vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông cửu long từ 1996 đến nay

42 1.7K 12
vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông cửu long từ 1996 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU Vấn đề ruộng đất đồng bằng Sông Cửu Long có tầm quan trọng đặc biệt trong mối liên hệ mật thiết với vấn đề nông dân, nông dân và sản xuất nông nghiệp, là cơ sở của sự biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội nông thôn. Giải quyết đúng quy luật vận động của vấn đề ruộng đất trong cách mạng dân tộc dân chủ hay cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ có ý nghĩa chiến lược trong việc giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng ta đã giải quyết tốt yêu cầu ruộng đất cho nông dân và để lại nhiều bài học kinh nghiệm hết sức quý báu. Nhưng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa quá trình tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của cách mạng ruộng đất – chúng ta không kế thừa đúng kinh nghiệm lịch sử trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất nên đã dẫn đến nhiều tổn thất cho đời sống kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long với mô hình tập thể hóa nông nghiệp đã để lại hậu quả nặng nề: cơ cấu sở hữu ruộng đất của các nông hộ bị xá trộn, biến động phức tạp, lực lượng sản xuất bị kìm hãm, sản xuất nông nghiệp trì trệ, giảm sút. Tuy nhiên, công cuộc “Đổi Mới” của Đảng sau Đại hội VI đã làm thay đổi khá nhiều về vấn đề ruộng đất đồng bằng sông Cửu Long mang tính tích cực. Đại hội đã chủ trương mạnh dạn loại bỏ mô hình sản xuất cũ, xây dựng tiền đề cho mô hình sản xuất mới đã tạo ra những động lực tích cực giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Kể từ thập niên 90 cho đến nay, vấn đề ruộng đất đồng bằng sông Cửu Long luôn là vấn đề lịch sử đặt ra cho đồng bằng này trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc xác định “Vấn đề ruộng đất đồng bằng sông Cửu Long” thời kỳ hiện đại sau giải phóng đến nay để nghiên cứu là đi vào một trong những vấn đề cốt lỗi 1 2 trong lịch sử phát triển của đồng bằng này, có ý nghĩa khoa học sâu xa, góp phần vào việc làm sáng tỏ lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Cửu Long và lịch sử Việt Nam hiện đại. Đồng thời với vấn đề ruộng đất là việc kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ đồng bằng sông Cửu Long từ giữa những năm 90 trở về sau, nhất là sau khi luật Đất đai 1993 ra đời. Kinh tế trang trại đã đem lại những hiệu quả khá lớn về kinh tế đối với nhân dân đồng bằng sông Cửu Long. Tuy là một nghề không mới nhưng trước đó nó chỉ thực sự mới chỉ là manh mún, nó chỉ thực sử nở rộ khi mà những chính sách về sở hữu đất đai của Đảng và Nhà nước trở lên thông thoáng hơn và có phần nới lỏng hơn so với trước Đổi mới. Cùng với việc tìm hiểu về vấn đề ruộng đất đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề kinh tế trang trại đồng bằng thuộc dạng màu mỡ nhất cả nước cũng là vấn đề đáng lưu tâm cho sự phát triển kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung. 2 3 CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1996 ĐẾN NAY 1.1. Khái quát về tình hình ruộng đất đồng bằng sông Cửu Long đến Đại hội VI của Đảng Xuất phát từ tình hình, đặc điểm kinh tế-xã hội Nam Bộ-đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm 1976-1978, Trung ương Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng nhằm giải quyết vấn đề nông thôn, nông nghiệp và ruộng đất Nam Bộ. Trên cơ sở thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết vấn đề ruộng đất sau giải phóng, trong những năm 1976 – 1978, các ấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở nông thôn miền Nam nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã khẩn trương tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân. Tỉnh Tiền Giang đã chia cấp 10.527ha cho 8.618 hộ không có ruộng đất , bằng 18% số hộ nông dân trong tỉnh. Tỉnh Minh Hải đã chia cấp gần 3.000ha cho 2.800 hộ và đã hoàn thành xóa bỏ bóc lột phong kiến. Còn xã Phú Mỹ, huyện Mỹ tỉnh Hậu Giang tính đến đầu năm 1977, Phú Mỹ tuyên bố giải quyết hoàn thành vấn đề ruộng đất với 1.252ha thu hồi của địa chủ, 165ha mượn của phú nông và trung nông để chia cấp cho 890 hộ nông dân nghèo thiếu ruộng và không có ruộng theo mức bình quân 2 công/người. Tính chung đến cuối năm 1977, tỉnh Hậu Giang đã rút được 91.050ha ruộng đất, bao gồm 88.352ha của địa chủ, 178ha của ngụy quân, ngụy quyền và 2.578ha của phú nông – sản nông thôn và đem chia cấp cho 31.363 hộ nông dân không có và thiếu đất sản xuất với diện tích 63.169ha. Bến Tre thi hành quyết định 254-BCT, Chỉ thị 235-BBT, Quyết định 188 của Hội đồng bộ trưởng về việc “xóa bỏ triệt để những tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột phong kiến thực dân”, Bến Tre đã đề ra kế hoạch 05/1977, Chỉ thị 04/1978 để giải quyết vấn đề ruộng đất. Tính đến cuối năm 3 4 1978, Bến Tre đã tiến hành đo đạc ruộng đất, điều tra số địa chủ để rút bớt ruộng đất. Trên thực tế, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang trong quá trình thực hiện điều chỉnh ruộng đất. Việc điều chỉnh này diễn ra nhiều nơi có sự nhanh, chậm khác nhau. Mặc dù vậy, quá trình điều chỉnh ruộng đất Nam Bộ nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng đạt được kết quả nhất định. Tính đến 1978, đã có 10% số hộ nông dân không có hoặc thiếu đất sản xuất được chia cấp 191.931ha. Tuy kết quả đạt được là như vậy nhưng giải quyết vấn đề ruộng đất Nam Bộ gặp phải nhiều khó khăn. Bước sang năm 1980, việc điều chỉnh ruộng đất nông thôn Nam Bộ gặp nhiều khó khăn, trở ngại khó có thể kết thúc nhanh chóng theo đúng tiến độ mà Trung ương đã đề ra. Ngay tại thời điểm đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng diễn ra và đề ra những chính sách nhằm khắc phục những khúc mắc khó khăn còn đang đọng lại trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất Nam Bộ. Từ sau năm 1980, các địa phương Nam Bộ tiếp tục điều chỉnh ruộng đất, thực hiện “nhường cơm sẻ áo”, giao khoán ruộng đất cho người lao động. Kết quả điều tra của Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh 4 xã thuộc tỉnh Hậu Giang, An Giang, Minh Hải vào tháng 4 và 5 năm 1981 cho thấy: có 30,6% số hộ đã nhường bớt số ruộng đất của mình, trong đó có 15% số hộ trung nông lớp dưới phải nhường bớt ruộng đất, chiếm ¼ số hộ trung nông lớp dưới. Tỉnh Tiền Giang, năm 1982 điều chỉnh 1.675,20ha của 5.342 hộ có nhiều ruộng đất chia cấp cho 6.354 hộ ít ruộng đất, trong đó tập trung chủ yếu các huyện Cái Bè, Chợ Gạo, Cai Lậy, Gò Công,…Tỉnh An Giang đã rút 16.000ha, bằng 5,8% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh để chia cho nông dân. Tỉnh Minh Hải đã chia 5.432ha cho 4.353 hộ. Đến giữa năm 1983, các tỉnh Nam Bộ đã chia cấp tổng cộng là 271.758ha cho các hộ nông dân không có và thiếu ruộng đất. 4 5 Trên thực tế, trong nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, quá trình điều chỉnh ruộng đất có những diện biến phức tạp. Sau đợt đầu, nhiều nơi dừng lại không làm tiếp, có nơi mãi đến 1983 vẫn chưa điều chỉnh lần nào. Chủ trương xây dựng tập đoàn sản xuất rồi mới điều chỉnh ruộng đất nhưng thực chất là trì hoãn việc giải quyết vấn đề ruộng đất. Có noi làm ào ạt, cào bằng theo kiểu phân phối bình quân về ruộng đất. Đến giữa năm 1983, trên cơ sở nhận xét tình hình và tiến độ điều chỉnh ruộng đất Nam Bộ, Trung ương nhận thấy cần phải sớm kết thúc công tác điều chỉnh ruộng đất và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Ngày 3/5/1983, Chỉ thị 19-CT/TU của Ban bí thư được ban hành. Chỉ thị 19 chủ trương chia cấp ruộng đất cho những hộ nông dân chưa có hoặc thiếu ruộng đất tính theo bình quân nhân khẩu của xã. những nơi điều chỉnh ruộng đất song còn chênh lệch ít nhiều về ruộng đất trong nội bộ nông dân thì kết hợp với xây dựng tập đoàn sản xuất và thực hiện khoán sản phẩm để giải quyết tiếp. Đến năm 1985, hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành cơ bản việc thực hiện điều chỉnh ruộng đất. Như vậy, trong gần 10 năm, công tác điều chỉnh ruộng đất Nam Bộ nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng coi như đã hoàn thành. Kết quả, có 381.517 ha ruộng đất được rút ra để điều chỉnh cho 480.342 hộ nông dân không có và thiếu ruộng đất. Chỉ tính riêng năm 1985 số ruộng đất rút ra là 114.713 chia cho 148.342 hộ nông dân. Tóm lại, từ sau giải phóng miền Nam 1975, Trung ương Đảng và Nhà nước đã chủ trương điều chỉnh ruộng đất trong nông thôn Nam Bộ, giải quyết những bất hợp lý về ruộng đất, xem đây là công tác hết sức quan trọng nhằm hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của cách mạng ruộng đất – thuộc phạm trù của cách mạng dân tộc dân chủ-để chuyển sang cuộc cách mạng mới: cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn quốc. 5 6 Sự xáo trộn ruộng đất đồng bằng sông Cửu Long diễn ra mạnh mẽ kể từ sau năm 1980 trở đi khi hầu hết các địa phương tiến hành giao khoán ruộng đất một cách đại trà và bình quân hóa. Việc chia ruộng đất bình quân theo nhân khẩu lao động trong xã, thực chất mang tính “cào bằng” đã để lại nhiều tác hại. Diện tích ruộng đất bị phân tán, manh mún, quá trình tích tụ tập trung ruộng đất được hình thành rất lâu trông nông thôn Nam Bộ theo hướng sản xuất hàng hóa bị phá vỡ. Phổ biến nhiều nơi đã giao khoán một cách đại trà, nhiều gia đình đã thoát ly nông nghiệp vẫn nhận được ruộng đất khoán. Có một số hộ rời bỏ nông thôn ra thành thị sinh sống rất lâu vẫn quay về nông thôn để nhận phần ruộng được chia cấp sau đó cho thuê, trở ra thành thị làm nghề cũ. Có nơi còn chia ruộng đất cho những hộ hoạt động sản xuất kinh doanh,…ngoài nông nghiệp. những vùng đất rộng, người thưa như An Giang, Đồng Tháp,…quá trình điều chỉnh ruộng đất đã cắt đất xâm canh-vốn là đặc thù vùng này của nông dân để cấp lại cho những hộ không đất. Quá trình điều chỉnh ruộng đất theo kiểu bình quân, cào bằng thông qua cuộc vận động “nhường cơm sẻ áo” đã tác động mạnh đến bộ phận đông đảo nhất, quan trọng nhất, lực lượng trung tâm trong nông thôn Nam Bộ là trung nông, nhất là trung nông lớp trên, làm tổn hại đến lợi ích kinh tế và triệt tiêu động lực sản xuất hàng hóa của họ. Việc điều chỉnh ruộng đất và tập thể hóa liệu sản xuất đã gây nên những phản ứng khác nhau đối với tầng lớp trung nông. nhiều nơi trong nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, trung nông phân tán ruộng đất, triệt phá liệu sản xuất dưới nhiều hình thức khác nhau. Chế dộ sở hữu ruộng đất của trung nông được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài có tác dụng tích cực trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đến đây bị tác động và suy sụp. Tất cả những hạn chế, sai lầm từ quá trình điều chỉnh ruộng đất trong gần 10 năm từ sau giải phóng miền Nam 1975 đến trước Đại hội VI của Đảng 1986 6 7 đã được Ban Nông nghiệp Trung ương chỉ ra trong cuộc họp được tổ chức tại Cần Thơ về việc thực hiện các quan điểm cải tạo và khoán sản phẩm trong nông nghiệp là : “Trong điều chỉnh ruộng đất, ta đã thực hiện cào bằng, rút bớt ruộng đất của người sản xuất giỏi, có vốn,…đã vô tình hay cố ý biến sản xuất hàng hóa thành sản phẩm tự sản xuất tự cấp tự túc”. 1.2. Vấn đề sở hữu ruộng đất đồng bằng sông Cửu Long từ 1996 đến nay Bước vào những năm cuối thập niên 1980 và đầu 1990, trước những yếu tố tác động đến nông thôn, nông nghiệp và ruộng đất nhưng chủ yêu là do tác động của chính sách đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, đất đai, cùng với việc giải quyết tranh chấp ruộng đất của Đảng, cơ cấu sở hữu ruộng đất của các nông hộ đồng bằng sông Cửu Long có nhiều biến đổi quan trọng. Điểm nôi bật của quá trình chuyển biến đó là những biến động tăng, giảm vẻ quy mô diện tích ruộng đất sử dụng trong các hộ nông dân. Điều này phản ánh rõ nét một xu hướng phát triển mới về sở hữu ruộng đất đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác, trong sự vận động từ các chủ trương, chính sách đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nhằm giải phóng lực lượng sản xuất trong nông thôn từ cuối những năm 1980 đã tạo ra những động thái tích cực làm cho các loại liệu sản xuất, sức lao động, mang tính chất hàng hoá. Trong đó, ruộng đất - một liệu sản xuất cơ bản và chủ yếu của nông nghiệp không tránh khỏi xu hướng tất yếu trở thành đối tượng trao đổi, chuyển nhượng. Mối quan hệ giữa ruộng đất và người nông dân bị đưa đến chỗ không còn bền chặt. Thông qua quá trình chuyển nhượng, trao đổi sẽ tạo nên những tiền đề mới làm tan rã kết cấu kinh tế cũ luôn trói chặt người nông dân vào ruộng đất. Thêm nữa, nền kinh tế hàng hoá thị trường phát triển sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển nhượng ruộng đất và phá vỡ đầu óc hữu của người tiểu nông vốn chỉ biết bám víu vào ruộng đất, dù đó chi là một mảnh ruộng nhỏ bé. Trước những chi phối 7 8 đó, dù lý do này hay lý do khác, người nông dân sẵn sàng chuyển nhượng, sang bán ruộng đất, chuyển thể hình thức kinh doanh. Trên cơ sở hai khía cạnh đó, cho thấy một khi nền kinh tế hàng hoá thị trường phát triển, nhu cầu đô thị hoá cấp bách, nhịp độ phát triển công nghiệp, dịch vụ tàng nhanh, dẫn đến giá trị đất đai tăng cao thì nhu cầu mua bán. chuyến nhượng, cho thuê, thế chấp,— ruộng đất cùng các liệu sản xuất khác diễn ra phổ biến. Thông qua quá trình đó, diện tích ruộng đất sử dụng có thể gia tăng những hộ này nhưng cũng có thể giảm sút hay mất đi một số hộ khác Điều đó phán ánh một xu hướng chuyển biến cơ cấu sở hữu ruộng đất theo hướng mới. Trên thực tế, từ cuối những năm 1980, đầu 1990 trở đi, nhiều nơi trong nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra quá trình mua bán, sang nhượng ruộng đất giữa các hộ nông dân với nhau. Báo cáo tổng hợp kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long do Giáo sư Nguyễn Công Bình (chủ biên) cho biết : trong 621 hộ được điều tra 15 vùng khác nhau của đồng bằng sông Cửu Long vào năm 1995 có 396 hộ, chiếm tỉ lệ 63,77 % số hộ nông dân có diện tích ruộng đất sở hữu tương đối ổn định, không bị chuyển biến so với năm 1987 nhưng có 142 hộ, chiếm tỉ lệ 22,87 % số hộ có diện tích ruộng đất gia tăng và 14,33 % số hộ có diện tích ruộng đất giảm sút, trong đó số hộ mua và thuê đất chiếm đến 45,77 % trong tổng số hộ có diện tích ruộng đất gia tăng. Ngược lại, số hộ bán hoặc cho thuê ruộng đất chiếm 14,61% trong tổng số 89 hộ có diện tích ruộng đất giảm. Quá trình tăng, giảm về sở hữu ruộng đất diễn ra ngày càng phổ biến nhiều địa phương đồng bằng sông Cửu Long. Lúc đầu diễn ra lẻ tẻ một vài nơi nhưng từ sau năm 1990 trở đi, quá trình đó diễn ra nhanh hơn và phổ biến hơn. Chẳng hạn, một số xã thuộc tỉnh Tiền Giang, tính từ sau năm 1990, số hộ có diện tích ruộng đất không bị biến động là 78.19 % nhưng có đến 12,33 % số hộ có diện tích ruộng đất gia tăng. Trong số này, có 1.32 % sô hộ được nhận khoán thêm từ hợp tác xã và 8 9 nhà nước giao khoán, 0,53 % số hộ thuê ruộng đất, 1,86 % số hộ sang nhượng, mua lại ruộng đất của người khác và có đến 10,9 % số hộ thừa kế lại ruộng đất từ cha mẹ. Ngược lại chỉ có 8,2 % số hộ có diện tích ruộng đất giảm. một vùng có quy mô bình quân ruộng đất cao như An Giang, những biến động tăng giảm về quy mô ruộng đất theo hướng sang bán, chuyển nhượng diễn ra với mức độ cao hơn. Tiêu biểu như xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú trong số 4.000 hộ nông dân thì có đến 1.000 hộ, chiếm 1/4 số hộ có chuyển nhượng ruộng đất. xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, chỉ trong hai năm 1995 1996, có đến 176 hộ, chiếm ti lệ 5,7 % số hộ trong xã chuyển nhượng tới 127 ha. Còn Hậu Giang, trung binh có từ 7 % đến 10 % số hộ có chuyển nhượng ruộng đất, nơi cao nhất tập trung những huyện cố người Khơ me sinh sống, có đến 10-15%, nơi thấp nhất cũng từ 5% đến 10%. một xã khác như Tân Hoà, huyện Châu Thành, có 100 hộ chuyển nhượng ruộng đấtsống bằng nghề làm mướn. Chỉ tính riêng nông trường Cờ Đỏ, huyện Thốt Nốt, có 342 trường hợp sang nhượng ruộng đất với 625,35 ha trên tổng số 5.988 hạ, chiếm khoảng 10 % diện tích ruộng đất đã được nông dân sang nhượng. Trong 16.147 hộ không có ruộng đất thì có đến 9.495 hộ, chiếm tỉ lệ 58,8 % số hộ so với hộ không đất, 3,07 % số hộ so với hộ toàn tỉnh đã bị mất ruộng đất chuyển cho những hộ khác, trong đó, chỉ tính riêng việc cầm cố, sang bán ruộng đất chiếm đến 32,95 % số hộ so với hộ không đất và 1,72 % số hộ so với hộ toàn tỉnh. Như vậy, một bộ phận khá lớn ruộng đất đã được chuyển sang tập trung cho một số hộ khác. Trong đó, chỉ tính riêng việc cầm cố không đủ khả năng chuộc lại và sang bán ruộng đất chiếm đến 5,05 % số hộ so với hộ chung toàn tỉnh, 6,38 % số hộ so với hộ nông nghiệp và chiếm đến 32,99% số hộ so với hộ không ruộng đất điều tra. Trong tổng số hộ không ruộng đất thì số hộ có ruộng đất chuyển cho hộ khác chiếm tỉ lệ xấp xỉ 60 %, trong đó chỉ tính riêng cầm cố, chuyển nhượng ruộng đất chiếm tỉ lệ trung bình từ 32,95% đến 32,99 % số hộ. Theo báo cáo của 9 10 Tổng cục Địa chính, càng lùi về những năm sau này do việc sang bán, chuyển nhượng ruộng đất nên dẫn đến thực trạng số hộ nông dân không ruộng đất ngày càng gia tăng. Trong số những hộ nông dân không đất, có đến 20 % sô hộ do sang bán ruộng đất để chuyển sang làm các ngành nghề khác và đặc biệt có đến 40 % số hộ do gặp mất mùa, tại nạn, bệnh tật, nghèo, thiếu vốn sản xuất, phái bán dần ruộng đất để trả nợ. Qua phân tích trên, rõ ràng có một bộ phận các hộ nông dân di chuyển ruộng đất theo hướng giảm diện tích ruộng đất một số hộ này và tăng lên một số hộ khác. Như vậy, la có thể thấy rằng : xu hướng biến động, phát triển về sở hữu ruộng đất đồng bằng sông Cửu Long chính là xu hướng tích tụ, tập trung dần ruộng đất vào một bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả, có khả năng đầu mua thêm ruộng đất. Cũng như nhiều vùng nông thôn nước ta, đồng bằng sông Cửu Long, xu hướng tích tụ, tập trung ruộng đất có mối quan hệ tương hỗ với sự phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội trong nông thôn. Hai quá trình này diễn ra đồng thời với nhau. Bởi một khi nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá đồng bằng sông Cửu Long ngày càng phát triển tất yếu lạo ra quá trình phân hoá xã hội giữa các hộ nông dân. Bước sang đầu những năm 90, sự phân hoá giàu nghèo diễn ra rõ nét hầu hết các nơi trong nông thôn. Song, mặt tích cực của sự phân hoá này là tao ra những điều kiện khách quan huy động tối đa tiềm năng liệu sản xuất, đất đai, vốn, lao động, tập trung vào các quá trình sản xuất, làm gia tăng sản lượng nông sản hàng hoá. Do vậy, ruộng đất được dần dần tập trung vào những hộ làm ăn giỏi, có khả năng sản xuất nông nghiệp, sử dụng ruộng đất hiệu quả. Những hộ này sẽ giàu lên và có thêm điều kiện thuận lợi tích tụ, tập trung ruộng đất. Ngược lại, một bộ phân nông dân nghèo có ít ruộng đất nhưng không có khả năng, vốn, kinh nghiệm sản xuất sẽ bán lại ruộng đất để chuyển sang các ngành nghề khác thích hợp. Trong điều kiện đó, sự phân công lao động xã hội cũng sẽ diễn ra nhanh 10 [...]... của nông dân được nâng cao 2.2 Sự phát triển kinh tế trang trại đồng bằng sông Cửu Long từ 1996 đến nay 2.2.1 Những đặc điểm cơ bản của kinh tế trang trại đồng bằng sông Cửu Long Sự phát triển kinh tế trang trại đồng bằng sông Cửu Long chỉ thực sự nở rộ từ năm 1996 và những đặc điểm của kinh tế trang trại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long với các khu vực khác trong cả nước cũng có những điểm khác... biến về sở hữu ruộng đất đồng bằng sông Cửu Long Con số tính toán được nhiều nơi cho thây: trong tổng số hộ không ruộng đất thì có khoảng 60 % số hộ đã có chuyển dịch ruộng đất với lý do này hay lý do khác Và chỉ có khoảng từ 7 % đến 10 % số hộ thông qua việc cầm cố, sang nhượng ruộng đất có chuyển ruộng đất cho những hộ khác Ngược lại, có từ 10 % đến 15 % số hộ đã mua sắm, sang lại ruộng đất lừ... ruộng đất 16 17 đồng bằng sông Cửu Long, một bộ phận nông dân không ruộng đất chuyên làm thuê trong nông thôn tồn tại khá đông chính là hệ quả khách quan của quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá 17 18 CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1996 ĐẾN NAY 2.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại Việt... gia tăng số hộ có sở hữu ruộng đất cao, giảm dần số hộ có sở hữu ruộng đất thấp Trong nhóm hộ giàu có, khá giả do sản xuất và thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau thì từ sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác ruộng đất là chính Nếu chỉ tính riêng những hộ có mức ruộng đất sở hữu cao, vượt hơn mức bình quân chung của địa phương, tức là những hộ có sở hữu ruộng đất từ 2 ha trở lên chiếm đến 40,80 % số hộ... công bằng, dân chủ văn minh” Trang trại đồng bằng sông Cửu Long có tỷ suất hàng hóa cao, vì vậy không thể chỉ lấy tiêu chí có tính chất hàng hóa trên 70% để xác định trang trại, bởi vì đa số nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã có ý thức sản xuất nông sản hàng hóa từ rất sớm, nếu chỉ căn cứ chủ yếu vào tỷ suất hàng hóa trên 70% để quy định, thì có thể nói chủ trang trại trồng lúa đồng bằng sông Cửu. .. ba lần so với đồng bằng sông Hồng, do đó các trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có một số đặc điểm khác các vùng Trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long đại đa số là trang trại trồng lúa có kết hợp với chăn nuôi lợn, gà, vịt la loại gia súc, gia cầm sống chủ yếu vào nguồn nông sản phong phú đây Nhìn chung đây là vùng đất ít, người đông”, bình quân đất đai trên một hộ nông dân vùng này thấp... hộ nghèo đói, có đến 20.264 hộ hoàn toàn không có ruộng đất và 16.176 hộ thiếu ruộng đất để canh tác Trong 20.264 hộ không cổ ruộng đất thì có tới 16.147 hộ là lao động thuần nông nghiệp Tóm lại, trong nông thôn đồng bằng sông Cửu Long từ cuối thập niên 80 trở đi, cơ cấu sở hữu ruộng đât của các nông hộ có những chuyển biến mà xu hướng chính là quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất giai đoạn đầu,... đồng bằng sông Cửu Long thành vùng nổi tiếng là vựa lúa, miệt vườn độc đáo nhất của Việt Nam Các trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển theo hướng phù hợp với đặc điểm môi trường tự nhiên: đó là các trang trại trồng lúa, trồng cây hoa màu hàng năm như đậu, lạc, và cây ăn quả…chứ không có các trang trại trồng cây công nghiệp như Đông Nam Bộ Vì đất ít và rất phì nhiêu nên đất vùng đồng bằng. .. trại ở đồng bằng Sông Cửu Long có số lượng nhiều hơn Đây là vùng có diện tích 3.987.6000ha, thuộc loại đất nông nghiệp phì nhiêu nhất và có nhiều điều kiện 23 24 thuận lợi khác nhau cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa nước, vì thế đồng bằng Sông Cửu Long được coi là vựa lúa của cả nước Chỉ tính riêng diện tích trồng lúa đã lên tới 2.038.840ha, hơn gấp hai lần diện tích lúa đồng bằng sông. .. việc sử dụng ruộng đất có hiệu quả cao sau khi được tích tụ Vì mức độ và quy mô ruộng đất bình quân trên hộ lúc này sẽ đạt đến tỉ lệ rất lớn nhất là những vùng trọng điểm vể sản xuất nông nghiệp Xu hướng tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông thôn đồng bằng sông Cửu Long một khi dã diễn ra sẽ dẫn đến sự phân công lao động trong nông nghiệp một cách hợp lý, nhất là đối với diện tích ruộng đất sử dụng . chung. 2 3 CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1996 ĐẾN NAY 1.1. Khái quát về tình hình ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long đến Đại hội VI của Đảng Xuất phát từ tình hình, đặc. từ thập niên 90 cho đến nay, vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long luôn là vấn đề lịch sử đặt ra cho đồng bằng này trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc xác định Vấn đề ruộng đất. hội của đồng bằng sông Cửu Long và lịch sử Việt Nam hiện đại. Đồng thời với vấn đề ruộng đất là việc kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng sông Cửu Long từ giữa những năm 90 trở về sau,

Ngày đăng: 21/06/2014, 10:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1996 ĐẾN NAY

    • 1.1. Khái quát về tình hình ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long đến Đại hội VI của Đảng

    • 1.2. Vấn đề sở hữu ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long từ 1996 đến nay

    • CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ 1996 ĐẾN NAY

      • 2.1. Vài nét về sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.

      • 2.2. Sự phát triển kinh tế trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long từ 1996 đến nay

        • 2.2.1. Những đặc điểm cơ bản của kinh tế trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long

        • 2.2.2. Sự phát triển về quy mô, tốc độ của kinh tế trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long

        • KẾT LUẬN

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan