Nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ GIÂM HOM HỒNG TÙNG PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG BẢO TỒN NGUỒN GEN " ppt

8 553 0
Nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ GIÂM HOM HỒNG TÙNG PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG BẢO TỒN NGUỒN GEN " ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KẾT QUẢ GIÂM HOM HỒNG TÙNG PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG BẢO TỒN NGUỒN GEN Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Hồng tùng còn gọi là hoàng đàn giả, có tên khoa học là Dacrydium pierrei Hickel (hoặc Dacrydium elatum), thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae) là loài cây lấy gỗ, có phân bố rải rác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Mặc dù có phân bố khá rộng song không tập trung, lại bị khai thác mạnh để cung cấp gỗ xây dựng và gia dụng nên hồng tùng đã được ghi vào Sách đỏ Việt Nam(1996). Do cây có kích thước lớn (cao đến 25-30 m) và quả nhỏ, tỷ lệ nảy mầm thấp nên rất khó thu hái hạt giống phục vụ cho các nhu cầu trồng rừng. Hiện nay nhiều loài cây gỗ đã được thử nghiệm giâm hom thành công và cây hom một số loài đã được đưa vào gây trồng rừng trên diện rộng như bạch đàn, keo, phi lao (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001). Một số loài cây bản địa quý cũng đã nhân giống thành công bằng hom và bước đầu trồng rừng cây hom có triển vọng như bách xanh, pơ mu, thông đỏ ở Lâm Đồng (Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến, 2002). Hồng tùng cũng đã được chọn là đối tượng thử nghiệm giâm hom và gây trồng rừng bằng cây hom trong vài năm gần đây. I. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu I.1. Vật liệu giâm hom: Hom đầu cành không mang quả của loài hồng tùng (Dacrydium pierrei Hickel) được thu tại Lâm Đồng, cho hai lứa tuổi là 7-8 tuổi và trên 50 tuổi (ước đoán) từ rừng tự nhiên. Thời gian thí nghiệm: tháng 9 năm 2001 đến tháng 2 năm 2002, trên giá thể cát, tại nhà kính và vườn ươm Trung tâm Lâm sinh Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt), thuộc Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam. Do khí hậu quanh năm mát mẻ và nhà kính ổn định nên có thể nghiên cứu nhân giống hom cả năm. I.2. Các thuốc kích thích ra rễ: ba loại thuốc ra rễ được sử dụng là AIA (axit indol axetic), AIB (axit indol butiric) và ANA (axit naphtalen axetic) ở dạng bột với các nồng độ 0,5; 1,0; 1,5 và 2,0%. Đối chứng là các hom không xử lý với các chất kích thích ra rễ nêu trên. II. Kết quả II.1. Kết quả giâm hom cây 7-8 tuổi (thời gian thí nghiệm 9-12/2001) Có thể dễ dàng nhận thấy là hồng tùng có khả năng ra rễ ngay cả khi không có chất kích thích, mặc dù tỷ lệ ra rễ của cây đối chứng chỉ đạt 25%. Các chất kích thích nói chung đã làm tăng đáng kể tỷ lệ ra rễ từ 2,0 đến 3,5 lần trong đó chất AIB cho tỷ lệ cao nhất ở nồng độ 1,5%. Hai chất còn lại là AIA và ANA đều có nhiều công thức cho tỷ lệ ra rễ cao. Hầu hết tỷ lệ ra rễ đều đạt từ 60% trở lên, nghĩa là trên mức yêu cầu để có thể đưa cây hom vào sản xuất lớn phục vụ trồng diện rộng. Về chất lượng bộ rễ, các chất kích thích đều cho bộ rễ tốt hơn: có nhiều rễ hơn và rễ dài hơn. Sai khác giữa các thuốc kích thích và giữa các công thức không lớn song nồng độ 0,5% của cả 3 chất đều cho số rễ thấp nhất và chiều dài rễ ngắn nhất. Bảng 1: Tỷ lệ ra rễ ở các công thức giâm hom Tỷ lệ ra rễ Công thức Nồng độ Số lượng cành giâm Ra rễ Ra mô sẹo Chết (%) N % N % N % Đối chứng 0 20 5 25 10 50 5 25 AIA 0,5 1 1,5 2 20 20 20 20 11 14 16 13 55 70 80 65 5 3 2 3 25 15 10 15 4 3 2 4 20 1 5 10 10 AIB 0,5 1 1,5 2 20 20 20 20 15 17 18 14 75 85 90 70 3 1 1 3 15 5 5 15 2 2 1 3 10 10 5 15 ANA 0,5 1 1,5 2 20 20 20 20 10 13 15 14 50 65 75 70 6 4 3 1 30 20 15 10 4 3 2 4 20 15 10 20 Bảng 2: Chất lượng rễ theo các công thức giâm hom Công thức Nồng độ (%) Số lượng rễ trung bình trên hom Chiều dài rễ dài nhất (cm) §ối chứng 1,4 2,9 ỤAA 0,5 1 1,5 2 2,3 2,8 3,0 2,5 3,7 4,2 5,1 4,0 ỤBA 0,5 1 1,5 2 2,0 2,7 3,0 2,7 3,1 4,3 5,1 4,4 NAA 0,5 1 1,5 2 2,1 2,5 2,6 2,3 3,3 4,1 4,7 4,0 ỤỤ.2. Kết quả giâm hom cây trên 50 tuổi (giâm hom từ 9/2001- 1/2002) Với cùng điều kiện giâm hom song các công thức giâm hom cây lớn tuổi cho thấy tỷ lệ ra rễ có thấp hơn đôi chút. Chất AỤB vẫn là chất cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở hai nồng độ là 1,0 và 1,5%. Hai chất còn lại cũng vẫn cho tỷ lệ ra rễ cao, chỉ có hai nồng độ cho tỷ lệ 50%, còn đều trên 65%. Các chất kích thích đều làm tăng số rễ trên hom và rễ thường dài hơn. Bảng 3: Tỷ lệ ra rễ theo các công thức giâm hom Tỷ lệ ra rễ Ra rễ Ra mô sẹo Chết Công thức Nồng độ (%) Số lượng cành giâm N % N % N % §ối chứng 0 20 4 20 7 35 9 45 ỤAA 0,5 1 1,5 2 20 20 20 20 10 14 15 12 50 70 75 60 4 2 2 3 20 10 10 15 6 4 3 5 30 20 15 25 ỤBA 0,5 20 13 65 3 15 4 20 1 1,5 2 20 20 20 16 17 13 80 85 65 2 1 3 10 10 15 2 2 4 10 10 20 NAA 0,5 1 1,5 2 20 20 20 20 10 13 14 11 50 65 70 65 4 3 2 4 20 15 10 20 6 4 3 5 30 20 15 25 Bảng 4: Chất lượng hom giâm cây 50 tuổi. Công thức Nồng độ (%) Số lượng rễ trung bình trên hom Chiều dài rễ dài nhất (cm) Đối chứng 0 1,4 3,0 IAA 0,5 1 1,5 2 2,4 2,7 3,1 2,6 3,6 4,5 5,2 4,5 IBA 0,5 1 1,5 2 1,9 2,6 3,1 2,5 3,2 4,6 5,2 4,3 NAA 0,5 1 1,5 2 2,0 2,4 2,6 2,3 3,3 4,4 4,5 4,2 III. Kết luận và khuyến nghị. III.1. Kết luận. 1. Hồng tùng là cây dễ ra rễ, ngay cả với cây lớn tuổi không có chất kích thích cũng cho tỷ lệ ra rễ đạt 20%. 2. Ba chất kích thích ra rễ là AIB, AIA và ANA đều có nhiều nồng độ làm tăng đáng kể tỷ lệ ra rễ, có khi tăng tới 3,5 lần so với đối chứng (ở cây non) và 4 lần (ở cây lớn tuổi). Chất AIB có hiệu quả cao nhất trong số ba loại chất đã sử dụng 3. Các chất kích thích ra rễ thường cho bộ rễ có chất lượng hơn, đó là có nhiều rễ hơn và rễ dài hơn. III.2. Khuyến nghị. Hồng tùng là cây được ghi vào Sách đỏ nên cần mau chóng bảo tồn qua bảo vệ tại chỗ hoặc gây trồng rừng mới, do vậy bên cạnh nhân giống bằng hạt thì nhân giống hom là một biện pháp hữu hiệu giúp có đủ nguồn giống cần thiết cho bảo tồn. Hồng tùng khó thu hái hạt và tỷ lệ nảy mầm thấp nên giâm hom là có hiệu quả hơn cả trong việc nhân giống phục vụ trồng rừng bảo tồn cũng như trồng rừng diện lớn hơn sau này khi cần thiết. Tài liệu tham khảo Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 1996. Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 484 pp. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001. Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 120 pp. Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến, 2002. Kết quả nhân giống hom bách xanh, pơ mu, thông đỏ ở Lâm Đồng. TC Nông nghiệp &PTNT, 6/2002, 530-531. Summary Three stimulators namely IAA, IBA and NAA have been used to increase the rooting percentage as well as number of roots per cutting and root length of Dacrydium pierrei cuttings from trees 7-8 and 50 years of age. It is noted that the species can be easily propagated with cuttings with high rooting percentage and this vegetative propagation technique can be used for mass production of planting material serving forest planting for gene conservation. . KẾT QUẢ GIÂM HOM HỒNG TÙNG PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG BẢO TỒN NGUỒN GEN Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Hồng tùng còn gọi là hoàng đàn giả, có tên khoa học. thử nghiệm giâm hom và gây trồng rừng bằng cây hom trong vài năm gần đây. I. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu I.1. Vật liệu giâm hom: Hom đầu cành không mang quả của loài hồng tùng (Dacrydium. mầm thấp nên giâm hom là có hiệu quả hơn cả trong việc nhân giống phục vụ trồng rừng bảo tồn cũng như trồng rừng diện lớn hơn sau này khi cần thiết. Tài liệu tham khảo Bộ Khoa học Công nghệ

Ngày đăng: 20/06/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan