quy hoạch phổ tần số quốc gia và quốc tế

58 285 0
quy hoạch phổ tần số quốc gia và quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………… 2 CHƯƠNG I . TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ ………………….3 1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ ……………………………………………………… 1.1.1 Khái niệm về quy hoạch phổ tần số………………………………………………3 1.1.2 Sự cần thiết phải quy hoạch phổ tần số………………………………………… 3 1.2 CÁC KHÁI NIỆM THUẬT NGỮ…………………………………………….4 1.2.1.Các khái niệm …………………………………………………………………….4 1.2.2.Các thuật ngữ liên quan đến quản lý tần số vô tuyến điện ……………………………6 1.3 MỘT SỐ NGHIỆP VỤ TRONG HỆ THỐNG VÔ TUYẾN ĐIỆN……………….8 1.4CÁC ĐẶC TÍNH CỦA PHÁT XẠ CÁC THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN…….12 CHƯƠNG II. QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ QUỐC TẾ ………………………….16 2.1 PHÂN CHIA KHU VỰC CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ……… 16 2.2 PHÂN CHIA TẦN SỐ QUỐC TẾ……………………………………………… 17 2.2.1. Trong thông tin hàng hải……………………………………………………… 18 2.2.2 Thông tin quảng bá………………………………………………………………21 2.2.3 Trong thông tin di động …………………………………………………………26 CHƯƠNG III QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ QUỐC GIA……………………… 32 3.1 QUY HOẠCH TẦN SỐ Ở HÀN QUỐC………………………………………….32 3.1.1 Trong thông tin hàng hải……………………………………………………… 32 3.1.2 Trong thông tin quảng bá……………………………………………………… 34 3.1.3Trong thông tin di dộng………………………………………………………… 36 3.2 QUY HOẠCH TẦN SỐ Ở VIỆT NAM………………………………………… 39 3.2.1 Trong thông tin hàng hải……………………………………………………… 39 3.2.2 Trong thông tin quảng bá……………………………………………………… 43 3.2.3 Trong thông tin di dộng………………………………………………………….51 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………59 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………… 60 1 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, sóng vô tuyến điện được ứng dụng hết sức rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng, đặc biệt là các lĩnh vực viễn thông, phát thanh truyền hình, hàng không, hàng hải, khoa học, công nghiệp y tế. Vì vậy, phổ tần số vô tuyến điện được hầu hết các nước trên thế giới thừa nhận là nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn quý giá.Việc sử dụng , khai thác quản lý phổ tần số vô tuyến điện phải đạt được hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm .Để đảm bảo được điều đó, việc quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện là việc rất cần thiết quan trọng nhằm tránh can nhiễu, sử dụng hiệu quả phổ tần. Để tìm hiểu kỹ hơn về quy hoạch tần số trên thế giới nói chung , Việt Nam Hàn Quốc nói riêng, em đã nhận đề tài : “QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ QUỐC GIA QUỐC TẾ” Nội dung đồ án bao gồm 3 chương : Chương I : Tổng quan về quy hoạch phổ tần số Chương II : Quy hoạch phổ tần số quốc tế Chương III : Quy hoạch phổ tần số quốc gia Với đề tài tương đối rộng, thời gian kiến thức có hạn nên bản đồ án này không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn thầy T.S Trần Xuân Việt đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, cùng các thầy cô trong ngành Điện tử Viễn thông giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án này. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ 1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ 1.1.1 Khái niệm về quy hoạch phổ tần số Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện là phương án phân chia phổ tần số vô tuyến điện thành các băng tần dành cho các nghiệp vụ theo từng thời kỳ quy định điều kiện để thiết lập trật tự khai thác, sử dụng tối ưu phổ tần số. Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ là phân chia dải tần từ 9KHz đến 400 GHz thành các băng tần nhỏ quy định mục đích, điều kiện sử dụng các băng tần đó. Các nghiệp vụ chủ yếu gồm: cố định, lưu động, quảng bá (phát thanh truyền hình), hàng không, hàng hải, dẫn đường, định vị , vệ tinh phát chuẩn. Quy hoạch theo kênh là phân chia một số băng tần thanh các nhóm kênh tần số cụ thể cho các hệ thống vô tuyến điện cụ thể theo quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Quy hoạch theo vùng là thiết lập các vùng tái sử dụng tần số trong dải sóng cực ngắn để nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần số, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành viễn thông, phát thanh , truyền hình. 1.1.2. Sự cần thiết phải quy hoạch phổ tần số. Phổ tần số vô tuyến điện có vai trò đặc biệt trong sự phát triển thông tin vô tuyến các thiết bị ứng dụng vô tuyến điện. Việc sử dụng, khai thác quản lý phổ tần số vô tuyến điện phải đạt được hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo hoạt động bình 3 thường của tất cả các nghiệp vụ vô tuyến điện, tránh xảy ra nhiễu có hại giữa các đài, các nghiệp vụ các hệ thống thông tin vô tuyến điện.Nếu không quản lý tốt phổ có thể dẫn đến lãng phí phổ tần hay can nhiễu giữa các thiết bị.Do vậy, cần phải quy hoạch phổ tần số để đáp ứng các nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện trong các lĩnh vực dân sự, an ninh, quốc phòng cũng như hiệu quả sử dụng phổ tần. 1.2 CÁC KHÁI NIỆM THUẬT NGỮ 1.2.1.Các khái niệm a. Cơ quan quản lý: Là cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong hiến chương,công ước của liên minh viễn thông quốc tế trong thể lệ vô tuyến điện. Ở Việt Nam, bộ thông tin truyền thông chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện. b.Viễn thông: Là bất cứ sự truyền dẫn, phát xạ hay thu nhận các ký hiệu ,tín hiệu, chữ viết, hình ảnh âm thanh hoặc các thông tin khác qua hệ thống dây dẫn ,vô tuyến điện, quang học hoặc các hệ thống điện từ khác. Một hệ thống viễn thông bao gồm ba thành phần chính:  Bộ phát nhận thông tin vào chuyển thành tín hiệu;  Môi trường truyền dẫn truyền tín hiệu đi;  Bộ thu nhận tín hiệu chuyển thành thông tin hữu ích. Chẳng hạn, trong hệ thống truyền hình, tháp truyền hình là một bộ phát, không gian xung quanh là môi trường truyền dẫn, tivi là bộ thu. Thông thường trong các hệ thống viễn thông khác, một thiết bị vừa là bộ phát vừa là bộ thu, ví dụ điện thoại di động là một bộ thu phát. Thông tin thông qua đường dây điện thoại được gọi là thông tin điểm- điểm là do nó được thực hiện giữa một bộ phát một bộ thu. Thông tin thông qua hệ thống truyền hình là thông tin quảng bá là do nó được thực hiện giữa một bộ phát mạnh nhiều bộ thu. 4 c.Vô tuyến điện : Là thuật ngữ chung áp dụng khi sử dụng sóng vô tuyến điện. Sóng vô tuyến điện: là các sóng điện từ có tần số thấp hơn 3.000 GHz truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo. Thông tin vô tuyến điện: là viễn thông dùng sóng vô tuyến điện.Thông tin vô tuyến điện gồm nhiều loại , có thể chia thành 3 loại chính đó là:thông tin vô tuyến vũ trụ, thông tin vô tuyến mặt đất thông tin vô tuyến thiên văn.  Thông tin vô tuyến vũ trụ: là thông tin vô tuyến điện có sử dụng một hay nhiều đài không gian, hoặc dùng một hay nhiều vệ tinh phản xạ hay các vật thể khác trong vũ trụ.  Vô tuyến thiên văn : là việc nghiên cứu thiên văn dựa trên việc thu sóng điện từ có nguồn gốc từ vũ trụ.  Thông tin vô tuyến mặt đất: là bất cứ loại thông tin vô tuyến điện nào ngoài thông tin vô tuyến vũ trụ hay vô tuyến thiên văn. d. Vô tuyến xác định : Là việc xác định vị trí, vận tốc hoặc các thông số khác của một vật thể hay thu thập các thông tin liên quan đến các thông số đó qua tính chất truyền lan của sóng vô tuyến. e. Vô tuyến dẫn đường : Là vô tuyến xác định dùng cho mục đích dẫn đường, kể cả cảnh báo chướng ngại. Khái niệm dẫn đường được hiểu là quá trình xác định vị trí hay phương hướng hành trình của con người hay các phương tiện đi đến một mục đích cụ thể nào đó,trong một vùng địa lý hay trên một tuyến chuyển động nhất định.Con người hay các phương tiện ở đây được gọi chung là chủ thể. Các vật thể định hướng có vị trí xác định được gọi là mốc đạo hàng. Trong các hệ thống dẫn đường, chủ thể nhờ những phương tiện hoặc phương pháp xác định rõ tọa độ vị trí của mình như : la bàn, kính thiên văn hay các thiết bị thu radio tìm phương , dẫn đường hypebol dẫn đường vệ tinh, cũng có thể dẫn đường nhờ các phương pháp truyền thống như: thiên văn, thủy văn, địa văn hay sử dụng các mốc, các bảng chỉ đường. f. Vô tuyến định vị : Là vô tuyến xác định dùng cho các mục đích khác với mục đích của vô tuyến dẫn đường. Vô tuyến định vị được hiểu là sự phát hiện, xác định tọa độ những thông số của các vật thể chuyển động khác nhau nhờ sự phản xạ, chuyển tiếp phát xạ sóng của sóng điện từ từ các vật thể đó. 5 Tập hợp các thiết bị thực hiện nhiệm vụ này là trạm vô tuyến định vị (Radar). Bản thân từ “Radio locus” trong tiếng la tinh bao gồm hai từ ghép: Radio – truyền sóng, Locus – vị trí. Còn trong tiếng Anh Radar – Radio detection and ranging ( Phát hiện đo đạc bằng kỹ thuật Radio). Mục tiêu trong vô tuyến định vị là những vật thể vật lý bất kỳ hoặc cũng có thể là 1 nhóm vật thể có đặc tính điện - từ khác biệt với đặc tính điện – từ trong đó sóng điện từ lan truyền. Trong điều kiện hàng hải đó là: tàu thuyền, các mốc hàng hải, bờ đất, các tảng băng trôi, các công trình biển, bờ v.v… Những thông tin hữu ích về mục tiêu nhận biết được tại trạm Radar đều do các sóng điện từ nhận được mang lại. Phụ thuộc vào nguồn gốc của các sóng tới này mà người ta chia ra thành các hệ định vị tích cực thụ động. Vô tuyến định vị thụ động là hệ thống mà các trạm thu chỉ đón nhận những năng lượng sóng điện từ phát ra từ các vật thể có bức xạ sóng điện từ thí dụ như mặt trăng, mặt trời, các vì sao v.v… dưới dạng bức xạ nhiệt ( thường trong khí tượng thủy văn thiên văn). Vô tuyến định vị tích cực là trong đó các trạm Radar phát đi các sóng thăm dò nhận về các sóng trả lời. Các hệ thống này vì thế được chia làm 2 nhóm: tích cực với trả lời thụ động (thu sóng phản xạ ) tích cực với trả lời tích cực – thu nhận sóng phát đáp của mục tiêu. g Vô tuyến định hướng : Là vô tuyến xác định dùng việc thu sóng vô tuyến để xác định hướng của một đài hay một vật thể. 1.2.2.Các thuật ngữ liên quan đến quản lý tần số vô tuyến điện - Phân chia: Là việc quy định trong bảng phân chia phổ tần số vô tuyến điện một băng tần xác định với mục đích sử dụng cho một hay nhiều nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện mặt đất hoặc vũ trụ, hay nghiệp vụ vô tuyến thiên văn với những điều kiện cụ thể. Thuật ngữ này cũng được áp dụng cho băng tần liên quan. - Phân bổ: Quy định một kênh tần số được chỉ định trong một quy hoạch đã được thỏa thuận, được thông qua bởi một Hội nghị có thẩm quyền, sử dụng bởi một hay nhiều cơ 6 quan quản lý cho một nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện mặt đất hoặc vũ trụ ở một hay nhiều nước, vùng địa lý nhất định theo những điều kiện cụ thể. - Ấn định : là việc cơ quan quản lý cho phép một đài vô tuyến điện được quyền sử dụng một tần số hay một kênh tần số vô tuyến điện theo những điều kiện cụ thể. - Phân chia bổ sung: Khi một băng tần được xác định trong bảng phân chia tần số đồng thời được phân chia cho một nghiệp vụ trong vùng nhỏ hơn, nghiệp vụ này được bổ sung thêm cho vùng đó ngoài các nghiệp vụ đã được chỉ ra trong bảng phân chia tần số. Nếu trong chú thích không chỉ ra hạn chế nào khác đối với nghiệp vụ này , ngoài việc nghiệp vụ chỉ được hoạt động trong một vùng hoặc một nước cụ thể, thì hoạt động của các đài thuộc các nghiệp vụ trên có quyền ngang bằng với các đài thuộc các nghiệp vụ chính khác trong đoạn băng tần này Nếu “phân chia bổ sung” còn bị áp đặt các hạn chế khác, ngoài việc chỉ được hoạt động trong một vùng hoặc một nước cụ thể, thì các hạn chế này sẽ được chỉ rõ trong cùng một chú thích. - Phân chia thay thế: khi một băng tần được xác định trong bảng phân chia tần số được phân chia cho một hoặc nhiều nghiệp vụ trong một vùng nhỏ hơn,nghiệp vụ này thay thế cho các nghiệp vụ đã được chỉ ra trong bảng phân chia tần số tại vùng đó . Nếu trong chú thích không chỉ ra hạn chế nào khác đối với các đài thuộc nghiệp vụ này, ngoài việc nghiệp vụ chỉ được hoạt động trong một vùng hoặc một nước cụ thể , thì hoạt động của các dài thuộc nghiệp vụ trên có quyền ngang bằng với các đài thuộc nghiệp vụ chính khác được phân chia trong bảng phân chia tần số cho các vùng hoặc nước khác. Nếu các đài thuộc nghiệp vụ “phân chia thay thế” còn bị áp đặt các hạn chế khác , ngoài việc chỉ được hoạt động trong một vùng hoặc một nước cụ thể, thì các hạn chế này sẽ được chỉ rõ trong cùng một chú thích. 1.3 MỘT SỐ NGHIỆP VỤ TRONG HỆ THỐNG VÔ TUYẾN ĐIỆN 7 - Nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện : là việc truyền dẫn, phát xạ (hoặc) thu sóng vô tuyến điện cho những mục đích viễn thông cụ thể. Trong quy hoạch này,bất cứ nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện nào cũng đều là thông tin vô tuyến điện mặt đất. - Nghiệp vụ cố định: là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các điểm cố định đã xác định trước - Nghiệp vụ cố định qua vệ tinh : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các đài trái đất ở các vị trí xác định thông qua một hoặc nhiều vệ tinh, vị trí xác định đó có thể là một điểm cố định xác định hay bất kỳ điểm cố định nào đó trong các vùng xác định; trong một số trường hợp thì nghiệp vụ này bao gồm các đường thông tin từ vệ tinh tới vệ tinh; nghiệp vụ cố định qua vệ tinh cũng có thể bao gồm các đường tiếp sóng đối với các nghiệp vụ thông tin vô tuyến vũ trụ khác. - Nghiệp vụ giữa các vệ tinh : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến cung cấp các tuyến thông tin giữa các vệ tinh nhân tạo. -Nghiệp vụ khai thác vũ trụ :là nghiệp vụ thông tin vô tuyến liên quan đến hoạt động của tàu vũ trụ, đặc biệt để theo dõi, đo đạc từ xa điều khiển từ xa trong vũ trụ. Các chức năng này thông thường nằm trong nghiệp vụ mà đài không gian đang khai thác. - Nghiệp vụ lưu động: là nghiệp vụ thông tin giữa các đài lưu động các đài mặt đất , hoặc giữa các đài lưu động với nhau. - Nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện :  Giữa các đài trái đất lưu động với một hoặc nhiều đài không gian, hoặc giữa các đài không gian với nhau được sử dụng bởi nghiệp vụ này.  Giữa các đài trái đất lưu động thông qua một hay nhiều đài không gian. Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm các đường tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của nghiệp vụ. - Nghiệp vụ lưu động mặt đất : là nghiệp vụ lưu động giữa các đài gốc đài lưu động mặt đất hoặc giữa các đài lưu động mặt đất với nhau. - Nghiệp vụ lưu động mặt đất qua vệ tinh : là nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh mà các đài trái đất lưu động được đặt trên đất liền. - Nghiệp vụ lưu động hàng hải: là nghiệp vụ lưu động giữa các đài tàu , hoặc giữa các đài tàu với nhau, hoặc giữa các đài thông tin trên boong tàu.Các đài tàu cứu nạn các đài pha vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp cũng có thể thuộc nghiệp vụ này. 8 - Nghiệp vụ lưu động hàng hải qua vệ tinh : Là nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh trong đó các đài lưu động trái đất đặt trên boong tàu; các đài tàu cứu nạn các đài pha vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp cũng có thể thuộc nghiệp vụ này. - Nghiệp vụ điều hành cảng : là nghiệp vụ lưu động hàng hải khai thác ở trong cảng hoặc khu vực gần cảng, giữa các đài bờ với các đài tàu hoặc giữa các đài tàu với nhau, trong đó nội dung thông tin chỉ giới hạn trong việc điều hành khai thác, sự di chuyển an toàn của tàu biển, sự an toàn tính mạng của con người trong trường hợp khẩn cấp. Các bức điện thông tin công cộng không thuộc nghiệp vụ này. - Nghiệp vụ điều động tàu : là nghiệp vụ an toàn trong nghiệp vụ lưu động hàng hải , khác với nghiệp vụ điều hành cảng , giữa các đài bờ các đài tàu , hoặc giữa các đài tàu với nhau, trong đó các nội dung thông tin chỉ giới hạn trong việc điều động tàu. Các bức điện thông tin công cộng không thuộc nghiệp vụ này. - Nghiệp vụ lưu động hàng không : là nghiệp vụ lưu động giữa các đài hàng không các đài tàu bay hay giữa các đài tàu bay với nhau, trong đó có cả các đài cứu nạn tàu bay, các đài pha vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp cũng có thể tham gia vào nghiệp vụ này trên các tần số cứu nạn khẩn cấp. - Nghiệp vụ lưu động hàng không qua vệ tinh : là nghiệp vụ lưu động qua vệ tinh trong đó các đài lưu động trái đất được đặt trên tàu bay, các đài cứu nạn tàu bay các đài pha vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp cũng có thể thuộc nghiệp vụ này. - Nghiệp vụ quảng bá : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến trong đó sự phát sóng dành cho toàn thể công chúng thu trực tiếp.Nghiệp vụ này có thể bao gồm phát thanh, phát hình, truyền thanh không dây hoặc các loại truyền dẫn khác. - Nghiệp vụ quảng bá qua vệ tinh: là nghiệp vụ thông tin vô tuyến trong đó các tín hiệu được phát hoặc phát lại bởi các đài không gian dành cho toàn thể công chúng thu trực tiếp. Trong nghiệp vụ quảng bá qua vệ tinh , thuật ngữ “thu trực tiếp” bao gồm cả thu riêng lẻ thu tập trung. - Nghiệp vụ vô tuyến xác định : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến với mục đích xác định bằng vô tuyến. - Nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến xác định với mục đích xác định bằng vô tuyến có sử dụng một hoặc nhiều đài không gian. Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm các đường tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của nó. 9 - Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường : là nghiệp vụ vô tuyến xác định với mục đích dẫn đường bằng vô tuyến. - Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh : là nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh với mục đích dẫn đường bằng vô tuyến. Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm các đường tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của nó - Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải: là nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường phục vụ các lợi ích hoạt động an toàn của tàu biển. - Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải qua vệ tinh : là nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh trong đó các đài trái đất được đặt trên boong tàu biển. - Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không : là nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường phục vụ các lợi ích hoạt động an toàn của tàu bay. - Nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không qua vệ tinh : là nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh trong đó các đài trái đất được đặt trên máy bay. - Nghiệp vụ vô tuyến định vị : là nghiệp vụ vô tuyến xác định với mục đích định vị. - Nghiệp vụ vô tuyến định vị qua vệ tinh : là nghiệp vụ vô tuyến xác định qua vệ tinh với mục đích định vị. Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm các đường tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của nó. - Nghiệp vụ trợ giúp khí tượng : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện dùng cho việc quan sát thăm dò khí tượng, thủy văn. - Nghiệp vụ thăm dò trái đất qua vệ tinh : là nghiệp vụ thông tin vô tuyến giữa các đài trái đất với một hoặc nhiều đài không gian, có thể bao gồm cả các đường liên lạc giữa các đài không gian, trong đó:  Thông tin liên quan đến các đặc tính các hiện tượng tự nhiên của trái đất, bao gồm các dữ liệu liên quan đến tình trạng môi trường, được thu nhận từ các bộ cảm biến chủ động hoặc thụ động đặt trên các vệ tinh của trái đất.  Thông tin tương tự được thu thập từ các trạm trên không hoặc trên trái đất.  Thông tin đó có thể được phân phối tới các đài trái đất trong hệ thống liên quan.  Có thể bao gồm việc thăm dò của các trạm. Nghiệp vụ này cũng có thể bao gồm các đường tiếp sóng cần thiết cho hoạt động của nó. 10 [...]... - Tần số ấn định: là tần số trung tâm của băng tần ấn định cho một đài - Tần số đặc trưng: một tần số mà có thể đo nhận dạng một cách dễ dàng trong một phát xạ cho trước - Tần số tham chiếu: một tần số có một vị trí cố định xác định so với tần số ấn định.Sự xê dịch của tần số này so với tần số ấn định có cùng dấu độ lớn như sự xê dịch của tần số đặc trưng so với tần số trung tâm của băng tần. .. kênh vật lý Băng tần sử dụng : 1900-1920 MHz 2010-2025 MH CHƯƠNG III QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ QUỐC GIA 3.1 QUY HOẠCH TẦN SỐ Ở HÀN QUỐC Hàn Quốc thuộc khu vực 3 nên tần số ở nước này được phân chia theo khu vực 3 Tuy nhiên, vẫn có một số sự khác biệt trong phân chia tần số để phù hợp với điều kiện sử dụng trong nước.Dưới đây là những khác biệt giữa phân chia tần số khu vực 3 Hàn Quốc 3.1.1 Trong thông... Trong dải tần này,các tần số 12577 kHz 16804,5 kHz là các tần số cứu nạn quốc tế sử dụng kỹ thuật gọi chọn số. Các tần số 12520 kHz 16695 kHz là các tần số cứu nạn quốc tế sử dụng kỹ thuật điện báo truyền chữ trực tiếp băng hẹp Các tần số 12579 kHz, 16806,5 kHz, 19680,5 kHz, 22376 kHz 26100,5 kHz là các tần số quốc tế để truyền phát thông tin an toàn hàng hải (MSI) - (850-9000) MHz (9200-9300)... c Dải tần (10000-30000) kHz Trong dải tần này, các băng tần được phân chia cho 3 khu vực đều giống nhau Các băng tần đó là : (12230-13200) kHz ; (16360-17410) kHz ; (18780 - 18900) kHz (19680-19800) kHz ; (2200-22855) kHz ; (22070-25210) kHz; (2610-26175) kHz 20 Trong dải tần này,các tần số 12577 kHz 16804,5 kHz là các tần số cứu nạn quốc tế sử dụng kỹ thuật gọi chọn số. Các tần số 12520 kHz 16695... các tần số cứu nạn quốc tế sử dụng kỹ thuật điện báo truyền chữ trực tiếp băng hẹp Các tần số 12579 kHz, 16806,5 kHz, 19680,5 kHz, 22376 kHz 26100,5 kHz là các tần số quốc tế để truyền phát thông tin an toàn hàng hải (MSI) d Dải tần (8000 – 10000 ) MHz Các băng tần được phân chia cho 3 khu vực đều giống nhau, đó là : (850-9000) MHz (9200-9300) Trong dải này, các băng tần (8850-9000) MHz (9200-9225)... sai tần số cho phép : sự dịch chuyển cho phép lớn nhất của tần số trung tâm của băng tần bị chiếm dụng bởi một phát xạ so với tần số ấn định hoặc của tần số đặc trưng của phát xạ so với tần số tham chiếu Sai lệch tần số được biểu thị bằng Megahéc (MHz) hoặc bằng Héc (Hz) - Độ rộng băng tần cần thiết: là độ rộng của băng tần, đối với mỗi phát xạ, vừa đủ để đảm bảo truyền đưa tin tức với tốc độ chất... thoại Các tần số 4210 kHz, 6314 kHz, 8416,5 kHz là các tần số quốc tế để truyền phát thông tin an toàn hàng hải (MSI) Các tần số 2187,5 kHz, 4207,5 kHz, 6312 kHz, 8414,5 kHz là các tần số cứu nạn quốc tế sử dụng kỹ thuật gọi chọn số Các tần số 2174,5 kHz, 4177,5 kHz, 6268 kHz, 8376,5 kHz, 12520 kHz 16695 kHz là các tần số cứu nạn quốc tế sử dụng kỹ thuật điện báo truyền chữ trực tiếp băng hẹp - (12230-13200)... băng hẹp Việc sử dụng băng tần 40004063 kHz cho nghiệp vụ lưu động hàng hải chỉ giới hạn cho các đài tàu sử dụng phương thức vô tuyến điện thoại Các tần số 4210 kHz, 6314 kHz, 8416,5 kHz là các tần số quốc tế để truyền phát thông tin an toàn hàng hải (MSI) Các tần số 2187,5 kHz, 4207,5 kHz, 6312 kHz, 8414,5 kHz là các tần số cứu nạn quốc tế sử dụng kỹ thuật gọi chọn số Các tần số 2174,5 kHz, 4177,5 kHz,... trước - Tán xạ tầng đối lưu: truyền lan sóng vô tuyến điện do tán xạ bởi những sự không đồng nhất không liên tục về đặc tính vật lý của tầng đối lưu 14 - Tán xạ tầng điện ly: truyền lan sóng vô tuyến điện do tán xạ bởi sự không đồng nhất không liên tục trong quá trình ion hóa tầng điện ly CHƯƠNG II QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ QUỐC TẾ 15 2.1 PHÂN CHIA KHU VỰC CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ Hình 2.1 Phân... kHz : băng này được dành riêng cho vô tuyến điện báo -Dải tần (1825-2000) kHz : được phân chia cho khu vực 3 Tần số 1902.5KHz được sử dụng để kiểm soát các trạm phao - Dải tần (2065-2107) kHz :tần số 2091 kHz là tần số cấp cứu, khẩn cấp an toàn, dùng để gọi trả lời trong dịch vụ di động hàng hải, băng tần của nó là 2089.5~2.92.5 kHz .Tần số này cũng có thể được sử dụng bởi các đèn biển vô tuyến . HOẠCH PHỔ TẦN SỐ QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ” Nội dung đồ án bao gồm 3 chương : Chương I : Tổng quan về quy hoạch phổ tần số Chương II : Quy hoạch phổ tần số quốc tế Chương III : Quy hoạch phổ tần số quốc. I TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ 1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ 1.1.1 Khái niệm về quy hoạch phổ tần số Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ ………………….3 1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ ……………………………………………………… 1.1.1 Khái niệm về quy hoạch phổ tần số ……………………………………………3 1.1.2

Ngày đăng: 21/06/2014, 21:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan