Khóa luận tốt nghiệp văn học nước ngoài

71 2.1K 2
Khóa luận tốt nghiệp văn học nước ngoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *** TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *** ĐẶNG TUYẾT NHUNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “VỤ ÁN” CỦA FRANZ KAFKA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S. ĐỖ THỊ THẠCH HÀ NỘI - 2010 Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *** TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *** ĐẶNG TUYẾT NHUNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “VỤ ÁN” CỦA FRANZ KAFKA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI HÀ NỘI - 2010 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *** ĐẶNG TUYẾT NHUNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “VỤ ÁN” CỦA FRANZ KAFKA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S. ĐỖ THỊ THẠCH Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *** TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *** ĐẶNG TUYẾT NHUNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “VỤ ÁN” CỦA FRANZ KAFKA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S. ĐỖ THỊ THẠCH HÀ NỘI - 2010 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khoá luận này, người viết đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo ThS. Đỗ Thị Thạch - Giảng viên tổ Văn học nước ngoài, các thầy cô trong tổ, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo hướng dẫn cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận này. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Đặng Tuyết Nhung Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn 3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin khẳng định đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka” là kết quả của riêng mình, đồng thời đề tài này không trùng với kết quả của các tác giả khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Đặng Tuyết Nhung Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn 4 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 6. Phương pháp nghiên cứu 7 7. Đóng góp của khoá luận 8 8. Bố cục của khóa luận 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm 9 1.1.1. Nhân vật 1.1.2. Thế giới nhân vật 1.2.Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học 1.2.1. Nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực 1.2.2. Nhân vật là phương tiện để thể hiện tư tưởng của tác phẩm 12 1.2.3. Nhân vật có chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách con người 1.2.4. Nhân vật đóng vai trò tạo nên mối liên hệ tổng thể trong tác phẩm 1.3.Các yếu tố cơ bản của nhân vật 13 1.3.1. Nhân vật và cách gọi tên 13 1.3.2. Ngôn ngữ của nhân vật 14 1.3.3. Tâm lí của nhân vật 15 1.3.4. Hành động của nhân vật 15 Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn 5 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 1.3.5. Số phận của nhân vật 15 1.4. Các loại hình nhân vật văn học 15 1.4.1. Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học 16 1.4.2. Dựa vào phương diện tư tưởng (quan hệ thuận nghịch với tư tưởng) 1.4.3. Dựa vào thể loại 1.4.4. Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “VỤ ÁN” CỦA FRANZ KAFKA 2.1. Quan niệm nghệ thuật của Franz Kafka về con người 22 2.2. Tính khác thường của thế giới nhân vật 24 2.2.1. Bảng khảo sát 24 2.2.2. Nhân vật khác thường về ngoại hình 28 2.2.3. Nhân vật khác thường về hành động, ứng xử 30 2.3. Phân loại thế giới nhân vật 32 2.3.1. Jôzep K. 32 2.3.2. Những nhân vật còn lại 39 2.4. Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật 42 2.4.1. Nghệ thuật tả 42 2.4.2. Nghệ thuật kể 49 2.4.3. Nghệ thuật đối thoại 53 2.4.4. Nghệ thuật độc thoại 56 2.4.5. Nghệ thuật huyền thoại 57 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn 6 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XX, nền văn học thế giới đã sản sinh ra một dòng văn học hết sức độc đáo với rất nhiều đổi mới, đó là văn học phi lí. Dòng văn học này xuất hiện vào những năm năm mươi trước tiên ở nước Pháp, rồi lan rộng ra toàn châu Âu. Đó là thời kì chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, với những chính sách man rợ của Hít- le, hàng chục triệu sinh linh bị hủy diệt bằng vũ khí hiện đại. Lúc này, cảm giác về sự phi lí của cuộc sống con người được phát triển lên tới đỉnh cao. Văn học phi lí phát triển với nhiều thể loại như: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch Từ những năm 60 của thế kỉ XX, văn học phi lí bắt đầu được nghiên cứu ở cả hai miền Nam- Bắc nước ta. Franz Kafka được đánh giá là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn, là người đi tiên phong, đặt nền móng cho dòng văn học phi lí. Franz Kafka là một hiện tượng đặc biệt của văn học thế kỉ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là sau những năm sáu mươi, hiện tượng Franz Kafka mới rộ lên, tạo ra sự chú ý của đông đảo quần chúng cũng như các nhà phê bình. Nói đến Franz Kafka là nói đến sự phức tạp trong trong cách nhìn nhận và đánh giá với rất nhiều ý kiến khác nhau. Các nhà hiện sinh chủ nghĩa giành ông về phía họ, các nhà chuyên về “thân phận con người” xem ông là một bậc thầy. Một số nhà văn Mác- xít chỉ ra được những yếu tố tích cực trong tiểu thuyết của ông. Có lúc, ông được khen là người cổ vũ cho lương tri con người, có lúc ông bị chê là chỉ chú tâm miêu tả thế giới tiêu cực đen Nhưng có lẽ hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi cho rằng tác phẩm của Franz Kafka chú tâm sâu sắc tới vấn đề thân phận con người và có rất nhiều đóng góp trong việc đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn 7 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Franz Kafka sáng tác không nhiều. Lúc sinh thời ông đã tự tay đốt nhiều bản thảo của mình. Tác phẩm của ông còn lại đến nay chỉ có một số truyện ngắn và ba cuốn tiểu thuyết còn dang dở: “Lâu đài”, “Nước Mĩ” và “Vụ án”. Nhưng khối lượng tác phẩm ít ỏi ấy không hề hạn chế danh tiếng lẫy lừng vào hàng số một của văn hào trong thế kỉ đầy biến động, lo âu và hoài nghi. Tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tác phẩm của Franz Kafka bắt đầu được dịch ra tiếng Việt, được đánh giá ngày càng khách quan hơn, thỏa đáng hơn, thiên về những tích cực, đóng góp của ông nhiều hơn. Tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học sư phạm trong giáo trình “Văn học phương Tây”. Với đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka”, chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn những đổi mới của nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại và những sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng nhân vật của Franz Kafka. Mặt khác, mặc dù tác phẩm của Franz Kafka chưa được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông nhưng có rất nhiều ảnh hưởng đến các nhà văn hiện đại trên thế giới và Việt Nam. Là một sinh viên khoa Ngữ văn của trường Sư phạm, sau này ra giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông, để dạy tốt văn học nước ngoài, thì người giáo viên cần có những kiến thức bổ trợ phong phú giúp cho bài giảng của mình thêm sâu sắc. Vì vậy mà việc tìm hiểu tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka không phải là tác phẩm được đưa vào nhà trường phổ thông nhưng góp phần trang bị cho người giáo viên những hiểu biết sâu sắc hơn về tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Từ những lí do trên đây, người viết đã chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka” để góp phần hiểu thêm về tác phẩm này, đồng thời cũng là tích lũy thêm kiến thức cho việc giảng dạy sau này. Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn 8 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 2. Lịch sử vấn đề Sinh thời, Franz Kafka chỉ in rất ít tác phẩm: trừ một vài bài in trong các tạp chí, chỉ có tập “Chiêm ngưỡng” (1913), “Lời phán quyết” và “Người tài xế” (chính là chương một của “Nước Mĩ” (1913), “Hóa thân” (1915 ), cuối cùng là truyện “Nhà vô địch về nhịn đói” (1924). Nhiều tác phẩm quan trọng của ông chỉ được in sau khi ông đã mất như: “Vụ án” (1925), “Lâu đài”(1926), “Nước Mĩ”( 1927). Tác phẩm của Franz Kafka chỉ được giới thiệu ở nước ngoài và dịch thuật rộng rãi nhất là từ năm 1933. Từ 1939, ông có ảnh hưởng đặc biệt tới phương Tây, bởi như ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu: những năm ấy, thế giới thực tại bắt đầu giống thế giới mà Franz Kafka tạo nên trong tác phẩm của ông. Cũng chính vì thế, lịch sử phê bình Franz Kafka và dường như chỉ phát triển sau khi ông đã mất. Đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi phương Tây dấy lên một chiến dịch xét lại số phận tiểu thuyết, Franz Kafka mới được nhắc đến và chẳng bao lâu đã trở thành nhà văn viết bằng tiếng Đức phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới ở thế kỉ XX. Nói như tác giả Hoàng Trinh trong cuốn “Phương Tây, Văn học và con người”: “Cũng chính trong thời gian này, ông lại bị người ta “xâu xé” nhiều nhất”. Tìm hiểu về Franz Kafka cũng như các tác phẩm của nhà văn này, trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu. Tác giả Môrixơ Blăngsô trong tập tiểu luận “Quyển sách sẽ đến” đã xếp Franz Kafka vào cùng hàng với Frơt, Hutxe, Rinkơ, Hôpmanxthan, Rôbe Muzrin, cho đó là những thiên tài xuất hiện trong xã hội Áo- Hung và “có khả năng viết những tác phẩm cách mạng”. “Cách mạng ở chỗ nhân vật của Kafka vừa tranh luận, vừa bác bỏ. Đối với Jôzep K. trong “Vụ án” chẳng hạn… Anh ta đấu tranh đòi hỏi công lí phải có lôgic, nhưng mặt khác anh lại bác bỏ lôgic và công lí bằng cách nhẫn nhục đón nhận lưỡi dao của tên đao phủ”[15, 33]. Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn 9 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Hecman Brôtxơ trong bài “Phong cách và thời đại huyền thoại” và tập tiểu luận “Sáng tạo văn học và nhận thức” đã nhấn mạnh đến triết lí về huyền thoại trong sáng tác của Franz Kafka. Ông cho rằng: thời đại ngày nay là thời đại văn học hiện đại “quay lưng về với huyền thoại”[15, 34]. theo gương của Jêm Joix và Franz Kafka. Trong cuốn sách “Về một chủ nghĩa hiện thực không bến bờ”, Garôđi có sự đánh giá rất cao về Franz Kafka, nâng Franz Kafka lên thành một mẫu mực, một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực. Natali Xarốt trong tập tiểu luận bàn về nghệ thuật tiểu thuyết “Thời đại nghi ngờ” đã khẳng định: Franz Kafka là “thiên tài” của thời đại chúng ta, là nhà “tiên tri” báo trước kỉ nguyên của “con người phi lí, con người không có sự sống”, Xarốt “kêu gọi nhà văn phải theo gót Kafka đi tìm những miền chưa khám phá của con người để phát hiện cho được “con người phi lí” trong thời đại ngày nay”[15, 34]. Ở Việt Nam, bên cạnh việc dịch thuật các tác phẩm của Franz Kafka cũng có một số khảo luận, công trình nghiên cứu, các bài tiểu luận phê bình về các sáng tác của ông. Cuốn Giáo trình “Văn học phương Tây” do nhiều tác giả (Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Phùng Văn Tửu viết) đã giới thiệu khá kĩ về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Franz Kafka. Về tác phẩm “Vụ án”, cuốn Giáo trình cũng có riêng một chuyên mục viết về kết cấu, điểm nhìn của nhân vật, mối quan hệ với các tác phẩm khác. Tác giả Hoàng Trinh trong cuốn “Phương Tây- văn học và con người” cũng đã dành riêng một mục giới thiệu về nhà văn Franz Kafka và thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông, trong đó có “Vụ án”. Ở đây, tác giả rất chú ý tới những con người trong thế giới “tha hoá”, thế giới “huyền thoại” và vấn đề Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn 10 [...]... 1: Cơ sở lí luận - Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafk Đặng Tuyết Nhung 14 Lớp 32D - Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Khái niệm 1.1.1 Nhân vật văn học Nhân vật là khái niệm không chỉ dùng trong văn chương mà còn được dùng trong nhiều lĩnh vực, có lẽ vì vậy mà trong lịch sử nghiên cứu văn học có rất... trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học Đặng Tuyết Nhung 15 Lớp 32D - Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Như vậy, nhân vật văn học là hiện tượng các cá thể con người hoặc các đồ vật, sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người trong tác phẩm văn học, là cái đã được nhận thức, tái tạo, tìm hiểu bởi nhà văn bằng các phương tiện riêng của nghệ... tìm hiểu thông qua bản dịch “Franz Kafka Tuyển tập tác phẩm” của nhóm tác giả (Nguyễn Văn Dân, Đức Tài, Phùng Văn Tửu, Trương Đăng Dung, Nguyễn Văn Qua, Lê Huy Bắc), xuất bản năm 2003 6 Phương pháp nghiên cứu Đặng Tuyết Nhung 13 Lớp 32D - Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Trong khóa luận này, để làm sáng tỏ vấn đề, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản... sách Văn học phi lí” của Nguyễn Văn Dân đã giới thiệu về Franz Kafka là tác giả tiêu biểu của Văn học phi lí và tác phẩm “Vụ án”: “Chỉ bắt đầu từ Franz Kafka… thì văn học phi lí mới thực sự ra đời Kafka đã làm một cuộc cách tân to lớn trong nghệ thuật văn xuôi Ông trở thành một trong những cây cột trụ vững chãi làm cơ sở cho nền văn học phương Tây hiện đại phát triển, và hơn thế nữa, nhiều nhà văn. .. Lớp 32D - Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 5 Đối tượng- phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, chúng tôi tập trung đi sâu tìm hiểu về nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka 5.2 Phạm vi nghiên cứu Sự nghiệp sáng tác của Franz Kafka có nhiều tác phẩm xuất sắc, song trong phạm vi của khóa luận này, chúng tôi... Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Con người trong văn học chẳng những không gắn với con người thực tại về tâm lí, hành động mà còn có ý nghĩa khái quát tượng trưng Trong “Thế giới nhân vật”, người ta có thể chia thành các kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ, tiêu chí nhất định Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để... Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp thường đa diện, chứa đầy mâu thuẫn và chính những mâu thuẫn đó làm cho tính cách không tĩnh tại mà luôn vận động phát triển, đôi khi làm bất ngờ cho cả người sáng tạo ra nó Cấu trúc của nhân vật tính cách phản ánh một trình độ cao của văn học trong việc khái quát và chiếm lĩnh đời sống Yếu tố nhân vật tính cách có thể tìm thấy trong văn học. .. Anbe 6 Đặng Tuyết Nhung Khóa luận tốt nghiệp x x x x 32 Nhân viên tòa án Nhân viên tòa án Giáo viên Nhân viên ngân hàng Thanh tra Nhân viên ngân hàng Điền chủ Lớp 32D - Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 45 46 47 48 49 50 51 52 K Ecna Chàng thanh niên Ông phó giám đốc ngân hàng Bác gác cổng Luật sư Hun Hàng xóm nhà luật sư Hun Leni Ngài trưởng phòng 6 Khóa luận tốt nghiệp x nhỏ Sinh viên x... xem nhân vật nghĩ gì, nhà văn muốn nói gì về con người và cuộc đời Cùng Đặng Tuyết Nhung 20 Lớp 32D - Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp với các biện pháp nghệ thuật cho thấy hình thức bên ngoài của nhân vật, biện pháp độc thoại nội tâm đã hoàn thiện nhân vật ở mức độ sâu hơn: đó là chiều sâu tâm hồn của nhân vật Đây cũng chính là ưu thế của văn chương so với tất cả các... thống 7 Đóng góp của khoá luận - Về mặt lí luận: khoá luận này góp phần làm sáng tỏ thêm những đặc sắc riêng trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của Franz Kafka - Về mặt thực tiễn: góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu, giúp cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về tác giả Franz Kafka cũng như các tác phẩm của ông 8 Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận của chúng tôi gồm . NGOÀI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S. ĐỖ THỊ THẠCH HÀ NỘI - 2010 Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *** TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN . HỌC Th.S. ĐỖ THỊ THẠCH Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *** TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *** ĐẶNG TUYẾT NHUNG THẾ GIỚI NHÂN. HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *** ĐẶNG TUYẾT NHUNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “VỤ ÁN” CỦA FRANZ KAFKA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S.

Ngày đăng: 20/06/2014, 23:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan