Báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Sở giao dịch Maritime Bank Phòng giao dịch Phố Huế

34 3.9K 34
Báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Sở giao dịch Maritime Bank  Phòng giao dịch Phố Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM( MARITIME BANK )Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng TMCP Hàng Hải, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (Maritime Bank MSB). Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001NHGP ngày 08061991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12071991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.I.MARITIME BANK 19 NĂM PHÁT TRIỂNBan đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BÁO CÁO THỬ VIỆC Kính gửi: - Ban Lãnh Đạo Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB). - Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Sở giao dịch Maritime Bank. - Giám Đốc Trung Tâm KHCN PGD Phố Huế. - Trưởng phòng Tổ chức-Hành chính Ngân hàng TMCP Hàng Hải. - Tên tôi là : HOÀNG THU HỒNG - Ngày sinh : 19/11/1989 - Nơi ở hiện nay : P1209 A5 khu Đô thị Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội - Vị trí thử việc : Chuyên viên tư vấn tài chính. - Đơn vị thử việc : PGD Phố Huế. - Thời gian thử việc: Từ 01/10/2011 đến 30/11/2011. Sau đợt tuyển dụng nhân viên tư vấn tài chính tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam tháng 09/2011, tôi đã trúng tuyển và được phân công thử việc tại phòng giao dịch Phố Huế Sở giao dịch Maritime Bank Hà Nội trong thời gian 60 ngày ( Từ ngày 01/10/2011 đến 30/11/2011). Tôi xin chân thành cảm ơn đến chị Trần Anh Hoa, chị Lê Thị Thu Huyền cùng toàn thể cán bộ MSB phòng giao dịch Phố Huế đã giúp đỡ tôi tiếp thu những kiến thức cần thiết để hoàn thành công việc và những hiểu biết khác về công việc, cũng như môi trường làm việc tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Đến nay, thời gian thử việc đã hết, tôi xin được báo cáo quá trình thử việc, kết quả thu được và những nhận xét của bản thân, kính trình Ban lãnh 1 đạo Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam xem xét và tạo điều kiện cho tôi tiếp tục làm việc, gắn bó lâu dài với cơ quan. Những nội dung chính trong báo cáo bao gồm: PHẦN I : Tổng quan về ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. PHẦN II : Quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Sở giao dịch Maritime Bank - Phòng giao dịch Phố Huế. PHẦN III: Định hướng công việc. 2 PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM ( MARITIME BANK ) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng TMCP Hàng Hải, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (Maritime Bank - MSB). Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. I. MARITIME BANK 19 NĂM PHÁT TRIỂN Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005. 3 Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ hiện tại ở mức 3.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 84.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005 lên 130 điểm vào giữa năm 2010. Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam. Với sự nỗ lực, phấn đấu cả trong hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội, Maritme Bank đã khẳng định được vị thế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và được ngân hàng nhà nước,chính phủ ghi nhận. II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH 1. Tầm nhìn Trở thành ngân hàng TMCP phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực Quốc tế 2. Khẩu hiệu Tạo lập giá trị bền vững! 3. Giá trị cốt lõi: − Chú trọng khách hàng bằng chất lượng dịch vụ − Hiệu quả là mục tiêu của mọi công việc − Học hỏi sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện 4 − Hợp tác tin cậy là động lực của thành công 4. Sứ mệnh: − Thiết lập quan hệ toàn diện với tập đoàn kinh tế thuộc các ngành Hàng hải;Bưu chính viễn thông;Hàng không;Bảo hiểm;… − Phát triển bền vững,tin cậy với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ; − Cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng với chất lượng cao cho mọi đối tượng khách hàng; − Xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các định chế tài chính trong nước và quốc tế. III. Cam kết hành động: Với khách hàng : − Cung cấp dịch vụ với sự linh hoạt và chất lượng cao; − Đáp ứng nhu cầu đa dạng bằng các dịch vu giá trị gia tăng; − Đảm bảo tuyệt đối an toàn và bảo mật Với nhân viên : − Thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau; − Phát triển văn hóa hiệu quả tương xứng với quyền lợi; − Tạo cơ hội cho sự phát triển của mọi thành viên Maritime Bank Với cổ đông : − Đem lại giá trị ngày càng cao cho Cổ đông; − Đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng; − Đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. IV. Sản phẩm dịch vụ : Lĩnh vực kinh doanh của MSB là hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ tài chính, tiền tệ, ngân hàng.Với nội dung thường xuyên là thực hiện nghiệp vụ Nợ, nghiệp vụ Có và các dịch vụ ngân hàng được quy 5 định trong Giấy phép thành lập, hoạt động của MSB, tuân thủ các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển của khách hàng thuộc các ngành kinh tế. Mục tiêu của MSB là xây dựng MSB trở thành một Ngân hàng TMCP lớn, có uy tín, có công nghệ hiện đại, phát triển ổn định, bền vững, an toàn và có lợi nhuận cao. Với phương châm: “Tạo lập giá trị bền vững” không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, đội ngũ Cán bộ nhân viên nhiệt tình, có trình độ và hệ thống tin học hiện đại nhất được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, MSB cung cấp các dịch vụ ngân hàng chủ yếu sau:  Đối với khách hàng cá nhân: - Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi tiết kiệm - Sản phẩm thẻ - Dịch vụ chuyển tiền - Sản phẩm cho vay -Sản phẩm và dịch vụ khác  Đối với khách hàng doanh nghiệp: - Dịch vụ tài khoản - Sản phẩm bao thanh toán - Thanh toán quốc tế - Bảo lãnh Ngân hàng - Sản phẩm cho vay - Sản phẩm và dịch vụ khác Ngoài ra, MSB còn cung cấp tới khách hàng nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác như: thanh toán séc du lịch, chuyển tiền nhanh, cấp giấy phép mang ngoại tệ ra nước ngoài, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, tư vấn về tài chính, ngân hàng, đầu tư, dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến… 6 V. Một số thành tích điển hình mà Maritime Bank đã đạt được trong những năm gần đây: - Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2007. - Giải thưởng Doanh nghiệp Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008. - Giải thưởng Thương mại Dịch vụ - Top Trade Service 2007 do Bộ Công thương trao tặng. - Giải thưởng Thanh toán quốc tế - Bằng khen vì đã “có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát và đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh” do Ngân hàng Nhà nước trao tặng. - Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007, 2008 do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến thương mại Bộ Thương Mại trao tặng. - Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì “Có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành Ngân hàng năm 2008”. Danh hiệu Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế do CitiBank trao tặng. - Danh hiệu Ngân hàng đạt tỷ lệ điện thanh toán chuẩn trong giao dịch Thanh toán Quốc tế do Wachovina Bank trao tặng. - Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ vì đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2006 đến năm 2008, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc. - Giải thưởng Sao vàng đất việt năm 2009 và được bầu chọn vào TOP200 thương hiệu tiêu biểu Việt Nam. - Top 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2009 do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật VN và Tạp chí Thương hiệu Việt trao tặng. - Giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín" 2009, Top 20 doanh nghiệp chưa niêm yết hàng đầu Việt Nam - Giải thưởng “Top Trade Services Awards 2009”, Top 10 doanh nghiệp Thương mại dịch vụ xuất sắc hàng đầu Việt Nam. 7 - Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua” do UBND Thành phố Hà Nội trao tặng. - Giải thưởng Quản lý tiền mặt và Thanh toán quốc tế tốt nhất do Ngân hàng HSBC trao tặng. - Tổng Giám đốc Maritime Bank nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, điều hành có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” 2009. - Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2009 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Thương mại Bộ Thương mại tổ chức. - Đạt danh hiệu và trở thành Hội viên của Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao. Ngày 12/06/2011, tại Nhà văn hóa học sinh sinh viên (37 Trần Bình Trọng, Hà Nội), Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) đã long trọng tổ chức lễ tôn vinh Nhãn hiệu cạnh tranh, nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2011. Maritime Bank đã vinh dự nhận được giải thưởng "Top 20 nhãn hiệu nổi tiếng nhất hàng đầu Việt Nam" nhờ những thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và phát triển nhãn hiệu nổi tiếng. Đặc biệt, ngày 10/07/2011, tại Khách sạn Melia (Hà Nội), Maritime Bank đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng nhằm ghi nhận những thành quả, đóng góp tích cực của Maritime Bank trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, góp phần xây dựng đất nước trong 20 năm qua. Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam. 8 VI. Điều nhận thấy ở Maritime Bank: Tính nhân văn sâu sắc Đóng góp xã hội : song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh doanh. Hàng năm Maritime Bank dành một khoản tiền khá lớn đóng góp cho cộng đồng và xã hội thông qua các phong trào từ thiện, nhằm chia sẻ khó khăn với những cảnh đời bất hạnh, những số phận thiệt thòi, đồng bào bị thiên tai trong cả nước, giúp họ có thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục sống như: - Dành 115 triệu đồng mua quà, thăm hỏi những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và các cháu nhỏ bị di chứng chất độc da cam tại tỉnh Thái Bình nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. - Tài trợ chương trình “Ngày mai tươi sáng”, đồng thời là thành viên của Ban vận động thành lập quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư. - Tặng quà Trung thu cho trẻ em ung thư đang điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Trung ương. - Mang những phần quà có ý nghĩa thiết thực trị giá hơn 100 triệu đồng để ủng hộ đồng bào vùng cao và học sinh nghèo của Trung tâm Giáo dục Huyện Simacai. - Thông qua Hội chữ thập đỏ tỉnh Thái Bình và UBND tỉnh Thái Bình trao 45 suất quà cho 45 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam ở huyện Kiến Xương, Thái Bình. -Tổ chức chương trình văn nghệ chào xuân Canh Dần, thăm hỏi và trao quà Tết sớm cho 300 bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương với tổng kinh phí trị giá khoảng 200 triệu đồng -Trao tặng số tiền 40 triệu đồng để xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa cho đồng bào dân nghèo tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. - Trao gần 200 suất quà ý nghĩa cho các cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Ung bướu TP. HCM với tổng số tiền ủng hộ lên tới 150 triệu đồng. 9 PHẦN II QUÁ TRÌNH THỬ VIỆC TẠI MARITIME BANK SỞ GIAO DỊCH Maritime Bank PGD Phố Huế * NGƯỜI HƯỚNG DẪN Trong quá trình thực tập tôi đã được sự hướng dẫn trực tiếp và theo dõi của: + Giám đốc TT KHCN: Chị Trần Anh Hoa + Kiểm soát viên : Chị Nguyễn Thu Trang + Chuyên viên tư vấn tài chính: Chị Lê Thị Thu Huyền. + Cán bộ nhân viên phòng giao dịch Phố Huế * NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC: Trong thời gian thử việc, tôi đã theo sự phân công của Ban giám đốc chi nhánh và trưởng phòng DVKH như sau: • Tham gia học việc tại Phòng dịch vụ khách hàng • Trực tiếp hỗ trợ và làm việc với vị trí cá nhân • Tham gia hỗ trợ tại quầy giao dịch. Trong thời gian thực tập, dưới sự hướng dẫn của trưởng bộ phận và các anh chị trong PGD, tôi đã tham gia thực hiện những công việc sau:  Đọc tài liệu về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, những nguyên tắc và đạo đức cần có của một nhân viên tư vấn tài chính.  Tìm hiểu quy trình hoạt động, hạch toán, luân chuyển chứng từ, tiền mặt  Trực tiếp tiếp đón và tư vấn các sản phẩm của Ngân hàng đến khách hàngThực hiện các nghiệp vụ: mở tài khoản, tiền gửi tiết kiệm, chuyển tiền, nộp và rút tiền, thu nợ, thu lãi trên phân hệ BDS  Một số nghiệp vụ khác theo phân công của trưởng bộ phận. 10 [...]... Khách hàng có thể rút tiền tại hệ thống ATM của MSB và 22 ngân hàng liên minh trên lãnh thổ Việt Nam - Ngoài ra còn được giao dịch ưu tiên là được sử dụng phòng VIP tại mọi điểm giao dịch của MSB - Hơn nữa khách hàng có thể chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, kiểm tra số dư, lãi suất, tỷ giá, tra cứu lịch sử giao dịch qua Internet banking và Mobile banking, và các thông tin về tài khoản của khách hàng. .. ngân hàng mà là cả nét văn hoá đặc trưng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Từ thực tế thử việc, tôi nhận thấy rằng công tác dịch vụ khách hàng đòi hỏi đội ngũ giao dịch viên phải có năng lực, trình độ, nghiệp vụ vững chắc, có khả năng giao tiếp, đủ tự tin trong công việc Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Ban lãnh đạo ngân hàng và cán bộ nhân viên của Phòng dịch vụ khách hàng, cùng với sự học hỏi, nỗ lực của bản... ra đã đúng với mong muốn của khách hàng hay chưa => OK => In: Thẻ tiết kiệm => Kiểm soát ký 30 ( Trước khi gửi thẻ cho khách hàng, kiểm tra đủ dấu ngân hàng, chữ ký giao dịch viên, kiểm soát viên) PHẦN III ĐỊNH HƯỚNG CÔNG VIỆC TRONG THỜI GIAN TỚI Trong thời gian thử việc đã giúp tôi có cái nhìn toàn diện hơn về Ngân hàng TMCP Hàng Hải cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, tôi cảm nhận rõ được... không gian làm việc, bấm máy Xếp hàng tự động để kịp thời phục vụ KH, không để KH đợi lâu − Thực hiện các giao dịch khác hỗ trợ giao dịch viên trong quá trình thực hiện giao dịch với KH − Tìm kiếm, chăm sóc nguồn KH − Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Giám đốc Trung Tâm và theo qui định tại qui trình nghiệp vụ có liên quan của Maritime Bank − Lấy số liệu khách hàng sổ đến hạn ngày hôm sau... 07 + Mã sản phẩm tiết kiệm: SV11 - Khách hàng sẽ được phát một quyển sổ passbook gồm 7trang: + Trang 1: Thông tin về khách hàng ngân hàng + 6 trang còn lại: In các giao dịch nộp và rút tiền ( 1 trang in được tối đa 18 dòng.) - Ưu điểm: Sau một giao dịch không cần in ngay Vào 2601 để in giao dịch đã thực hiện - Nhược điểm: Không truy vấn được lịch sử giao dịch 1.3 Nhóm tài khoản tiền gửi có kỳ hạn... động trả vào tài khoản hàng tháng : - Số dư < 3 triệu : lãi suất 3% - Phần số dư tăng thêm >= 3 triệu : lãi suất 5% b, Miễn phí: - Miễn phí mở tài khoản - Miễn phí giao dịch thẻ tại hơn 6.000 máy ATM và hơn 10.000 máy POS của các ngân hàng trong liên minh - Miễn phí sử dụng dịch vụ Mobile Banking và Internet banking - Miễn phí chuyển khoản các giao dịch trong cùng hệ thống Maritime Bank c, Các loại phí:... gọi điện thông báo cho khách hàng Việc gọi điện cho khách hàng phải kết hợp với báo cáo thông tin về đặc điểm khách hàng để quyết định có nên gọi điện hay không, và đưa ra nội dung gọi điện cho phù hợp Báo cáo lại thông tin với trưởng phòng để có sự chuẩn bị về quỹ cũng như tình hình biến động của ngày hôm sau − Đầu ngày, tiến hành in sổ phụ, sao kê giấy báo nợ, giấy báo có của khách hàng, tiến hành... nghiệp vụ dịch vụ khách hàng thực tế; cách thức quy trình hạch toán tuân theo đúng những quy định của Ngân hàng Với sự cố gắng và nỗ lực học hỏi không ngừng của mình, sự nhiệt tình hết lòng với công việc, tôi có thể nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc Tôi rất mong được trở thành một thành viên thực sự của ngân hàng TMCP Hàng Hải để có thể góp phần vào sự phát triển bền vững của ngân hàng 31... 7.700 VND/lần đối với các giao dịch chuyển khoản ra ngòai 12 hệ thống Maritime Bank − Áp dụng cơ chế thu phí thường niên tài khoản là 50.000 VND (chưa kể VAT) − Các giao dịch tại quầy thực hiện thu phí theo biểu phí dịch vụ tài khoản 1.3 Sản phẩm MASTER CARD Thẻ thanh toán quốc tế M+ của Maritime Bank với những tính năng linh hoạt và đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng: − Thẻ có thể liên kết... có hai hạng thẻ Hạng Vàng và Hạng Chuẩn tương ứng với hạn mức giao dịch khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng − Phạm vi sử dụng rộng khắp tại Việt Nam và trên thế giới: − Hơn 24 triệu điểm chấp nhận thẻ MasterCard và hơn 1 triệu máy ATM có trưng biểu tượng MasterCard tại Việt Nam và trên toàn thế giới − Giao dịch trực tuyến, đặt hàng qua thư, qua điện thoại − Hạn sử dụng thẻ dài: 03 năm kể

Ngày đăng: 22/06/2014, 19:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    • - Ngày sinh : 19/11/1989

    • TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan