Báo cáo nghiên cứu khoa học " Cây trồng biến đổi gen - Thành tựu khoa học đột phá của loài người " docx

5 1.1K 9
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Cây trồng biến đổi gen - Thành tựu khoa học đột phá của loài người " docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cây trồng biến đổi gen - Thành tựu khoa học đột phá của loài người Biến đổi gen (BĐG) hay làm biến đổi cấu trúc di truyền là một phương pháp khá phổ biến trong công tác chọn lọc giống cây trồng hiện nay trên thế giới. Phương pháp này dùng tia phóng xạ, tia cực tím hay hóa chất rất độc tấn công vào bộ máy di truyền sinh vật làm đứt, gãy gen tạo ra hàng loạt cá thể dị thường mà phần lớn đều chết hoặc không sử dụng được. Tuy nhiên trong số rất ít những cá thể sống sót, có những cá thể được biến đổi với những đặc tính tốt mà con người cần có thì được chọn lọc lại để làm giống. Ở nước ta, từ năm 2006, Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020", Cây trồng BĐG được gieo trồng trên thế giới hiện nay Năm 2006, thế giới đạt mốc 1 triệu ha các cây trồng BĐG được gieo trồng. Đến năm 2010, con số này lên đến 148 triệu ha, tăng 14 triệu ha so với năm 2009. Thế giới hiện có 29 quốc gia đã và đang gieo trồng cây trồng BĐG, trong đó có 19 quốc gia đang phát triển và 10 quốc gia công nghiệp phát triển. Các cây trồng BĐG được gieo trồng nhiều nhất hiện nay là: - Đậu tương BĐG chiếm tới 75% trong tổng số 90 triệu ha đậu tương trên thế giới. - Ngô BĐG chiếm 1/4 trong tổng số 158 triệu ha ngô toàn cầu. - Bông BĐG chiếm 1/2 trong tổng số 33 ha bông cả thế giới. - Cải dầu BĐG chiếm 1/5 tổng diện tích 31 triệu ha cải dầu của thế giới. Theo TS. Clive James, Chủ tịch ISAA (Cơ quan dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng CNSH trong nông nghiệp), trong năm 2010 có 3 quốc gia mới là: Pakistan, Myanmar và Thụy Điển công bố chính thức gieo trồng cây BĐG. Hiện tại, trên thế giới có 30 quốc gia nhập khẩu các sản phẩm BĐG (trong đó Việt Nam nhập khẩu ngô, đậu tương từ Mỹ về chế biến thức ăn); 59 quốc gia đã phê duyệt sử dụng các loại cây trồng BĐG hoặc gieo trồng cây BĐG. Trên thế giới hiện đã có 15 triệu hộ nông dân trồng cây BĐG. Tại các nước đang phát triển, năm 2010, diện tích cây trồng BĐG tăng 48% so với năm 2009 và sẽ vượt quá diện tích cây trồng BĐG tại các nước công nghiệp phát triển trước năm 2015. 5 nước đang phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Argentina và Nam Phi là những nước dẫn đầu về diện tích trồng cây BĐG. Trong đó, Brazil là quốc gia ở châu Mỹ Latinh có diện tích trồng cây BĐG lớn nhất trên thế giới với mức kỷ lục là 4 triệu ha. Tại Australia, cây trồng BĐG được phục hồi sau một đợt hạn hán kéo dài nhiều năm đã làm gia tăng diện tích cây trồng BĐG lên 184%/năm, đạt 653.000ha. Burkina Faso là một nước nhỏ nhưng có diện tích trồng cây BĐG lớn với tỷ lệ tăng 126%/năm, có 80.000 hộ nông dân gieo trồng trên diện tích 260.000ha. Ở Myanmar có 375.000 hộ nông dân nhỏ lẻ đã trồng thành công 270.000ha bông Bt. Ấn Độ là đất nước trồng cây BĐG đã được 9 năm nay và hiện có 6,3 triệu nông dân trồng 9,4 triệu ha bông Bt. Trung Quốc - đất nước đông dân nhất thế giới có 10 triệu hộ nông dân đang được hưởng lợi lớn từ trồng bông Bt. Phát biểu tại Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói: "Để giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực, chúng ta cần dựa vào các giải pháp khoa học công nghệ, dựa vào CNSH, dựa vào công nghệ chuyển gen". TS. Dafang Huang - Cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu CNSH thuộc Viện Hàn lâm nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) kết luận: "Gạo chuyển gen GM là giải pháp duy nhất để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng gia tăng trên thế giới". Đúng như các nhà khoa học đã dự đoán: Cây trồng BĐG có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với các quốc gia trên thế giới. Đó là xu thế của thời đại. Hầu hết những nước mới tham gia vào cộng đồng những quốc gia gieo trồng cây trồng BĐG đều sử dụng ngày càng nhiều giống cây BĐG đa tính trạng thay vì những giống chỉ mang tính trạng đơn tính như trước đây. Hiện tại trên thế giới, tỷ lệ ứng dụng cây trồng BĐG chứa nhiều tính trạng nhất tập trung ở 2 loại cây là ngô và đậu tương. Chỉ tính riêng năm 2008 đã có 85% trong tổng số 35,5 triệu ha diện tích ngô của Mỹ là các giống ngô BĐG, trong số này có 78% là những giống ngô mang từ 2-3 tính trạng. Giống ngô Smarttax TM có chứa tới 8 gen quy định nhiều tính trạng khác nhau đã được đưa vào sản xuất tại Mỹ từ năm 2010. Tương tự như ngô, giống bông BĐG chứa nhiều tính trạng khác nhau như: năng suất rất cao, ít bị sâu bệnh phá hoại, chịu hạn hán và nắng nóng tốt… được gieo trồng tới 90% tổng diện tích bông ở Mỹ, Australia và Nam Phi. Bill Gate, nhà tỷ phú giàu nhất thế giới về phát triển công nghệ phần mềm, đã nói: "Phát triển công nghệ gen bây giờ có thể so sánh với phát triển công nghệ phần mềm của thập niên 80, thế kỷ XX. Đó là một tốc độ phát triển ồ ạt. Có thể 20 năm nữa công nghệ gen sẽ đạt thành tựu ngoài sức tưởng tượng". Công nghệ BĐG sẽ đem lại cho loài người vô vàn giá trị "Cha đẻ" của cuộc cách mạng xanh Norman Borlaug, người đã cứu được hơn 1 tỷ người thoát khỏi nạn đói, năm 1970 vinh dự được nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình, đã luôn ủng hộ cây trồng BĐG để xóa bỏ đói nghèo trên thế giới. Ông nói: "Điều chúng ta cần hiện nay là sự dũng cảm của các nhà lãnh đạo ở những nước mà người nông dân không có lựa chọn nào khác ngoài các kỹ thuật và giống cây trồng lạc hậu, năng suất thấp, hiệu quả kém". Theo TS. Clive James, Chủ tịch ISAAA, "Chúng ta đang đối mặt với thách thức phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực vào năm 2050 nên phải sử dụng nhiều giải pháp, trong đó cây trồng BĐG là một giải pháp cơ bản. Có nhiều nghi ngại đối với cây trồng BĐG nhưng nó rất an toàn như các cây trồng truyền thống, thậm chí còn an toàn hơn vì nó sử dụng rất ít hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Các nước Bắc Mỹ và Hoa Kỳ có đến 70% cây lương thực là cây trồng BĐG và có gần 1/2 dân số thế giới sử dụng nhiều sản phẩm từ cây trồng BĐG hàng chục năm nay mà chẳng có vấn đề gì xảy ra”. Theo ông Graham Brookes, nhà kinh tế học người Anh, tác giả cuốn sách: "Cây trồng BĐG, tác động kinh tế và môi trường toàn cầu 1996-2008" xuất bản năm 2010 thì việc ứng dụng công nghệ BĐG vào cây trồng như: ngô, lúa, đậu, khoai tây… sẽ làm tăng gấp đôi sản lượng nông sản, thậm chí tăng gấp 3 so với phương pháp sử dụng cây trồng truyền thống. Nhờ công nghệ BĐG được áp dụng cho cây trồng mà môi trường sống của chúng ta được bảo vệ, vì những cây trồng BĐG không sử dụng nhiều nước trong khi nguồn nước của chúng ta đang cạn kiệt. Kết quả nghiên cứu của ông Brookes cho thấy, 15 năm qua, các cây trồng BĐG ngày càng được trồng rộng rãi, góp phần tích cực giải quyết một số vấn đề toàn cầu như: tăng thu nhập cho người sản xuất 64,7 tỷ USD. Nếu không sử dụng cây trồng BĐG thì thế giới muốn có được sản lượng nông sản phẩm được tăng thêm đó (giá trị bằng 64,7 tỷ USD) phải sử dụng thêm khoảng 12,4 triệu ha đất canh tác. Chính nhờ sử dụng nhanh cây trồng BĐG mà thế giới đã cắt giảm được khoảng 0,39 triệu tấn thuốc trừ sâu bệnh các loại. Chỉ tính riêng năm 2009, cả thế giới đã giảm phát thải lượng khí nhà kính là 17,7 triệu tấn CO 2 , tương đương giảm lưu hành 7,8 triệu xe hơi chạy trên đường mỗi ngày nhờ cây trồng BĐG. Hiện nay, ngoài việc chuyển được gen kháng sâu hại, gen kháng thuốc diệt cỏ, các nhà khoa học còn chuyển được cả gen đề kháng một số bệnh do virus, vi khuẩn và nấm gây ra ở cây trồng. Đồng thời, chuyển được cả gen chịu lạnh cho cây lương thực, thực phẩm trồng ở các nước ôn đới, gen kháng hạn, kháng mặn cho cây trồng vùng khô hạn, vùng mặn ở một số nước, nhất là châu Phi. Các nhà khoa học Thụy Sĩ đã thành công trong việc tạo ra giống lúa "vàng" chứa phong phú Beta-caroten (Vitamin A) và giống lúa này được quỹ Rockefeller tài trợ để triển khai nhân rộng ở một số nước phát triển. Với giống lúa này, hy vọng sẽ cứu được nhiều người trong số 500.000 người bị mù lòa trên thế giới mỗi năm. Triển vọng cây trồng BĐG ở Việt Nam Tại Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức bàn về cây trồng BĐG, ông Cao Đức Phát đã khẳng định với 4 doanh nghiệp lừng lẫy trong lĩnh vực CNSH trên thế giới là Monsato, Dow Agroscience, Syngenta và Bayer: "Nếu có vướng mắc gì báo cáo với tôi, mọi thủ tục nhập khẩu cây trồng BĐG chỉ 1-2 ngày chứ không được phép giữ hồ sơ nằm một chỗ quá 1 tuần. Tôi khẳng định quan điểm về cây trồng BĐG, thủ tục quốc tế làm sao mình làm vậy. Phải xua đi nỗi sợ hãi cây trồng BĐG như xua đuổi tà ma". Theo ông Triệu Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì: "Chúng ta chưa có chủ trương khảo nghiệm với cây lúa BĐG mà trước tiên chỉ trên cây ngô, bông, đậu tương. Hiện tại Việt Nam đang khảo nghiệm trên cây ngô. Nếu không có gì thay đổi thì năm 2012 sẽ đưa loại cây trồng này vào sản xuất trên diện rộng…". Theo TS. Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam, kế hoạch phát triển cây trồng BĐG ở Việt Nam chia làm 3 giai đoạn, cụ thể là: Từ 2006-2010, thử nghiệm một số giống trên đồng ruộng; Từ năm 2010-2015 đưa một số giống cây trồng BĐG vào sản xuất; Đến năm 2020, diện tích cây trồng BĐG (ngô, bông, đậu tương) đạt từ 30-50% diện tích gieo trồng. Hiện tại, Việt Nam đang gieo trồng những cây trồng BĐG như lúa có chứa hàm lượng Beta-caroten cao (Vitamin A) ngô kháng thuốc trừ cỏ, kháng sâu; đậu tương kháng sâu, kháng hạn; xoan (thầu đâu) tăng chất lượng gỗ; đu đủ kháng virus gây bệnh đốm vòng; bông kháng sâu, chịu hạn… Mục tiêu chính trong kế hoạch này là đánh giá biểu hiện của gen trong điều kiện ruộng đồng Việt Nam và đánh giá an toàn sinh học với môi trường. Theo TS. Clive James: “Việt Nam không cần mất quá nhiều công sức để nghiên cứu mà phải tiếp cận nhanh với công nghệ mới để tránh tụt hậu… Việt Nam nên học những kinh nghiệm trong quá khứ của các nước phát triển công nghệ BĐG. Rủi ro lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam hiện nay chính là sự ứng dụng chậm chạp cây trồng BĐG vào thực tế sản xuất”./. . Cây trồng biến đổi gen - Thành tựu khoa học đột phá của loài người Biến đổi gen (BĐG) hay làm biến đổi cấu trúc di truyền là một phương pháp khá phổ biến trong công tác chọn lọc giống cây trồng. sử dụng các loại cây trồng BĐG hoặc gieo trồng cây BĐG. Trên thế giới hiện đã có 15 triệu hộ nông dân trồng cây BĐG. Tại các nước đang phát triển, năm 2010, diện tích cây trồng BĐG tăng 48%. những cây trồng BĐG không sử dụng nhiều nước trong khi nguồn nước của chúng ta đang cạn kiệt. Kết quả nghiên cứu của ông Brookes cho thấy, 15 năm qua, các cây trồng BĐG ngày càng được trồng

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan