ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

82 2.7K 19
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Trường Đại học Sư pham * PGS.TS. Đậu Thị Hòa ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐỊATỰ NHIÊN VIỆT NAM (Dùng cho sinh viên cử nhân địa lí chuyên ngành môi trường) Đà Nẵng năm 2014 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Địatự nhiên Việt Nam 2. Số tín chỉ: 03 3. Trình độ cho sinh viên: năm thứ hai trở lên 4. Phân bố thời gian: 35 tiết lên lớp, 10 tiết thực hành, bài tập, kiểm tra 5. Điều kiện tiên quyết: phải học sau các các học phần: Địatự nhiên đại cương (Địa chất, địa hình, khí hậu khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh quyển), Địatự nhiên các lục địa 6. Mục tiêu của học phần - Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử hình thành, đặc điểm của tự nhiên Việt Nam, sự phân hóa thiên nhiên theo lãnh thổ và vấn đề bảo vệ thiên nhiên Việt nam, làm cơ sở để học các học phần về kinh tế Việt Nam - Giúp sinh viên rèn luyện những kĩ năng cơ bản: so sánh, phân tích các quy luật phân hóa tự nhiên theo không gian, thời gian để sinh viên có năng lực về lí thuyết, thực hành vận dụng trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy sau này 7. Mô tả tóm tắt nội dung học phần Học phần bao gồm các kiến thức về lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam, đặc điểm của từng hợp phần tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật), sự phân hóa thiên nhiên theo các miền, khu và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên Việt Nam 8. Nhiệm vụ của sinh viên: nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo, khảo sát thực tế để bổ sung cho phần lí thuyết trên lớp. 9. Tài liệu học tập - Đề cương bài giảng của giáo viên biên soạn - Tài liệu tham khảo: 1. Địatự nhiên Việt Nam, Vũ Tự Lập, NXBGD, 1999 2. Địatự nhiên Việt Nam, tập 2 và tập 3, Vũ Tự Lập, NXBGD, 1978 3. Địatự nhiên Việt Nam 1, 2, Đặng Duy Lợi (chủ biên), NXB ĐHSP, 2007 4. Lãnh thổ Việt Nam, Lê Bá Thảo, NXBKHKT, 2000 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Nội dung Trọng số - Thực hành, bài tập 0,2 - Kiểm tra giữa kì (viết hoặc tiểu luận ) 0,2 - Thi học phần 0,6 11. Thang điểm: thang điểm : A,B,C,D 12. Nội dung chi tiết học phần PHẦN LÍ THUYẾT: 35 TIẾT Chương 1: Lãnh thổ Việt Nam - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và lich sử hình thành (5 T) 1.1. Vị trí địa lí và Phạm vi lãnh thổ Việt Nam 1.2. Lịch sử hình thành của lãnh thổ tự nhiên Việt nam Chương 2: Các thành phần tự nhiên Việt Nam (15 T) 2.1. Địa hình Việt Nam 2.2. Khí hậu Việt Nam 2.3. Thủy văn Việt Nam 2,4. Thổ nhưỡng Việt Nam 2.5. Sinh vật Việt Nam Chương 3: Sự phân hóa theo lãnh thổ của thiên nhiên Việt Nam (12 T) 3.1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ 2 3.2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ 3.3. Miền Nam Trung Bộ và Nam bộ Chương 4: Vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên Việt Nam (3 tiết) 5.1. Hiện trạng của môi trường tự nhiên Việt nam 5.2. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường Việt nam PHẦN THỰC HÀNH, BÀI TẬP: 10 tiết 1. Xemmina: Phân tích một số nguyên nhân của sự biến động các thành phần tự nhiên, hậu quả và những giải pháp phòng ngừa. 2. Bài tập: Vẽ và phân tích một số lược đồ, biểu đồ, lát cắt về các yếu tố tự nhiên 3. Thực hành: Khảo sát, quan trắc một số yếu tố tự nhiên ngoài thực địa 3  LÃNH THỔ VIỆT NAM - VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LÃNH THỔ 1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam   - Điểm cực B: 23 o 23’B, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Được mệnh danh là “Vầng trán kiêu hãnh” - Điểm cực N: 8 o 30’B, thuộc ấp mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Được mệnh danh là “Đất mẹ vươn ra biển” - Điểm cực Tây (T): 102 o 10’Đ, thuộc vùng núi Apachải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Được mệnh danh là “Cung đường của ý chí” - Điểm cực Đ: 109 o 24’Đ, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh hòa. Được mệnh danh là “Nơi đón tia nắng đầu tiên” Nếu tính cả vùng biển thì lãnh thổ Việt Nam kéo dài tới 6 o 50 ' B và 101 o Đ - 117 o 20 ' Đ Hệ tọa độ địa lí đặt nước ta nằm chọn trong vành đai nội chí tuyến BBC, điều này chi phối rất lớn chế độ bức xạ và chế độ nhiệt của VN.  - VN nằm ở phía Đông Nam (ĐN) của đại lục Âu - Á, tiếp giáp giữa lục địa và đại dương. - VN nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á, thuộc ô gió mùa ĐNÁ. - VN nằm trong vành đai lửa và nằm trong vành đai sinh khoáng TBD.    . !"#$%&'()*#)#+: làm cho thiên nhiên nước ta đa dạng và phong phú, khác với những vùng cùng vĩ độ như Bắc Phi, Tây Á, Ấn Độ. ,#-,."#/012345(6  - VN nằm ở nơi tiếp xúc giữa nhiều đơn vị kiến tạo nền móng + Nơi tiếp giáp giữa mảng vỏ lục địa và mảng vỏ đại dương: khối nền cổ Laurasia và TBD + Là nơi tiếp xúc giữa nền cổ Hoa Namđịa tào Tê tít Vì vậy, trong mảng thạch quyển Âu - Á, khu vực ĐNÁ là khu vực động nhất, bị bao quanh bởi những đới hút chìm hiện đại vòng từ Mianma xuống hố sâu Java rồi ngoặt lên hố sâu Philíppin cho tới Đài Loan, làm cho hoạt động địa chất ở đây rất phức tạp, địa hình rất phức tạp. + VN nằm trong vành đai sinh khoáng TBD, nên VN rất giàu khoáng sản (KS). Chúng ta có đủ các KS chính như than, dầu khí, sắt, thiếc, đồng, chì, kẽm, bôxit, vonfram, vàng, đá quý… - VN nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều hoàn lưu khí quyển + VN nằm trong khu vực gió mùa châu Á, thuộc ô gió mùa ĐNÁ, nhưng lại là nơi giao lưu của cả 3 ô gió mùa: ĐBÁ, ĐNÁ và TNÁ, nên chúng ta chịu ảnh hưởng của cả không khí cực đới, cả không khí nhiệt đới từ phía Tây (AĐD và vịnh Ben Gan) sang và cả hoàn lưu tín phong từ cao áp Tây TBD vào. + Do ảnh hưởng của cả hoàn lưu cực đới, nhiệt đới, xích đạo cho nên khí hậu VN hết sức phức tạp, không chỉ phân hóa mạnh mẽ trong không gian, thời gian mà còn hết sức thất thường. - VN là nơi đi qua của nhiều con sông lớn 4 + Các sông lớn ở VN, đều là những sông bắt nguồn từ miền núi cao của Trung Quốc, Lào và chảy qua nước ta ở đoạn trung và hạ lưu. Ví dụ: Sông Hồng chảy qua VN chiếm 42,7% diện tích lưu vực. Sông Cửu Long chảy qua VN chiếm 9,0% diện tích lưu vực + Nhiều hệ quả về hạn hán, lũ lụt, về nguồn nước cung ứng cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển KT - XH và cả về vấn đề ô nhiễm chúng ta cũng cần phải xem xét đến toàn bộ hệ thống từ thượng nguồn đến hạ nguồn. - VN là nơi giao lưu của nhiều khu hệ động - thực vật + Do vị trí tiếp xúc về địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn, mà VN có sự đa dạng sinh học hiếm thấy. Chúng ta có nhiều loài di cư từ nơi khác tới như các loài từ Hoa Nam xuống (chiếm 10%), từ Hymalaya xuống (chiếm 10%), từ Ấn Độ, Mianma sang (chiếm 14%), từ Mãlaixia, Inđônêxia lên (chiếm15%). + Các loài di cư cùng với sinh vật bản địa đã tạo nên giới sinh vật VN rất đa dạng và phong phú về giống loài, có cả loài nhiệt đới, á đới, ôn đới và xích đạo. %#$,%)78$9:,; - Tính biển được xác định theo độ dài đường bờ biển, số lượng đảo, diện tích biển + Đường bờ biển nước ta dài 3260 km, tính tỉ số giữa chiều dài bờ biển so với diện tích đất liền của VN là 0,016 gấp 2 lần Thái Lan (0,007) và ngang với Malaixia. Nước ta cứ khoảng 100km 2 đất liền có 1km bờ biển, gấp 6 lần trung bình toàn thế giới. + Diện tích biển nước ta khoảng 1 triệu km 2 , với trên 3000 hòn đảo, cứ 1km 2 đất liền ứng với 4km 2 biển, gấp 1,7 lần thế giới. - Tính biển ảnh hưởng đến tự nhiên, đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước + Biển Đông là một biển kín diện tích 3,447 triệu km 2 (gấp 1,5 lần Địa Trung Hải). Tổng lượng nước 3,928 triệu km 3 , là một nguồn dự trữ ẩm rất lớn làm cho cảnh quan VN rất đa dạng cả về khí hậu, sinh vật, tạo nên tính đặc sắc của tự nhiên. + Biển Đông rất giàu tài nguyên như hải sản: 2000 loài cá, 60 - 70 loài tôm, 650 loài rong biển, 100 loài chim và nhiều loài có giá trị khác. Thềm lục địa rộng, nhiều khoáng sản như dầu mỏ, các loại kim loại màu, cát, muối…, nhiều phong cảnh đẹp, nhiều hải cảng tốt, có giá trị để phát triển tổng hợp kinh tế biển. <=9$,&>?16 @#%)A1B9 85&0@C)@2D - VN nằm gần như trung tâm của ĐNÁ, là cầu nối giữa hai khu vực người cổ Bắc Á và Nam Á, giữa vượn Bắc Kinh và vượn Java, do đó VN là nơi giao thoa giữa hai nền văn hóa Trung Hoa - Ấn Độ. - Cùng với vị trí chuyển tiếp đó, VN nằm trên ngã của các đường hằng hải và hàng không quốc tế quan trọng từ B - N, từ Đ - T nối liền châu Đại Dương - TBD với AĐD Rõ ràng vị trí tiếp xúc của VN làm cho thiên nhiên phức tạp và đa dạng khác với những vùng cùng vĩ độ không những thế nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Lãnh thổ Việt Nam (VN) về mặt tự nhiên là một bộ phận của Trái Đất. Về mặt hành chính, lãnh thổ VN là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời thuộc chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của Nhà nước VN. EFG#DH,# Lãnh thổ VN về mặt tự nhiên là một bộ phận của Trái Đất. Về mặt hành chính, lãnh thổ VN là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời thuộc chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của Nhà nước VN. +:8 - Vùng đất là toàn bộ phần đất liền được xác định trong phạm vi biên giới của nước ta với các nước kề bên. 5 + Phần đất liền có diện tích 331.212 km 2 , hình dáng hẹp ngang và kéo dài theo hướng kinh tuyến. Chiều dài Bắc (B) - Nam (N) khoảng 1700 km, bề ngang nơi rộng nhất là ở Bắc Bộ là 600 km, nơi hẹp nhất là ở Trung Bộ chưa tới 50 km. + VN có 4600 km đường biên giới trên đất liền, tiếp giáp với các nước: Phía B giáp Trung Quốc là 1400 km. Phía Tây Bắc (TB) giáp với Lào là 2100 km. Phía Tây Nam (TN) giáp với Cămpuchia là 1100 km. Phần lớn đường biên giới trên đất liền của VN nằm ở miền núi tiếp giáp với các nước, đó là những đường ranh giới tự nhiên chạy dọc theo các đỉnh núi, các đường chia nước, các thung lũng, các sông suối dễ nhận biết. + Đường biên giới trên đất liền của VN đã được hoạch định, cắm mốc trên cơ sở của luật pháp quốc tế và điều kiện lịch sử. - Phần đất liền, với cấu trúc núi, đồng bằng và bờ biển đã tạo cho nước ta một hình dáng chữ S thon thả và đẹp đẽ.  +I7 - Nước ta có một vùng biển rộng ở phía Đông (Đ) và phía N với diện tích hàng triệu km 2 , đường bờ biển nước ta dài 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên. + Vùng biển nước ta giáp với các nước: Trung Quốc, Philíppin, Brunây, Inđônêxia, Mãlaixia, Thái Lan, Cămpuchia + Vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo. Với trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo lớn nhất đó Hoàng Sa và Trường Sa. - Vùng biển nước ta bao gồm vùng Nội thủy, Lãnh hải, Tiếp giáp lãnh hải, vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa  - Nội thủy là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở - Đường cơ sở: là đường do chính các quốc gia có biển quy định căn cứ vào luật pháp và tập quán quốc tế. + Trước kia, đường cơ sở được quy định là lấy đường ngấn nước thủy triều thấp nhất (lúc thủy triều rút ra xa nhất) ở dọc bờ biển hoặc các đảo. Trường hợp này, nội thủy chính là vùng bị ngập nước khi triều lên và lộ ra khi triều rút, như vậy nội thủy chính là phần đất liền. Cách này gây khó khăn cho những quốc gia có đường bờ biển quanh co, khúc khuỷu. + Hiện nay các nước có biển vạch đường cơ sở bằng cách: lấy các đoạn thẳng nối các điểm cơ sở nhô ra trên bờ biển (các điểm cơ sở có thể là các đảo gần bờ hoặc các mốc). Cách này đã được tòa án quốc tế xác nhận vào năm 1935, trên thế giới đã có 90 nước áp dụng cách này, trong đó có VN và các nước Đông Nam Á (ĐNÁ). + Đường cơ sở của VN là một đường thẳng gấp khúc gồm 10 đoạn nối các điểm từ 0 – A.11 (thể hiện trên bản đồ)  - Lãnh hải là vùng biển nằm ngay sát bên ngoài nội thủy, chiều rộng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở (mỗi hải lí = 1852m) - Về pháp lí: lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền của nước ven biển. Đường ranh giới phía ngoài cùng của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển, tàu thuyền nước ngoài được hưởng quyền đi qua không gây hại cho nước ven biển.  - Là vùng biển nằm sát ngoài lãnh hải, có mối quan hệ mật thiết với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải không quá 24 hải lí tính từ đường cơ sở. - Về pháp lí: quyền hạn và nghĩa vụ cũng giống như vùng lãnh hải.  - Là vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở trở ra. Đây là một khái niệm mới và là kết quả của cuộc đấu tranh của các quốc gia có biển chống lại sự cướp đoạt tài nguyên biển của các nước bản phát triển. 6 - Về pháp lí: vùng này được đặt dưới một chế độ pháp lí riêng, trong đó có quyền hạn, quyền tài phán của các quốc gia ven biển và những quyền tự do của các nước khác.  - Thềm lục địa là bộ phận kéo dài tự nhiên của lục địa. Công ước quốc tế về biển năm 1982 quy định: + Thềm lục địa bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa nằm ở ngoài lãnh hải đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở trở ra. + Theo quy định trên, có một số nước có thềm lục địa rộng kéo dài tới 600 -700 km, nhưng lại có nước thềm lục địa rất hẹp chỉ kéo dài vài chục đến 100 km, vì vậy luật quốc tế có quy định thêm: nếu nước ven biển nào có thềm lục địa hẹp thì được kéo dài ra 200 hải lí, nếu nước ven biển có thềm lục địa rộng vượt quá 200 hải lí thì được kéo dài ra không quá 350 hải lí. - Về pháp lí: nước ven biển có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí tất cả các tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và tài nguyên không sinh vật thuộc loại định cư ở trên thềm lục địa nước sở tại. Bên cạnh đó nước ven biển cũng có những quyền hạn và nghĩa vụ đối với các nước có biển hoặc không có biển khác. Như vậy, theo quan điểm mới về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, thì VN có chủ quyền trên một vùng biển rộng lớn, khoảng 1 triệu km 2 tại biển Đông.  +J Vùng trời VN là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta, trên đất liền thì được xác định bằng đường biên giới. Trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo, quần đảo 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên Việt Nam (TNVN) Khi nghiên cứu về lịch sử phát triển của lãnh thổ, bắt buộc các nhà khoa học phải sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học để tìm dấu vết, dựng lại quá trình phát triển lãnh thổ VN. Các nhà địa chất đã phác họa được lịch sử phát triển của tự nhiên VN trải qua ba giai đoạn. K$G5# 5&0G$ - Đây là giai đoạn xa xưa nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ VN. + Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 tỉ năm, trải qua hai nguyên đại là Thái cổ (Ackeôzôi: AR) và đại Nguyên sinh (Pretôrôzôi: PR). + Đây là giai đoạn ít được hiểu biết nhất, bởi vì các đá cấu tạo bị biến chất mạnh có khi không rõ nguồn gốc và nhiều khi không có hóa thạch. Nhưng đây là giai đoạn tạo ra những hạt nhân đầu tiên của lãnh thổ để các giai đoạn kiến tạo sau này mở rộng và gắn kết lại. - Trong giai đoạn này nước ta chỉ là một vùng trũng mênh mông, trên đó có những đơn vị nền móng đầu tiên + Các địa khối sót như Vòm Sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu hoạt, Pulaileng - Rào Cỏ, Kon Tum. Các khối này giống như những đảo lớn trên đại dương mênh mông. Thực chất đây là những mảng còn sót lại trong quá trình phá vỡ mảng lục địa cổ Tiền Cambri. + Giữa những khối cổ sót là những máng sâu như máng sông Hồng, sông Đà, Sầm Nưa, Trường Sơn. Những địa khối sót và những địa máng chính là tiền thân của những dãy núi và dòng sông sau này. - Toàn bộ khu vực ĐNÁ là nơi tiếp giáp giữa hai mảng vỏ đại dương và lục địa + Hai mảng vỏ đại dương đó là địa máng cổ Tê tít (biển cổ) và mảng TBD khổng lồ. + Hai mảng vỏ lục địa đó là mảng lục địa cổ Laurasia ở BBC và Gonđvana ở NBC - Giai đoạn này luôn có sự thay đổi và di động của các mảng vỏ ĐD và vỏ lục địa. 7 + Các mảng vận động nhích lại gần nhau, va chạm, tách dần, lùi xa tạo nên sự nâng lên, sụt võng của các mảng vỏ Trái Đất. Các mảng vỏ ĐD và lục địa bị nâng lên, hạ xuống nhiều lần dẫn đến sự hình thành các lục địa và ĐD sau này. + Sự nâng lên hạ xuống làm cho đất đá bị xáo trộn, mác ma bị xâm nhập và biến chất. Cột địa tầng Tiền Cambri rất dày tới 10.000m và cấu tạo dưới cùng là đá biến chất mạnh không nhận ra nguồn gốc (gơ nai), giữa là các đá biến chất có nguồn gốc trầm tích (đá hoa, diệp thạch kết tinh, quaczít), trên cùng là những đá biến chất yếu với xâm nhập granit. - Giữa các vùng nền cổ nhỏ và các vùng sụt võng, đứt gãy sâu trở thành những đai địa động. Ở khu vực ĐNÁ, phía B đứt gãy sông Hồng là rìa nền Hoa Nam, phía TN đứt gãy s.Hồng là một khu địa động khá rộng, gọi là vùng địa động Trung Ấn, trong đó có khiên Kon Tum 5H= Trong giai đoạn này, các nghiên cứu chỉ biết chút ít về khí hậu và sinh vật - Các hoạt động phun trào tạo ra các khí NH 3 , CO 2 , N 2 , H 2 , sau này mới có ôxy. Lớp khí quyển và thủy quyển rất mỏng, không có sự sống, khí hậu đồng nhất toàn cầu. Nước dần dần được đọng lại khi Trái Đất nguội dần. - Cảnh quan Tiền Cambri là cảnh quan hoang mạc sơ khai + Vào Thái cổ môi trường tự nhiên (MTTN) là MT khử với khả năng di động cao của sắt, man gan, chúng được tích lũy trong bùn biển dưới dạng các mỏ quặng sắt ngưng tụ rất lớn. + Sang Nguyên sinh mới có một ít sinh vật sống dưới nước, chủ yếu là Tảo xanh làm giảm bớt CO 2 và làm giàu thêm O 2 trong không khí. Đến cuối đại Nguyên sinh MTTN đã thành MT ôxy hóa rõ rệt, xuất hiện thêm nhiều loại Tảo, trong đó có tảo tích lũy CaCO 3, tạo nên các tầng trầm tích đá vôi. Ngoài ra còn có các loài Dương xỉ, các vi khuẩn và một số động vật không xương sống như Ruột khoang, Giun dạng nguyên thủy K$GH&0G$ 5&0G$ - Giai đoạn này diễn ra trong 2 đại Cổ sinh (Palêôzoi: PZ) và Trung sinh (Mezôzôi: MZ) kéo dài tới 500 triệu năm. - Khởi đầu bằng sự nứt tách vỏ lục địa cổ vào Cambri (Є) sớm (Є 1 ), hình thành chế độ vỏ ĐD bao quanh địa khối Vòm Sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt. Quá trình diễn ra bởi các vận động kiến tạo lớn (chu kì kiến tạo) !"! #$ - Chu kỳ này xảy ra từ Cambri sớm (Є 1 ) đến Đề vôn (D) sớm (D 1 ) thì kết thúc, kéo dài 175 tr năm. Chu kỳ này diễn ra chủ yếu ở phía Đ đứt gãy s.Hồng. Gồm hai pha chính + Pha Trầm tích từ Є đến Oócđôvic trung (O 2 ): sụt võng, biển tiến, trầm tích phát triển. . Trầm tích Є 1-2 dày 4000 - 5000m, gồm đá phiến thạch xêrixít, phiến vôi, một ít đá vôi có chứa apatít . Trầm tích Є 3 - O gồm phiến sét vôi, cát kết, có hóa thạch Trilôbít thấy ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên . Trầm tích O - Si lua (S) là trầm tích lục nguyên và silic chứa bút thạch . Trầm tích S - D 1 gồm phiến sét, cát kết vôi + Pha uốn nếp nâng cao vào O 3 đến Silua trung (S 2 ) - Chu kỳ Calêđôini diễn ra không mạnh trên cả nước nên địa hình không được nâng cao + Hiện tượng uốn nếp chỉ xảy ra rõ rệt ở khu vực rìa nền Hoa Nam làm mở rộng khối Vòm Sông Chảy về phía B đến Đồng Văn và Trùng Khánh, về phía Đ đến Quảng Ninh, phía N tới đồng bằng s.Hồng. Vận động này cũng làm cho Bắc VN và Nam Trung Quốc liên kết với nhau thành nền móng Việt - Trung. + Tại địa máng Trường Sơn: chế độ sụt võng và trầm tích kéo dài đến D, thành phần trầm tích chủ yếu là đá sét, cát kết, một ít đá vôi. 8 + Tại địa khối Inđôxinia xảy ra hiện tượng đứt gãy, đó là đứt gãy Xê Công và rãnh Nam Bộ, tách khối Kom Tum ra khỏi các vùng trũng của khối Inđôxinia. Rìa phía B của khối Kom Tum cũng biểu hiện phun trào mafic dày tới 1000 - 2000m, thấy ở vùng Đại Lộc (Quảng Nam) - Các đất đá Calêđôni ở nhiều nơi đã bị các trầm tích trẻ hơn của các chu kì sau phủ lên. Hiện nay chỉ lộ ra từ vùng tả ngạn s.Hồng đến sông Nhiệm, sông Cầu, và cánh cung Đông Triều, Móng Cái. !"%&' - Chu kì này diễn ra từ Đềvôn sớm (D 1 ) đến Pécmi trung (P 2 ), dài 170 tr năm + Vào đầu D 1 : hiện tượng biến tiến mạnh, các trầm tích của D nằm không chỉnh hợp trên các lớp của Calêđôni, trầm tích rất đa dạng: . Trầm tích D 2 gồm cát kết, phiến sét thấy ở sông Cả, sông Gianh. . Trầm tích D 2 - 3 gồm đá vôi, acgilit, cát kết có mặt ở Bắc Trung Bộ. . Trầm tích D 3 gồm đá phiến silic, cát kết, phiến sét, đá vôi dạng dải với nhiều san hô gặp ở Tây Bắc và Thừa Thiên Huế . Trầm tích C gồm cuội kết, cát kết, bột kết, phiến sét, sét than, đá vôi lớp mỏng gặp ở Mường Xén và Quy Đạt. Đá vôi dày gặp ở Quỳ Hợp, Kẻ bàng, Khe Ngang. . Trầm tích C 3 - P còn chứa ba zan ở Tây Bắc, chứa anđêzit, riôlít ở Tây Nguyên, Nam Bộ. . Trầm tích P 2 gồm đá vôi, bột kết, phiến sét cũng thấy ở Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. + Pha uốn nếp diễn ra mạnh mẽ ở địa tào Trường Sơn tạo nên một đường viền lớn, kéo dài từ Bắc Trung Bộ đến cực Nam Trung Bộ. Các nơi khác diễn biến phức tạp + Tại nền móng Calêđônni phía B và Đông Bắc Bắc Bộ vẫn là chế độ lớp phủ, đáng chú ý nhất là lớp phủ đá vôi C - P rất phổ biến. + Xung quanh địa khối Kom Tum chỉ biểu hiện qua hoạt động xâm nhập granitôit, đồng thời vùng cực NTB hình thành một cung núi lửa C 3 - P gồm đá ba zan và anđêzit kéo dài từ mũi Nạy theo hướng ĐB - TN qua Đà Lạt đến ĐNB + Trên biển Đông, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là tàn dư của vỏ lục địa nay bị tách dãn và lún chìm để san hô phát triển bên trên. - Như vậy, sau vận động Hecxini lãnh thổ VN cơ bản đã hình thành xong, trừ vùng trũng sông Đà và rìa biên giới với Cămpuchia, gắn với phần Đ của ĐNÁ và với Hoa Nam. Còn phần T của ĐNÁ thì phải tới chu kì Inđôxini !"($' - Chu kì này diễn ra từ Triát sớm đền Triát muộn (T 1 - T 3 ): chỉ kéo dài 40 triệu năm, nhưng lại là chu kì quan trọng nhất, vì sau chu kì này lãnh thổ nước ta coi như đã hoàn thành. - Vận động Inđôxini diễn ra mạnh nhất ở vùng võng s.Đà và phần TN của ĐNÁ + Quá trình sụt lún ở võng s.Đà, làm cho trầm tích phát triển với bề dày lớn, chủ yếu là thành hệ lục nguyên - các bon nát và phun trào ba zan. + Pha uốn nếp xảy ra vào T 3 ở võng s.Đà, có hiện tượng chờm nghịch mạnh kèm theo xâm nhập granitôit. + Ở khu vực nền móng Calêđônni ở Đông Bắc, nơi đã được củng cố vững chắc trong chu kì Calêđôni và Hecxini, thì chỉ có những kiến trúc võng chồng nội lục tại vùng s.Hiến (Lạng Sơn), An Châu (Hà Bắc), Hòn Gai (Quảng Ninh) phủ trầm tích lục địa có chứa than. + Tại nền móng Hécxini, vùng trũng Hoành Sơn được lấp đầy trầm tích lục nguyên xen phun trào riôlit và xâm nhập granit. + Tại địa khối Kom Tum: rìa phía B tạo nên một vùng trũng nội lục ở vùng s.Thu Bồn (Nông Sơn) có trầm tích lục địa chứa than. Phía TN địa khối vận động Inđôxini tạo nên một dải hẹp ven biên giới với Cămpuchia thông sang phần T của ĐNÁ, đi từ vùng s.Hleo đến Châu Đốc. Như vậy, vận động Inđôxini đã hoàn toàn hình thành chế độ vỏ lục địa trên toàn lãnh thổ !")*+ - Vận động này diễn ra vào các kỉ Ju ra (J) và Crêta (K). 9 - Vận động Kimêri chủ yếu là lấp đầy các bồn trũng trong lục địa bằng các trầm tích lục địa màu đỏ và các hoạt động mác ma + Ở Việt Bắc và Đông Bắc chủ yếu là phun trào riôlit, như ở máng trũng Cao Bằng - Lục Bình, thung lũng s.Thương, các núi ở Bình Liêu (Quảng Ninh) và Tam Đảo. Xâm nhập granit ở núi Phia Bioóc, Phia Uắc. + Ở vùng s. Đà, nơi có đứt gãy sâu, có đá xâm nhập và phun trào mafic + Tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ có phun trào riôlit từ Quy Nhơn đến Vũng Tàu. Ngoài ra còn có phun trào anđêzít ở cực Nam Trung Bộ (Bi Đúp, Lang Biang, Tà Đưng) Tóm lại: chu kì Kimêri đã chấm dứt giai đoạn địa máng lâu dài của VN, chuyển sang giai đoạn mới là giai đoạn phát triển lục địa. Nhìn toàn bộ khu vực ĐNÁ trong đại trung sinh thì biển Đông được mở rộng, tách Kalimanta cách xa VN, tách quần đảo Trường Sa ra khỏi phần lục địa, còn Hoàng Sa vẫn dính vào rìa lục địa. Biển Đông vẫn bị đóng kín nên VN vẫn thông với phần N và Đ của ĐNÁ qua các eo đất. 5H - Cảnh quan hoang mạc sơ khai thời kì Ẩn sinh Tiền Cambri đã chuyển dần sang cảnh quan thời kì Hiển sinh, từ đại Cổ sinh thực vật và động vật rất phát triển + Đến kỉ S, trên các vùng đất ẩm đã xuất hiện các loài Thạch tùng, Dương xỉ là những cây bụi nhỏ. Động vật thì đã có các loài Chân đốt và Cá. Trong giai đoạn này chế độ biển còn mạnh nên chủ yếu là San hô sống dưới biển + Vận động tạo núi Calêđônni gây nên sự phân hóa khí hậu theo chiều cao và chiều ngang, xuất hiện các miền ẩm và khô. Đến D cây cối cao hơn, hình thành những cánh rừng. Động vật đã xuất hiện Lưỡng cư, Cá tiếp tục phát triển. + Đến C, cảnh quan rừng phát triển rộng rãi, gồm những cây thân gỗ cao hàng chục mét, chủ yếu vẫn là Thạch tùng, Dương xỉ, Mộc tặc. Động vật, ngoài Lưỡng cư đã xuất hiện các loài bò sát và sâu bọ. + Sang P cảnh quan khô hạn phát triển rộng rãi tạo điều kiện hình thành các trầm tích màu đỏ. Cuối P nhiều dạng Dương xỉ chết đi và xuất hiện thực vật hạt trần. + Cuối T và đầu J, khí hậu chí tuyến và á chí tuyến phát triển, hình thành các cảnh quan rừng và sự tích lũy than, các mỏ than lớn của VN được hình thành vào cuối T. Rừng và đầm lầy nóng ẩm tạo thuận lợi cho các loài Khủng long khổng lồ, từ J đã xuất hiện chim và một số loài động vật có vú, + Cuối kỉ K Khủng long chết dần, các loài có vú phát triển mạnh, bắt đầu một thời kì mới EK$GLM&0G$-N>O>PNO. Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với địa hình VN và thế giới, vì nó quyết định các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất hiện nay. K$GLM&0G$%#J&QP Thời kì phát triển lục địa - Kết thúc chu kì kiến tạo Kimêri, VN bước vào một thời kì yên tĩnh, chế độ lục địa bắt đầu từ đầu kỉ đến cuối kỉ Palêôgen, kéo dài 50 triệu năm. - Thời kì này chủ yếu là các hoạt động ngoại lực: bào mòn, xâm thực, rửa trôi, san lấp làm cho địa hình cổ trở thành một bề mặt bán bình nguyên rộng rất thoải và lượn sóng. Các trầm tích Palêôgen thuộc tướng lục địa thô gồm cuội kết, cát kết, hình thành trong quá trình sụt lở, sườn tích, lũ tích. Bên trên là các trầm tích hồ mịn hơn, chứa tàn tích thực vật hóa than - Cảnh quan Palêôgen là cảnh quan nóng ẩm với các loài cây họ dầu, ngày nay còn tồn tại như Chò Đãi (Cúc Phương). Thời kì hoạt động Tân kiến tạo - Tân kiến tạo bắt đầu từ kỉ Nêôgen đến Đệ Tứ - Đặc điểm của vận động Tân kiến tạo là: 10 [...]... KHẢO 1 Địatự nhiên Việt Nam, Vũ Tự Lập, NXBGD, 1999 2 Địatự nhiên Việt Nam 2, Đặng Duy Lợi (chủ biên), NXB ĐHSP, 2007 3 Lãnh thổ Việt Nam, Lê Bá Thảo, NXBKHKT, 2000 4 Địa chất Việt Nam, Trần Đức Lương – Nguyễn Xuân Bao (chủ biên), Tổng cục Mỏ và Địa chất xuất bản, Hà Nội, 1988 15 16 Chương 2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM 2.1 ĐỊA HÌNH VIỆT NAM Địa hình... sinh vật Vì vậy địa hình đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên trong không gian, địa hình là một thành phần tự nhiên quan trọng, trên đó diễn ra mọi tác động và quan hệ của tự nhiên cũng như kinh tế xã hội => Khi nghiên cứu tự nhiên một lãnh thổ không thể không nghiên cứu địa hình 2.1.1 Những đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam a Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN * Đồi... người tác động đến địa hình + Hoạt động khai thác mỏ + Hoạt động nông nghiệp + Hoạt động lâm nghiệp + Hoạt động GTVT - Những biến đổi của địa hình tự nhiên và sự thay thế các dạng địa hình nhân tạo, các hệ quả tự nhiên do sự biến đổi này 19 20 2.1.2 Các kiểu địa hình - Kiều địa hình: là tập hợp có quy luật của các dạng địa hình dương và âm lớn nhỏ mà ta nhìn thấy trên thực địa - Các kiểu địa hình được hình... nhiều loại, tuy nhiên hầu hết là mỏ nhỏ có trữ lượng không lớn lắm 14 CÂU HỎI 1 Xác định vị trí địa lí của VN và phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên VN 2 Hình thể dài và hẹp có ảnh hưởng gì đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên VN? 3 Trình bày và phân tích ý nghĩa của các bộ phận lãnh thổ nước ta 4 Chứng minh VN là nước có tính biển lớn nhất trong các nước ĐNÁ lục địa Tính biển... sụt lở - Kiểu này gặp ở BB Nam Định, Bạc Liêu, Cà Mau * Kiểu bờ biển mài mòn - tích tụ Hình thành tại nơi có núi nhô ra biển, nhưng gần đó lại có sông nhiều phù sa, khiến cho chân vách mài mòn có bãi biển tích tụ cát, do hải lưu ven bờ 2.2 KHÍ HẬU VIỆT NAMViệt Nam khí hậu là một nhân tố ngoại lực đặc biệt quan trọng của môi trường địa lí, nó chi phối rất nhiều yếu tố tự nhiên, nó cũng được coi là... nó cũng được coi là nhân tố trội trong sự phân hóa của tự nhiên Vì vậy nghiên cứu khí hậu VN để thấy được tính chất, đặc điểm và sự chi phối của nó đối với cảnh quan trên toàn lãnh thổ 2.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành khí hậu Việt Nam a Vị trí địa * Vị trí địa lý của nước ta - Hệ tọa độ: cực Bắc: 23o22’B cực Tây: 102o10’Đ cực Nam: 8o30’B cực Đông: 109o24’Đ Vậy hệ tọa đã độ đặt nước... trúc địa hình VN + Hướng địa hình ngày nay vẫn thể hiện rõ hướng núi Cổ kiến tạo đó là hướng vòng cung ở những miền rìa nền và hướng TB - ĐN ở những vùng địa tào + Sự thống nhất giữa Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo còn thể hiện trong cấu trúc địa hình và cấu trúc nham thạch Tuy địa hình được nâng theo nhiều hướng, cắt nhau khá phức tạp, nhưng tính chất khối tảng hoặc địa lũy vẫn là tính chất cơ bản của địa. .. tố ngoại mạo nổi bật nhất trong các yếu tố cảnh quan, nhưng địa hình lại là yếu tố bền vững nhất, nó chia phối mạnh mẽ đến tất cả các yếu tố tự nhiên khác, đặc biệt là phân phối lại các điều kiện nhiệt ẩm, từ đó chi phối đến dòng chảy sông ngòi, đến lớp phủ thổ nhưỡng và sinh vật Tuy nhiên địa hình cũng chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên khác như hoạt động bào mòn, xâm thực, rửa trôi bồi tụ... Địa hình còn thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa bằng một lớp phủ thực vật phong phú trên bề mặt của mình - Địa hình VN mang một đặc điểm chung là xâm thực - bồi tụ nhiệt đới ẩm, có sự cân bằng giữa địa hình - nham thạch - khí hậu - thổ nhưỡng - sinh vật Có nhiều kiểu địa hình xâm thực - bồi tụ hoặc bồi tụ - xâm thực d Địa hình VN ngày nay đã chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động KTXH - SV tự. .. ở độ cao địa hình: từ một bề mặt BBN hóa địa hình VN ngày nay gồm có vùng đồi núi, cao nguyên có độ cao TB 500 - 600m, núi cao trên 1000m chiếm hơn 10%, tuy nhiên do biên độ nâng không mạnh lắm và với chế độ nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, quá trình bào mòn rửa trôi mạnh nên chủ yếu là đồi núi thấp, các đai cao ít + Tính chất già được trẻ lại của địa hình VN được thể hiện ở hình thái địa hình: địa hình . quyết: phải học sau các các học phần: Địa lí tự nhiên đại cương (Địa chất, địa hình, khí hậu khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh quyển), Địa lí tự nhiên các lục địa 6. Mục tiêu của học phần - Trang. Hòa ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Dùng cho sinh viên cử nhân địa lí chuyên ngành môi trường) Đà Nẵng năm 2014 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: Địa lí tự nhiên Việt Nam. biển nào có thềm lục địa hẹp thì được kéo dài ra 200 hải lí, nếu nước ven biển có thềm lục địa rộng vượt quá 200 hải lí thì được kéo dài ra không quá 350 hải lí. - Về pháp lí: nước ven biển có

Ngày đăng: 21/06/2014, 01:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan