Tiết 48 :BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - Phạm Tiến Duật ppt

8 1.6K 2
Tiết 48 :BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - Phạm Tiến Duật ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiết 48 : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - Phạm Tiến Duật - A. Mục tiêu cần đạt - Hs cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng h/ảnh những lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi - Thấy được những nét riêng của giọng điệu ngôn ngữ bài thơ. - Rèn kỹ năng phân tích h/ảnh, ngôn ngữ thơ. B. Chuẩn bị - Sgv, sgk, soạn bài. - Tư liệu liên quan đến Phạm Tiến Duật và bài thơ. C. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra : Đọc TL một đoạn thơ trong bài “đồng chí”? Em thích câu thơ nào, đoạn thơ nào nhất ? vì sao ? 2. Giới thiệu bài : Cuối những năm thế kỷ 20, ở VN xuất hiện một lớp nhà thơ trẻ đầy tài năng mỗi người một vẻ : Lưu Quang Vũ và Bằng Việt; Vũ Quần Phương và Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh và Phan Thị Thanh Nhàn, Lê Anh Xuân và Nguyễn Khoa Điềm đề tài hướng tới thế hệ trẻ Việt Nam chống Mỹ cứu nước “xẻ dọc Trường Sơn ” những cống hiến – hy sinh và vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hoạt động GV - học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1 I. Tìm hiểu chung ? Hs giới thiệu đôi nét về tác giả ? - PTD là csĩ lái xe lăn lộn trên tuyến đường TSơn nên có nhiều bài thơ mang hơi thở trực tiếp của cuộc chiến tranh. ? Trình bày ~ hiểu biết về bài thơ. ? Bài thơ ra đời trong h/cảnh nào ? - Gv đọc bài thơ - hướng dẫn hs đọc .Hai hs đọc. ? Tìm hiểu đại ý. 1. Tác giả : Phạm Tiến Duật - là nhà thơ quân đội. Tiều biểu cho thế hệ nhà thơ thời chống Mỹ. - Viết nhiều về ~ anh bộ đội lái xe, chị thanh niên xung phong Trường Sơn - Giọng thơ tự nhiên sôi nổi, tinh nghịch mà tươi trẻ, đưa vào thơ ~ chi tiết thực . 2. Tác phẩm + Nằm trong chùm thơ được giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1969, đưa vào tập “Vầng trăng quầng lửa” + Hoàn cảnh sáng tác : 1969. cuộc kc chống Mỹ gay go ác liệt. Máy bay Mỹ điên cuồng bắn phá dọc tuyến đường TS, trút hàng ngàn vạn tấn bom đạn và chất độc da cam nhằm chặn đứt mạch máu giao thông chính vận chuyển vũ khí lương thực từ miền Bắc → Nam (nhiều nơi đã trở thành túi bom) - Nhưng suốt ngày đêm ~ đoàn xe vận tải quân sự nối đuôi nhau vẫn tiến ra phía trước. - Giọng điệu : ngang tàng, sôi nổi tự nhiên. - Ngôn ngữ gần với lời nói thường, đối thoại + Đại ý : Bài thơ thành công trong việc khắc hoạ hiện thực ? Nhan đề bài thơ có gì khác lạ ? . Hoạt động 2 ? Vì sao có thể nói h/ảnh ~ chiếc xe không kính là h/ảnh độc đáo ? Hs thảo luận nhóm 4 người : 2 / ? Việc tác giả miêu tả những chiếc xe không kính như vậy là có mục đích gì? chiến tranh. Làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe hiên ngang, dũng cảm, lạc quan yêu đời, trái tim luôn đập vì miền nam phía trước. + Nhan đề bài thơ: - 2 chữ “Bài thơ” thừa, không cần thiết về mặt logic, nhưng lại chứng tỏ được ý đồ của nhà thơ: Đi tìm chất thơ ngay trong hiện thực trần trụi của đời sống chiến tranh – một hiện thực tưởng chừng không hề có chất thơ nhưng lại rất thơ, rất bay bổng. => Nhan đề đã thể hiện khuynh hướng chủ đạo của thơ ca thời kháng chiến: Đi tìm chất thơ trong cái bình dị, đời thường. II. Phân tích 1. H/ảnh những chiếc xe không kính - Rất độc đáo - Được tả thực đến trần trụi, không thi vị hoá - khắc hoạ k 2 ác liệt của ctranh với nhiều hy sinh gian khổ =>Miêu tả những chiếc xe như thế để tô đậm hiện thực chiến tranh và thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ. 2. H/ảnh ~ chiến sĩ lái xe + Người lính xuất hiện trong không khí vô cùng gian khổ, khốc liệt của chiến tranh: “ Bom giật, bom rung, bụi phun tóc trắng, ? Hình ảnh những chiến sĩ lái xe xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Hs đọc 6 câu thơ tiếp ? Nội dung của 6 câu thơ ? Nghệ thuật diễn đạt ở 6 câu thơ có gì đặc sắc ? Tác dụng ? Hs bàn luận nhóm 4 người trong 2 / (- Nội dung : miêu tả cảm giác của người csĩ trên xe không kính) - Nthuật : nhịp 2/2/2, đảo ngữ “ung dung” điệp ngữ “nhìn” → thái độ tự tin vững vàng “nhìn thẳng” vào gian khổ hy sinh không run sợ né tránh. Điệp ngữ “nhìn thấy” → diễn tả cụ thể sự tập trung cao độ của người lái và chính xác cái mưa tuôn, từ trong bom rơi” và cả trong thời tiết khắc nghiệt của núi rừng trường sơn. + Thế nhưng nhà thơ không chú trọng miêu tả cuộc sống chiến đấu gian khổ, mà chủ yếu đi sâu miêu tả những ấn tượng và cảm giác của người chiến sĩ khi ngồi trên những chiếc xe không kính => để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của họ. * Mở đầu: Người lính lý sự rất ngang tàng, nghịch ngợm về lý do tại sao xe không có kính: “ Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”. Giọng điệu thản nhiên như không có chuyện gì to tát. * Trên những chiếc xe không kính ấy, người lính vẫn ung dung ngồi trong buồng lái, vẫn kiên định, yêu đời. Và còn tìm thấy bao điều tiện lợi khi xe không có kính: - Gió, sao trời và những cánh chim tự do ùa vào buồng lái. - Nhìn rõ hơn con đường phía trước. => Rất thoải mái khi được giao cảm với thiên nhiên. * Tuy nhiên, người lính không hề lạc quan tếu mà vẫn thừa nhận những bất lợi khi xe không có kính: - Có bụi “ Phun tóc trắng” - Có mưa “ Tuôn, xối như ngoài trời” => Nhưng tất cả những bất lợi đó vẫn không thể nào ảnh cảm giác về tốc độ trên chiếc xe đang lao nhanh, cảm giác khi trực tiếp tiếp xúc với thế giới bên ngoài khi không có kính. ? cảm nhận của em khi nghe tiếng cười đó? ? Đọc hai khổ thơ tiếp “K 0 có kính ừ thì” ?nhận xét giọng điệu, cấu trúc 2 khổ thơ có gì đặc biệt? Hiệu quả NT ? Thảo luận nhóm 4 . Giọng thơ ngang tăng tếu táo chất lính lái xe, cấu trúc lặp đi lặp lại “ừ thì” “chưa cần” - Những chi tiết rất thực “phì phèo” “cười ha ha” “lái trăm cây số nửa” → vẻ đẹp lạc quan hưởng đến tinh thần của người chiến sĩ. Họ vẫn “ Cười ha ha”( cười thoải mái, cười hết cỡ) => bao nhiêu mệt nhọc, khó chịu đều tan theo tiếng cười. => Có thể nói, những gian khổ đến với họ trên suốt tuyến đường Trường sơn thì nhiều vô kể. Những khó khăn đó không hề ảnh hưởng đến họ mà ngược lại còn đem đến cho họ những phút giây thư giãn thú vị. => Tiểu đội xe không kính là một tiểu đội rất đặc biệt: Nó không chỉ là một tổ chức được biên chế thông thường của quân đội, mà nó còn là một đơn vị của những con người đã vào sinh ra tử. Họ đã hiểu được cái giá của sự sống và cái chết, của gian khổ và mất mát, hy sinh. Thế nhưng, suốt chiều dài của con đường chiến dịch không lúc nào vắng tiếng nói cười, vắng những cái bắt tay ấm nồng tình đồng đội, và chiếc xe không kính lại trở nên vô cùng tiện lợi để cho người chiến sĩ thể hiện tình đồng đội của mình. => Tiểu đội xe không kính chính là một gia đình. + Khổ thơ nhắc lại đời sống gian khổ của người chiến sĩ: Cuộc sống của họ gắn liền với những chiếc xe và con đường phía trước : - Nấu cơm bằng bếp hoàng cầm - Ngôn ngữ thơ tự nhiên gần với lời nói thường. ? Hai khổ thơ tiếp theo giúp em cảm nhận ntn về h/ảnh người chiến sĩ lái xe? Gv nêu VĐề thảo luận sau khi đọc khổ cuối. ? Tại sao nhà thơ lại tiếp tục tả hình dáng ~ chiếc xe không kính ? ? Câu kết “chỉ cần trái tim” ? Nhận xét về những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ cuối? ? Hình ảnh trái tim có ý nghĩa ntn? - giấc ngủ chông chênh theo nhịp xe Nhưng những người chiến sĩ vẫn rất lạc quan tin tưởng ở tương lai. + hình ảnh trời xanh vừa mang ý thực vừa mang nghĩa biểu trưng: bầu trời đó là tương lai. Và họ hiểu rằng đi hết con đường gian khổ đó sẽ tới ngày thắng lợi. * Khổ cuối. + Biện pháp điệp từ “ Không”( Kính, đèn, mui, thùng) + Biện pháp đối lập, tương phản: + “ Vẫn”: Diễn tả hình ảnh chiếc xe chưa bao giờ ngừng lăn bánh. + Biện pháp hoán dụ: hình ảnh trái tim: Biểu trưng cho tình cảm và ý chí của con người( Lấy cái cụ thể biểu trưng cho cái trừu tượng) + Giọng thơ ngang tàng, hồn nhiên, trẻ trung => Càng đi sâu vào chiến trường, chiến tranh càng ác liệt. Chiếc xe cũng mỗi lúc một hư hỏng nhiều hơn. Những chiếc xe dường như không còn nguyên vẹn hình thù…, nhưng bất chấp tất cả, những chiếc xe vẫn không ngừng lăn bánh ra chiến trường, hướng tới miền nam. Và như vậy, những chiếc xe đã Hoạt động 3 Hs nhận xét những nét đặc sắc NT? ? Nội dung bài thơ ? HS suy nghĩ, thảo luận chạy bằng tinh thần anh dũng, kiên cường của những người chiến sĩ. Ca ngợi xe tức là ca ngợi con người. Và sức mạnh của những con người cũng chính là sức mạnh của những chiếc xe. Bom đạn quân thù không thể làm gì nổi những chiếc xe không kính. II. Tổng kết 1. NT - H/ảnh thơ độc đáo - Giọng điệu tự nhiên, sôi nổi, khoẻ khoắn - Ngôn ngữ giản dị mộc mạc gần với lời nói thường. 2. ND : Thông qua việc miêu tả những chiếc xe không kính, bài thơ đã khắc hoạ rõ nét chân dung những người lính lái xe thời chống mỹ trên tuyến đường Trường Sơn với tinh thần hiên ngang, dũng cảm, lạc quan và bất chấp mọi khó khăn gian khổ, đồng thời là ý chí chiến đấu giải phóng miền nam. Đó cũng là phẩm chất của cả một thế hệ những người lính thời chống mỹ. Luyện tập ? Cảm nhận của em về h/ảnh thế hệ trẻ thời chống Mỹ qua h/ảnh người lính trong bài thơ. So sánh với h/ảnh người lính ở bài “Đồng chí”. * Giống : - Lý tưởng, trách nhiệm, lòng yêu nước. - Tinh thần vượt k 2 gian khổ hy sinh - Niềm lạc quan sức sống thanh xuân - Tình cảm gắn bó chia ngọt sẻ bùi * Khác : - Người lính chống Pháp xuất thân từ nô lệ nghèo khổ, nông dân – CM là sự giải thoát số fận đau khổ tăm tối, trang bị thô sơ thiếu thốn hơn, t/chất tươi vui ít lộ rõ, trầm. - Người lính chống Mỹ : ý thức giác ngộ về lý tưởng độc lập tự do, ý thức về trách nhiệm của thế hệ mình. Sôi nổi trẻ trung hơn. D.Củng cố – dặn dò : - Học thuộc lòng bài thơ. Học thuộc lòng bài giảng của cô giáo. - BT Tr 133 sgk. - Chuẩn bị cho tiết Kiểm tra 1 tiết. . Tiết 48 : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - Phạm Tiến Duật - A. Mục tiêu cần đạt - Hs cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng h/ảnh những lái xe Trường. biết về bài thơ. ? Bài thơ ra đời trong h/cảnh nào ? - Gv đọc bài thơ - hướng dẫn hs đọc .Hai hs đọc. ? Tìm hiểu đại ý. 1. Tác giả : Phạm Tiến Duật - là nhà thơ quân đội. Tiều. - Thấy được những nét riêng của giọng điệu ngôn ngữ bài thơ. - Rèn kỹ năng phân tích h/ảnh, ngôn ngữ thơ. B. Chuẩn bị - Sgv, sgk, soạn bài. - Tư liệu liên quan đến Phạm Tiến Duật và bài thơ.

Ngày đăng: 22/06/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan