Tểu luận TÌM HIỂU HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở DOHA, QUATAR

8 1K 3
Tểu luận TÌM HIỂU HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở DOHA, QUATAR

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận tìm hiểu về hôi nghị thượng đỉnh liên hợp quốc bàn về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu họp tại Doha, Quatar. Nội dung: địa điểm, thành phần, nội dung hội nghị thượng đỉnh. File word, dài 8 trang

Tiểu luận: TÌM HIỂU VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DOHA, QUATAR 1/ Đặt vấn đề: Hiện nay, “biến đổi khí hậu” đang là cụm từ “nóng”, là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ… mà giờ đây nó đang là vấn đề quan tâm số một của toàn nhân loại và tiêu tốn không ít giấy mực của báo giới. Cứ mỗi giờ trôi qua, chúng ta lại nghe tin về ngôi làng bị lũ cuốn trôi, về tình hình thiếu lương thực, thiếu nước của các nước nghèo Châu Phi, hay câu chuyện về một dòng sông đang oằn mình chống lại cái chết đen do ô nhiễm… Môi trường toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng, nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5 0 C từ năm 1885 đến năm 1940 do tăng lượng khí CO 2 từ 0,027% lên 0,035%, dự tính đến năm 2050, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 – 4,5 0 C và khi ấy chúng ta sẽ không còn nhìn thấy đất nước “hoa tuy – lip” xinh đẹp nữa. Cũng một báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc, lượng khí thải CO2 đã tăng thêm 20% từ năm 2000, và gần đây nhất một dự án nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng chỉ ra nhiệt độ Trái Đất đã tăng thêm 4 0 C so với thời kỳ trước khi ngành công nghiệp thế giới bùng nổ (sau thập niên 1950), và cao hơn mục tiêu 2 0 C mà Liên hợp quốc đặt ra. Nhiệt độ tăng khiến băng 2 cực tan ngày một nhiều, các nghiên cứu mới nhất cũng cho thấy rằng băng 2 cực tan chảy đã làm tăng mực nước biển thêm 11mm trong 2 thập kỷ qua. Ngoài ra, băng Bắc Cực đang tan với tốc độ chưa có tiền lệ trong năm 2012. Lỗ thủng tầng ozon ngày càng lớn do việc tăng lượng phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển. Các trận mưa axit, sự ô nhiễm của các dòng sông, biển hay sự mạnh lên về cường độ của các cơn bão,… Tất cả những hiện tượng trên đều do những hoạt động của con người. Để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngày 11/12/1997, 191 quốc gia đã kí kết nghị định thư Kyoto – là thỏa thuận quốc tế duy nhất mang tính rang buộc đối với các nước phát triển về giảm khí thải CO 2 và 5 loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nghị định thư chính thức có hiệu lực ngày 16/2/2005, quy định đến năm 2012 các nước công nghiệp phải giảm lượng khí thải nhà kính trung bình đi 7-8% so với lượng khí thải năm 1990. Mặc dù về ý nghĩa rất tích cực, nhưng cho đến nay Nghị định thư Kyoto trên thực tế vẫn được xem là không khả thi. Và trong khi thời hạn 2012 sắp kết thúc, thế giới tiếp tục chạy đua với thời gian cùng hy vọng cho ra đời một thỏa thuận quốc tế mới về chống biến đổi khí hậu Thật đáng buồn là quá trình đàm phán tại các hội nghị lớn gần đây nhất như ở: Copenhagen (Đan Mạch – 2009) Cancun (Mehico – 2010), Durban (Nam Phi – 2011) đều chưa đem đến bất cứ một thành quả nào. Chính vì thế, hội nghị thượng đỉnh liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2012 họp tại Doha, Quarta được hy vọng sẽ giải được bài toán chống biến đổi khí hậu này! Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại trụ sở của LHQ, Tổng thư ký Ban-ki-moon cho biết: "Việc không đạt được thỏa thuận Copenhaghen về mặt đạo đức là không thể tha thứ được, về mặt kinh tế chứng tỏ tầm nhìn hạn hẹp còn về 1 mặt chính trị là một điều dại dột". Qua lời phát biểu của tổng thư kí, có thể nhận thấy rằng “Hội nghị biến đổi khí hậu” đã hâm nóng Liên hợp quốc. Để trả lời cho sự “hy vọng” giải được bài toán hóc búa chống biến đổi khí hậu trên cũng như tính thời sự của hội nghị, em xin chọn đề tài: “tìm hiểu hội nghị thượng đỉnh liên hợp quốc về vấn đề biến đổi khí hậu Doha, Quarta” cho bài tiểu luận môn hóa học môi trường này. Do kinh nghiệm viết tiểu luận còn nhiều hạn chế nên em rất mong quý thầy thông cảm và góp ý kiến quý báu để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin trân thành cảm ơn! 2/ Nội dung: 2.1/ Thời gian, đại điểm, thành phần tham gia hội nghị: Hội nghị lần thứ 18 Công ước Khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) lần thứ 18 COP18 và hội nghị các bên tham gia Kyoto lần thứ 8 CMP8 đã được tổ chức tại Doha, Qatar, từ ngày 24 tháng 11 đến ngày 07 tháng 12 năm 2012. Tham dự COP18, CMP8 và các Khóa họp liên quan có 9.004 đại biểu, trong đó có 4.356 quan chức Chính phủ đến từ 195 nước, 3.965 người từ các cơ quan của Liên hợp quốc, các Tổ chức liên Chính phủ, Tổ chức phi Chính phủ và 683 người từ các Cơ quan thông tấn báo chí. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon cũng đến dự và phát biểu tại Hội nghị. 2.2/ Hướng tiến hành hội nghị: Trong những năm qua, cộng đồng quốc tế đã trải qua hàng trăm cuộc đàm phán chính thức và không chính thức giữa các nước, các nhóm nước, các nhóm công tác nhằm thảo luận và xây dựng thỏa thuận, khung pháp lý mới ứng phó với biến đổi khí hậu cho các thời kỳ sau năm 2012. Quá trình đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu toàn cầu được tiến hành theo 2 hướng: hướng Nghị định thư Kyoto để xây dựng văn bản toàn cầu mang tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính định lượng với tỷ lệ kỳ vọng cao hơn cho các thời kỳ sau năm 2012 và hướng hợp tác dài hạn nhằm thực hiện Công ước khí hậu nêu trong Lộ trình Bali được thông qua vào năm 2007 với các nội dung chính ghi trong Kế hoạch hành động Bali bao gồm quan điểm chính hợp tác dài hạn, thích ứng, giảm nhẹ, cơ chế tài chính, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực. 2.3/ Nội dung tiến hành hội nghị: Hội nghị lần này tại Doha tập trung thảo luận, xem xét nhằm đưa ra quyết định về các điểm chủ yếu như: 1. Thống nhất xây dựng Thỏa thuận quốc tế mới mang tính ràng buộc pháp lý ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu để hoàn thành muộn nhất vào năm 2015 và có hiệu lực thi hành vào năm 2020; 2 2. Xác định rõ nội dung, thời gian của thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị định thư Kyoto, không để khoảng trống giữa thời kỳ cam kết lần thứ nhất và thời kỳ cam kết lần thứ hai, xác định một số bổ sung, sửa đổi Nghị định thư Kyoto trong hoàn cảnh mới; 3. Các nước phát triển chuyển đổi các cam kết giảm phát thải khí nhà kính định lượng (QELROs) thành các mục tiêu hạn chế và giảm phát thải khí nhà kính định lượng (QELRCs) với tỷ lệ cắt giảm phát thải khí nhà kính định lượng kỳ vọng cao hơn trong các thời kỳ cam kết sau năm 2012 để thực hiện mục tiêu giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng dưới 2 o C vào cuối thế kỷ này cũng như thể hiện trách nhiệm rõ ràng trong việc cung cấp tài chính mới, bổ sung và chuyển giao công nghệ mới, tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu; 4. Xem xét trách nhiệm cắt giảm phát thải khí nhà kính định lượng của các nước phát triển, không tham gia thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị định thư Kyoto; 5. Thống nhất các biện pháp và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đã được đưa ra tại Lộ trình Bali năm 2007; 6. Xem xét và quyết định nguồn tài chính dài hạn cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2020 và 7. Xây dựng, thực hiện các hành động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMAs) của các nước đang phát triển. 2.4/ Ý nghĩa và kết quả hội nghị: Hội nghị COP18 và CMP8 có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ cam kết lần thứ nhất (2008-2012), đồng thời chuẩn bị bắt đầu thời kỳ cam kết lần thứ hai (bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2013), các thời kỳ kế tiếp của Nghị định thư Kyoto và chuyển tiếp Kế hoạch hành động Bali từ giai đoạn hình thành sang giai đoạn thực hiện một cách đầy đủ hơn. Tuy nhiên, tại COP18 và CMP8, quan điểm giữa các nhóm nước, đặc biệt giữa nhóm nước đang phát triển và nhóm nước phát triển vẫn còn nhiều khác biệt. Hội nghị COP18, CMP8 diễn ra căng thẳng và phải kéo dài thêm 01 ngày so với chương trình đề ra. Với sự nỗ lực lớn của tất cả các Bên tham gia Hội nghị, trong đó có sự thu xếp tích cực của nước chủ nhà, Hội nghị đã kết thúc vào tối ngày 08 tháng 12 năm 2012 và đã thông qua một gói quyết định được coi là “Hướng tiếp cận Khí hậu Doha” (Doha Climate Gateway), trong đó một số kết quả quan trọng sẽ mở ra một giai đoạn mới sau năm 2012 với những nội dung chính như sau: 1. Các Bên thống nhất thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị định thư Kyoto sẽ kéo dài 08 năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2020. Yêu cầu các Bên thuộc Phụ lục I của Công ước khí hậu (các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi) phải đưa ra các cam kết cắt giảm và hạn chế phát thải khí nhà kính định lượng (QELRCs) thay cho các mục tiêu cắt giảm và hạn chế phát thải khí nhà kính định lượng trước đây (QELROs) 3 để cắt giảm ít nhất 18% tổng lượng phát thải khí nhà kính dưới mức năm 1990 trong thời kỳ từ năm 2013 đến năm 2020 và chậm nhất đến năm 2014 sẽ phải xem xét lại QELRCs cho thời kỳ cam kết lần thứ hai và có thể tăng kỳ vọng cắt giảm phát thải khí nhà kính của QELRCs ít nhất từ 25 - 40% tổng lượng phát thải khí nhà kính dưới mức năm 1990 đến năm 2020. Tất cả các Bên thuộc Phụ lục I của Công ước khí hậu đều có thể tham gia vào các dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM), các dự án Đồng thực hiện (IJ) và các dự án Mua bán quyền phát thải (ET) đang triển khai hoặc mới, nhưng chỉ những Bên đã đưa ra QELRCs cho thời kỳ cam kết lần thứ hai mới có quyền chuyển nhượng và nhận tín chỉ các-bon trong thời kỳ cam kết lần thứ hai. Tất cả các nước phải sớm nâng cao kỳ vọng về cắt giảm phát thải khí nhà kính để đạt mục tiêu giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng dưới 2 o C vào cuối thế kỷ này so với thời kỳ tiền công nghiệp. Thống nhất kết thúc công việc của Nhóm công tác theo hướng Nghị định thư Kyoto (AWG-KP) và Nhóm công tác về hợp tác dài hạn theo hướng Công ước khí hậu (AWG-LCA). Bổ sung thêm khí Nitrogen trifluoride (NF 3 ) là khí nhà kính bị kiểm soát bắt đầu từ thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị định thư Kyoto. Bổ sung Ca-dắc-xtan vào Phụ lục B của Nghị định thư Kyoto. Các dự án CDM tại các nước kém phát triển tiếp tục được miễn đóng lệ phí vào Quỹ thích ứng. 2. Tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán để thông qua Thỏa thuận quốc tế mới mang tính ràng buộc pháp lý về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu tại COP21 vào năm 2015 và Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực thi hành từ năm 2020. 3. Tôn trọng nguyên tắc “bình đẳng, trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và phù hợp với điều kiện quốc gia” của Công ước khí hậu và việc cung cấp tài chính, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển trong việc triển khai các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ. 4. Kéo dài chương trình làm việc về kế hoạch tài chính dài hạn thêm 01 năm và kết thúc vào năm 2013 nhằm yêu cầu các nước phát triển nỗ lực xác định cách thức huy động mỗi năm 100 tỷ USD cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 một cách rõ ràng, minh bạch để giúp các nước đang phát triển xây dựng và thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Trụ sở của Quỹ khí hậu xanh đặt tại thành phố Songdo, Hàn Quốc và sớm ban hành quy định hành chính và pháp lý của Quỹ. 5. Hội nghị các Bên Công ước khí hậu lần thứ 19 (COP19) sẽ ban hành văn bản hướng dẫn về Quỹ khí hậu xanh và văn bản xác định mối quan hệ làm việc giữa COP và Quỹ khí hậu xanh. Hoan nghênh Đan Mạch, Pháp, Nhật Bản, Na Uy, Anh đóng góp 4.554.000 USD cho ngân sách hoạt động hành chính của Quỹ khí hậu xanh. Tại cuộc họp Ban bổ trợ về thực hiện của Công ước khí hậuNghị định thư Kyoto lần thứ 38 (SBI 38), Hội đồng quản trị Quỹ thích ứng sẽ báo cáo về thực 4 trạng nguồn tài chính để CMP9 xem xét, quyết định việc đa dạng hóa nguồn thu tài chính của Quỹ thích ứng. Hội nghị COP19 cũng sẽ thành lập cơ quan chuyên trách về phòng ngừa, giảm tổn thất, thiệt hại do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển, đặc biệt tại các nước dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. 6. Ủy ban điều hành công nghệ (TEC) sớm đưa ra báo cáo về xác định rào cản phát triển, chuyển giao công nghệ và liên hệ với các cơ quan liên quan nhằm có biện pháp giúp các nước đang phát triển đánh giá nhu cầu công nghệ và ứng dụng các công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa TEC với Trung tâm và Mạng lưới Công nghệ khí hậu (CTCN). Trụ sở làm việc của Trung tâm công nghệ khí hậu (CTC) do UNEP bố trí. 7. Đánh giá cao sự thành công của Cơ chế phát triển sạch (CDM) trong thời kỳ cam kết lần thứ nhất của Nghị định thư Kyoto với trên 5.200 dự án CDM và trên 50 Chương trình hoạt động (PoA) đã được đăng ký với khoảng 01 tỷ Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) được cấp và hơn 215 tỷ USD đang được đầu tư. Đề nghị Ban chấp hành quốc tế về CDM (EB) xem xét lại và đơn giản hóa các thể thức, thủ tục về CDM, hoàn thiện đường cơ sở, phương pháp luận để khuyến khích các nước tiếp tục xây dựng, thực hiện các hoạt động về CDM. Khuyến khích các Bên tiếp cận, xây dựng và thực hiện các cơ chế thị trường và phi thị trường cũng như cơ chế mới dựa trên thị trường nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. 8. SBI sớm xây dựng hướng dẫn về đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) phục vụ việc xây dựng và thực hiện NAMAs. Thành lập chương trình công tác các năm 2013 và 2014 để hướng dẫn đa dạng hóa NAMAs và xác định phương pháp luận, nhu cầu hỗ trợ về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực cho việc xây dựng, triển khai NAMAs. Các nước đang phát triển sớm cung cấp thông tin về NAMAs cho Ban Thư ký. Ban Thư ký cần hoàn thành Hệ thống đăng ký NAMA trực tuyến, chậm nhất là 02 tháng trước COP19. 9. Ban bổ trợ về tư vấn khoa học và công nghệ (SBSTA) phối hợp với SBI thiết lập chương trình làm việc để đưa ra các phương pháp luận, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động REDD+ và trình COP19 xem xét, quyết định. 10. Về phát thải khí nhà kính trong hoạt động giao thông hàng không và hàng hải quốc tế, vấn đề này sẽ được xem xét chủ yếu thông qua hợp tác đa phương trong khuôn khổ Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO) và Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). 5 11. Thống nhất Hội nghị COP19, CMP9 sẽ được tổ chức tại Vác-sa-va, Ba Lan vào cuối năm 2013; Hội nghị COP20, CMP10 sẽ được tổ chức tại Châu Mỹ vào năm 2014. 2.5/ Những quan điểm của Việt Nam Ngày 6/12, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà - Trưởng đoàn Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 18 của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 18) đã có bài phát biểu quan trọng thể hiện quan điểm của Việt Nam trong cuộc chiến ứng phó với biến đổi khí hậu đang ngày một căng thẳng, với những quan điểm: 1. Thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị định thư Kyoto phải được thông qua và phê chuẩn, đảm bảo quá trình chuyển đổi hiệu quả giữa thời kỳ cam kết lần thứ nhất và lần thứ hai. Tất cả các Bên cần đẩy mạnh các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngay từ bây giờ và tăng cường tham vọng giảm nhẹ để đạt được mục tiêu giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 o C vào cuối thế kỷ này. 2. Các nguồn tài chính mới, bao gồm các cơ chế, tổ chức và hoạt động điều phối các nguồn tài chính, phải được cam kết và thực hiện giai đoạn sau năm 2012; trong đó Quỹ Thích ứng và Quỹ khí hậu xanh cần có đầy đủ các nguồn tài chính và đi vào hoạt động nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ một cách cân bằng. 3. Các nước phát triển cần phải thực hiện các cơ chế và biện pháp chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực trong giai đoạn sau năm 2012 theo các phương thức hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu theo Điều 4 của Công ước. 4. Các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quốc gia (NAMA) của các nước đang phát triển cần phải là những hành động tự nguyện và được thực hiện trong bối cảnh phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Những hành động này cần được hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và xây dựng năng lực từ các nước phát triển. 2.6/ Những đánh giá và nhận định về kết quả hội nghị: Theo bà Christiana Figueres, Thư ký điều hành Công ước khung Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu nhận định: “Mọi dân tộc, mọi quốc gia đều quan tâm sâu sắc đến sự biến đổi khí hậu trên quả đất và nguyên nhân tác động đến sự biến đổi đó là sự phát thải khí CO 2 gây nên hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trên trái đất nóng lên. Nhưng nước nào cũng lúng túng trước bài toán giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích riêng quốc gia và lợi ích chung toàn thế giới. Điều oái oăm là một số nước lớn xả khí nhà kính nhiều nhất lại không muốn mở hầu bao chi tiền nhiều nhất để giảm bớt lượng khí thải đó”. Trong tình thế Nghị định thư Kyoto, công cụ để ràng buộc các nước có trách nhiệm trong việc bảo vệ khí hậu toàn cầu, hết hiệu lực vào cuối năm 2012, các nước chạy đua với thời gian và hy vọng cho ra đời một thỏa thuận quốc tế mới gia hạn cho Nghị định, nhằm cắt giảm lượng khí thải nhiều hơn và bảo vệ môi trường trái đất hiệu quả hơn. Tuy nhiên, qua nhiều kỳ họp, trong những năm gần đây, vẫn chưa có một thỏa thuận chung cụ thể nào được ký kết giữa tất cả các bên. Cho đến nay, chỉ Liên minh châu Âu (EU), Úc, Na Uy, Thụy Sĩ tán đồng việc cắt giảm cụ thể. 6 Đến Hội nghị Doha năm 2012 này, dù thống nhất kéo dài Nghị định thư Kyoto, nhiều nước vẫn chỉ dừng tuyên bố chung chung không mang tính ràng buộc về việc cắt giảm khí thải. Đặc biệt, hai nước lớn chiếm lượng khí nhà kính phát thải lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, vẫn đứng ngoài sự ràng buộc pháp lý của Nghị định thư “hậu Kyoto”. Tiếp đến, các nước Nga, New Zealand, Canada và Nhật Bản từ chối ký vào quyết định gia hạn Nghị định thư Kyoto. Như vậy, Nghị định này sẽ không có hiệu lực pháp lý đối với trên 80% tổng lượng khí thải của thế giới. Đây là sự thất vọng lớn nhất mà Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP-18, cũng như các Hội nghị trước đây như COP-17 Durban (Nam Phi), COP-16 Cancun (Mexico), COP-15 Copenhagen (Đan Mạch)… mang lại. Tuy vậy, như lời tuyên bố của đại diện nước chủ nhà Qatar, Hội nghị COP-18 đã đạt được một số điểm nhất trí có ý nghĩa nhất định thể hiện trong Hiệp định Doha, còn gọi là Nghị định thư Kyoto II hay hậu Kyoto. Trước hết, thời hạn thực hiện nghị định thư Kyoto (hết hạn vào ngày 31/12/2012) được kéo dài từ ngày 1-1-2013 đến hết ngày 31/12/2020. Ngoài ra, các nước có liên quan gồm Liên minh châu Âu dẫn đầu là nước Đức, Croatia, Iceland và tám nước công nghiệp hóa chiếm 15% khí thải thế giới cam kết giảm khí thải chậm nhất vào năm 2014. Một nội dung khác mà các nước đang phát triển đòi hỏi là các nước phát triển cam kết rõ ràng nâng trợ cấp lên đến 100 tỉ đô la mỗi năm nhằm đối phó và khắc phục hậu quả gây ra bởi hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhưng các nước phát triển viện lý do đang gặp khó khăn tài chính không sẵn sàng chi thêm các khoản tiền lớn. Mặt khác, họ cũng chưa sẵn sàng công bố cụ thể về mức và thời hạn phân bổ khoản tiền trợ cấp nói trên. Hội nghị COP-18 Doha, dù đã đạt được một số điều thống nhất, nhưng rõ ràng còn quá nhiều bất đồng giữa những nước giàu và các nước nghèo, giữa các nước phát triển và đang phát triển và cả giữa những nước lớn đang gây ô nhiễm khí nhà kính nhiều nhất. Bài toán mâu thuẫn giữa lợi ích riêng quốc gia và lợi ích chung toàn thế giới quả là bài toán khó của “muôn đời”. Và lời giải cho bài toán đó còn để lại “thì” tương lai. 3/ Kết luận Tuy được kì vọng sẽ là hội nghị giải quyết được bài toán nan giải về chống biến đổi khí hậu toàn cầu song COP18 và CMP 8 chỉ mang lại kết quả hạn chế - điều đem đến nhiều nỗi lo cho nhân loại về thảm họa biến đổi khí hậu nặng nề hơn. Không cần nghe đến những con số của các cuộc điều tra, nghiên cứu mà ngay trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đã có thể cảm nhận được môi trường sống đang bị thay đổi tiêu cực thế nào Trái đất là ngôi nhà chung bởi thế, ta không thể nói nước phát thải khí nhà kính ít chịu ảnh hưởng khí thải ít, nước phát thải nhiều khí nhà kính chịu nhiều ảnh hưởng. Một số quốc gia như Mỹ và Trung Quốc không chịu bỏ hầu bao để giải quyết các vấn đề mà họ gây ra (lượng phát thải khí nhà kính chiếm 80% toàn cầu) hay các quốc gia rút khỏi giai đoạn hai Nghị định thư Kyoto vì cho rằng không công bằng với 7 họ khi Mỹ và Trung quốc là hai “trùm” phát thải khí nhà kính không tham gia Kyoto, hành động của các quốc gia này thật đáng nên án bởi “Chúng ta không còn thời gian nữa ” (Ông Al – Attiyah, chủ tịch hội nghị COP 18 đã phải thốt lên)! Lại một hội nghị về biến đổi khí hậu trôi qua, nhưng dường như lối suy nghĩ của nhiều quốc gia về vấn đề biến đổi khí hậu vẫn theo một lối mòn: luôn nghĩ về lợi ích riêng quá nhiều. Trái đất chỉ được cứu thoát khỏi sự diệt vong khi chúng ta dung hòa được lợi ích cá nhân và lợi ích chung, cần phải thay đổi tư duy và hành động ngay từ hôm nay để trái đất có ngày mai! 4/ Tài liệu tham khảo 1. Tóm tắt tiến trình Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu họp tại Doha, Quatar – cục biến đổi khí hậu, bộ tài nguyên môi trường. 2. Các bài báo của các tác giả: Dũng Nguyễn, Trần Minh – đăng tải trên VnMedia.vn. 3. Hóa học môi trường – TS. Đinh Quốc Cường, Cơ sở khoa học môi trường – GV. Trần Thị Hương. 4. Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tại COP 18 đăng trên báo điện tử Monre.gov.vn. 8 . Quarta” cho bài tiểu luận môn hóa học môi trường này. Do kinh nghiệm viết tiểu luận còn nhiều hạn chế nên em rất mong quý thầy thông cảm và góp ý kiến quý báu để bài tiểu luận của em được hoàn. Tiểu luận: TÌM HIỂU VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở DOHA, QUATAR 1/ Đặt. đàm phán chính thức và không chính thức giữa các nước, các nhóm nước, các nhóm công tác nhằm thảo luận và xây dựng thỏa thuận, khung pháp lý mới ứng phó với biến đổi khí hậu cho các thời kỳ sau

Ngày đăng: 21/06/2014, 07:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan