Nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠOTHIẾT BỊ LÀM ĐẤT CHĂM SÓC RỪNG " potx

11 753 1
Nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠOTHIẾT BỊ LÀM ĐẤT CHĂM SÓC RỪNG " potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

395 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠOTHIẾT BỊ LÀM ĐẤT CHĂM SÓC RỪNG Đoàn Văn Thu, Tô Quốc Huy Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trong sản xuất lâm nghiệp, các khâu công việc được thực hiện trong điều kiện địa hình đất đai phức tạp, loài cây và phương thức trồng rừng cũng đa dạng theo từng mục đích kinh doanh khác nhau. Các thiết bị cơ giới sử dụng trong sản xuất phải mang tính chuyên dụng cho từng khâu công việc mới phát huy được hiệu quả. Mẫu cày không lật và cày chảo được nghiên cứu thiết kế chế tạo sử dụng để chăm sóc rừng có những tính năng kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất. Cày không lật được thiết kế theo nguyên lý làm việc của cày ngầm, sử dụng cho những địa hình đất dốc hoặc đất có độ chặt lớn, nhiều đá lẫn. Dàn cày gồm 5 - 7 thân được lắp tại các vị trí thích hợp trên khung cày, có thể điều chỉnh linh động bề rộng làm việc, số thân cày và khoảng cách giữa các thân cày theo yêu cầu của điều kiện sử dụng. Bề rộng làm việc tối đa là 2,2m, độ cày sâu đạt 0,25 đến 0,4m và có thể điều chỉnh độ sâu của từng thân cày ở các vị trí cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật chăm sóc. Năng suất LHM đạt 0,2ha/h, chi phí nhiên liệu từ 9,5 – 10lít/h. Cày có thể liên hợp với máy kéo bánh hơi hoặc máy kéo xích có công suất từ 50 đến 80 mã lực. Đối với địa hình bằng phẳng, độ dốc dưới 5 0 , mẫu cày chảo hai dãy hoạt động khá hiệu quả, năng suất đạt từ 0,40 đến 0,46ha/h, chi phí nhiên liệu từ 7,5 – 8,5lít/h. Các chỉ tiêu chất lượng chăm sóc tốt hơn so với sử dụng dàn cày chảo một dãy. Độ cày sâu tối đa là 0,23m, bề rộng làm việc có thể điều chỉnh được trong khoảng từ 2,0 đến 2,4m theo yêu cầu của kỹ thuật chăm sóc. Dàn cày có thể liên hợp với máy kéo bánh hơi có công suất từ 45 đến 55mã lực. Từ khóa: Cày, chăm sóc rừng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các khâu canh tác trong lâm nghiệp thực hiện trong điều kiện địa hình, đất đai phức tạp, việc sử dụng thiết bị cơ giới thay thế lao động thủ công nhằm cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng là yêu cầu cần thiết. Song, để nâng cao hiệu quả cơ giới trong các khâu sản xuất có tính đặc thù của lâm nghiệp, đòi hỏi các thiết bị cơ giới phải mang tính chuyên dụng cho từng điều kiện sử dụng cụ thể. Những năm gần đây, tại các vùng trồng rừng tập trung như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, khâu làm đất trồng và chăm sóc rừng đã được cơ giới hóa với tỉ lệ khá cao, đạt trên 60%, các chủng loại thiết bị máy móc được đưa vào sử dụng cũng rất đa dạng phong phú. Tuy nhiên, trong thực tế hệ thống thiết bị cơ giới phục vụ trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, các mẫu máy được đưa vào sử dụng hầu hết được thiết kế sử dụng trong nông nghiệp nên hiệu quả thấp. Kết quả nghiên cứu cải tiến thiết bị và công nghệ cơ giới phục vụ trồng rừng đã thiết kế chế tạo được mẫu máy làm đất chăm sóc rừng có tính năng kỹ thuật phù hợp với điều kiện sử dụng, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của sản xuất. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Điều tra khảo sát thu thập số liệu về tính chất, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, 396 - Tổng hợp phân tích đánh giá hệ thống thiết bị và kỹ thuật cơ giới trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đã được áp dụng làm cơ sở xác định yêu cầu công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất. - Phương pháp tính toán thiết kế máy nông nghiệp: + Lập phương án thiết kế, phân tích lựa chọn nguyên lý làm việc, lựa chọn kết cấu và kích thước cơ bản cho thiết bị thiết kế; + Sử dụng lý thuyết tính toán thiết kế máy để tính toán xác định các thông số kỹ thuật của thiết bị; + Sử dụng phương pháp lập mô hình đồng dạng, tính toán lựa chọn kết cấu, hình dáng và kích thước sơ bộ của thiết bị; + Sử dụng phần mềm thiết kế chuyên dụng: Autocad, Inventor để tính toán, vẽ thiết kế, mô phỏng hoạt động của thiết bị nghiên cứu. - Phương pháp khảo nghiệm máy nông nghiệp: + Sử dụng kỹ thuật Sensor có sự hỗ trợ của máy tính với các phần mềm chuyên dụng Dasylab, Excel để đo xác định các thông số và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của LHM khảo nghiệm; + Sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm trong thu thập và xử lý kết quả khảo nghiệm. - Đánh giá thiết bị khảo nghiệm và hoàn thiện mẫu máy. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Công nghệ cơ giới chăm sóc rừng trồng Kết quả nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật chăm sóc rừng, phân tích đánh giá hoạt động thiết bị cơ giới làm đất trong lâm nghiệp (Nguyễn Thanh Quế, Phạm Quý Đôn, (1980), Đoàn Văn Thu, (1996)) đã xác định công nghệ cơ giới khâu chăm sóc rừng cho hai loại địa hình đất đai như sau: Đối với địa hình bằng phẳng, sử dụng cày chảo cày chăm sóc có tác dụng làm tơi xốp đất, diệt trừ cỏ dại cạnh tranh, ít làm tổn hại đến cây rừng trong quá trình cày chăm sóc và có chi phí năng lượng thấp. Đối với địa hình dốc, chăm sóc rừng được thực hiện theo hai công đoạn: phun thuốc diệt cỏ hoặc phát thực toàn diện, sau đó sử dụng cày xới sâu (cày ngầm) cày chăm sóc giữa các hàng cây trồng theo đường đồng mức. 2. Thiết kế, chế tạo cày không lật chăm sóc rừng trồng 2.1 Kết cấu và nguyên lý làm việc của cày không lật Cày không lật được thiết kế lắp sau máy kéo bánh hơi hoặc máy kéo xích qua cơ cấu treo 3 điểm, nâng hạ cưỡng bức nhờ hệ thống điều khiển xy lanh thủy lực. Cày không lật được thiết kế theo nguyên lý làm việc của cày ngầm, sử dụng cho những địa hình đất dốc hoặc đất có độ chặt lớn, nhiều đá lẫn (Nguyễn Điền, Nguyễn Đăng Thân, (1984), Bùi Thanh Hải, Phạm Văn Lộc (9/2003)). Các thân cày lắp với khung đối xứng qua trục dọc của máy kéo và có thể điều chỉnh linh động bề rộng làm việc, độ cày sâu, số thân cày và khoảng cách giữa các thân cày theo yêu cầu của điều kiện sử dụng. Trong qui trình kỹ thuật trồng rừng, khoảng cách giữa các hàng cây phổ biến là 2,5m và 3,0m, do vậy bề rộng làm việc B của cày được lựa chọn là 2,2m; bề rộng phá vỡ đất của một thân cày từ 0,20 đến 0,30m; độ cày sâu h c từ 0,25 đến 0,4m và có thể điều chỉnh độ sâu của từng thân cày ở các vị trí cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật chăm sóc. 397 Hình 1. Sơ đồ hoạt động của cày không lật làm đất chăm sóc rừng 2.2 Tính toán xác định công suất và các thông số kết cấu của cày Trên cơ sở nguyên lý làm việc và các thông số kết cấu được lựa chọn, quá trình tính toán thiết kế đã xác định được các thông số kỹ thuật cơ bản của cày như sau: - Công suất kéo cần thiết: N k = 32kw - Năng suất lý thuyết của LHM cày: W h = 0,20ha/h - Bề rộng làm việc của dàn cày: B = 2,2m - Số thân cày có thể lắp trên dàn cày: n = 5 - 7 thân (tùy thuộc công suất kéo) - Độ cày sâu: h c = 0,25 – 0,40m - Bề rộng mũi cày: b m = 0,10 – 0,12m - Tổng trọng lượng dàn cày: G c = 340kg Bản vẽ kết cấu cày không lật chăm sóc rừng được trình bày trên hình 2. Với yêu cầu công suất và các tính năng kỹ thuật cần thiết, cày không lật có thể liên hợp với máy kéo bánh hơi MTZ 50, MTZ 80, Jonhdeere 55ml hoặc máy kéo xích có công suất tương đương. Hình 2: Kết cấu của cày không lật chăm sóc rừng 398 3 Thiết kế chế tạo cày chảo chăm sóc rừng 3.1 Kết cấu và nguyên lý làm việc của cày chảo chăm sóc rừng Dàn cày được thiết kế lắp sau máy kéo bánh hơi qua cơ cấu treo 3 điểm, nâng hạ cưỡng bức nhờ hệ thống điều khiển xy lanh thủy lực. Để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật chăm sóc rừng, kết cấu dàn cày gồm hai dãy chảo lắp đối xứng với trục dọc của máy kéo, phía trước giữa hai dãy chảo có lắp 1 trụ cày diệp kép, khi làm việc trụ cày diệp kép và hai dãy chảo sẽ xới và vun đất đều cho hai hàng cây. Hình 3. Sơ đồ hoạt động của cày chảo làm đất chăm sóc rừng + Bề rộng làm việc của cày được xác định theo khoảng cách giữa các hàng cây, trong qui trình kỹ thuật trồng rừng, khoảng cách giữa các hàng cây phổ biến là 3,0m. Như vậy bề rộng làm việc của cày được xác định là 2,2m và có thể điều chỉnh được trong phạm vi từ 2,0 ÷ 2,4m cho phù hợp với các cấp tuổi cây rừng khi chăm sóc. Để đảm bảo đất được cày toàn diện, phía trước giữa hai dãy chảo có lắp 1 trụ cày diệp kép, khi làm việc cày diệp kép sẽ xới và lật đất sang hai bên trước hai dãy chảo. Cách bố trí kết cấu này đảm bảo sự ổn định và tự cân bằng cho dàn cày khi làm việc, đồng thời dải đất giữa hai hàng cây được cày toàn diện và vun đều sang hai bên sau một lần đi của LHM. + Độ cày sâu h c : Độ cày sâu thiết kế được lựa chọn là 20cm, đây cũng là độ xới sâu cần thiết theo yêu cầu kỹ thuật chăm sóc rừng. + Khả năng điều chỉnh của dàn cày: Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật làm đất chăm sóc rừng đối với từng loài cây ở các độ tuổi khác nhau, dàn cày thiết kế có khả năng điều chỉnh được các thông số kỹ thuật sau: 1. Điều chỉnh bề rộng làm việc B từ 2,0 đến 2,4m; 2. Độ sâu làm đất h c từ 0,12 đến 0,23m; 3. Góc cắt đất của chảo cho phù hợp với tính chất cơ lý của đất và mức độ vun luống cần thiết; 4. Số lượng và khoảng cách giữa các chảo trên một dãy để đảm bảo độ đồng đều làm đất. Tuy nhiên khả năng điều chỉnh còn phụ thuộc vào công suất của nguồn động lực được sử dụng. 3.2 Tính toán xác định công suất và các thông số kết cấu của cày Quá trình tính toán thiết kế đã xác định được các thông số kỹ thuật cơ bản của máy cày chảo như sau: - Công suất kéo cần thiết: N k = 30kw, - Năng suất lý thuyết của LHM cày: W h = 0.4ha/h - Dàn cày gồm 02 dãy chảo đồng trục lắp đối xứng qua trục dọc và 01 trụ cày diệp kép lắp phía trước giữa hai dãy chảo; - Bề rộng làm việc của dàn cày: B = 2,2m - Số chảo trên một dãy: n = 4 - Các thông số hình học của chảo cày: D = 0,560m, R = 0,382m, độ dày δ = 5mm; + Góc cắt đất của chảo: α = 40 - 45 0 V B = 2,2 m 399 + Góc đặt của chảo: β = 15 -25 0 - Độ cày sâu: h c = 0,20m - Bề rộng làm việc của cày trụ diệp kép: b tr = 0,25m - Tổng trọng lượng dàn cày: G c = 355 kg Hình 4. Kết cấu, thông số của lưỡi cày chảo được thiết kế mới Với yêu cầu công suất và các tính năng kỹ thuật cần thiết của công việc cày chăm sóc rừng, các máy kéo MTZ 50 và Jonh deere 55ml hoặc các máy kéo có công suất và tính năng kỹ thuật tương tự đều có thể liên hợp và làm việc có hiệu quả với cày chảo được thiết kế. Bản vẽ kết cấu cày chảo chăm sóc rừng được trình bày trên hình 5. Hình 5. Kết cấu cày chảo chăm sóc rừng 4. Khảo nghiệm thiết bị làm đất chăm sóc rừng 4.1 Chỉ tiêu và phương án khảo nghiệm 400 - Các thông số và chỉ tiêu cần xác định: + Lực cản cày (P c ); + Năng suất LHM: W h (ha/h); + Chi phí nhiên liệu giờ G h (lít/h) + Các chỉ tiêu về chất lượng làm đất: Bề rộng đất được cày b tb (m), độ tơi, xốp (%), độ sâu cày h c (cm), độ vùi lấp cỏ dại (%). - Các phương án thí nghiệm đối với cày không lật (PA i ): + PA 1: cày 5 thân, độ sâu h c = 25 - 30cm, bề rộng mũi cày b m = 10cm + PA 2: cày 3 thân, độ sâu h c = 35cm, bề rộng mũi cày b m = 12cm + PA 3: cày 4 thân, độ sâu h c = 35cm, bề rộng mũi cày b m = 12cm + PA 4: cày 5 thân, độ sâu h c = 30 - 35cm, bề rộng mũi cày b m = 12cm. * Các phương án thí nghiệm đối với cày chảo: + PA 1: Thí nghiệm với bề rộng B = 2,2 m, độ sâu h c = 5 - 9 cm, góc nghiêng của chảo so với phương tiến của máy kéo một góc α = 55 0 + PA 2: Thí nghiệm với bề rộng B = 2 m, độ sâu h c = 10 - 12cm, góc nghiêng của chảo so với phương tiến của máy kéo một góc α = 50 0 + PA 3: Thí nghiệm với bề rộng B = 1,9 m, độ sâu h c = 13 -17cm, góc nghiêng của chảo so với phương tiến của máy kéo một góc α = 45 0 Mỗi phương án được thực hiện với 2 cấp số truyền: Số 1, 2 4.2 Kết quả khảo nghiệm * Kết quả khảo nghiệm cày không lật - Khảo nghiệm tại vùng Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai) Cày không lật được khảo nghiệm trên hiện trường rừng trồng Bạch đàn 1 năm tuổi và 2 năm tuổi tại Gia Lai, địa hình có độ dốc từ 8 - 12 0 , đất có độ ẩm 35%. Bảng 1. Năng suất và chi phí nhiên liệu cày không lật làm đất chăm sóc rừng trồng tại Gia Lai TT Phương án khảo nghiệm Diện tích cày (ha) Thời gian tác nghiệp (giờ) Năng suất (ha/giờ) Chi phí nhiên liệu (lít/giờ) Ghi chú I. Độ dốc < 5 0 1 PA1 1,3 5 0,26 9,0 2 PA2 1,2 5 0,24 9,0 3 PA3 1,0 5 0,20 10,0 II. Độ dốc: 5 - 10 0 1 PA1 1,1 5 0,22 10,2 2 PA2 0,98 5 0,19 9,8 3 PA3 0,96 5 0,19 10,4 Bảng 2. Tổng hợp các chỉ tiêu về chất lượng chăm sóc rừng trồng của cày không lật tại Gia Lai TT Phương án khảo nghiệm Độ sâu TB h c (m) Bề rộng b tb (m) Độ tơi xốp (%) Tỉ lệ cây bị hư hại (%) Ghi chú 401 I. Độ dốc < 5 0 1 PA1 0,32 0,24 42 0,0 2 PA2 0,39 0,25 43 0,0 3 PA3 0,36 0,25 42 0,0 II. Độ dốc: 5 - 10 0 1 PA1 0,25 0,22 42 1,0 2 PA2 0,35 0,25 43 0,5 3 PA3 0,33 0,24 43 1,2 - Khảo nghiệm tại vùng Đông Nam Bộ: (tỉnh Bình Dương) Hiện trường khảo nghiệm là mô hình rừng trồng Keo lai 1 - 2 tuổi, độ dốc dưới 5 0 và từ 5 0 - 10 0 , độ ẩm của đất là 30%. Bảng 3. Năng suất và chi phí nhiên liệu cày không lật làm đất chăm sóc rừng trồng tại Bình Dương TT Phương án khảo nghiệm Diện tích cày (ha) Thời gian tác nghiệp (giờ) Năng suất (ha/giờ) Chi phí nhiên liệu (lít/giờ) Ghi chú I. Độ dốc < 5 0 1 PA1 1,20 5 0,24 9,5 2 PA2 1,00 5 0,20 9,0 3 PA3 0,96 5 0,19 10,5 II. Độ dốc: 5 - 10 0 1 PA1 1,10 5 0,22 10,3 2 PA2 0,95 5 0,19 10,8 3 PA3 0,92 5 0,18 11,4 Bảng 4. Tổng hợp các chỉ tiêu về chất lượng chăm sóc rừng của cày không lật tại Bình Dương TT Phương án khảo nghiệm Độ sâu TB h c (m) Bề rộng b tb (m) Độ tơi xốp (%) Tỉ lệ cây bị hư hại (%) Ghi chú I. Độ dốc < 5 0 1 PA1 0,27 0,24 42 0,0 2 PA2 0,39 0,25 44 0,0 3 PA3 0,36 0,25 45 0,0 II. Độ dốc: 5 - 10 0 1 PA1 0,25 0,22 42 0,4 2 PA2 0,37 0,25 43 0,0 3 PA3 0,35 0,24 43 0,5 Một số hình ảnh lắp đặt và khảo nghịêm cày không lật chăm sóc rừng được trình bày trên hình 6. 402 Hình 6. Một số hình ảnh lắp đặt và khảo nghiệm cày không lật * Kết quả khảo nghiệm cày chảo - Tại vùng Tây Nguyên: Hiện trường khảo nghiệm là mô hình rừng trồng Bạch đàn, Keo lai 2 - 3 tuổi, độ dốc dưới 5 0 và từ 5 0 - 10 0 , độ ẩm của đất là 35-45%. Liên hợp cày chảo 2 dãy lắp sau máy kéo Johndeere công suất 55 mã lực. Bảng 5. Năng suất và chi phí nhiên liệu cày chảo 2 dãy làm đất chăm sóc rừng tại Gia Lai TT Phương án khảo nghiệm Diện tích cày (ha) Thời gian tác nghiệp (giờ) Năng suất (ha/giờ) Chi phí nhiên liệu (lít/giờ) Ghi chú I. Độ dốc < 5 0 1 PA1 2,30 5 0,460 7,50 2 PA2 1,30 3 0,433 7,86 3 PA3 1,10 3 0,360 8,20 II. Độ dốc: 5 - 10 0 1 PA1 1,90 5 0,380 8,85 2 PA2 1,10 3 0.333 9,16 3 PA3 0,89 3 0,297 9,48 Bảng 6. Tổng hợp các chỉ tiêu về chất lượng làm đất chăm sóc rừng bằng cày chảo 2 dãy tại Gia Lai TT Phương án khảo nghiệm Độ sâu TB h c (m) Bề rộng B tb (m) Độ tơi xốp (%) Tỉ lệ cây bị hư hại (%) Tỉ lệ vùi lấp cỏ dại (%) I. Độ dốc < 5 0 1 PA1 0,082 2,20 75 0,0 90-95 2 PA2 0,106 2,00 60 0,0 80-87 3 PA3 0,158 1,90 57 0,0 72-75 II. Độ dốc: 5 - 10 0 1 PA1 0,065 2,16 68 1,3 80-85 2 PA2 0,092 1,88 52 0,8 66-75 3 PA3 0,147 1,82 46 0,6 60-65 - Tại Đông Nam Bộ: Hiện trường khảo nghiệm là mô hình rừng trồng, Keo lai 2 - 2,5 tuổi, độ dốc dưới 5 0 và từ 5 0 - 10 0 , độ ẩm của đất là 30%. Bảng 7. Năng suất và chi phí nhiên liệu cày chảo 2 dãy làm đất 403 chăm sóc rừng tại Bình Dương TT Phương án khảo nghiệm Diện tích cày (ha) Thời gian tác nghiệp (giờ) Năng suất (ha/giờ) Chi phí nhiên liệu (lít/giờ) Ghi chú I. Độ dốc < 5 0 1 PA1 2,40 5 0,480 7,52 2 PA2 1,35 3 0,450 7,95 3 PA3 1,26 3 0,420 8,36 II. Độ dốc: 5 - 10 0 1 PA1 2,07 5 0,414 8,25 2 PA2 1,14 3 0,380 8,77 3 PA3 1,04 3 0,346 9,62 Bảng 8. Tổng hợp các chỉ tiêu về chất lượng chăm sóc rừng bằng cày chảo 2 dãy tại Bình Dương TT Phương án khảo nghiệm Độ sâu TB h c (m) Bề rộng B tb (m) Độ tơi xốp (%) Tỉ lệ cây bị hư hại (%) Tỉ lệ vùi lấp cỏ dại (%) I. Độ dốc < 5 0 1 PA1 0,085 2,20 80 0,0 95-97 2 PA2 0,112 2,00 69 0,0 90 3 PA3 0,164 1,90 65 0,0 75-80 II. Độ dốc: 5 - 10 0 1 PA1 0,070 2,10 77 1,2 85-90 2 PA2 0,105 1,95 60 0,5 80 3 PA3 0,152 1,88 55 0,3 60-70 Một số hình ảnh khảo nghịêm cày không lật chăm sóc rừng được trình bày trên hình 7. Hình 7: Một số hình ảnh khảo nghiệm cày chảo chăm sóc rừng tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ 4.3 Phân tích kết quả khảo nghiệm và nhận xét 404 - Dàn cày chảo và cày không lật được thiết kế chế tạo có thể lắp đặt dễ dàng sau máy kéo MTZ 50, 80 và Jonhdeere qua cơ cấu treo ba điểm. LHM làm việc ổn định, các chi tiết, bộ phận của cày đảm bảo độ bền trong suốt quá trình khảo nghiệm. - Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các chỉ tiêu năng suất và chi phí nhiên liệu đạt yêu cầu so với thiết kế. Tại vùng Đông Nam Bộ, địa hình khảo nghiệm bằng phẳng hơn, đất có thành phần cơ giới nhẹ hơn nên năng suất LHM cao hơn so với vùng Tây Nguyên. - LHM cày không lật làm việc ổn định trên địa hình có độ dốc từ 8 – 12 0 , đất được xới đều trên diện tích giữa hai hàng cây, độ tơi xốp của rạch cày đạt trên 40%. Đặc biệt hai thân cày được bố trí trùng với hai vết bánh máy kéo đã khắc phục được nhược điểm đất bị nén chặt tại các vết bánh xe máy kéo khi tác nghiệp. - LHM cày chảo làm việc rất hiệu quả trên địa hình độ dốc dưới 5 0 , đất được xới toàn diện vun đề cho hai hàng cây, tỉ lệ cỏ dại được vùi lấp cao và có thể kết hợp bón phân khi cày chăm sóc. Khi làm việc trên hiện trường có độ dốc từ 8 – 10 0 , dàn cày đi lệch về phía chân dốc, đặc biệt ở các thời điểm đất có độ ẩm cao trên 40% LHM có hiện tượng trượt, độ ổn định của LHM thấp, các chỉ tiêu chất lượng và năng suất giảm, chi phí nhiên liệu tăng. IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận - Cày chảo 2 dãy và cày không lật được thiết kế, chế tạo đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, kết cấu kiểu dáng phù hợp, lắp đặt dễ dàng với máy kéo qua cơ cấu treo 3 điểm. LHM cày có khả năng điều chỉnh bề rộng làm việc, độ sâu cày, góc nâng và cắt đất cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu kỹ thuật chăm sóc. LHM có thể xới chăm sóc toàn diện giữa hai hàng cây sau một lượt đi. - Kết quả khảo nghiệm đã xác định được các chỉ tiêu về chi phí năng lượng, nhiên liệu, năng suất làm việc và chất lượng chăm sóc rừng của từng phương án thí nghiệm. Các chỉ tiêu này đều nằm trong giới hạn cho phép và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. 2. Khuyến nghị - Tiếp tục khảo nghiệm trong sản xuất để xác định đầy đủ hơn các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của máy, khẳng định những ưu việt và phát hiện những bất cập để bổ sung hoàn chỉnh mẫu máy. - Nghiên cứu khảo sát để xác định các thông số làm việc tối ưu của LHM cày để nâng cao hiệu quả sử dụng. - Không nên sử dụng LHM cày chảo chăm sóc rừng trên địa hình có độ dốc trên 8 0 và độ ẩm của đất trên 40%, đối với địa hình có độ dốc trên 5 0 chỉ được cày chăm sóc giữa hàng cây theo đường đồng mức để hạn chế rửa trôi xói mòn đất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Điền, Nguyễn Đăng Thân, 1984. Đặc điểm địa hình và tính chất cơ lý của đất nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Đoàn Văn Điện, 1992. Nghiên cứu qui trình và công cụ làm đất vụ lúa hè thu đồng bằng sông Cửu Long theo phương pháp làm đất cày không lật, Luận án TS. TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Thanh Quế, Phạm Quý Đôn, 1980. Nghiên cứu áp dụng cơ giới hoá trồng rừng theo phương thức Nông- Lâm kết hợp ở địa bàn Gia Lai - Kon Tum -Tây Nguyên. Viện Lâm nghiệp - Bộ Lâm nghiệp - Hà Nội. [...]...Bùi Thanh Hải, Phạm Văn Lộc, 2003 Cày lật, xới sâu phục vụ cây trồng cạn, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đoàn Văn Thu, 1996 Nghiên cứu một số tính chất sử dụng của liên hợp máy cày đất trồng rừng ở tỉnh Vĩnh Phú Luận án Thạc sỹ KHKT – Hà Nội RESEARCH RESULTS OF DESIGN AND MANUFACTURE OF EQUIPMENTS FOR SITE PREPARATION AND FOREST TENDING Doan Van Thu, To Quoc . lý kết quả khảo nghiệm. - Đánh giá thiết bị khảo nghiệm và hoàn thiện mẫu máy. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Công nghệ cơ giới chăm sóc rừng trồng Kết quả nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật chăm sóc. Hình 2: Kết cấu của cày không lật chăm sóc rừng 398 3 Thiết kế chế tạo cày chảo chăm sóc rừng 3.1 Kết cấu và nguyên lý làm việc của cày chảo chăm sóc rừng Dàn cày được thiết kế lắp sau. cày chảo được thiết kế. Bản vẽ kết cấu cày chảo chăm sóc rừng được trình bày trên hình 5. Hình 5. Kết cấu cày chảo chăm sóc rừng 4. Khảo nghiệm thiết bị làm đất chăm sóc rừng 4.1 Chỉ

Ngày đăng: 20/06/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan