Các phương pháp ra quyết định đầu tư pptx

6 761 4
Các phương pháp ra quyết định đầu tư pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhóm 6 Đề tài : Các phương pháp ra quyết định đầu tư? Các phương pháp này được ứng dụng như thế nào ttrong thực tế? Ví dụ minh họa? Bài làm: Quyết định đầu tư: là quyết định trong đó các quyết định được thực hiện để triển khai đầu tài chính trong tài sản, công cụ nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Vòng đời của một dự án thường rất dài, có khi hàng chục năm. Khi đưa ra các quyết định đầu tư, doanh nghiệp thường dựa trên các số liệu giả định. Những số liệu này đôi khi không thể lường trước những tình huống bất trắc sẽ nãy sinh trong tương lai, dẫn đến tình trạng là khi lập dự án thì dự án rất khả thi nhưng khi thực hiện thì dự án gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án do bị thua lỗ quá nhiều nên phải chấm dứt hoạt động trước thời hạn. chính vì vậy khi xây dựng một dự án các doanh nghiệp cần phân tích đầy đủ, cần lường trước được những tình huống bất trắc sẽ nảy sinh trong tương lai, trên cơ sở đó tính toán lại hiệu quả đầu tư. Nếu trong trường hợp bất trắc nảy sinh mà dự án vẫn có hiệu quả thì đó là một dự án vững chắc, có thể chấp nhận được. ngược lại, doanh nghiệp hoặc phải có các biện pháp phòng chống rủi ro, hoặc phải khước từ dự án đó. Vì vậy, khi đưa ra một quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần phải đưa ra các phương pháp quyết định đầu đúng đắn nhất. Dưới đây là 5 phương pháp thương được các doanh nghiệp áp dụng: 1. Phương pháp điều chỉnh dòng tiền (hệ số tin cậy) 2. Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu 3. Phương pháp phân tích độ nhạy 4. Phương pháp phân tích theo kịch bản 5. Phương pháp xác suất – mô phỏng Monte carlo 1. Phương pháp điều chỉnh dòng tiền (hệ số tin cậy): 1.1. Căn cứ: Phương pháp này điều chỉnh các giá trị của dòng tiền dự kiến (CF i ) bằng cách đưa vào các hệ số điều chỉnh đặc biệt ai đối với từng thời kì thực hiện dự án. 1.2 Cách thực hiện: Nếu coi dòng tiền ban đầu (dòng tiền chưa tính đến rủi ro) là RCF i thì dòng tiền được điểu chỉnh theo rủi ro CCF i sẽ bằng: CCF i = a i * RCF i Với a i < 1 : hệ số điều chỉnh a i được xác định trên cơ sở mức độ dự toán về rủi ro trong tương lai. Nếu mức độ rủi ro trong tương lai càng lớn thì hệ số a i càng nhỏ. Hệ số a i được xác định cho từng năm của dự án. Sau khi có dòng tiền điều chỉnh chúng ta xác định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Nếu dự án vẫn có hiệu quả thì nó được chấp nhận. 1.3. Ưu và nhược điểm: a. Ưu điểm: + Phương pháp này đơn giản, dễ tiếp cận, có tính đến sự thay đổi mức độ rui ro trong các năm nên có ưu điểm hơn các phương pháp khác. b. Nhược điểm: + Khó khăn trong việc xác định a i + Không tính đến xác suất của các biến cố chủ chốt 1.3. Các cơ quan, đơn vị ứng dụng được gì từ phương pháp này: 2.Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu: 2.1 Căn cứ: Theo phương pháp này căn cứ vào mức độ rủi ro của dự án người ta cộng vào tỷ lệ chiết khấu ban đầu một mức bù rủi ro. Mức bù rủi ro được xác định căn cứ vào tính chất của dự án. Nếu rủi ro gắn với dự án càng lớn thì mức bù rủi ro phải càng cao. Mức bù rủi ro Áp dụng khi 4% Mở rộng dự án hoạt động đang có hiệu quả 7% Thực hiện dự án mới gắn với hoạt động chính của công ty 10% Dự án sản xuất sản phẩm mới tiếp cận thị trường mới 2.2 Các bước tiến hành:  Tính tỷ lệ chiết khấu mới bằng vào tỷ lệ chiết khấu ban đầu một mức bù rủi ro  Căn cứ vào tỷ lệ chiết khấu mới - tỷ lệ chiết khấu đã được điều chỉnh theo rủi ro chúng ta xác định lại các chỉ tiêu hiệu quả của dự án.  Nếu dự án vẫn có hiệu quả thì nó được chấp nhận, trong trường hợp ngược lại nó sẽ bị bác bỏ. 2.3 Ưu và nhược điểm: a. Ưu điểm: Dễ tính toán, dễ hiểu và dễ thực hiện b. Nhược điểm: • Chỉ tăng lãi suất để quy đổi mà không xét đến các rủi ro thực tế • Coi rủi ro tăng theo thời gian với một tỷ lệ không đổi • Không tính đến xác suất các trường hợp rủi ro • Khó mô hình hóa các phương án khác nhau 3.Phương pháp phân tích độ nhạy: 3.1 Căn cứ: Bản chất của việc phân tích độ nhạy cảm là xác định mối quan hệ động giữa các nhân tố đến kết quả và hiệu quả đầu tư. Kết quả của phân tích độ nhạy là cơ sở để chủ đầu xác định được nhân tố nào tác động mạnh, yếu đến kết quả và hiệu quả đầu từ đó đưa ra các quyết định phù hợp. 3.2 Cách thực hiện:  Bước 1: Xác định xem những yếu tố nào có khả năng làm cho dự án có thể xảy ra rủi ro khi thực hiện dự án - F.  Bước 2: Trên cơ sở các nhân tố đã chọn, dự đoán biên đọ biến độngcó thể xảy ra( tức là xác địnhmức sai lệch tối đa là bao nhiêu so với gía trị chuẩn ban đầu- DX).  Bước 3:Chọn một chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá độ nhạy như: phân tích độ nhạy theo NPV hay IRR).  Bước 4: Tiến hành tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả( NPV hay IRR) theo các biến số mới trên cơ sở cho các biến số này tăng giảm 1% tỉ lệ nào đó. 3.3 Ưu và nhược điểm: a. Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, giúp nhà đầu biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào để có biện pháp quản lý hiệu quả, cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao. b. Nhược điểm:  Phân tích độ nhạy là phân tích ở trạng thái tĩnh nên không thể đánh giá cùng một lúc sự tác động của tất cả các biến rủi ro đến dự án.  Chưa tính đến xác suất có thể xảy ra của các biến rủi ro. 4.Phương pháp phân tích theo kịch bản: 4.1 Căn cứ: Phương pháp phân tích theo kịch bản xem xét sự thay đổi của nhiều yếu tố có tác động mạnh yếu đến kết quả và hiệu quả đầu tư. 4.2 Cách thực hiện:  Bước 1:Xây dựng bài toán cơ bản – Xác đinh các nhân tố tác động đến hiệu quả và kết quả đầu của dự án  Bước 2: Tiến hành phân tích độ nhạy cảm để xác định các nhân tố tác động mạnh đến kết quả đầu tư.  Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa các nhân tố.  Bước 4: Căn cứ vào các nhân tố tác động mạnh xây dựng các kịch bản có thể xảy ra khi các nhân tố này xuất hiện. “ Kịnh bản này có tính đến mối quan hệ giữa các nhân tố và các nhân tố đến kết quả đầu tư. Số lượng kịch bản sẽ căn cứ vào yêu cầu phân tích và sẽ tập trung vào những tình huống nào hay xảy ra nhất.  Bước 5: Phân tích từng kịch bản giúp nhà đầu đưa ra quyết định đầu tư. 4.3 Ưu và nhược điểm: a. Ưu điểm: Phương pháp phân tích theo kịch bản sẽ xem xét cùng một lúc nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả đầu tư. Nhìn vào các kịch bản nhà đầu có thể đánh giá được tình hình dự án trong tương lai và đưa ra các quyết định phù hợp. b. Nhược điểm: Số lượng kịch bản thường bị giới hạn và với các kịch bản được phân tích, chúng ta không thể xác định kịch bản nào có thể xảy ra nhiều, kịch bản xảy ra ít. 5.Phương pháp xác suất – mô phỏng Monte carlo: 5.1 Căn cứ: Phương pháp này xây dựng phân bố xác suất chỉ tiêu hiệu quả (NPV) dựa theo phân bố xác suất các thông số đầu vào và xem xét mối tơng quan giữa các thông số ngẫu nhiên ,đánh giá kết quả qua các biieens số một cách chính xác. 5.2 Cách thực hiện:  Bước 1: Tiến hành phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản để xác định các yếu tố tác động mạnh yếu đến kết quả đầu tư.  Bước 2: Trên cơ sở bài toàn cơ bản thì xác định phân bố xác suất của từng yếu tố, các phân bố này có thể là phân bố rời rạc, phân bố liên tục, phân bố đều, phân bố tam giác, phân bố chuẩn, phân bố α  Bước 3: Chọn ngẫu nhiên mỗi yếu tố một giá trị và đi kèm với nó là xác suất, đưa các giá trị đó vào bài toán cơ bản để phân tích. Số lần chọn ngẫu nhiên sẽ phụ thuộc vào mong muốn của chủ đầu tư, số lần này càng lớn thì mức độ chính xác trong phân tích càng cao.  Bước 4: Sau khi phân tích từng lần chọn chúng ta sẽ xây dựng bảng tổng kết của phân tích mô phỏng trong đó xác định giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn , xác suất thành công của dự án và giá trị kỳ vọng khi thành công, xác suất thất bại của dự án và giá trị kỳ vọng khi thất bại 5.3 Ưu và nhược điểm: a. Ưu điểm: Giúp nhà đầu có cái nhìn đầy đủ hơn về dự án đầu tư. Phương pháp này đánh giá khách quan về dự án, kết quả phaan tích sẽ là cơ sở cho chủ đầu ra quyết định đầu tư. b. Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi năng lực cao của chuyên gia khi phân tích,đội ngũ cán bộ nguồn nhân lực để triển khai phương pháp mô phỏng, hệ thống phần mềm xử lý dữ liệu, phần mềm chuyên dụng… Kết luận. Qua việc phân tích trên cho thấy mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm nhất định. Vì vậy, để đưa ra các quyết định đầu đúng đắn, doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp, hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro cho doanh nghiệp. Ví dụ minh họa: Công ty ABC đang đứng trước một quyết định đầu tư: có đầu thực hiện dự án sản xuất sản phẩm A hay không?Dự án có một số thông tin sau đây: - Đầu tài sản cố định: 670 tỷ đồng. - Đầu tài sản lưu động: 30 triệu đồng. - Dự kiến sản lượng tiêu thụ Q= 5000 sản phẩm/ năm, mang lại doanh thu cho công ty 400 triệu đồng/ năm - Định phí : 190 triệu đồng/ năm , chi phí biến đổi 0,025 triệu đồng/ sản phẩm. - Tài sản cố định có tuổi thọ là 4 năm, giá trị thanh lý khi kết thúc dự án là 10 triệu đồng/ năm. - Chi phí vốn dự án r = 10%/ năm. - Thuế thu nhập doanh nghiệp t = 25%/ năm. - Khấu hao tài sản cố định theeo phương pháp đường thẳng. • Viết dòng tiền : 0 1 2 3 4 1.Đầu TSCĐ (670) 2.Đầu TSLĐ (30) 3. Doanh thu hàng năm 400 400 400 400 4. Chi phí hoạt động 315 315 315 315 5.Khấu hao TSCĐ 167,5 167,5 167,5 167,5 6.Thu thanh lý 10 7. Lợi nhuận trước thuế 85 85 85 95 8. Lợi nhuận sau thuế 63,75 63,75 63,75 71,25 Dòng tiền (700) 231,25 231,25 231,25 238,75 • Phương pháp điều chỉnh dòng tiền: Năm CFi DFi(r = 0,1) RCFi ai CCFi 0 -700 1 -700 1 -700 1 231,25 0,9091 210,229 0,9 189,2061 2 231,25 0,8264 191,105 0,85 162,4393 3 231,25 0,7513 173,738 0.8 138,9904 4 238,75 0,6830 163,066 0,7 1114,1462 NPV 38,138 -95,218 IRR 0,1249 Khi điều chỉnh dòng tiền trên thì NPV của dự án giảm đi rất nhiều. Dòng tiền đã điều chỉnh sẽ có NPV (IRR) giảm đi rất nhiều. Dự án ban đầu có thể chấp nhận nhưng tính độ rủi ro thì loại bỏ dự án do NPV < 0. • Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu: *Nếu đây là dự án mở rộng dự án hoạt động có hiệu quả thì mức bù rủi ro của dự án sẽ là 4%. Khi đó tỷ lệ chiết khấu sau khi điều chỉnh là 10% + 4% = 14% Từ đó : 3 3 4 ((1 0,14) 1) 238,75 231,25* 700 7,1534 0,14*(1 0,14) (1 0,14) NPV + + = + − = + + Vì NPV >0 nên chấp nhận dự án * Nếu đây là dự án mới gắn với hoạt động chính của công ty thì mức bù rủi ro là 7%, tỷ lệ chiết khấu sau khi điều chỉnh là 10% + 7% = 17% Suy ra : 3 3 4 ((1 0,17) 1) 238,75 231,25* 700 21,7634 0,17*(1 0,17) (1 0,17) NPV + + = + − = − + + Vì NPV <0 nên không chấp nhận dự án sản xuất sản phẩm. Tóm lại : Tùy vào điều kiện áp dụng dự án, với mức lãi suất mới sau khi đã điều chỉnh theo mức bù rủi ro thì nhà đầu sẽ đưa ra quyết định đầu hay không dựa vào chỉ tiêu NPV hay IRR. • Phân tích độ nhạy : Các nhà phân tích cho rằng nếu dự án thực hiên số lượng tiêu thụ có thể tăng 10% Q = 5500 sản phẩm , doanh thu đạt 440 triệu đồng/ năm hoặc cũng có thể giảm 10% Q = 4500 sản phẩm khi đó doanh thu chỉ còn 360 triệu đồng. Thay đổi Sản lượng giảm 10% Chỉ tiêu\ năm 0 1 2 3 4 1.Đầu TSCĐ (670) 2.Đầu TSLĐ (30) 3. Doanh thu hàng năm 360 360 360 360 4. Chi phí hoạt động 315 315 315 315 5.Khấu hao TSCĐ 167,5 167,5 167,5 167,5 6.Thu thanh lý 10 7. Lợi nhuận trước thuế 45 45 45 45 8. Lợi nhuận sau thuế 33,75 33,75 33,75 41,25 Dòng tiền (700) 201,25 201,25 201,25 208,75 3 3 4 ((1 0,1) 1) 208,75 201,25* 700 56,94 0,1*(1 0,1) (1 0,1) NPV + + = + − = − + + Thay đổi Sản lượng tăng 10% Chỉ tiêu\ năm 0 1 2 3 4 1.Đầu TSCĐ (670) 2.Đầu TSLĐ (30) 3. Doanh thu hàng năm 440 440 440 440 4. Chi phí hoạt động 315 315 315 315 5.Khấu hao TSCĐ 167,5 167,5 167,5 167,5 6.Thu thanh lý 10 7. Lợi nhuận trước thuế 125 125 125 125 8. Lợi nhuận sau thuế 93,75 93,75 93,75 101,25 Dòng tiền (700) 261,25 261,25 261,25 268,75 3 3 4 ((1 0,1) 1) 268,75 261,25* 700 133,24 0,1*(1 0,1) (1 0,1) NPV + + = + − = + + Doanh thu Mức thay đổi NPV % thay đổi NPV 360 -10% -56,94 -24,925% 400 0% 38,15 0% 440 10% 133,24 24,925% Chỉ số nhạy cảm 24,93% Do đó khi doanh thu thay đổi 1% thì NPV thay đổi 24,93%  Đay là yếu tố tác động mạnh cần chú ý. . tài : Các phương pháp ra quyết định đầu tư? Các phương pháp này được ứng dụng như thế nào ttrong thực tế? Ví dụ minh họa? Bài làm: Quyết định đầu tư: là quyết định trong đó các quyết định được. hoặc phải có các biện pháp phòng chống rủi ro, hoặc phải khước từ dự án đó. Vì vậy, khi đưa ra một quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần phải đưa ra các phương pháp quyết định đầu tư đúng đắn. nhà đầu tư có cái nhìn đầy đủ hơn về dự án đầu tư. Phương pháp này đánh giá khách quan về dự án, kết quả phaan tích sẽ là cơ sở cho chủ đầu tư ra quyết định đầu tư. b. Nhược điểm: Phương pháp

Ngày đăng: 21/06/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan