Phòng chống bệnh hại cây cao su trong mùa mưa ppt

3 395 0
Phòng chống bệnh hại cây cao su trong mùa mưa ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng chống bệnh hại cây cao su trong mùa mưa Cao sucây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Những năm qua, nông dân ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Trị giàu lên nhờ thu nhập từ cây cao su. Tuy nhiên, do điều kiện chăm sóc chưa đảm bảo kỹ thuật, khai thác chưa đúng quy trình, đồng thời hiện nay thời tiết đang chuyển sang mùa mưa nên trên cây trên cây cao su có nhiều đối tượng dịch hại như bệnh nấm hồng, bệnh loét sọc miệng cạo, xì mủ và một số đối tượng dịch hại khác gây hại trên nhiều diện tích cao su ở các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Việc tìm ra biện pháp phòng trừ thích hợp và hiệu quả là rất quan trọng. Vì vậy, nông dân cần chú ý phòng chống các loại bệnh thường hay xuất hiện trên cây cao su vào mùa mưa. Bệnh nấm hồng, thường tấn công phần thân ở nơi phân cành chính và một số cành cấp 1. Triệu chứng dễ nhận dạng nhất là nứt vỏ, chảy mủ dọc theo thân, mủ đông đặc thâm đen, các sợi nấm bệnh phát triển như một mạng tơ nhện lúc đầu có màu trắng, sau đó ngả sang màu hồng, đó là lúc các sợi nấm đã tấn công sâu vào lớp vỏ bên trong cây. Khi sợi nấm chuyển màu hồng, thì bệnh đã nặng, phía trên vết bệnh bị chết lá khô rụng và bên dưới cành bị chết, các chồi non mọc và phát triển. Đôi khi có xuất hiện các vảy cứng giống như vết khảm màu hồng ở phần dưới nơi bị bệnh, các mụn nhỏ xếp thành hàng màu cam đỏ thường xuất hiện ở trên vết bệnh. Trường hợp nơi phân cành chính bị bệnh đến mức độ nặng, toàn bộ tán lá bị khô và hư hại. Bệnh phát triển và gây tác hại nặng trên cây cao su vào lúc thời tiết ẩm ướt. Tại Quảng Trị, bệnh phát triển mạnh vào các tháng mưa dầm, những vùng đất thoát nước kém. Bệnh nấm hồng gây tác hại trầm trọng, làm kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản 1 - 2 năm và bệnh trên cây khai thác làm giảm sản lượng từ 25 - 50% tuỳ theo mức độ bệnh. Bệnh lây lan bằng các đám bào tử sản sinh từ các vết khảm màu hồng bay theo gió và một loại bào tử khác sản sinh từ các mụn nhỏ màu đỏ cam, lây lan do nước mưa làm bắn tung đi. Cách phòng bệnh này là chọn các giống kháng bệnh, tránh trồng các dòng vô tính mẫn cảm với bệnh ở các vùng ổ bệnh như giống RRIM 600, RRIM 603, PB28/59. Trên các vườn cây đã trồng vào mùa mưa cần làm thông thoáng vườn cây bằng cách tỉa bớt chồi ngang, diệt cỏ dại và cây bụi trong vườn, khơi mương chống úng. Thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm các trường hợp cây bị bệnh, tiến hành chữa trị sớm bệnh có thể khỏi 100%, nếu bệnh nặng tỷ lệ chữa khỏi bệnh chỉ thành công 40 - 50%. Khi phát hiện cây bị bệnh phải tổ chức ngay việc trị bệnh cây. Phun các loại thuốc đặc trị như Validacin, Damyxin lên vết bệnh. Dùng các bình phun có vòi dài, phun thuốc bao trùm lên vết bệnh 30 - 50 cm bên trên và dưới vết bệnh, phun nhiều lần cho đến khi cây khỏi bệnh. Đến mùa khô, cắt bỏ các cành cây bệnh đã hư hại, loại bỏ từ 10 - 20 cm cách nơi bị bệnh. Mang cành chết ra khỏi vườn để diệt mầm bệnh. Bệnh loét sọc mặt cạo, thân cây cao su nhất là mặt cạo bị ung thối, lở loét là tác hại chung của loài nấm bệnh Phytophthora. Nếu không được điều trị, bệnh có thể làm chết cây, nhất là khi bệnh tấn công ở vùng vỏ gần gốc cây. Ở Quảng Trị, do mưa nhiều và mùa mưa kéo dài là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển nên cây cao su bị loét sọc mặt cạo nặng. Bệnh do nấm Phytophthora palmivora hại mặt cạo và Phytophthora Botryosa hại ở trái và lá cao su. Lúc mới nhiễm bệnh, miệng cạo hơi đen, lõm vào, bên dưới lớp vỏ có các sọc màu đen xám, thẳng đứng. Các sọc này phát triển rộng và sâu đến 5 mm bên trong lớp gỗ. Nếu không điều trị kịp thời, các sọc đen phát triển mạnh liên kết nhau khiến vết bệnh phát triển trên chiều rộng chiếm một phần chiều dài hoặc cả miệng cạo . Phòng chống bệnh hại cây cao su trong mùa mưa Cao su là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Những năm qua, nông dân ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Trị giàu lên nhờ thu nhập từ cây cao. của cây cao su. Việc tìm ra biện pháp phòng trừ thích hợp và hiệu quả là rất quan trọng. Vì vậy, nông dân cần chú ý phòng chống các loại bệnh thường hay xuất hiện trên cây cao su vào mùa mưa. . lợi cho nấm bệnh phát triển nên cây cao su bị loét sọc mặt cạo nặng. Bệnh do nấm Phytophthora palmivora hại mặt cạo và Phytophthora Botryosa hại ở trái và lá cao su. Lúc mới nhiễm bệnh, miệng

Ngày đăng: 21/06/2014, 09:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan