Xác định hàm lượng kim loại nặng trong động vật nhuyễn thể ở khu vực Hồ Tây pdf

80 914 2
Xác định hàm lượng kim loại nặng trong động vật nhuyễn thể ở khu vực Hồ Tây pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Đề Tài: Xác định hàm lượng kim loại nặng trong động vật nhuyễn thể khu vực Hồ Tây 1 Mục lục Mục lục 1 MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN 2 1.1.Vài nét về Hồ Tây và vấn đề ô nhiễm Hồ Tây 2 1.2.Vài nét về động vật nhuyễn thể 4 1.3.Độc tính của các kim loại nặng 4 1.4.Giới thiệu chung về Asen, Cadimi và Chì 9 1.4.1. Tính chất lý, hóa của cadimi và chì 10 1.4.2. Các hợp chất chính của As, Pb và Cd 13 1.5. Các phương pháp xác định asen, cadimi và chì 17 1.5.1. Các phương pháp hoá học 18 1.5.2.Phương pháp phân tích công cụ 20 1.6. Các phương pháp tách và làm giàu hàm lượng vết các kim loại 24 1.6.1. Phương pháp kết tủa, cộng kết 24 1.6.2. Phương pháp chiết lỏng - lỏng 25 1.6.3. Phương pháp tách và làm giàu bằng điện hoá 26 1.6.4. Phương pháp chiết pha rắn (SPE) 26 1.7. Một số phương pháp xử lý mẫu động vật nhuyễn thể 27 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 29 NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 29 2.1.1. Đối tượng và mục tiêu 29 2.1.2. Phương pháp ứng dụng để nghiên cứu 29 2.1.3. Các nội dung nghiên cứu 30 2.2. Giới thiệu về phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử 30 2.2.1. Nguyên tắc của phương pháp AAS 30 1 2.2.2. Hệ trang thiết bị của phép đo AAS không ngọn lửa 32 2.3. Lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu 34 2.3.1. Lấy mẫu 34 2.3.2. Xử lý sơ bộ và bảo quản mẫu 35 2.4. Giới thiệu về phương pháp xử lý mẫu 36 2.5. Hóa chất và dụng cụ 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN 38 3.1. Khảo sát các điều kiện đo phổ GF – AAS của Cd và Pb 38 3.1.1. Khảo sát chọn vạch đo 38 3.1.2. Chọn khe đo 39 3.1.3. Khảo sát cường độ dòng đèn catot rỗng (HCL) 40 3.2. Khảo sát điều kiện nguyên tử hóa mẫu 41 3.2.1. Nhiệt độ sấy khô mẫu 42 3.2.2. Khảo sát nhiệt độ tro hóa luyện mẫu 42 3.2.3. Khảo sát nhiệt độ nguyên tử hóa mẫu 43 3.2.4. Các điều kiện khác 45 3.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo GF – AAS 45 3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit và loại axit 45 3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của chất cải biến nền 47 3.3.3. Khảo sát sơ bộ thành phần mẫu 49 3.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của các cation và anion có trong mẫu 50 Từ kết quả khảo sát ta thấy, trong nền đã chọn các ion có nồng độ đã chọn để khảo sát không gây ảnh hưởng đến cường độ vạch phổ của các nguyên tố phân tích 55 3.4. Phương pháp đường chuẩn đối với phép đo GF – AAS 55 3.4.1. Khảo sát xác định khoảng tuyến tính 55 2 3.4.2. Xây dựng đường chuẩn, xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng 58 3.4.3. Đánh giá sai số và độ lặp lại của phép đo 62 3.5. Tổng kết các điều kiện đo phổ GF – AAS của As,Cd, Pb 65 3.6. Lựa chọn và đánh giá quy trình xử lý mẫu động vật nhuyễn thể 66 3.6.1. Lựa chọn quy trình xử lý mẫu 66 3.6.2. Đánh giá hiệu suất thu hồi của quá trình xử lý mẫu 66 3.6.3. Đánh giá độ lặp lại của quy trình xử lý mẫu 68 3.7. Kết quả phân tích 14 mẫu động vật nhuyễn thể 69 KẾT LUẬN 72 3 MỞ ĐẦU Ngày nay , người ta đã khẳng định được rằng nhiều nguyên tố kim loại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể sống và con người.Tuy nhiên nếu hàm lượng lớn chúng sẽ gây độc hại cho cơ thể. Sự thiếu hụt hay mất cân bằng của nhiều kim loại vi lượng trong các bộ phận của cơ thể như gan, tóc, máu, huyết thanh, là những nguyên nhân hay dấu hiệu của bệnh tật, ốm đau hay suy dinh dưỡng và có thể gây tử vong. Thậm chí, đối với một số kim loại người ta mới chỉ biết đến tác động độc hại của chúng đến cơ thể. Kim loại nặngthể xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu thông qua đường tiêu hóa và hấp. Tuy nhiên, cùng với mức độ phát triển của công nghiệp và sự đô thị hoá, hiện nay môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm trầm trọng. Các nguồn thải kim loại nặng từ các khu công nghiệp vào không khí, vào nước, vào đất, vào thực phẩm rồi xâm nhập vào cơ thể con người qua đường ăn uống, hít thở dẫn đến sự nhiễm độc. Do đó việc nghiên cứu và phân tích các kim loại nặng trong môi trường sống, trong thực phẩm và tác động của chúng tới cơ thể con người nhằm đề ra các biện pháp tối ưu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là một việc vô cùng cần thiết. Nhu cầu về thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe đã trở thành nhu cầu thiết yếu, cấp bách và được toàn xã hội quan tâm. Các loài động vật nhuyễn thể như: trai, ốc, nghêu, sò…cũng là một trong những nguồn thực phẩm thiết yếu và được ưa chuộng nước ta. Tuy nhiên trong những năm gần đây một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loài động vật này có thể tích tụ một số chất ô nhiễm, đặc biệt là các kim loại nặng trongthể chúng với hàm lượng cao hơn nhiều lần so với hàm lượng môi trường bên ngoài. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài : “Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong động vật nhuyễn thể khu vực Hồ Tây” 1 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1.Vài nét về Hồ Tây và vấn đề ô nhiễm Hồ Tây Hồ tâyhồ lớn nhất của Hà Nội, nằm phía tây bắc thành phố, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thủ đô. Cùng với tốc độ đô thị hóa, sự can thiệp của con người đã và đang làm cho Hồ Tây bị biến dạng, theo đó là ô nhiễm môi trường, mất đi nhiều loài thủy sản, đặc sản có giá trị. Theo kết quả khảo sát của Công ty Khai thác Hồ Tây năm 1997, diện tích Hồ Tây là 526,16 ha, chu vi 18.967m, độ sâu trung bình 1,5 – 2,0 m, nơi sâu nhất là 3,0 m, lượng nước trung bình khoảng 10 triệu mét khối. Hồ Tây có 36 loài cá thuộc 12 họ, 106 loài thực vật phù du thuộc 6 ngành tảo và vi khuẩn lam, 58 loài chim thuộc 17 họ, 214 loài cây bóng mát, hoa và cây cảnh thuộc 79 chi của 50 họ, nằm trong 4 ngành thực vật…Ngoài ra còn nhiều loài thủy đặc sản như baba, trai, ốc, nghêu….Hồ Tây có sự đa dạng sinh học cao và điển hình vùng đồng bằng sông Hồng.[1] Những năm gần đây mặt nước của Hồ Tây bị thu hẹp dần và bị ảnh hưởng lớn bởi tốc độ đô thị hóa. Nhiều tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đã đầu tư và phát triển dịch vụ, du lịch như Câu lạc bộ Hà Nội, Công viên nước, Du thuyền Hồ Tây,…Một số diện tích ven bờ hồ đã được kè với mục đích tránh sạt lở và lấn chiếm nhưng hồ vẫn được coi là nơi chứa các chất xả thải. Theo chủ trương của Ban Quản lý Dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, Trung tân Môi trường Biển cùng với Viện Hóa học, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã có đợt nghiên cứu, khảo sát chất lượng nước hồ vào tháng 6 năm 2001 và đã kết luận: Nước Hồ Tây đang bị ô nhiễm nặng. Các thông số của đợt khảo sát gồm các thông số thủy hóa thông dụng ( nhiệt độ, độ dẫn điện, độ muối, PH, oxy hòa tan, độ đục); các 2 thông số hóa học, vi sinh (coli tổng, fecal coli); các chất hữu cơ (COD,BOD5); các chất dinh dưỡng và các kim loại nặng (Cu, Zn, Cd, As, Hg, và Pb);hàm lượng dầu và hàm lượng thuốc trừ sâu clo và cơ phốt pho. Chất lượng nước của vùng hồhàm lượng BOD từ 15 – 20 mg/l, hàm lượng DO>6mg/l. Vùng ven bờ đặc biệt là khu vực gần cổng từ hồ Trúc Bạch sang, hàm lượng BOD có thời điểm đạt tới 25 – 28 mg/l. Về mùa khô, nấm sợi và vi khuẩn cao gấp 1000 lần so với mùa mưa.[2] Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do hàng năm có hàng triệu mét khối nước thải của thành phố độ trực tiếp vào hồ qua cống “ Cây Si” đường Thanh Niên, cống “ Tàu Bay ” gần vườn hoa Lý Tự Trọng và “Cống Đõ” phường Thụy Khuê,… cộng với nước thải và một phần rác thải của các nhà hàng, khách sạn quanh hồ, trên hồ và cư dân xung quanh. Từ năm 2002, người ta đã phát hiện ốc Hồ Tây bị mất vẩy, số lượng ốc còn sống sót rất ít, còn con nào sống chỉ bé bằng 2/3 những con ốc cùng loại nơi khác. Phòng Sinh thái Môi trường nước thuộc Viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật cho biết trước đó họ chưa từng ghi nhận trường hợp ốc mất vẩy nào như thế. Giả thiết đưa ra là ốc mất vẩy do bị nhiễm độc.[15] Hồ Tây đang đứng trước nguy cơ bị mất cân bằng sinh thái một cách nghiêm trọng. Theo thống kê, mỗi ngày hồ Tây nhận khoảng trên 10.000m 3 nước thải sinh hoạt từ các hộ dân sống xung quanh hồ, và một lượng lớn nước thải từ hàng chục nhà hàng, khách sạn kinh doanh trên mặt hồ và xung quanh hồ. Vấn đề ô nhiễm môi trường Hồ Tây đã được nhắc đến từ lâu. Những năm gần đây đã có rất nhiều các công trình, đề tài nghiên cứu đánh giá tình trạng ô nhiễm khu vực Hồ Tây để xúc tiến nhanh chóng việc giữ gìn và bảo vệ hồ. Các dự án “ Thay nước Hồ Tây”, “ Trồng cây thủy sinh 3 để làm sạch nước” đã gây nhiều tranh cái trong giới nghiên cứu, đã bị hoãn vô thời hạn và dường như đã bị lãng quên. 1.2.Vài nét về động vật nhuyễn thể Y học cổ truyền đã khảng định các loài nhuyễn thể có vị ngọt, mặn, tính lạnh. Các món ăn chế biến từ nhuyễn thể có tính thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc. tính chất này dùng để giải độc rược. Người bị tiểu đường cũng nên ăn nghêu sò ốc hến. Ăn nhuyễn thể còn giúp bổ gân, bổ thận,… Theo dược sĩ Bùi Kim Tùng ăn nhuyễn thể còn là giải pháp bổ sung kẽm và iod. Các loài nhuyễn thể có nhiều iod gấp 200 lần so với trứng và thịt, thịt nhuyễn thểthể dùng làm thực phẩm hỗ trợ cho các bệnh tim mạch, bướu cổ, làm loãng đờm giãi, tăng tính miễn nhiễm, tăng chuyển hóa chất dinh dưỡng và tăng nội tiết tố. Tuy nhiên thịt nhuyễn thểthể làm cho các bà mẹ đang nuôi con bú bị tắc sữa. Như vậy, nhuyễn thể là một loài thực phẩm thuốc quý nhưng cho đến nay những nghiên cứu cơ bản về loài nhuyễn thể còn quá ít ỏi. Theo một số tác giả thì loài nhuyễn thể có hai vỏ cứng như trai, trùng trục hay ốc là các loài thích hợp dùng làm chỉ thị sinh học đối với lượng vết các kiim loại. Chúng có khả năng tích tụ các kim loại lượng vết như Pb, Cd, Hg… với hàm lượng lớn. Trai, ốc có thể tích tụ Cd trong mô của chúng mức hàm lượng cao hơn gấp 100.000 lần mức hàm lượng tìm thấy trong môi trường xung quanh.[16] 1.3.Độc tính của các kim loại nặng Kim loại nặng phân bố rộng rãi trên vỏ trái đất. Chúng được phong hóa từ các dạng đất đá tự nhiên, tồn tại trong môi trường dưới dạng bụi hay hòa tan trong nước sông hồ, nước biển, sa lắng trong trầm tích.Trong vòng hai thế 4 kỷ qua, các kim loại nặng được thải ra từ hoạt động của con người như: hoạt động sản xuất công nghiệp (khai khoáng, giao thông, chế biến quạng kim loại, ), nước thải sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông nghiệp (hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu diệt cỏ )… đã khiến cho hàm lượng kim loại nặng trong môi trường tăng lên đáng kể. Một số kim loại nặng rất cần thiết cho cơ thể sống và con người. Chúng là các nguyên tố vi lượng không thể thiếu, sự mất cân bằng các này có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Sắt giúp ngừa bệnh thiếu máu, kẽm là tác nhân quan trọng trong hơn 100 loại Enzyme. Trên nhãn của các lọ thuốc vitamin, thuốc bổ xung khoáng chất thường có Cr, Cu, Fe, Zn, Mn, Mg, K, chúng có hàm lượng thấp và được biết đến như lượng vết. Lượng nhỏ các kim loại này có trong khẩu phần ăn của con người vì chúng là thành phần quan trọng trong các phân tử sinh học như hemoglobin, hợp chất sinh hóa cần thiết khác. Nhưng nếu cơ thể hấp thu một lượng lớn các kim loại này, chúng có thể gây rối loạn quá trình sinh lí, gây độc cho cơ thể hoặc làm mất tính năng của các kim loại khác.[16] Kim loại nặng có độc tính là các kim loại có tỷ trọng ít nhất lớn gấp 5 lần tỷ trọng của nước. Chúng là các kim loại bền (không tham gia vào quá trình inh hóa trong cơ thể) và có tính tích tụ sinh học (chuyển tiếp trong chuỗi thức ăn và đi vào cơ thể người). Các kim loại này bao gồm: Hg, Ni, Pb, As, Cd, Al, Pt, Cu, Cr, Mn….Các kim loại nặng khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật gây độc tính.[22] Kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể người qua đường hấp, thức ăn hay hấp thụ qua da được tích tụ trong các mô theo thời gian sẽ đạt tới hàm lượng gây độc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kim loại nặngthể gây rối loạn hành vi của con người do tác động trực tiếp đến chức năng tư duy và 5 thần kinh. Gây độc cho các cơ quan trongthể như máu, gan, thận, cơ quan sản xuất hoocmon, cơ quan sinh sản, hệ thần kinh gây rối loạn chức năng sinh hóa trongthể do đó làm tăng khả năng bị dị ứng, gây biến đổi gen. Các kim loại nặng còn làm tăng độ axit trong máu, cơ thể sẽ rút canxi từ xương để duy trì pH thích hợp trong máu dẫn đến bệnh loãng xương. Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng hàm lượng nhỏ các kim loại nặngthể gây độc hại cho sức khỏe con người nhưng chúng gây hậu quả khác nhau trên những con người cụ thể khác nhau. Sự nhiễm độc kim loại nặng không phải là hiện tượng chỉ có trong thời hiện đại. Các nhà sử học đã nói đến trường hợp ô nhiễm rượu vang và nước nho do dùng bình chứa và dụng cụ đun nấu thức ăn làm bằng chì như là một nguyên nhân làm suy yếu và sụp đổ đế quốc La Mã. Bệnh điên dại Alice Wonderland hồi thế kỷ 19 những người làm mũ do họ đã dùng thủy ngân như một loại nguyên liệu. Họ thường bị rối loạn ý thức do nhiễm độc thủy ngân.[16] Sự nhiễm độc kim loại nặng đã tăng lên nhanh chóng từ những năm 50 của thế kỷ trước do hậu quả của việc sử dụng ngày càng nhiều các kim loại nặng trong các ngành sản xuất công nghiệp. Ngày nay sự nhiễm độc mãn tính có thể xuất phát từ việc dùng chì trong sơn, nước máy, các hóa chất trong quá trình chế biến thực phẩm, các sản phẩm “chăm sóc con người” (mỹ phẩm, dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc, thuốc đánh răng, xà phòng,…). Trong xã hội ngày nay, con người không thể tránh được sự nhiễm các hóa chất độc và các kim loại. Độc tính của các kim loại nặng chủ yếu do chúng có thể sinh các gốc tự do, đó là các phần tử mất cân bằng năng lượng, chứa những điện tử không cặp đôi chúng chiếm điện tử từ các phân tử khác để lặp lại sự cân bằng của chúng. 6 [...]... nhỏ của chúng cũng có thể gây độc cao đối với con người và động vật Hơn nữa, động vật nhuyễn thể không chỉ chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể nồng độ nhỏ, mà còn có thể tích lũy các kim loại nặng không hề có lợi cho cơ thể Chính vì vậy, đối tượng và mục tiêu của luận văn này là nghiên cứu xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong động vật nhuyễn thể khu vực Hồ Tây 2.1.2 Phương pháp... trình xử lý mẫu động vật nhuyễn thể - Ứng dụng phương pháp xác định hàm lượng As, Cd, Pb trong một số mẫu động vật nhuyễn thể khu vực Hồ Tây – Hà Nội 2.2 Giới thiệu về phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử 2.2.1 Nguyên tắc của phương pháp AAS Khi nguyên tử tồn tại tự do thể khí và trạng thái năng lượng cơ bản, thì nguyên tử không thu hay không phát ra năng lượng Tức là nguyên tử trạng thái cơ bản... kỹ thuật đánh rửa bề mặt điện cực tự động xác định đồng thời Cd, Cu, Pb trong một số mẫu nước biển 1.6 Các phương pháp tách và làm giàu hàm lượng vết các kim loại Trong thực tế phân tích, hàm lượng các chất có trong mẫu đặc biệt là hàm lượng các ion kim loại nặng trong nước thường rất nhỏ, nằm dưới giới hạn phát hiện của các công cụ phân tích Vì vậy, trước khi xác định chúng thì cần thông qua quá trình... các kim loại nặng Các loại động vật nhuyễn thể không chỉ là một nguồn thuốc quý mà còn là nguồn thực phẩm được ưa chuộng nước ta Tuy nhiên, chúng có thể bị nhiễm các chất độc hại từ môi trường, do đó ngoài việc nghiên cứu những hoạt tính sinh học cũng cần phải kiểm tra hàm lượng của các chất có hại, ảnh hưởng tới sức khỏe con người Đặc biệt phải giám sát hàm lượng các kim loại nặng vì chỉ cần một lượng. .. nguyên tử là phương pháp xác định đặc hiệu đối với hầu hết các nguyên tố kim loại, giới hạn định lượng của phương pháp mức ppm đối với kỹ thuật ngọn lửa (F – AAS) và mức ppb đối với kỹ thuật không ngọn lửa (GF – AAS) Do đó trong luận văn này chúng tôi chọn phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử kỹ thuật không ngọn lửa để xác định hàm lượng As, Cd và Pb trong động vật nhuyễn thể 29 Đối với phương... Cu và Pb bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan xung vi phân cho kết quả hàm lượng các kim loại là 1,13 – 2,12 µg/g đối với đồng và 7,15 – 16,25 µg/g đối với Pb Mohamed Maanan [30] đã phá mẫu động vật thân mềm vùng biển bằng HNO3 đặc để xác định hàm lượng các kim loại nặng Sau đó sử dụng phương pháp AAS cho kết quả hamg lượng các kim loại nặng như sau: Cd 7,2 mg/kg; Cu 26,8 mg/kg; Zn 292 mg/kg; Mn 20,8 mg/kg... hemoglobin Hàm lượng chì trong máu nằm trong khoảng ( >0,5 – 0,8 ppm) gây ra sự rối loạn chức năng của thận và phá hủy não Xương là nơi tàng trữ, tích tụ chì trong cơ thể, đó chì tương tác với photphat trong xương rồi truyền vào các mô mềm của cơ thểthể hiện độc tính của nó.[22] Vì thế tốt nhất là tránh những nơi có Pb bất kì dạng nào, đồng thời trong dinh dưỡng chú ý dùng loại thực phẩm có hàm lượng. .. rất độc Cadimi và chì đều là các kim loại nặng , có ánh kim Cadimi là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ nóng chảy, trong không khí ấm bị nó dần bị bao phủ bởi lớp màng oxit nên mất ánh kim Còn chì kim loại có màu xanh xám, mềm, bề mặt chì thường mờ đục do bị oxi hóa 10 Bảng1: Một số hằng số vật lý quan trọng của Asen, cadimi và chì Hằng số vật lý Asen Cadimi Chì Khối lượng nguyên tử ( đvC) 74,92 112,411... cân và từ đó xác định được hàm lượng chất phân tích Phương pháp này không đòi hỏi dụng cụ đắt tiền nhưng quá trình phân tích lâu, nhiều giai đoạn phức tạp đặc biệt khi phân tích lượng vết các chất Vì vậy phương pháp này không được dùng phổ biến trong thực tế để xác định lượng vết các chất mà chỉ dùng trong phân tích hàm lượng lớn 1.5.1.2 Phương pháp phân tích thể tích Phương pháp phân tích thể tích dựa... cá để xác định hàm lượng kim loại thông thường Để xác định hàm lượng Hg bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử hóa hơi lạnh (CVAAS) hỗn hợp H2SO4 và K2Cr2O7 đã được sử dụng Quy trình tỏ ra đơn giản, an toàn, mẫu phân hủy tốt Tác giả M Lucila Lare, Gilberto Flores – Munozb, Ruben Lara – Lara đã nghiên cứu đánh giá những biến đổi theo thời gian về hàm lượng Cd, Al, Hg, Zn, Mn theo các tháng trong .  Đề Tài: Xác định hàm lượng kim loại nặng trong động vật nhuyễn thể ở khu vực Hồ Tây 1 Mục lục Mục lục 1 MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN 2 1.1.Vài nét về Hồ Tây và vấn đề ô nhiễm ở Hồ Tây 2 1.2.Vài. hàm lượng ở môi trường bên ngoài. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài : Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong động vật nhuyễn thể ở khu vực Hồ Tây 1 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1.Vài nét về Hồ Tây. dưỡng và các kim loại nặng (Cu, Zn, Cd, As, Hg, và Pb) ;hàm lượng dầu và hàm lượng thuốc trừ sâu clo và cơ phốt pho. Chất lượng nước của vùng hồ có hàm lượng BOD từ 15 – 20 mg/l, hàm lượng DO>6mg/l.

Ngày đăng: 22/06/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1. TỔNG QUAN

    • 1.1.Vài nét về Hồ Tây và vấn đề ô nhiễm ở Hồ Tây

    • 1.2.Vài nét về động vật nhuyễn thể

    • 1.3.Độc tính của các kim loại nặng

    • 1.4.Giới thiệu chung về Asen, Cadimi và Chì

      • 1.4.1. Tính chất lý, hóa của cadimi và chì

      • 1.4.2. Các hợp chất chính của As, Pb và Cd

      • 1.5. Các phương pháp xác định asen, cadimi và chì

        • 1.5.1. Các phương pháp hoá học

          • 1.5.1.1. Phương pháp phân tích khối lượng

          • 1.5.2.Phương pháp phân tích công cụ.

            • 1.5.2.2 Phương pháp điện hoá

            • 1.6. Các phương pháp tách và làm giàu hàm lượng vết các kim loại

              • 1.6.1. Phương pháp kết tủa, cộng kết

              • 1.6.2. Phương pháp chiết lỏng - lỏng

              • 1.6.3. Phương pháp tách và làm giàu bằng điện hoá

              • 1.6.4. Phương pháp chiết pha rắn (SPE)

              • 1.7. Một số phương pháp xử lý mẫu động vật nhuyễn thể

              • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

              • NGHIÊN CỨU

                • 2.1. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

                  • 2.1.1. Đối tượng và mục tiêu

                  • 2.1.2. Phương pháp ứng dụng để nghiên cứu

                  • 2.1.3. Các nội dung nghiên cứu

                  • 2.2. Giới thiệu về phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử

                    • 2.2.1. Nguyên tắc của phương pháp AAS.

                    • 2.2.2. Hệ trang thiết bị của phép đo AAS không ngọn lửa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan