Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học 10

45 2.5K 16
Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến “Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học 10” để nghiên cứu và xây dựng thực tiễn trong dạy học có nội dung gắn với thực tiễn nhằm góp phần xây dựng nguồn tư liệu cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học Hóa học THPT, nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước đề ra “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

(1) (1) (1) (1) (1) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : TRƯỜNG THPT TRẤN BIÊN Mã số : SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 Người thực hiện: Th.S Ngô Ngọc Minh Châu Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Có đính kèm: Phim ảnh Đồng Nai - 2013 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên : Ngô Ngọc Minh Châu. 2. Ngày tháng năm sinh : 19.07.1982. 3. Giới tính : Nữ. 4. Địa chỉ : 391/1-KP2 -Tổ 13- Phường Bình Đa - TP. Biên Hòa - Đồng Nai. 5. Điện thoại cơ quan : 0613.894355; ĐTDĐ : 09.888.666.02. 6. E-mail: minhchau_hoa@yahoo.com. 7. Chức vụ hiện nay : Tổ trưởng. 8. Đơn vị công tác : Trường THPT Trấn Biên – Biên Hòa – Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Thạc sĩ. - Năm nhận bằng : 2013. - Chuyên ngành đào tạo : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học. - Nơi đào tạo : Trường ĐH Sư Phạm TPHCM. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy. - Số năm kinh nghiệm : 09. - Một số đề tài nghiên cứu khoa học : o Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học trung học phổ thông (Luận văn thạc sĩ - 2012). o Phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn cuộc sống (Dự án dự thi cấp Bộ “Dạy học theo chủ đề tích hợp” - 2012). MỤC LỤC Trang phụ bìa Sơ lược lý lịch khoa học Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2 1.2 Tình huống dạy học 3 1.2.1 Khái niệm tình huống dạy học 3 1.2.2 Tiêu chuẩn của một tình huống tốt 4 1.3 Dạy học tình huống 4 1.3.1 Khái niệm dạy học tình huống 4 1.3.2 Ưu điểm của dạy học tình huống 4 1.3.3 Nhược điểm của dạy học tình huống 5 1.3.4 Cơ hội của dạy học tình huống 6 1.3.5 Thách thức đối với dạy học tình huống 6 Chương 2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 8 2.1 Nguyên tắc thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học 8 2.2 Quy trình thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học 8 2.3 Hệ thống tình huống gắn với thực tiễn môn Hóa học lớp 10 9 2.4 Một số bài lên lớp có sử dụng tình huống đã thiết kế 25 2.4.1 Giáo án bài “Oxi - Ozon” - Lớp 10 25 2.4.2 Giáo án bài “Hiđrosunfua -Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit” - Lớp10 . 32 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế chung của thời đại, thu hút sự quan tâm của đông đảo các quốc gia và trở thành vấn đề thời sự của cả thế giới. Khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thứctính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học. Trong xu thế đó, mỗi quốc gia cần tự tìm một hướng đi thích hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của quốc gia mình để tồn tại và phát triển. Nhận thức rõ yêu cầu khách quan trước tình hình mới, phát triển giáo dục là một trong những mục tiêu quốc sách hàng đầu được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và chú trọng. Tại điều 24.2, Luật Giáo dục: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" [8]. Tuy nhiên, việc dạyhọc hóa học trong trường phổ thông hiện nay giáo viên mới chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh mà chưa thực sự tạo được mối liên hệ giữa kiến thức khoa học và kiến thức thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề liên quan đến hóa học trong đời sống và sản xuất của giáo viên cũng như học sinh. Từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học 10” để nghiên cứu và xây dựng một số tình huống có nội dung gắn với thực tiễn nhằm góp phần xây dựng nguồn tư liệu cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học hóa học THPT, nâng cao chất lượng dạyhọc phù hợp với mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước đề ra “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”[8]. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Năm 1870, Christopher Columbus Langdell là người khởi xướng và sử dụng các tình huống trong giảng dạy về quản trị kinh doanh tại Đại học kinh doanh Havard. Đây là phương tiện đột phá khỏi cái hệ thống đọc - nghe - ghi chép truyền thống của giáo dục kinh viện với tác dụng rõ rệt là sinh viên có thể trao đổi, phản biện, tích cực tham gia vào bài giảng. Năm 1921, quyển sách đầu tiên về tình huống ra đời, tác giả cuốn sách Copeland đã nhìn thấy tầm quan trọng và tác dụng to lớn của việc áp dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy quản trị nên đã nỗ lực phổ biến phương pháp giảng dạy này trong toàn trường. Phương pháp này sau đó dần dần đã được áp dụng phổ biến trong hầu hết các ngành nghề đào tạo như y dược, luật, hàng không, và trong các trường học ở tất cả các cấp bậc đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học. Không chỉ trong lĩnh vực giảng dạy kinh doanh mà cả trong y học, phương pháp tình huống cũng đã được đưa vào giảng dạy tương đối sớm. Ở Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn ra một quá trình cải cách tương đối toàn diện trong giáo dục. Một trong những vấn đề trọng tâm của cải cách là nhu cầu đưa vào sử dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại và phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo dạy học. Mặc dù được áp dụng từ khá lâu đời ở các nước phát triển trên thế giới; song phương pháp dạy học tình huống vẫn là phương pháp khá mới đối với Việt Nam. Vì vậy phương pháp này đang được kỳ vọng sẽ đem đến một luồng gió mới cho mối quan hệ dạy - học giữa giáo viên và học sinh để đưa những kiến thức khoa học khô khan trở nên gần gũi với học sinh hơn và tăng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Phương pháp dạy học tình huống được nhiều tác giả nghiên cứu và áp dụng trong giảng dạy ở các lĩnh vực như : - Quản trị kinh doanh với những tác giả như: Nguyễn Hữu Lam (2003), Vũ Từ Huy (2003), Ngô Quí Nhâm, Vũ Thế Dũng (2007), Nguyễn Thị Lan (2006), Nguyễn Quang Vinh (2008)… - Luật học: với tác giả Vũ Thị Thúy (2010),… - Giáo dục học với các tác giả như: Lê Thị Thanh Chung (1999), Nguyễn Thị Phương Hoa (2010)… 1.2 Tình huống dạy học 1.2.1 Khái niệm tình huống dạy học [10] 1.2.1.1 Khái niệm tình huống Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyết ”. Theo Boehrer (1995) thì: “Tình huống là một câu chuyện, có cốt truyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học” [23]. 1.2.1.2 Khái niệm tình huống dạy học Theo PGS.TS Phan Trọng Ngọ thì “Tình huống dạy họctình huống trong đó có sự ủy thác của người giáo viên. Sự ủy thác này chính là quá trình người giáo viên đưa ra những nội dung cần truyền thụ vào trong các sự kiện tình huống và cấu trúc các sự kiện tình huống sao cho phù hợp với logic sư phạm, để khi người học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học” [10]. Tuy nhiên, một tình huống thông thường chưa phải là tình huống dạy học. Để một tình huống thông thường trở thành tình huống dạy học khi có sự ủy thác của giáo viên và được giáo viên sử dụng với dụng ý tạo ra môi trường làm việc cho người học [10]. Tình huống không phải là những trường hợp bất kỳ trong thực tế mà là những tình huống đã được điều chỉnh, nghiên cứu kỹ lưỡng để mang tính điển hình và phục vụ tốt cho mục đích và mục tiêu giáo dục, tức là giúp cho người học có thể hiểu và vận dụng tri thức cũng như rèn luyện được các kỹ năng và kỹ xảo. Tình huống được sử dụng để khuyến khích người học phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó, từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế. Tình huống yêu cầu người đọc phải từng bước nhập vai người ra quyết định cụ thể. 1.2.2 Tiêu chuẩn của một tình huống tốt [5] Một tình huống dạy học tốt phải chịu sự tác động của cả 2 yếu tố : Nội dung và hình thức trình bày.  Về nội dung tình huống: - Chứa đựng vấn đề mang tính giáo dục, phù hợp với trọng tâm bài học. - Phù hợp với trình độ, nhu cầu tâm sinh lý của người học. - Có chứa đựng mâu thuẫn, có tính thúc ép, kích thích người học đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề. - Nội dung tình huốngtính thời sự hoặc gần gũi với người học.  Về hình thức trình bày: - Có sự đa dạng trong việc giới thiệu và giải quyết tình huống. - Các chi tiết trong tình huống được sắp xếp logic, hợp lý. - Cách hành văn cần ngắn gọn, súc tích, mạch lạc để tránh gây nhiễu cho người học khi giải quyết vấn đề. 1.3 Dạy học tình huống 1.3.1 Khái niệm dạy học tình huống [3],[5],[10]] Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều : “Dạy học tình huống là một PPDH được tổ chức theo những tình huốngthực của cuộc sống, trong đó người học được kiến tạo tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học tập”[3]. Theo TS. Nguyễn Văn Cường : “Dạy học tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập”[10]. 1.3.2 Ưu điểm của dạy học tình huống [3],[5],[10] - Dạy học tình huống giúp người học dễ hiểu và dễ nhớ những vấn đề lý thuyết phức tạp. - Gắn nội dung dạy học với thực tiễn cuộc sống. - Dạy học tình huống góp phần nâng cao tính chủ động, sáng tạo của người học. - Dạy học tình huống góp phần gây hứng thú học tập thông qua quá trình tư duy, tranh luận tích cực với các thành viên khác. - Dạy học tình huống góp phần nâng cao năng lực hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông. - Dạy học tình huống giúp cho giảng viên tiếp thu được những kinh nghiệm và giải pháp mới từ phía người học để làm phong phú bài giảng và vốn sống của bản thân để từ đó có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình huống và có những điều chỉnh nội dung tình huống sao cho phù hợp. - Cung cấp môi trường sư phạm lí tưởng cho người học qua việc tổ chức các hoạt động học tập của mình và phát triển khả năng thích ứng của bản thân trong việc giải quyết các tình huống học tập cũng như trong cuộc sống. - Dạy học tình huống giúp cho việc liên kết các lí thuyết rời rạc của một môn học hoặc nhiều môn học khác nhau. 1.3.3 Nhược điểm của dạy học tình huống [3],[10] - Dạy học tình huống làm gia tăng khối lượng làm việc của giáo viên. - Dạy học tình huống đòi hỏi giáo viên phải luôn đổi mới, cập nhật các thông tin, kiến thức và kỹ năng mới. - Dạy học tình huống đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị các phương án giải quyết để tìm ra phương án tối ưu. - Dạy học tình huống đòi hỏi giáo viên hiểu rõ các tính chất của học sinh và các yếu tố tác động để có sự phối hợp nhuần nhuyễn và cân đối các phương pháp truyền thống. - Dạy học tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích học sinh thảo luận, nhận xét, phản biện. Đây là sự thách thức lớn đối với giáo viên. - Dạy học tình huống đòi hỏi người họctính năng động, sự say mê, yêu thích kiến thức và khả năng tư duy độc lập cao.Tuy nhiên do đã quá quen thuộc với cách tiếp thu kiến thức thụ động nên khi chuyển qua phương pháp mới thì một bộ phận học sinh khó thích ứng được. - Dạy học tình huống tốn nhiều thời gian của người học. 1.3.4 Cơ hội của dạy học tình huống Làn sóng đổi mới PPDH đang diễn ra trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan giáo dục từ trung ương đến địa phương. Đây là niềm khuyến khích, động viên to lớn để giáo viên có thể tiếp cận được các PPDH hiện đại, tích cực thông qua các chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức. Trước đây, việc nghiên cứu và xây dựng tình huống gặp nhiều khó khăn do sự thiếu thốn về tư liệu và tài liệu tham khảo. Hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin như internet, ti vi, sách điện tử, báo điện tử, các phần mềm dạy học,… là nguồn cung cấp thông tin phong phú cho giáo viên thiết kế những tình huống hay, hấp dẫn và mang tính thời sự. Người học ngày càng có cơ hội tiếp cận với các PPDH hiện đại nên khả năng thích ứng và tiếp cận với các PPDH mới sẽ dễ dàng và nhanh chóng. Đây là một trong những thuận lợi ban đầu khi tiến hành dạy học tình huống. 1.3.5 Thách thức đối với dạy học tình huống Dạy học tình huống không phải là chìa khoá vạn năng trong giảng dạy. Những thách thức khi vận dụng dạy học tình huống vào trong dạy học bao gồm cả các yếu tố chủ quan (giáo viên và học sinh) và các yếu tố khách quan (môi trường, điều kiện vật chất) như: - Dạy học tình huống là PPDH đòi hỏi cả người học và người dạy phải có những kiến thức, kỹ năng nhất định. Nếu người học và người dạy không được rèn luyện thường xuyên sẽ khó đạt được hiệu quả cao trong dạy học. - Tâm lý ngại đổi mới, ngại áp dụng những phương pháp mới thay cho những phương pháp giảng bài truyền thống hoặc giáo viên sợ tốn thời gian, công sức. - Việc sử dụng dạy học tình huống quá liều sẽ làm giảm sự tiếp thu các tri thức lý thuyết và làm người học lầm tưởng rằng thực tế luôn luôn sẽ diễn ra đúng như tình huống cụ thể được học. - Không phải nội dung dạy học nào cũng có thể áp dụng được dạy học tình huống mà giáo viên phải cân nhắc, chọn lựa nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu dạy học. - Môi trường dạy học, điều kiện cơ sở vật chất, qui mô lớp học, sự hợp tác của các tổ chức xã hội khác… là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Nếu lớp học quá đông người, giáo viên khó quản lý lớp học hiệu quả hoặc ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn sẽ khó có điều kiện cho học sinh tiếp cận với dạy học tình huống. [...]... THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 2.1 Nguyên tắc thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học  Đảm bảo tính chính xác, khoa học  Đảm bảo tính thực tiễn  Đảm bảo tính trọng tâm  Đảm bảo tính logic, ngắn gọn  Đảm bảo tính giáo dục  Đảm bảo tính sư phạm  Kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo của người học 2.2 Quy trình thiết kế hệ thống. .. trình thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học Tình huống dạy học là một vấn đề cần phải được giải quyết Điều đầu tiên cần phải nhớ khi thiết kế tình huốngtình huống phải chứa đựng vấn đề để người học giải quyết Các tình huống phải có đủ thông tin mà trong đó người học có thể hiểu vấn đề đó là gì và sau khi suy nghĩ, phân tích thông tin thì người học có thể đề xuất phương... : Thiết kế tình huống  Bước 8 : Hoàn thiện tình huống 2.3 Hệ thống tình huống gắn với thực tiễn môn Hóa học lớp 10 Bảng 2.1 Hệ thống tình huống gắn với thực tiễn môn Hóa học lớp 10 STT Tên tình huống Bài học được áp dụng 1 Vì sao bom nguyên tử có tính hủy diệt? Bài 2: Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học - Đồng vị Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường (Lớp 12) 2 3 Hoạt động của đèn halogen Dung dịch... khi thiết kế tình huống gắn với thực tiễn :  Bước 1 : Xác định mục tiêu và nội dung bài học  Bước 2 : Thiết lập hệ thống câu hỏi cần nghiên cứu  Bước 3 : Lựa chọn chính xác vấn đề để xây dựng tình huống  Bước 4 : Thu thập dữ liệu  Bước 5 : Đánh giá và phân tích dữ liệu  Bước 6 : Lựa chọn hình thức và kỹ thuật thiết kế  Bước 7 : Thiết kế tình huống  Bước 8 : Hoàn thiện tình huống 2.3 Hệ thống tình. ..  O2 + [O] 2.3.1 .10 Tình huống 10 : THU GOM THỦY NGÂN HS xem đoạn video clip “Thu gom thủy ngân” Nhiệt kế là một dụng cụ quen thuộc trong tủ thuốc gia đình Tuy nhiên, nhiệt kế rất dễ vỡ, đặc biệt khi vỡ chất thủy ngân trong nhiệt kế sẽ tràn ra ngoài và đây là một chất độc cực mạnh, có thể gây ngộ độc cho mọi người Nêu cách xử trí khi bị vỡ nhiệt kế Tại sao khi chúng ta làm vỡ nhiệt kế thủy ngân lại... của Oxi - GV yêu cầu HS nghiên cứu - Nhu cầu thở, hô hấp trong đời sống con SGK và liên hệ với thực tế, cho biết người và động vật ứng dụng của oxi trong đời sống, trong công nghiệp - Sử dụng trong công nghiệp, y học, vũ trụ Tình huống 7: BÍ MẬT CỦA BÌNH DƯỠNG KHÍ (Xem nội dung ở trang 53) * Hoạt động 9: Tìm hiểu các cách điều chế oxi V Điều chế 1 Trong phòng thí nghiệm - GV yêu cầu HS viết các PTPU HS... trường  có ý thức bảo vệ môi trường - Sự ảnh hưởng của SO2 tới sức khỏe và môi trường 4 Trọng tâm bài - Tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử) - Các dạng bài tập giữa oxit axit và bazơ II Phương pháp dạy học - Dạy học tình huống (Sử dụng các tình huống 11, 12, 13: Thử tài mua trứng; Khử mùi hôi nước uống; Vì sao xuất hiện mưa axit) - Đàm thoại nêu vấn đề... muối iot Nước chanh có môi trường axit Trong môi trường axit, KI không bền bị phân hủy một phần thành I2 I2 mới tạo thành tác dụng với hồ tinh bột có trong nước cơm tạo thành phức chất có màu xanh đậm 2.3.1.5 Tình huống 5 : TRỨNG NỔI - TRỨNG CHÌM Giới thiệu tình huống bằng đoạn video clip “Trứng nổi - trứng chìm” hoặc mô tả tình huống: Có 3 cốc đựng dung dịch trong suốt Thả 3 quả trứng như nhau vào... hơn oxi 2 Tính chất hóa học - Ozon có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn oxi - Oxi hóa hầu hết các kim loại, trừ Au và Pt VD: Ag + O2  không xảy ra 2Ag + O3 → Ag2O + O2 - Oxi hóa được ion I- trong dung dịch 2KI +O3 + H2 O  2KOH +O2 + I2 → Phản ứng dùng để nhận biết ozon Tình huống 9 : MÁY TẠO OZON (Xem nội dung ở trang 55) * Hoạt động 11: Tìm hiểu về II Ozon trong tự nhiên Ozon trong tự nhiên HS theo... trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều vật phẩm khác - Trong y học: chữa sâu răng - Trong đời sống: sát trùng nước sinh hoạt * Hoạt động 13: Củng cố - hướng dẫn tự học - Củng cố: 1 Oxi tham gia phản ứng với những chất nào sau đây: Mg, Au, Cl2, N2, NO, C2H6 Viết PTPU minh họa 2 So sánh tính chất hóa học của ozon với oxi Viết PTPU minh họa 3 Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các khí sau: O2, O3, CO2 - . càng cao thì lượng Oxi trong không khí thở phải càng giảm, nên người ta thở bằng hỗn hợp khí oxi - heli. Để pha loãng khí Oxi người ta dùng khí heli vì khí heli không độc, không mùi,. 2012). o Phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn cuộc sống (Dự án dự thi cấp Bộ “Dạy học theo chủ đề tích hợp” - 2012). MỤC LỤC Trang phụ bìa Sơ lược lý lịch khoa học Mục lục MỞ ĐẦU 1. THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 8 2.1 Nguyên tắc thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa học 8 2.2 Quy trình thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy

Ngày đăng: 19/06/2014, 18:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan