Hãy để sinh viên làm việc và suy nghĩ trong lớp học docx

4 340 0
Hãy để sinh viên làm việc và suy nghĩ trong lớp học docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hãy để sinh viên làm việcsuy nghĩ trong lớp học Giờ học trên lớp thường cô đọng quý báu thường chứa đựng những thông tin quan trọng mà các giáo viên muốn truyền đạt cho sinh viên. Vì sinh viên mới tiếp cận các kiến thức cơ bản hoặc trung cấp trong khi giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình, nên điều quan trọng là giáo viên phải giúp sinh viên nắm rõ những điều mà họ cần học. Với quan niệm này, giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết giảng. Mặc dù thuyết giảng là một phần quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức, nhưng đó không hẳn là phương pháp duy nhất hay tốt nhất để giúp sinh viên nắm bắt thông tin mà giáo viên đang truyền đạt. Nguyên nhân không chỉ vì mức độ tập trung của người nghe thường dịch chuyển từ cao đến thấp trong một giờ học. Hơn thế, việc thuyết giảng gây ra sự thụ động trong suy nghĩ ngay cả đối với những sinh viên giỏi nhất. Các sinh viên phải ghi chú vội vàng không có thời gian để kiểm tra lại, hoặc đặt câu hỏi về một số vấn đề mà họ vừa nghe giảng. Khi giáo viên phải thuyết giảng thì họ nên xem xét những phương pháp kiểm tra hiệu quả để chắc rằng sinh viên đang tiếp thu các khái niệm, chủ đề tổng quát có khả năng phân chia chủ đề đó thành những phần nhỏ hơn. Hơn nữa, giáo viên có thể vận dụng các biện pháp thu hút sự tham gia của sinh viên ngay cả đối với một tiết học ngắn ngủi bằng việc thảo luận hay viết tiểu luận về vấn đề đã được trình bày. Nhiều giáo sư trước đây chỉ dạy theo phương pháp thuyết trình nay đã thường xuyên vận dụng phương pháp dạy học tích cực. Tất nhiên, khái niệm dạy học tích cực đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên các loại tương tác mà chúng ta đã quen thuộc trong các buổi seminar, các hoạt động giảng dạy đối những lớp ít sinh viên vẫn chưa được áp dụng nhiều đối với lớp có nhiều sinh viên. Hiện nay, nhiều giảng viên đang nghiên cứu tìm ra phương pháp hiệu quả để khiến lớp học đông sinh viên trở nên năng động, nhờ đó sinh viên làm việc tích cực hơn so với việc nắm bắt các thông tin quan trọng một cách thụ động trước đây. Thế nào là phương pháp dạy học tích cực? Phương pháp dạy học tích cực đơn giản là giúp sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động từ đó họ suy nghĩ nhận định về các thông tin được trình bày. Khi đó, sinh viên không chỉ đơn giản lắng nghe, mà sẽ phát triển các kỹ năng trong việc nắm bắt khái niệm của các môn chuyên ngành. Họ sẽ phân tích, tổng hợp đánh giá các thông tin trong các buổi thảo luận với những sinh viên khác, qua việc đặt câu hỏi hoặc viết bài tiểu luận. Tóm lại, sinh viên sẽ tham gia vào nhiều hoạt động giúp họ ngẫm nghĩ lại các khái niệm cách vận dụng khái niệm đó. Tùy thuộc vào từng môn chuyên ngành sẽ có nhiều phương pháp thu hút sinh viên tham gia các hoạt động học tập. Đối với bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng phát thảo một vài lĩnh vực mà các bạn có thể vận dụng nhằm đưa ra phương cách hiệu quả để giúp sinh viên chuyển từ cách ghi nhớ thụ động sang mức độ hiểu biết cao hơn. Sự thay đổi trong thuyết giảng: Thuyết giảng tất nhiên là một phương pháp hiệu quả để truyền tải một khối lượng lớn thông tin không dễ dàng nhận biết hoặc quá trình nghiên cứu tìm các thông tin đó không được trình bày. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng việc thuyết giảng không phải bao giờ cũng khuyến khích sinh viên chuyển từ ghi nhớ thông tin thụ động sang mức độ hiểu, phân tích tổng hợp thông tin từ đó có thể vận dụng sáng tạo hơn. Mặc dù, giáo viên có thể dựa vào phương pháp thuyết giảng truyền thống để trao đổi thông tin khái niệm theo quan điểm riêng của mình, từ đó sinh viên hiểu được vấn đề giáo viên trình bày. Nhưng thay vì thuyết giảng suốt năm mươi phút, giáo viên trước hết nên thử bổ sung thêm những câu hỏi hoặc xen vào vài phút thảo luận. Vài giáo viên bắt đầu bài giảng của mình bằng việc yêu cầu sinh viên suy nghĩ về những vấn đề chưa được giải quyết ở các bài trước, hoặc đưa ra một số câu hỏi về bài giảng trước hay bài đọc. Khi đó, giáo viên có thể trình bày những vấn đề thuộc chủ đề của buổi học, phù hợp với trình độ hiểu biết của sinh viên trong khi vẫn bao quát được vấn đề mới. Loại bài tập này đặc biệt hiệu quả khi sinh viên hiểu rằng giáo viên cần sự tham gia của họ vào đầu buổi học. Giáo viên có thể sử dụng một kỹ thuật đơn giản khác để thu hút sự chú ý của sinh viên như ngưng thuyết giảng vài phút từ hai đến ba lần để sinh viên củng cố các ghi chú đưa ra các câu hỏi về những vấn đề mà giáo viên vừa trình bày. Giáo viên phải chắc rằng sinh viên đã hiểu đã ghi chú đầy đủ các vấn đề mà mình trình bày. Tuy nhiên đa số sinh viên cần thời gian để hệ thống lại các ghi chú của mình suy nghĩ về các vấn đề giáo viên trình bày. Vài phút giải lao có thể giúp sinh viên nhận biết các khoảng trống trong các ghi chú của họ hoặc suy nghĩ về một số câu hỏi nảy sinh. Thêm vào đó, giáo viên có thể ngưng vài phút yêu cầu sinh viên làm việc theo từng cặp để hệ thống các ghi chú thảo luận vấn đề chính của bài giảng. Từng nhóm cũng có thể đưa ra các câu hỏi về các vấn đề họ cảm thấy không rõ, những câu hỏi này có thể được giải quyết vào cuối buổi học hoặc được dùng như điểm khởi đầu cho buổi học tiếp theo. Một kỹ thuật hiệu quả cuối cùng là trước khi kết thúc buổi học giáo viên yêu cầu sinh viên gấp tập lại trong vài phút viết lại dàn bài bài giảng của giáo viên trên giấy. Loại bài tập này sẽ giúp sinh viên nhớ lại, củng cố những nét chính của bài giảng ôn tập tốt hơn sau này . Hãy để sinh viên làm việc và suy nghĩ trong lớp học Giờ học trên lớp thường cô đọng và quý báu thường chứa đựng những thông tin quan trọng mà các giáo viên muốn truyền đạt cho sinh viên. . ghi chú của họ hoặc suy nghĩ về một số câu hỏi nảy sinh. Thêm vào đó, giáo viên có thể ngưng vài phút và yêu cầu sinh viên làm việc theo từng cặp để hệ thống các ghi chú và thảo luận vấn đề. những lớp ít sinh viên vẫn chưa được áp dụng nhiều đối với lớp có nhiều sinh viên. Hiện nay, nhiều giảng viên đang nghiên cứu tìm ra phương pháp hiệu quả để khiến lớp học đông sinh viên trở

Ngày đăng: 20/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan