa, thành phẩm + Sổ chi tiết chi phí sản xuất

+ Sổ chi tiết các khoản phải trả, phải thu + Một số các sổ chi tiết khác

2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty

Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát tiến hành lập Báocáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch, bắt đầu vào ngày 01/01 và kết

thúc vào ngày 31/12 của năm

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của Công ty luôn tuân thủ đúng mẫu,

theo yêu cầu và nguyên tắc kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày Báo cáo tài chính” Hiện tại Công ty không sử dụng Báo cáo kế toán quản trị Hệ thống Báo cáo tài chính mà công ty sử dụng như sau:

Trang 19

Tên báo cáo Mẫu sổ

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh B 02 – DNN Bản thuyết minh báo cáo tài chính B 04 – DNN

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát

2.3 Tổ chức kế toán các phần hành kế toán cụ thể tại Công ty

+ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ

+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ  Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết (Sơ đồ 6)

Kế toán tổng hợp TSCĐ

Ví dụ 1: Ngày 20/8/2009, Công ty mua một máy trộn betong trị giá

120.000.000 đồng (Chưa có thuế VAT) thuộc quyền quản lý của phòng Quản lý Xây lắp Công ty đã thanh toán 80.000.000 đồng cho nhà cung cấp bằng tiền gửi

Ngân hàng theo hóa đơn số 01234 (Phụ lục 1) Cán bộ phòng đã lập Biên bảnGiao nhận TSCĐ (Phụ lục 2) Kế toán TSCĐ lập thẻ TSCĐ và ghi vào sổ chi tiết

Trang 20

Kế toán ghi:

Nợ TK 627: 20.870.000 Nợ TK 642: 16.790.000

Có TK 214: 37.660.000

Ví dụ 3: Ngày 31/8/2009, Công ty tiến hành thanh lý một ôtô 4 chỗ Nguyên giá của ôtô là 500.000.000, hao mòn lũy kế là 470.000.000 Tiền thu được từ việc thanh lý là 50.000.000 đã được khách hàng thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng.

Sau đó phản ánh vào các sổ kế toán liên quan như Chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí

chứng từ ghi sổ, sổ cái Tài sản cố định (Phụ lục 3)…

2.3.2 Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ + Phiếu xuất kho 02- VT + Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa 05- VT + Bảng kê mua hàng 06- VT

+ Hóa đơn giá trị gia tăng 01 GTKT- 3LL  Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết

Hiện tại, để hạch toán chi tiết NVL Công ty sử dụng phương pháp Thẻ song

song (Sơ đồ 7)

Kế toán tổng hợp NVL, CCDC

Ví dụ : Ngày 28/8/2009, Công ty mua 78 m3 cát vàng và 40 m3 cát đen, tổng giá

trị nguyên vật liệu thu mua là 17.800.000 đồng ( Chưa có VAT) Công ty đã thanh

toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt theo hóa đơn số 04578 (Phụ lục 4) và đã làmthủ tục nhập kho số NVL này (phụ lục 5).

Kế toán ghi:

Trang 21

Nợ TK 152: 17.800.000 Nợ TK 133: 1.780.000

Có TK 111: 19.580.000

Ngày 29/8/2009, Công ty xuất 50 m3 cát vàng và 40 m3 cát đen sử dụng cho

công trình xây dựng theo Phiếu xuất kho số 247 (Phụ lục 6)

Kế toán ghi nhận:

Nợ TK 621: 12.200.000

Có TK 152: 12.200.000

Vào các sổ kế toán tổng hợp liên quan như Sổ tổng hợp Vật liệu, dụng cu; Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và sổ cái TK …

2.3.3 Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Tính đến cuối năm 2008, Tổng sổ cán bộ công nhân viên của Công ty là 267 người Trong đó:

♦ Cán bộ quản lý và kỹ thuật: 76 người (29 cán bộ trình độ Đại học trở lên, 47

cán bộ trình độ Cao đẳng và Trung cấp)

♦ Lao động sử dụng cho công trình: 191 người (36 Công nhân vận hành thiết

bị, 155 Công nhân xây dựng)

Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát áp dụng hình

thức trả lương theo thời gian Đối với công nhân trong danh sách chính thức của Công ty thì được trả 75.000/công Còn đối với nhân công thuê ngoài thì tùy theo hợp đồng thỏa thuận giữa Công ty và người được thuê, giá dao động từ 25.000 đến 55.000/công tùy theo mức độ phức tạp của công việc Theo đó:

Tiền lương phải trả = Mức lương bình quân ngày x số ngày hưởng lương

Về các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT và KPCĐ, công ty tính như sau:

+ Người lao động (thuộc sanh sách chính thức của Công ty) sẽ phải nộp tổng cộng 6% bao gồm: 5% BHXH và 1% BHYT trích trên lương cơ bản Khoản phải nộp này sẽ được khấu trừ trực tiếp vào tiền lương

+ Công ty chịu 19% trong đó BHXH là 15%, BHYT là 3% và KPCĐ là 2%  Chứng từ sử dụng: Để hạch toán các khoản tiền lương và trích theo lương,

Kế toán Công ty sử dụng các chứng từ sau + Bảng chấm công

+ Bảng thanh toán tiền lương

+ Bảng thanh toán tiền lương quản lý

Trang 22

+ Bảng phân bổ Tiền lương và Bảo hiểm xã hội + Bảng kê trích nộp các khoản theo lương…

Ví dụ: Tính ra số tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng 8/2009:

Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH và các chứng từ liên quan, Kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH và ghi các sổ kế toán

Trang 23

+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương….

Ví dụ: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất công trình xây dựng nhà trẻ mẫu giáo

phường Tân Mai

Kế toán chi phí NVL trực tiếp:

- Ngày 29/8/2009, xuất 50 m3 cát vàng và 40 m3 cát đen sử dụng trực tiếp cho sản xuất theo phiếu xuất kho số 247 trị giá 12.200.000.

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Ngày 31/8/2009, Kế toán tính ra số tiền lương phải trả cho nhân công trực tiếp trong tháng là 70.000.000, tiền BHXH, BHYT và KPCĐ trích cho nhân công trực tiếp là 13.300.000 Kế toán kết chuyển chi phí

Nợ TK 154: 83.300.000

Có TK 622: 83.300.000.

Kế toán chi phí sản xuất chung

- Tổng giá trị NVL xuất dùng cho bộ phận quản lý xây lắp cho công trình: 21.000.000.

- Tiền lương phải trả cho cán bộ quản lý xây lắp là 20.000.000, trích BHXH, BHYT và KPCĐ cho cán bộ quản lý xây lắp là 3.800.000.

- Trích KHTSCĐ sử dụng cho bộ phận quản lý xây lắp: 20.470.000 - Chi phí khác bằng tiền gồm cả thuế GTGT phát sinh: 2.200.000 Kế toán ghi tổng hợp chi phí sản xuất chung trong tháng:

Trang 24

Ví dụ: Ngày 31/8/2008, Công ty hoàn thành công trình xây dựng là nhà trẻ mẫu

giáo phường Tân Mai, bàn giao cho Ủy ban Nhân dân phường Tân Mai, giá vốn của công trình là 429.770.000 Giá thanh toán theo hóa đơn là 770.000.000 đã bao gồm cả VAT 10% Bên chủ đầu tư đã thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng.

Trang 25

Chi phí Quản lý doanh nghiệp bao gồm: - Lương phải trả cho ban quản lý: 70.000.000 - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ: 13.300.000

- KHTSCĐ sử dụng cho quản lý doanh nghiệp: 10.000.000

- Các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho quản lý doanh nghiệp: 20.000.000

Ngày đăng: 06/09/2012, 11:05

Hình ảnh liên quan

+ Bảng thanh toán tiền lương - Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát .DOC

Bảng thanh.

toán tiền lương Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 1: Bảng cân đối Kế toán 3 năm 2007, 2008, 2009 - Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát .DOC

Bảng 1.

Bảng cân đối Kế toán 3 năm 2007, 2008, 2009 Xem tại trang 31 của tài liệu.
1. Doanh thu bán hàng và - Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát .DOC

1..

Doanh thu bán hàng và Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 3: Bảng phân tích tình hình tài chính của Công ty Chỉ  - Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát .DOC

Bảng 3.

Bảng phân tích tình hình tài chính của Công ty Chỉ Xem tại trang 34 của tài liệu.
Sơ đồ 5: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ - Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát .DOC

Sơ đồ 5.

Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ  tháng này - Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát .DOC

Bảng t.

ính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng này Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn - Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát .DOC

Bảng t.

ổng hợp Nhập – Xuất – Tồn Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình thức thanh toán: MST: 0103916771 - Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát .DOC

Hình th.

ức thanh toán: MST: 0103916771 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Hình thức thanh toán: tiền mặt - Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát .DOC

Hình th.

ức thanh toán: tiền mặt Xem tại trang 43 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan