hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong quá trình tạo lập văn bản

25 1.5K 1
hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong quá trình tạo lập văn bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2.2.3. Nhóm C- Bài tập RLKN diễn đạt trong bài văn tự sự Nhóm bài tập này nhằm giúp HS biết cách dùng từ, đặt câu sinh động, hấp dẫn, biết cách dựng đoạn văn tự sự và liên kết các đoạn văn tự sự thành bài văn hoàn chỉnh. Nhóm bài tập này có thể chia thành các loại bài tập sau: C- Bài tập RLKN diễn đạt trong bài văn tự sự C.I. Bài tập RLKN dùng từ , đặt câu sinh động, hấp dẫn C.II. Bài tập RLKN xây dựng đoạn văn tự sự C.III. Bài tập RLKN liên kết các đoạn văn tự sự C.I. 1 C.I. 2 C.I .3 C.I. 4 C.I. 5 C.I. 6 C.II. 1 C.II .2 C.I I.3 C.III.1 C.III. 2 C.II .1.a C.II .1.b C.II. 2.a C.II.2 .b C.II.2 . c C.II.3. a C.II.3. b Loại C.I. Bài tập RLKN dùng từ, đặt câu sinh động, hấp dẫn Trước hết cần phải nói rằng, hai năng dùng từ, đặt câu có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Vì thế, đối với HS, việc RLKN dùng từ cần phải gắn liền với việc rèn luyện năngRLKN viết câu trong văn bản. Khi viết bài văn tự sự, người viết phải huy động vốn từ, lựa chọn các từ sao cho thích hợp rồi kết hợp các từ ngữ ấy với nhau theo những quy tắc nhất định để tạo ra những câu văn, các đoạn văn tự sự. Một bài văn tự sự muốn đạt hiệu quả cao, người viết phải tuân theo những yêu cầu có tính nguyên tắc của việc dùng từ, đặt câu. Nghĩa là: cần phải dùng từ, đặt câu đúng. Tuy nhiên, yêu cầu dùng từ, đặt câu đúng là chưa đủ, người viết còn phải dùng từ, đặt câu sinh động để tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện. Điều đó có nghĩa là cần phải tiến hành rèn luyện cho HS cách dùng từ, đặt câu hay. Dùng từ, đặt câu sinh động, hấp dẫn trong bài văn tự sự có thể hiểu là việc người viết biết lựa chọn và sử dụng các từ đồng nghĩa (các từ láy, từ ghép có nghĩa phân biệt, bổ sung); các biện pháp chuyển nghĩa từ (nhân hóa, so sánh); các câu cảm nhằm bộc lộ cảm xúc của người viết. Các bài tập RLKN dùng từ, đặt câu sinh động, hấp dẫn trong bài văn tự sự có thể chia thành một số kiểu bài tập như sau: Kiểu C.I.1. Bài tập sử dụng từ ngữ hay, gợi cảm điền vào chỗ trống Kiểu bài tập này thể hiện yêu cầu luyện tập sử dụng từ ngữ hay, gợi cảm ở mức độ đơn giản, nhưng cũng có tác dụng nhất định trong việc rèn cho HS năng lựa chọn và kết hợp từ ngữ khi kể. Hình thức bài tập là cho sẵn từ cần điền (hoặc không cho sẵn từ), yêu cầu HS lựa chon (hoặc tìm) từ ngữ hay, phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn, đoạn văn tự sự. Ví dụ : Chọn một từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống sao cho có câu văn tự sự hay, bộc lộ được vể đẹp oai hùng của Lạc Long Quân: "Trông chàng thật khôi ngô, tuấn tú với chiếc vòng ngọc trai (lấp ló, lấp lánh, lấp lóa), răng trắng như (ngà voi, vôi, bông ), thân hình mềm mại như cá mập đang bơi lội." Trong bài tập trên, HS cần phải lựa chọn một trong những từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống. Tuy nhiên, điều này không hẳn đã dễ dàng bởi vì các từ được cho trong ngoặc đơn đều có ý nghĩa chỉ ánh sáng của chiếc vòng ngọc trai và màu trắng của hàm răng, từ nào cũng có thể điền vào chỗ trống trong câu văn nếu chỉ tính tới khả năng kết hợp của từ theo quan hệ ý nghĩa. Nhưng trong câu văn tự sự này, chỉ có từ "lấp lóa" và "ngà voi" là được lựa chọn bởi vì từ "lấp lóa" còn có thêm một sắc thái ý nghĩa nữa là thể hiện ánh sáng chói lòa, khó có thể nhìn được, các hạt ngọc trai như đan cài vào nhau tạo nên một luồng sáng có sức hút ảo; từ "ngà voi" cũng diễn tả màu trắng như từ "vôi", "bông" nhưng vì nhân vật ở đây là Lạc Long Quân, người có sức mạnh phi thường thì việc so sánh với voi là hợp lí hơn cả, bởi voi là loài vật lớn và có sức khỏe. Lựa chọn đúng từ ngữ cần điền trong câu văn có nghĩa là HS đã hiểu được nét nghĩa của từ ngữ trong văn tự sự. Kiểu C.I.2. Bài tập sử dụng từ ngữ hay, gợi cảm để thay thế từ ngữ Để dùng từ đứng và hay trong văn tự sự, người viết cần tiến hành lựa chọn và thay thế từ khi thấy chưa phù hợp, chưa hiệu quả. Muốn lựa chọn được từ ngữ thích hợp, người viết còn phải có ngữ cảm tốt, phải ý thức được điều mình định kể. Sự lựa chọn thường diễn ra giữa các từ đồng nghĩa hoặc những cách nói đồng nghĩa. Những từ đồng nghĩa mà chúng tôi muốn nói tới ở đây là những từ đồng nghĩa tương đối, đó là những từ có một số nét nghĩa trùng nhau, đồng thời lại có một số nét nghĩa khác nhau. Chính sự khác biệt ấy là cơ sở để lựa chọn từ trong khi kể. Từ ngữ được lựa chọn để thay thế là những từ ngữ không chỉ giúp người viết biểu thị được chính xác điều mình muốn nói, mà còn làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Hình thức bài tập là: cho sẵn một số từ ngữ (hoặc không cho sẵn từ), yêu cầu HS lựa chọn (hoặc tìm) từ ngữ hay, phù hợp để thay thế trong câu văn, đoạn văn tự sự. Ví dụ: Các câu dưới đây kể về một con chó bị lạc chủ. Em hãy thay các từ ngữ in đậm trong các câu này bằng từ ngư khác để nhân hóa cây bàng non: "Một cơn gió khiến những cành Bàng Non rung khẽ. Cứ sau một đợt mưa xuân, Bàng Non như thay một lớp lá mới, trông nó tươi tắn hơn rất nhiều". Để làm được bài tập này, HS sẽ phải tìm tòi, cân nhắc trong vốn từ của mình các từ ngữ đồng nghĩa với từ đã cho, sau đó dựa vào ý nghĩa của từ và dựa vào ngữ cảnh mà từ xuất hiện, tiến hành thay thế từ cho sẵn bằng từ ngữ có giá trị biểu hiện, biểu cảm cao hơn. Chẳng hạn, đề nhân hóa cây bàng non, từ "cành" có thể thay bằng từ "cánh tay", cụm từ "lớp lá mới" có thể thay bằng cụm từ "chiếc áo mới" hay "gương mặt mới" hoặc "trang phục mới" Kiểu C.I.3. Bài tập sử dụng từ ngữ sinh động, hấp dẫn để mở rộng thành phần câu Kiểu bài tập này nhằm cụ thể hóa ý nghĩa của câu văn tự sự, làm cho câu văn tự sự được hay hơn mà vẫn giữ nguyên cấu tạo nòng cốt. Thành phần được mở rộng thường là thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu. Hình thức bài tập là: cho câu văn hoặc đoạn văn tự sự, yêu cầu HS thêm các từ ngữ sinh động, gợi cảm để câu văn, đoạn văn tự sự đó được cụ thể và hay hơn. Ví dụ: Em hãy thêm các từ ngữ sinh động, gợi cảm vào thành phần vị ngữ để các câu sau được cụ thể, sinh động hơn. - Mỗi chúng tôi hái được một bó to những cành sim - Chiều nào cũng vậy, tôi cùng các em nhỏ ngắm dòng sông Lam Dựa vào nội dung tự sự của câu, HS có thể thêm những từ ngữ vào thành phần vị ngữ trong các câu để chuyển những câu này thành những câu cụ thể, sinh động hơn. Chẳng hạn: "Chiều nào cũng vậy, tôi cùng các em nhỏ ngắm dòng sông Lam êm đềm chảy đôi lúc lại hơi gợn sóng kèm theo tiếng cá quẫy". Kiểu C.I.4. Bài tập diễn đạt lại câu cho sinh động hơn Ở kiểu bài tập này, các câu văn được cho trước là những câu hoàn toàn bình thường về ngữ pháp và ngữ nghĩa nhưng chưa thực sự hay và hấp dẫn. Các câu văn này mang tính chất liệt kể gây cảm giác nặng nề, khó chịu cho người đọc. Do vậy, để những câu văn đó được hay hơn, cần phải diễn đạt lại các câu văn này bằng cách sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, hoặc có thể biến đổi cấu trúc câu, đảo vị trí của các thành phần câu nếu phù hợp. Hình thức bài tập là: cho câu văn, đoạn văn tự sự, yêu cầu HS sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa hoặc biến đổi cấu trúc câu, đảo vị trí của các thành phần câu để câu văn, đoạn văn được hay hơn. Ví dụ: một bạn học sinh kể về cảnh tượng một buổi chợ như sau: "Khu chợ này nhỏ thôi nhưng có rất nhiều gian hàng. Mỗi gian chỉ lợp những tấm cọ, bày cái bàn hay cái ghế. Dãy hàng đầu tiên có ba gian. Gian thứ nhất bán bánh mì. Gian thứ hai bán bánh rán, loại bánh rán mật mà chúng tôi rất thích. Gian thứ ba không bán bánh mà bán cốm. Hương lúa nếp xen với hương lá sen làm tôi không thể bước đi tiếp" Dựa vào ý của các câu văn 5, 6, 7, 8, em hãy diễn đạt lại cho hay hơn. HS có thể diễn đạt lại các câu văn 5, 6, 7, 8 như sau: "Gian đầu tiên bày bán bánh mì, những chiếc bánh mì nóng hổi. Gian tiếp theo bán bánh rán, loại bánh rán mật bé bằng ba ngón tay chập lại mà chúng tôi thích thú vô cùng. Cốm được bày bán ở gian thứ ba. Hương cốm dịu dàng xen lẫn mùi thơm mát của lá sen như níu giữ bước chân tôi lại". Kiểu C.I.5. Bài tập chuyển đổi kiểu câu cho truyền cảm hơn Khi viết văn tự sự, người viết thường sử dụng những câu kể. Song nếu người viết biết kết hợp sử dụng câu kể với các kiểu câu khác như: câu cảm, câu hỏi (không yêu cầu người đọc phải trả lời) để bộc lộ rõ hơn cảm xúc của mình thì chắc chắn bài văn tự sự sẽ hay và hấp dẫn hơn rất nhiều. Vì thế, chuyển đổi các kiểu câu trong đoạn văn, bài văn tự sự chính là để đoạn văn, bài văn sinh động, truyền cảm hơn, và làm cho các câu văn liên kết với nhau chặt chẽ hơn nhằm nâng cao hiệu quả diễn đạt. Điều đó có nghĩa là, cùng một nội dung tự sự, có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Hình thức bài tập là: cho một số câu văn tự sự yêu cầu HS chuyển đổi thành câu cảm hoặc câu hỏi cho câu văn được truyền cảm hơn. Ví dụ: Em hãy chuyển một số câu văn tự sự sau thành câu cảm hoặc câu hỏi để đoạn văn bộc lộ rõ được cảm xúc của người viết về một lần bị phạt biến thành con vật. "Tôi cứ chập chờn như vậy cho tới sáng. Hôm nay thì tôi không thể ngủ được nữa. Vì ngủ nhiều giống người ốm trong khi tôi đang khỏe. Phải đi chơi thôi. Thế là tôi lang thang hết xó xỉnh này đến xó xỉnh khác. Tôi thấy chán. Cứ chơi mãi thế này thì không bằng đi học để được nô đùa với lũ bạn". Các câu văn được cho ở trên đều là những câu kể. HS có thể lựa chọn một hoặc hai câu kể đó chuyển thành những câu cảm hoặc câu hỏi. Ví dụ: "Tôi cứ chập chờn như vậy cho tới sáng. Hôm nay thì tôi không thể ngủ được nữa. Mà ngủ mãi thì có gì khác người ốm? Mà mình đang khỏe mạnh cơ mà? Phải đi chơi thôi. Thế là tôi lang thang hết xó xỉnh này đến xó xỉnh khác. Chán, chán thật! Cứ chơi mãi thế này thì không bằng đi học để được nô đùa với lũ bạn". Kiểu C.I.6. Bài tập đặt câu văn tự sự theo yêu cầu Kiểu bài tập này nhằm mục đích rèn luyện cho HS viết những câu văn tự sự giàu hình ảnh và cảm xúc theo yêu cầu cho trước. Hình thức bài tập là: cho trước đối tượng tự sự, yêu cầu HS viết câu văn tự sự trong đó có sử dụng từ ngữ gợi cảm hoặc biện pháp so sánh, nhân hóa Ví dụ: viết một câu văn để bộc lộ cảm xúc của em về một buổi tham quan di tích lịch sử. Loại C.II. Bài tập xây dựng đoạn văn tự sự Đoạn văn tự sự là cơ sở để tạo thành văn bản tự sự. Đoạn văn có sự phong phú về nội dung, phức tạp về cấu trúc, đa dạng về chức năng. Để rèn luyện cho HS viết một bài văn tự sự hoàn chỉnh cần phải bắt đầu từ việc RLKN xây dựng đoạn văn. Khi đã có năng dựng đoạn thì việc RLKN xây dựng bài văn của HS sẽ diễn ra có nhiều thuận lợi bởi đoạn văn có thể coi là một "văn bản nhỏ". Căn cứ vào chức năng của đoạn văn trong cả bài văn, có thể chia loại bài tập RLKN xây dựng đoạn văn thành các kiểu bài tập sau: bài tập dựng đoạn mở bài; bài tập dựng đoạn thân bài; bài tập dựng đoạn kết bài. Kiểu C.II.1. Bài tập dựng đoạn mở bài trong bài văn tự sự Trong bài văn tự sự, đoạn mở bài có chức năng giới thiệu đối tượng tự sự, đôi khi bao gồm cả việc định hướng cho nội dung tự sự ở phần thân bài. Có nhiều cách viết đoạn mở bài, nhưng có thể quy vào hai cách chủ yếu là: trực tiếp và gián tiếp. Dựa vào hai cách mở bài này, có thể chia kiểu bài tập này thành hai dạng bài tập: dựng đoạn mở bài trực tiếp và dựng đoạn ở bài gián tiếp. Dựng đoạn mở bài trực tiếp: là đi thẳng vào vấn đề cần kể. Cách mở bài này thường ngắn gọn, dễ viết nên được HS lớp 6 sử dụng nhiều trong các bài văn tự sự của mình, có khi chỉ cần một câu mở bài, HS đã có thể bước ngay vào phần thân bài để triển khai cụ thể nội dung tự sự. Hơn nữa đoạn mở theo cách này không tốn nhiều thời gian suy nghĩ, cân nhắc trong việc lựa chọn từ ngữ, diễn đạt câu văn. Cần chú ý khi vào đề trực tiếp là phải giới thiệu được đối tượng tự sự, nhưng câu văn không quá khô khan, cứng nhắc. Chẳng hạn: "gia đình em sống chung với bà em"; "chủ nhật vừa qua em về thăm quê nội" Đoạn mở bài gián tiếp: là đoạn mở bài không giới thiệu ngay đối tượng tự sự mà thông qua sự dẫn dắt bằng cách giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của đối tượng hoặc giới thiệu cảm nhận (ấn tượng) chung của người viết về đối tượng, hoặc cũng có khi người viết dẫn dắt qua câu thơ, câu hát, qua một kỉ niệm khó quên Để chuẩn bị bối cảnh, tạo không khí cho đối tượng tự sự xuất hiện. Cách mở bài này hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của người đọc, thể hiện được sự sáng tạo của người viết. Vì thế mà đối với HS lớp 6, việc dựng đoạn mở bài gián tiếp thường khó khăn hơn việc dựng đoạn mở bài trực tiếp. Đặc biệt, nếu không cẩn thận khi mở bài theo cách này, người viết sẽ rơi vào tình trạng viết lan man, dài dòng, vừa mất thời gian, vừa không đạt được kết quả như mong muốn. Dưới đây là một số hình thức bài tập có thể sử dụng để luyện tập dựng đoạn mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn tự sự: * Bài tập phân biệt các đoạn mở bài: Ví dụ: Dưới đây là 3 đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn kể chuyện đời thường. Theo em, ba cách mở bài ấy có gì khác nhau? (a) " Nếu có ai hỏi rằng tôi có người bạn nào thân nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng: người bạn thận nhất của tôi là Diệu." (b) "Tôi buồn đến thẫn thờ khi chiếc xe chở các gia đình công nhân vào Yaly chuyển bánh. Tâm, người bạn thân nhất của tôi đã theo bố mẹ vào công trường mới. Thế là từ mai, tôi phải đi học một mình, làm bài một mình và chơi một mình. Trời ơi, tôi không thể tưởng tượng được nếu thiếu vắng Tâm, tôi sẽ như thế nào?" (c) "Đi học về, lòng em xôn xao niềm vui, chân bước lâng lâng nhẹ nhàng. Thấy gương mặt hồ hởi vui vẻ của em, chắc mẹ em đã cảm thấy điều gì đó. Nên sau bữa cơm chiều, lúc cả nhà quây quần, mẹ hỏi em: "Tú ơi! Hôm nay đi học con có chuyện gì vui thế?". Không dấu được niềm vui, em kể cho bố mẹ nghe câu chuyện ở lớp sáng nay." * Bài tập dựng đoạn mở bài theo mẫu: Ví dụ: Đọc đoạn mở bài sau: ""Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy ngàn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre ngà, đuổi giặc Ân" Bốn câu thơ nhắc đến sự tích lạ về cậu bé làng Gióng hóa thành tráng sĩ, nhổ tre đánh tan giặc Ân, bảo vệ bờ cõi nước ta. Giặc tan, tráng sĩ cuwoix ngựa bay về trời. Nhà vua ghi nhớ công ơn, truyền lập miếu thờ và phong tặng danh hiệu cao quý "Phù Đổng Thiên Vương"" Đoạn mở bài trên đã khéo léo dùng khổ thơ của Tố Hữu để giới thiệu về đối tượng tự sự. Em hãy dùng một câu thơ hoặc câu hát để viết đoạn mở bài cho bài văn "kể về một chuyến thăm quê" theo kiểu tương tự. * Bài tập dựng đoạn mở bài dựa vào các câu hỏi gợi ý Ví dụ: (a) đọc lại truyện "Sự tích Hồ Gươm" và cho biết: câu chuyện kể về sự việc gì? Ở đâu? Vào thời gian nào? Cảm nhận của em sau khi đọc câu chuyện đó? (b) Dựa vào các câu trả lời trên, em hãy viết một đoạn mở bài giới thiệu chung về câu chuyện đó. * Bài tập dựng đoạn mở bài dựa vào nội dung cho trước Ví dụ : Dựa vào gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài bằng cách nói lên suy nghĩ của em về một lần mắc lỗi: "Em đã từng mắc lỗi mà đến tận bây giờ em vẫn còn tự trách mình". * Bài tập dựng đoạn mở bài tương ứng với doạn kết bài cho trước Ví dụ: Dưới đây là đoạn kết bài cho bài văn kể về một việc tốt mà em đã làm, em hãy viết đoạn mở bài nêu cảm nhận hoặc ấn tượng chung của em vể việc làm tốt tương ứng với kết bài đã cho: "Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui". * Bài tập chuyển đổi cách mở bài Ví dụ: Dưới đây là đoạn mở bài bằng cách giới thiệu trực tiếp về chuyến thăm quan của lớp em, em hãy viết một đoạn mở bài nêu cảm nhận của em về buổi tham quan dựa vào cách mở bài này: "Chủ nhật tuần vừa qua, lớp em đã tổ chức đi tham quan động Phong Nha". * Bài tập dựng đoạn mở bài cho đề bài làm văn Ví dụ: Cho các đề sau: (a) kể về người ban mà em có ấn tượng sâu sắc; (b) trong một lần đi chơi xa, em tình cờ quen một người bạn, em hãy kể về người bạn đó; (c) kể về một bạn trong lớp em. Hãy viết một đoạn mở bài kể về người bạn cho một trong các đề bài trên. Quy trình viết doạn mở bài bao gồm các bước sau: (1) xác định đối tượng tự sự mà đề bài yêu cầu; (2) chọn cách mở bài thích hợp với đối tượng tự sự; (3) viết đoạn mở bài theo cách đã chọn; (4) kiểm tra lại đoạn mở bài vừa viết. Kiểu C.II.2. Bài tập dựng đoạn triển khai trong bài văn tự sự Đoạn triển khai nằm ở phần thân bài, là phần chính của bài văn, gồm nhiều đoạn văn chứa những ý nghĩa quan trọng nhất. Thông thường, phần thân bài gồm 2- 3 đoạn văn. Có nhiều tiêu chí đề phân loại các đoạn văn triển khai. Song để phù hợp với đối tượng là HS lớp 6, đề tài chọn cách phân loại dựa vào nội dung, kết cấu của đoạn văn và đưa ra các dạng bài tập sau: Dựng đoạn kể có kết cấu hoàn chỉnh 3 phần (kết cấu tổng- phân- hợp); dựng đoạn kể có câu chủ đề ở đầu đoạn; dựng đoạn kể không có câu chủ đề ở đầu đoạn Dạng C.II.2.a. Dựng đoạn kể có kết cấu hoàn chỉnh ba phần Đoạn văn này thường có ba phần nhỏ: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn: giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc trong chuỗi sự việc của cả bài Thân đoạn: triển khai nội dung tự sự, các câu văn hướng về một nội dung chung Kết đoạn: nêu lên sự khẳng định, đánh giá hoặc nói lên ý nghĩ, tình cảm của người viết đối với sự việc đó. Việc rèn luyện cho HS năng dựng đoạn kể có kết cấu hoàn chỉnh là rất cần thiết. Do vốn sống, vốn ngôn ngữ của HS chưa nhiều nên các em thường ngại viết những đoạn văn dài. Bên cạnh đó, việc RLKN này còn giúp học sinh bước đầu tạo lập được một bài văn tự sự hoàn chỉnh bởi một đoạn văn có kết cấu hoàn chỉnh được coi là "hình ảnh thu nhỏ lại của một văn bản". Công việc này cần được tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp [...]... tượng tự sự Cách kết bài này giúp cho bài văn tự sự thêm hay, khiến HS có những suy nghĩ về sự việc nêu trong câu chuyện Dưới đây là một số hình thức bài tậpbản để luyện tập cho HS cách dựng đoạn kết bài: * Bài tập phân biệt các cách kết bài Ví dụ: Các đoạn kết bài cho bài văn kể về một người bạn thân dưới đây có gì khác nhau? Trong các đoạn kết bài này, em thích đoạn kết bài nào nhất? Vì sao?... gian hoặc không gian trong vieecjlieen kết các đoạn văn, chúng ta cần rèn luyện cho các em từ những bài tập phân tích, nhận diện Cau đó, ta có thể rèn luyện năng dừng từ ngữ để liên kết acsc đoạn văn tự sự cho học sinh qua một số hình thức bài tập sau: * Bài tập điền từ ngữ vào chỗ trống: bài tập điền những từ ngữ chỉ không gian hoặc thời gian vào chỗ trống là hình thức bài tập hết sức quen thuộc,... đoạn văn vừa viết Kiểu C.II.3 Bài tập RLKN dựng đoạn kết bài trong bài văn tự sự Đoạn kết bài là đoạn nằm ở vị trí cuối bài văn, là một bộ phận không thể thiếu trong chỉnh thể bài văn, có chức năng khép lại nội dung câu chuyện Có nhiều cách thức để viết đoạn kết bài Tùy theo đối tượng, nội dung tự sự và khả năng ngôn ngữ của người viết mà có thể kết bài một cách tự nhiên (không mở rộng) hoặc kết bài. .. cấu đoạn văn là tương đối dễ dàng Qua việc làm bài tập trên, HS sẽ có được những hiểu biết cơ bản về đoạn văn có kết cấu ba phần Trên cơ sở đó, các em sẽ thực hành viết đoạn văn với các mức độ khác nhau * Bài tập dựng đoạn kể theo mẫu HS có thể thực hiện hình thức bài tập này ngay sau bài tập phân tích, nhận diện đoạn kể mẫu Việc nắm vững cấu tạo của đoạn văn mẫu sẽ giúp HS tạo lập một đoạn văn có cấu... xưa) Bài tập này có thể tăng dần về độ khó khi yêu cầu HS tự tìm các từ ngữ chỉ thời gian hoặc không gian phù hợp với nội dung và trình tự kể của từng đoạn văn và cả bài văn để điền vào chỗ trống Làm tốt những bài tập này, HS sẽ có ý thức về việc liên kết các đoạn văn tự sự theo trình tự * Bài tập sử dụng các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn để viết bài văn tự sự Đây là bài tập có yêu cầu cao nhất trong. .. của văn bản thể hiện ở hai phương diện: liên kết nội dung và liên kết hình thức Hai phương diện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong đó, liên kết hình thức là sự nối kết các hình thức ngôn ngữ thể hiện sự mạch lạc Liên kết hình thức của văn bản trước hết thể hiện ở liên kết hình thức giữa các câu trong một đoạn văn và sau đó là liên kết các đoạn văn trong một văn bản Rèn luyện thành thạo năng. .. cho em và làm việc quá sức mà mẹ đến nông nỗi này " * Bài tập dựng đoạn kể theo yêu cầu của đề bài Đối với bài tập này, HS hoàn toàn chủ động khi viết mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn Song hình thức bài tập này chỉ nên luyện tập khi các em đã có năng dựng đoạn tương đối chắc chắn Ví dụ 1: Em hãy viết một đoạn văn kể về một phần thi trong cuộc thi học sinh thanh lịch ở trường em, trong đó có câu mở... một văn bản Rèn luyện thành thạo năng liên kết câu trong đoạn văn, trong văn bản là một công việc có ý nghĩa rất quan trọng và là cơ sở để tiếp tục RLKN liên kết đoạn cho HS Song do thời lượng có hạn, ở đây chúng tôi chỉ tập trung nói tới một số phương tiện dùng để liên kết hình thức giữa các đoạn văn trong bài văn tự sự Các đoạn văn trong bài văn liên kết với nhau nhờ các phương tiện thuộc các phương... Kiểm tra lại đoạn văn vừa viết Dạng C.II.2.b Dựng đoạn kể có câu chủ đề ở đầu đoạn Trong đoạn văn này,câu chủ đề là câu nêu ý chung, khái quát Các câu sau cụ thể hóa nội dung của câu chủ đề Dạng bài tập RLKN dựng đoạn có câu chủ đề ở đầu đoạn gồm một số hình thức luyện tập chủ yếu sau: * Bài tập phân tích, nhận diện đoạn kể mẫu Bài tập này nhằm giúp HS nắm được cấu tạo của loại đoạn văn có câu chủ đề... Việc câu văn đứng ở vị trí nào trong đoạn phụ thuộc vào trình tự kể Trong đoạn văn này, người viết kể về tình trạng của Ve theo trình tự thời gian kết hợp với trình tự kể theo đặc điểm hoạt động của đối tượng Nắm được điều này, học sinh dễ tìm ra lời giải đúng (vị trí của các câu trong đoạn văn là: 13- 5- 2- 6- 4) Để tăng dần mức độ sáng tạo cho HS, có thể yêu cầu HS làm các bài tập sau: * Bài tập dựng . trong cả bài văn, có thể chia loại bài tập RLKN xây dựng đoạn văn thành các kiểu bài tập sau: bài tập dựng đoạn mở bài; bài tập dựng đoạn thân bài; bài tập dựng đoạn kết bài. Kiểu C.II.1. Bài. bài văn hoàn chỉnh. Nhóm bài tập này có thể chia thành các loại bài tập sau: C- Bài tập RLKN diễn đạt trong bài văn tự sự C.I. Bài tập RLKN dùng từ , đặt câu sinh động, hấp dẫn C.II. Bài tập. lại đoạn văn vừa viết Kiểu C.II.3. Bài tập RLKN dựng đoạn kết bài trong bài văn tự sự Đoạn kết bài là đoạn nằm ở vị trí cuối bài văn, là một bộ phận không thể thiếu trong chỉnh thể bài văn, có

Ngày đăng: 21/06/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan