Báo cáo nghiên cứu khoa học "Khả năng sinh trưởng và phát triển của giống mía Viên Lâm 3 và Viên Lâm 6 " pptx

8 742 3
Báo cáo nghiên cứu khoa học "Khả năng sinh trưởng và phát triển của giống mía Viên Lâm 3 và Viên Lâm 6 " pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khả năng sinh trưởng phát triển của giống mía Viên Lâm 3 Viên Lâm 6 Tên đề tài: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng mía Viên Lâm 3 Viên Lâm 6 trên vùng đất đồi Nghệ An Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần mía đường Sông Con Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trần Doãn Lê Tên đề tài: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng mía Viên Lâm 3 Viên Lâm 6 trên vùng đất đồi Nghệ An Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần mía đường Sông Con Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trần Doãn Lê I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mía là một trong những cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân Nghệ An. Trong thời gian qua, cùng với việc nâng cấp năng lực sản xuất, đầu tư khoa học công nghệ…, các công ty mía đường đã chú trọng đầu tư cho vùng nguyên liệu, xem đây là yếu tố sống còn của mỗi công ty. Vì vậy, ngoài việc duy trì diện tích mía đứng, áp dụng các tiến bộ khoa học nông nghiệp vào sản xuất mía nguyên liệu thì việc sử dụng các giống mía tiến bộ - giống năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi tốt, chống chịu được các loại sâu bệnh hại nguy hiểm trên vùng nguyên liệu mía Nghệ An là vấn đề cấp thiết. Để góp phần giải quyết khó khăn trong thực tiễn trồng mía ở tỉnh Nghệ An, nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, cũng như hiệu quả kinh tế cho người trồng mía các nhà máy chế biến đường trong tỉnh, đề tài "Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng mía Viên Lâm 3 Viên Lâm 6 trên vùng đất đồi Nghệ An" đã được triển khai thực hiện. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống mía trong vụ trồng mới Đông Xuân 2008-2009 Bảng: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống mía trong vụ Đông Xuân 2008-2009 Thời gian từ khi trồng đến… (ngày) Điểm khảo nghiệm Công thức/Giống Bắt đầu mọc mầ m Kết thúc mọc mầ m Đẻ nhá nh Bắt đầu vươ n lóng Chí n sinh lý Tỷ lệ nảy mầ m (%) Tỷ lệ đẻ nhánh (%) Mật độ cây kết thúc đẻ nhánh (cây/m 2 ) Tỷ lệ chết lụi (%) ROC 10 (đ/c) 12 31 63 88 330 41 156,67 12,0 0,27 Viên Lâm 6 11 31 59 91 323 45 202,22 13,6 1,06 Điểm I Tân Kỳ Viên Lâm 3 11 29 61 89 329 45 246,34 14,2 0,83 ROC 10 (đ/c) 12 31 61 91 312 43 155,10 12,5 0,23 Viên Lâm 6 11 30 59 89 397 47 171,43 11,4 1,02 Điểm II Anh Sơn Viên Lâm 3 11 29 57 90 410 49 209,30 13,3 0,45 ROC 10 (đ/c) 14 36 61 91 295 42 151,16 10,8 0,76 Viên Lâm 6 12 34 59 89 330 46 162,17 11,6 1,08 Điểm III Nghĩa Đàn Viên Lâm 3 12 32 60 90 389 43 207,14 12,9 0,89 (Ngày trồng 05/01/2009) (Chú thích: đ/c: đối chứng) - Khả năng nảy mầm của các giống: Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt từ 41-49%, giống có tỷ lệ nảy mầm cao nhất là giống Viên Lâm (VL) 3 tại điểm II (49%), giống VL 6 tại điểm I đạt 47% tại điểm II đạt 46%. Giống có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất là ROC 10 tại điểm I (41%). Nhìn chung, giống VL 3 VL 6 có tỷ lệ nảy mầm cao hơn giống đối chứng tại cả 3 điểm khảo nghiệm. Điều đó chứng tỏ các giống này có khả năng chịu được điều kiện độ ẩm đất thấp trong giai đoạn hình thành mầm. Các giống VL 3 VL 6 có khả năng thích nghi với điều kiện thiếu nước hơn ROC 10 thể hiện ở tỷ lệ nảy mầm cao, thời gian nảy mầm không bị kéo dài. - Khả năng đẻ nhánh: Giống ROC 10 (đ/c) có thời gian đẻ nhánh dài nhất (61- 63 ngày), hai giống VL 3, VL 6 có thời gian đẻ nhánh ngắn (57-59 ngày) tập trung hơn. - Khả năng vươn cao: Tăng trưởng chiều cao của các giống mía biến động tương đối lớn, giống có chiều cao cây lớn nhất là giống VL 3 (311,27-392,34cm) thấp nhất là giống ROC 10 (305,91-315,26cm). Đây là đặc điểm có lợi cho việc phát huy hết tiềm năng năng suất mía. - Tốc độ vươn cao: Tốc độ vươn cao của các giống mía ở các tháng khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Nhìn chung, tốc độ vươn cao lớn nhất là tháng 8-9, thấp nhất là tháng 11-12. Giống đạt lớn nhất là giống VL 3 tại điểm I (76,87 cm/tháng) thấp nhất là giống đối chứng ROC 10 chỉ đạt (35,01 cm/tháng). Tốc độ vươn cao qua các tháng đạt lớn nhất ổn định nhất là giống VL 3. Trong giai đoạn vươn lóng, khả năng chịu nhiệt độ cao, độ ẩm thấp của các giống VL 3, VL 6 cao hơn giống đối chứng ROC 10. Điều này cũng chứng tỏ rằng giống VL 3 VL 6 chịu hạn tốt hơn giống ROC 10. - Thời kỳ chín: + Chín công nghiệp: Qua theo dõi cho thấy thời gian mía chín có sự khác biệt giữa các giống các điểm khảo nghiệm. Thời gian từ lúc trồng đến lúc chín dao động trong khoảng 295-410 ngày, dài nhất là giống VL 3 tại điểm II (410 ngày) ngắn nhất là giống ROC 10 tại điểm III (295 ngày). + Chín sinh lý: Theo dõi chỉ tiêu này cho thấy, tất cả các giống thí nghiệm đến thời điểm thu hoạch chưa có hiện tượng trổ bông. Theo đó chưa thể kết luận chính xác yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng có ảnh hưởng đến các giống mía hay không. - Khả năng chịu hạn: Khả năng chịu hạn của các giống được xem xét trên ba chỉ tiêu chính: mức độ cháy lá, độ tóp rụt lóng. Kết quả cho thấy tất cả các giống đều bị cháy lá, tuy nhiên tỷ lệ cháy lá giữa các giống là khác nhau. Giống có tỷ lệ cháy lá thấp nhất là VL 3 tại điểm II (12,6%), thứ đến là VL 6 tại điểm II (13,8%), giống đối chứng ROC 10 có tỷ lệ cháy lá cao nhất (55,3%). Giữa các giống có tỷ lệ tóp lóng khác nhau, cao nhất là ROC 10 tại điểm III (35,2%) thấp nhất là VL 3 tại điểm I (9,8%), VL 6 dao động trong khoảng 12,9-21,4%. Qua đánh giá khả năng chịu hạn của các giống trong khảo nghiệm trên đồng ruộng cho thấy giống VL 3 VL 6 có khả năng sinh trưởng tốt hơn giống đối chứng ROC 10 trong điều kiện khô hạn, nghĩa là các giống này có khả năng chịu hạn cao hơn các giống đối chứng. - Khả năng chống chịu sâu bệnh: Khả năng chống chịu rệp của các giống cũng có sự khác nhau. Giống bị nhiễm rệp mạnh nhất là ROC 10 VL 6. Khả năng chống chịu sâu đục thân, các loại bệnh nấm lá, thối đỏ, bệnh than của các giống mía có sự khác nhau không nhiều không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng, năng suất của các giống mía. Khả năng nhiễm bệnh chồi cỏ có sự khác biệt lớn giữa các giống giữa các điểm khảo nghiệm. Giống có tỷ lệ bị nhiễm bệnh chồi cỏ cao nhất là giống ROC 10 tại điểm III (17%) VL 3 (11%), VL 6 (10%). Năm 2009, do ảnh hưởng của bão số 5 đổ bộ vào Nghệ An nên các giống đều có tỷ lệ đổ ngã nhất định. Trong đó, giống bị đổ ngã nhiều nhất là VL 3 VL 6, điều này cũng phù hợp với đặc điểm hình thái của giống mía (thân tương đối mềm, bộ lá lớn, cao cây…) cho nên khả năng chống đổ kém. - Yếu tố cấu thành năng suất năng suất: Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất năng suất cho thấy rằng: Giống mía VL 3, VL 6 có khả năng sinh trưởng tương đối bình thường, ổn định. Trong điều kiện thiếu nước vẫn cho năng suất ổn định hơn giống đối chứng. Các giống míanăng suất lý thuyết dao động từ 129,6-194 tấn/ha, giốngnăng suất lý thuyết cao nhất là VL 3 thấp nhất là ROC 10. - Các chỉ tiêu sinh hoá: Các giống mía có chỉ số công nghiệp khá cao cao, thể hiện chất lượng mía khá tốt. Trong các giống tham gia thí nghiệm, giống có độ đường (CCS%) cao nhất là VL 6 ở điểm I (CCS=14,58%) cao hơn đối chứng cùng điểm khảo nghiệm 7,54%. 2. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống mía trong vụ lưu gốc vụ I Mía là cây công nghiệp hàng năm nhưng có chu kỳ nhiều năm. Thông thường mía có thể để lưu gốc từ 2-6 năm, tùy thuộc vào đặc điểm giống, điều kiện canh tác, thổ nhưỡng khí hậu thời tiết từng khu vực. Việc nắm được các đặc trưng, đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất mía. Kết quả theo dõi sinh trưởng, phát triển của các giống mía trong vụ lưu gốc năm thứ nhất tại 3 điểm khảo nghiệm, như sau: - Khả năng nảy mầm tái sinh gốc: Kết quả thu được cho thấy thời gian từ khi xử lý gốc đến bắt đầu mọc mầm của các giống mía dao động trong khoảng 9-15 ngày. Mọc mầm sớm nhất là giống mía ROC 10 tại điểm II chậm nhất là giống VL 3 tại điểm III. - Khả năng mọc mầm (tái sinh): Khả năng tái sinh càng cao thì hiệu quả trong sản xuất mía càng lớn. Khả năng mọc mầm ở vụ mía lưu gốc I của các giống mía sai khác nhau tương đối lớn dao động trong khoảng 41-49%, cao nhất là giống ROC 10 tại điểm II, thấp nhất là giống VL 3 tại điểm III. - Mật độ cây khi kết thúc đẻ nhánh: Mật độ cây có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong yếu tố cấu thành năng suất năng suất. Việc điều chỉnh mật độ cây có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất. Nhìn chung, các giống mía có mật độ cây bình quân dao động trong khoảng 9,1-11,4 cây/m 2 . Trong đó, giống có mật độ thấp nhất là VL 3 tại điểm III cao nhất là ROC 10 tại điểm II. Trong cùng một điều kiện sản xuất, giống mía VL 3 VL 6 có khả năng tái sinh kém hơn giống mía đối chứng. - Khả năng vươn cao của các giống mía: Khả năng vươn lóng của hai giống VL dao động trong khoảng 309,12-322,34cm. Đây là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong các yếu tố cấu thành năng suất mía. - Các yếu tố cấu thành năng suất năng suất: Qua theo dõi cho thấy các giống mía khác nhau có yếu tố cấu thành năng suất năng suất khác nhau tại tất cả các điểm. Điều đó được thể hiện ở chiều cao cây trọng lượng bình quân của cây. Giốngnăng suất thực thu cao nhất là VL 3 tại điểm II đạt 93 tấn/ha, cao hơn đối chứng cùng điểm (24 tấn/ha) VL 6 đạt 92 tấn/ha, cao hơn đối chứng 25%. - Chỉ tiêu công nghiệp: Qua theo dõi cho thấy hàm lượng đường trên mía tại thời điểm mía chín giữa hai giống VL ROC 10 biến động từ 11,31-13,76%. Giống có trữ lượng đường cao nhất là giống VL 6 ở điểm II, bình quân chung CCS% vụ gốc thấp hơn so với CCS% trên mía vụ mía tơ. - Khả năng chống chịu sâu bệnh: Kết quả theo dõi các giống mía trong vụ mía gốc I cho thấy các giống mía VL tham gia khảo nghiệm chưa kháng được bệnh than bệnh chồi cỏ, tỷ lệ đổ ngã cao. 3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hai giống mía khảo nghiệm so với các giống mía đang trồng trong vùng - Hiệu quả kinh tế: Qua tính toán cho thấy trong cùng điều kiện đầu tư trên cùng chân đất, hiệu quả kinh tế thu được của giống VL 3, VL 6 cao hơn hẳn giống ROC 10 đối chứng: cao hơn từ 43,4-50% ở vụ mía trồng mới từ 41,2-45,7% ở vụ mía lưu gốc. - Hiệu quả xã hội: + Bổ sung thêm được bộ giống mới có nhiều triển vọng cho sản xuất mía trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Việc đưa các giống mía mới VL 3 VL 6 có tiềm năng năng suất năng suất cao vào sản xuất sẽ tạo điều kiện cho việc giảm dần diện tích trồng mía nhưng vẫn đáp ứng được sản lượng nguyên liệu cho các công ty mía đường hàng năm hoạt động đủ công suất. III. KẾT LUẬN - Cần tiếp tục tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu, đặc biệt là khả năng chịu hạn kháng chịu với bệnh chồi cỏ trên hai giống mía VL trong các vụ lưu gốc của các năm tiếp theo để có kết luận cuối cùng trước khi đưa ra khuyến cáo cho người sản xuất. - Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm này cần tiến hành đưa giống mía VL 3 VL 6 vào sản xuất thử tại các vùng nguyên liệu mía trên địa bàn Nghệ An với quy mô 20- 30ha tại mỗi điểm./. . Khả năng sinh trưởng và phát triển của giống mía Viên Lâm 3 và Viên Lâm 6 Tên đề tài: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng mía Viên Lâm 3 và Viên Lâm 6 trên vùng. Lâm 6 11 31 59 91 32 3 45 202,22 13, 6 1, 06 Điểm I Tân Kỳ Viên Lâm 3 11 29 61 89 32 9 45 2 46 ,34 14,2 0, 83 ROC 10 (đ/c) 12 31 61 91 31 2 43 155,10 12,5 0, 23 Viên Lâm 6 11 30 59 89 39 7 47. 171, 43 11,4 1,02 Điểm II Anh Sơn Viên Lâm 3 11 29 57 90 410 49 209 ,30 13, 3 0,45 ROC 10 (đ/c) 14 36 61 91 295 42 151, 16 10,8 0, 76 Viên Lâm 6 12 34 59 89 33 0 46 162 ,17 11 ,6 1,08

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan